Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

8/4 -Việt - Trung đàm phán hợp tác du lịch thác Bản Giốc

Điều tra khoa học ở Trường Sa và Hoàng Sa
Sẽ hợp tác với các nước có thế mạnh cả về khoa học lẫn quan hệ quốc tế như Nga, Nhật, Mỹ…


Mất liên lạc với 12 ngư dân bị Trung Quốc bắt giữ
(PL)- Chiều 7-4, ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi), cho biết sau hơn nửa tháng kể từ ngày bị phía Trung Quốc bắt giữ, 12 ngư dân của xã vẫn chưa được thả về.





Hợp tác với nước ngoài, bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa,Trường Sa
"Thông qua các hoạt động hợp tác về khoa học công nghệ ở những vùng biển có tranh chấp để tạo cơ sở khoa học cho việc đấu tranh khẳng định chủ quyền của trên biển. Đặc biệt là đối với vùng thềm lục địa và hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".


Việt - Trung đàm phán hợp tác du lịch thác Bản Giốc
Hai bên đồng ý việc hợp tác khai thác du lịch tại khu vực thác Bản Giốc-Đức Thiên phải đảm bảo phát triển bền vững, bảo vệ cảnh quan môi trường, góp phần tăng cường mối quan hệ giữa chính quyền và nhân dân khu vực biên giới.




Bộ Quốc phòng ra thăm đảo Trường Sa  Bee
Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ tưởng niệm 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam.




Việt Nam sẵn sàng trong vị thế mới
(VOV) - 15 năm tham gia ASEAN, Việt Nam tích cực, chủ động có những đóng góp to lớn để củng cố và phát triển một tổ chức hợp tác quan trọng nhất trong khu vực. Việc đảm nhận vai trò Chủ tịch ASEAN 2010 vừa là vinh dự, vừa đặt ra những trọng trách cho ...
Vì sao Hoa Kỳ phải trở lại Á Châu?Đài Á Châu Tự Do
Việt Nam là địa chỉ hấp dẫn các công ty đa quốc giaThanh Tra
ASEAN 16: Phóng viên nước ngoài "đổ bộ" đến Việt NamICT News
Dân Trí -VOA Tiếng Việt -Báo Bắc Ninh



Thế mới của VN trong ngoại giao đa phương
TT - Năm 1995, khi VN gia nhập ASEAN, các nước thành viên, đặc biệt là Singapore, rất lo ngại. Một là, sự chênh lệch về kinh tế sẽ kéo lùi tốc độ phát triển chung của khu vực. Hai là, họ sợ mất tính đồng thuận của sáu nước ban đầu vốn có cùng một chế độ chính trị trong khi VN có chế độ chính trị khác.



Người Việt Nam và giấc mơ Việt Nam
Giấc mơ của Việt Nam là giấc mơ nhìn thấy rõ người hiền không phải là người không tham, mà người hiền là người có điều kiện để tham nhưng không tham.




Vụ Tổng Cục 2: Những scandal ở Tổng cục 2 đã được giải quyết thế nào? (RFA 6-4-10) -- Một bài tương tự trước đây: Cơ quan Tình báo quân đội Việt Nam và những dấu hiệu của một đại họa (RFA 12-17/8/09)


Đề nghị sớm kết nạp chủ DNTN vào Đảng
Kết nạp những doanh nhân chân chính là làm tăng sức mạnh, sức chiến đấu của Đảng, giúp Đảng hoàn thành được sứ mệnh vẻ vang với nhân dân, với dân tộc.


- Đảng và doanh nghiệp tư nhân (SGTT)
- Chu kỳ mới? (SGTT). "Đặc biệt, có tới 70% doanh nghiệp lo ngại về những biến động khó lường của kinh tế vĩ mô và thị trường. Mức này cao hơn khá nhiều so với tỷ lệ 50% doanh nghiệp lo ngại về tình hình năm 2009 trong một điều tra một năm trước đó."





'Cuộc chiến' Wolfram
TP - Khảo sát thăm dò là hoạt động thuần túy khoa học để làm rõ chất lượng, trữ lượng quặng Wolfram Sa Thầy (Kon Tum) và những khoáng sản có ích đi kèm. Thăm dò chỉ tốn kém, chưa sinh lợi, vậy sao hàng chục DN giành nhau xin thăm dò Wolfram?


- TKV lãng phí mỗi năm 5.000 tỷ đồng? – Những con số bất thường (TPhong)

TKV lãng phí mỗi năm 5.000 tỷ đồng?
Mấy chữ TKV có lẽ đã quá nhàm tai đối với những ai còn mặn mòi với sự phát triển bền vững của đất nước. Tổng công ty nhà nước này đã làm tốn không biết bao nhiêu trí lực của các nhà khoa học, bút mực của giới báo chí, tuy nhiên họ vẫn "yên ổn" và vẫn "bình chân như vại". Theo những người tận mắt chứng kiến, suốt thời gian hoành hành ở Quảng Ninh, gọi là khai thác than lậu mà ngày nào cũng xe tải, cần cẩu, xe múc than rùng rùng kéo hàng đoàn tiền hô hậu ủng giữa ban ngày ban mặt. Ý kiến mới nhất của TS Nguyễn Thành Sơn cho thấy hẳn phải có một quyền lực ghê gớm nào đó thao túng đằng sau TKV – một tập đoàn với những lãnh đạo bất tài vô tướng, phá gia chi tử.
Ấy thế mà các đại dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn cứ lẳng lặng tiến hành cũng với đội ngũ những người lãnh đạo bất tài vô tướng và tham lam vô đáy ấy!
Liệu đất nước sẽ đi đến đâu?
Bauxite Việt Nam
Ngày 5-1-2010, ông Nguyễn Thành Sơn, GĐ Cty Năng lượng Sông Hồng (thành viên TKV) có văn bản nói về thực trạng quản lý kỹ thuật cơ bản của ngành gây lãng phí, mỗi năm có thể tới 5.000 tỷ đồng. Xin gửi tới bạn đọc một bài viết nhiều kỳ của TS Nguyễn Thành Sơn.
Nguồn: http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=190777&ChannelID=2


- Bàn quanh chuyện cho Trung Quốc thuê rừng 50 năm: + Lỗi là tại… cấp trên!? (SKĐS)
Chuyện "xưa" của Nhật và chuyện nước ta thời nay
Để chuẩn bị bài giảng cho lớp Hướng dẫn Du lịch của sinh viên ngành Nhật học, do Chính phủ Nhật tài trợ, tôi có dịp đọc thêm một số sách về Nhật Bản. Một trong những cuốn sách mà tôi đọc kỹ là cuốn Bí mật triều đại Yamato của hai tác giả Sterling Seagrave và Perggy Seagrave, do Nhà xuất bản Trẻ ấn hành năm 2003.
Chuyện xưa mà cứ như chuyện của hôm nay: Trang 282 viết rằng "Theo tài liệu Nhật, khi trận đánh trở nên tệ hại, Nhật sắp thua vì chết đến 50.000 người, chính phủ Nhật mà Thủ tướng là Tojo, quyết định đầu độc nguồn nước uống bên địch (trận Nomonhan, do Zhukov chỉ huy, năm 1939) bằng mầm bệnh thương hàn. Mười ba người lính Nhật, đi ba ngày ba đêm để đổ xuống nguồn nước uống đó hơn 225 lít dung dịch có mang mầm vi sinh gây bệnh thương hàn". Đọc và rùng mình, bởi người Nhật biết làm điều đó cách đây 70 năm thì ắt hẳn thời nay cũng có rất nhiều kẻ biết làm.
Câu hỏi đặt ra là: Những người có trách nhiệm với vận mệnh của dân tộc có hiểu bài học mà người Nhật đã dạy cho cả thế giới biết cách sử dụng lợi thế rừng đầu nguồn? Quả là thảm họa khi ta chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt mà quên đi, quên hết những hiểm họa lâu dài.
Rừng đầu nguồn không chỉ là nơi bắt đầu của một dân tộc, mà còn là chốn linh thiêng không thể tùy tiện trao gửi, bán mua. Đó là chưa nói đến chuyện ngày mai, ngày kia khi môi hở, răng cắn môi ngập máu thì chuyện rải mầm bệnh hay độc dược gì gì đó để đầu độc từ từ con cháu chúng ta chỉ là chuyện bình thường. Tại sao rất nhiều quan chức Việt Nam cứ bao biện quanh co cho cái lẽ mà ai cũng đã biết? Phải chăng người Trung Hoa đã thao túng rất nhiều, rất lớn, rất trầm trọng trên nhiều lĩnh vực nên chẳng còn ai dám nói, dám phô? Dù muốn hay không, người dân buộc phải nhớ đến câu ngạn ngữ "há miệng mắc quai". Nếu đúng thế thì thật là thảm họa. Nên nhớ rằng, về độc dược thì người Nhật vẫn chỉ là con trẻ so với người Trung Hoa, cho dù lịch sử có chạy theo con đường vòng vèo kiểu nào đi nữa. Không tin, cứ tìm sách đọc và sẽ biết. Nếu hiểu rằng trao rừng đầu nguồn cho nước ngoài là "tạo nguồn" cho bất ổn, bệnh hoạn của dân tộc thì cũng phải khẳng định dứt khoát rằng không thể tha thứ cho "lỗi lầm" không thể chấp nhận được của những ai quên cả tương lai và vận mệnh của nước nhà.
Tại sao người dân than van, mà không một ai trong "guồng máy" động lòng? Bất cứ khoảnh rừng nào, dù nhỏ hay lớn đều có câu "Rừng là vàng…" của Hồ Chủ tịch. Cả nước thì lo hô hào "học tập và làm theo lời Bác" vậy mà những kẻ đang nắm giữ sinh mệnh rừng vàng của Tổ quốc lại không thèm nhớ đến câu nói đó thì học hỏi Hồ Chủ tịch để làm gì? Cứ nói, cứ tha hồ dùng cái cổ "trường cảnh tắc đại thanh" và dùng cái ghế có chỗ ngồi thật to, thật nhiều bổng lộc để cả vú lấp miệng em, để coi dân là một lũ ngu si, không biết, không hiểu cái "ngoại giao linh hoạt" được đúc sẵn từ hai chữ cúi đầu là lẽ làm sao? Làm thế nào để có hữu nghị khi "biển trời quê ta" thành nơi để "người ta" bắt ngư dân, giam tàu, đòi nộp tiền chuộc và chủ quyền được định nghĩa bằng những tiếng thở dài?
Năm hữu nghị không thể được "trình diễn" bằng các vụ bắt bớ, triệt tiêu con đường sống của những con người vất vả, nhiều bất trắc và đau khổ là những ngư dân. Đó là điều mà bất kỳ nhà nước nào cũng phải biết. Nếu Nhà nước mà không bảo vệ được người dân thì sinh ra Nhà nước để làm gì?
Rõ ràng nguy cơ của việc cho người Trung Quốc thuê rừng là hết sức nghiêm trọng. Do đó, phải nghiêm trị bất kể ai đã vì tư lợi mà quên mất điều đó. Hãy trả lời cho dân đủ và đúng những gì dân đòi hỏi chính đáng. Bởi, một khi tiếng nói của người dân cứ liên tục bị biến thành tiếng kêu thì tai họa đã cận kề.
Huế, 5.4.2010
H.V.T

HO Mạng Bauxite Việt Nam biên tập



Vũ khí "mềm" có sức công phá "khủng"
Vượt ra khỏi lĩnh vực giải trí, sức lôi cuốn khó cưỡng của Chủ nghĩa thực dân Coca-Cola" hay "sự thống trị của McDonald's" còn được nâng tầm và được tiếp cận ở địa hạt của ngoại giao quốc tế và địa chính trị.



Hà Nội nên bầu trực tiếp Bí thư Thành ủy
TP - Hà Nội nên hưởng ứng và xung phong bầu trực tiếp Bí thư Thành ủy, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị bày tỏ quan điểm tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội diễn ra hôm qua. Bên lề Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết, Hà Nội đang thí ...
Hà Nội cần 60 tỷ USD đầu tư trong 5 năm tớiDân Trí
Cần 60 tỷ USD để nâng cấp Hà NộiXãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Năm 2030: Người Hà Nội thu nhập hơn 900 USD/thángAn ninh thủ đô
Hà Nội Mới -Sài gòn Giải Phóng -Đài Tiếng Nói Việt Nam





Tổng bí thư Nông Đức Mạnh: Phải nhận khuyết điểm trước dân về những việc chưa tốt
Chiều 7.4, làm việc với Thành ủy, UBND TP Hải Phòng, Tổng bí thư Nông Đức Mạnh chỉ đạo: "Nếu có những mặt chưa được, cán bộ nên tự phê bình trước nhân dân. Trong báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư, chúng tôi cũng nhận khuyết điểm trước toàn Đảng, toàn dân về những gì chúng tôi làm chưa tốt. Báo cáo phải trung thực, thẳng thắn thì đó mới là bản báo cáo có sức sống. Chúng ta cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều, phát huy dân chủ để đưa những giải pháp phù hợp nhằm phát huy thế mạnh địa phương, phát triển mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội".



Khai trừ Đảng nguyên phó chủ tịch huyện
Sáng 6-4 đại diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau đã triển khai hai quyết định khai trừ Đảng đối với ông Trần Xuân Khuya - nguyên phó chủ tịch UBND huyện Đầm Dơi và ông Nguyễn Văn Tuồng - nguyên trưởng Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi.


- Slow start for civil society as Vietnam takes chair (Bangkok Post)


Tại sao đảng cộng sản vẫn bảo thủ? (Ngô Nhân Dụng)
Cuốn Một Trăm Chuyện Ngụ Ngôn kể chuyện có một anh chăn cừu thật thà chất phác. Một hôm có một người từ thành thị tới làm quen, rồi dần dà kết bạn với anh.

Sau khi được anh tin tưởng rồi, người bạn thành phố mới nói: "Chúng ta đã làm bạn tri kỷ với nhau, không còn gì chia rẽ ta được nữa. Tôi sẽ giới thiệu cho anh một cô gái làng bên để cưới làm vợ! Anh hãy đưa tôi sính lễ tôi sẽ cưới vợ cho anh." Người nông dân đưa cho tên bạn nhiều con cừu làm sính lễ cưới vợ. Anh thấy mình may mắn, có người sẵn lòng đi lo chuyện cưới vợ giúp mình!

Một thời gian sau, người bạn thành phố quay trở lại báo tin: "Anh đã có vợ rồi! Chị ấy may mắn đã mang thai!" Anh nông dân mừng rỡ, lại đưa thêm mấy món đồ quý cho người bạn thành phố để giúp anh nuôi vợ. Một thời gian sau nữa, kẻ gian thành phố trở lại, báo tin: "Vợ anh đã đẻ con trai rồi!" Anh chăn cừu sung sướng quá, lại đưa thêm của cải cho người bạn đem đi giúp nuôi vợ và con anh. Tháng sau, người bạn thành phố mặt mũi buồn rầu quay trở lại báo tin: "Cháu nhỏ nó chết rồi, sinh được mấy ngày đã chết." Anh chăn cừu nghe tin đau đớn, khóc lóc thảm thiết!

Câu chuyện Mục Dương Nhân trên, chuyện số 30 trong Bách Dụ Kinh, cốt ý răn người đời không nên sống bằng ảo ảnh. Vì trên đời nhiều người cũng sống trong ảo tưởng như anh chăn cừu này. Không thiếu người cứ tưởng mình đang có vợ có con sống ở làng bên, dù chưa bao giờ gặp mặt.

Mỗi lần đọc dự thảo cương lĩnh mới của đảng Cộng Sản, không thể nào không nhớ đến anh chăn cừu trên. Bản thông cáo sau phiên họp trung ương đảng Cộng Sản chuẩn bị cho Ðại Hội Mười Một (năm 2011) vẫn khẳng định: "Ði lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta". Cũng không khác gì người bạn thành phố bảo anh chăn cừu: "Anh đã có vợ rồi, vợ anh ở làng bên đó!"



Quân đội Trung Quốc: Suy yếu bởi thế hệ con một?
Quân đội Trung Quốc không còn là những chiến sỹ được trang bị thô sơ với công nghệ hạng hai của Liên Xô trước đây.


Hồ sơ điện hạt nhân: Công nghệ nào cho điện hạt nhân Ninh Thuận? (SGTT 7-4-10) -- Bài Đặng Đình Cung


Ai đứng sau vụ phát tán virus ở hải ngoại? (RFA 6-4-10) -- P/v Nguyễn Tử Quảng -- Correction: Vietnam Google stories (AP LAT 6-4-10) -- AP đính chính


Tư liệu: Báo cáo của World Bank về tình hình kinh tế Đông Á sau khủng hoảng - Đoạn nói về Việt Nam

Chuyên gia WB "hiến kế" tăng lãi suất
"Một năm trước, chúng tôi có thể coi là những người đơn độc khi tỏ ra lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam"




Những "ẩn số" của nguy cơ lạm phát cao
CPI quý 1/2010 đạt mức 4,12%, cao hơn khá nhiều so với dự báo trước đó, điều này cũng làm cho kế hoạch duy trì mức lạm phát năm 2010 của Chính phủ ở mức 7% khó thành hiện thực. "Bóng ma" lạm phát luôn đeo đuổi sự phát triển kinh tế của Việt Nam một lần nữa lại hình thành. Chính việc thiếu các mô hình thực nghiệm đã không thể giúp cơ quan quản lý giải quyết được gốc rễ của vấn đề.


Cần một giải pháp đặc biệt
(Toquoc)- Để kiềm chế lạm phát, trong hoàn cảnh đặc biệt cần có những giải pháp đặc biệt".




Điều tiết giảm dần lãi suất thị trường Lao Động
Đây là một trong những nội dung quan trọng được Ngân hàng Nhà nước hôm qua (7.4) yêu cầu các tổ chức tín dụng thực hiện từ nay đến cuối năm 2010.



Ưu tiên giảm bội chi ngân sách Lao Động
Ngày 7.4, UB Tài chính và Ngân sách của Quốc hội đã tiến hành phiên họp toàn thể lần thứ 19 - thẩm tra phương án sử dụng nguồn vượt thu ngân sách T.Ư năm 2009 và số tăng bội chi ngân sách nhà nước năm 2009


- Những "ẩn số" của nguy cơ lạm phát cao (TVN)
- Động lực đẩy tiền đến đúng địa chỉ (TVN)
- Vật liệu xây dựng tăng giá do đầu cơ, làm giá? (TPhong)
- VN: Ðiểm đến của các công ty muốn dời cơ sở sản xuất khỏi TQ (VOA). Qua proxy.
- Một công ty tư vấn Mỹ bị cấm tham gia dự án ngân hàng tại Việt Nam (RFI)
- Vietnam Begins to Lure Business Away from China (BANZINA)



Zen & Market 
Một fund manager nổi tiếng phân tích về
thị trường và kinh tế bằng triết lý của ... Thầy Thích Nhất Hạnh.

"The best way of preparing for the future is to take good care of the present, because we know that if the present is made up of the past, then the future will be made up of the present. All we need to be responsible for is the present moment. Only the present is within our reach. To care for the present is to care for the future."jmotb101909image001
This week's comment is dedicated to my dear friend Thich Nhat Hanh, a Vietnamese Buddhist monk who was born on October 11, 1926, having been born previously in January of that same year, and twice again about 25 years earlier, not to mention countless other times through his ancestors, teachers, and other non-Thich Nhat Hanh elements. Thay (the Vietnamese word for "teacher") would simplify this by saying that today is his eighty-third "continuation day," because to say it is his birthday is not very accurate.
If the quote at the top of this page looks somewhat familiar to our long-term shareholders, it may be because the practice of tending to the present moment – responding to prevailing conditions rather than relying on forecasts – is central to our investment discipline.
Focusing on the present moment doesn't imply ignoring the past or failing to consider the future. It's clear, for example, that we put a great deal of attention on estimating future cash flows and discounting them appropriately in order to evaluate whether various investments are priced to deliver satisfactory long-term returns. We certainly devote our attention to macroeconomic pressures and latent risks that threaten to become full-blown crises later. Still, we rarely make near term forecasts. Nor do we answer surveys like "where do you think the S&P 500 will be at year-end?" – a question that falls entirely outside of our way of thinking – like asking Columbus what sort of trees he thinks are planted along the edge of the Earth. The reason we avoid forecasts, very simply, is that they are not required, and that they can be a hindrance.




Mỹ sẽ kiểm tra tiêu xuất khẩu của Việt Nam  Bee
Cơ quan kiểm soát thực phẩm và dược phẩm Mỹ sẽ có đợt kiểm tra VSATTP đối với tất cả các doanh nghiệp chế biến tiêu xuất khẩu của VN.


- Xung đột lợi ích! (TBKTSG). "Chỉ tính từ giữa năm ngoái đến nay, đã có 20 dự án thủy điện bị rút giấy phép và có thể còn nhiều hơn nữa"

- Ai 'được' hàng trăm tỷ đồng từ việc mua áo phao, nhà bạt (kỳ 2) (ĐViệt)

- Phát hiện hai vụ vận chuyển quân trang, quân dụng trái phép (ĐViệt). "Của" hay là "giống" của quân đội Mỹ? Rõ ràng còn phải giám định. Nên đâu có thể viết như trong bài là "của quân đội Mỹ".

Sửa chữa vết nứt cầu Thăng Long chỉ mất 2 đêm?  Bee
Theo các chuyên gia, những vết nứt trên mặt cầu Thăng Long nếu không xử lý  kịp thời sẽ có khả năng bị lan rộng hơn.



- 'Không nước nào ra luật để chào mừng lễ kỷ niệm' (VNN). Và một minh họa thêm cho hệ quả của quyết định mở rộng thủ đô: "Quy định mức xử phạt hành chính đối với dân Thủ đô cao gấp năm lần, nhưng áp cả cho dân Hà Tây cũ, dân ở 4 xã Hòa Bình mới sáp nhập về Hà Nội là không ổn". – Ngó đây nữa:  Quy định mới về phạt giao thông: Phân biệt nội thành, ngoại thành đâu dễ (PLTP).




Làng Việt kiều châu Âu bị tố tự ý tăng giá bán tới 38%
Chưa thoát khỏi rắc rối làm nứt nhà dân, Công ty TSQ Việt Nam, chủ đầu tư dự án làng Việt Kiều châu Âu lại bị hơn 40 khách hàng tố tự ý tăng giá bán và dùng vật liệu xây dựng không đảm bảo chất lượng.>Khu biệt thự Mỗ Lao bị khiếu nại làm nứt nhà dân



Quy định mới về trợ cấp đối với người có công
(TNO) Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng. Theo đó, mức chuẩn để xác định các mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng là 770 nghìn đồng.



Nhà báo bị đánh vì không liên hệ với địa phương? Đài Tiếng Nói Việt Nam
Ngày 7/4, nhà báo Trần Thế Dũng, Báo Người Lao Động, người bị đánh trong khi tác nghiệp đã lên làm việc với Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Trong buổi làm việc, nhà báo Trần Thế Dũng đã nêu ra 3 điểm chính và đề nghị ...
Nhà báo Trần Thế Dũng đề nghị khởi tố vụ hành hungVTC
Ban Tuyên giáo T.Ư: Đề nghị làm rõ vụ nhà báo bị hành hungThanh Niên
Yêu cầu Công an tỉnh báo cáo vụ nhà báo bị hành hungTiền Phong Online
Lao động -Người Lao Động



Hành nghề xe ôm phải đăng ký
Từ 20-5, hành nghề xe ôm không có biển hiệu, trang phục theo quy định sẽ bị phạt 40.000 - 60.000 đồng.




Nhiễu thông tin
Một khi xảy ra tình trạng nhiễu thông tin, việc trước tiên cần làm là xem lại nguồn tin gốc.
Cuối tuần trước Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho đăng tải trên website của mình tin "Dừng cung cấp thông tin liên quan khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu". Nội dung tin cho biết, ngày 30-3-2010, NHNN có văn bản gởi các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam đề nghị dừng cung cấp thông tin liên quan khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu.
Ngay sau đó, một số trang tin ở nước ngoài bình luận theo hướng NHNN từ chối nhận thông tin với ý muốn che giấu thông tin, rằng NHNN không muốn nhận những dự báo gây nhiễu như một dự báo của một ngân hàng nước ngoài về việc lãi suất cơ bản ắt phải tăng trong thời gian tới…
Làm gì có chuyện đó! Nguyên do là vào tháng 9-2008, NHNN có đề nghị các chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại Việt Nam cung cấp các thông tin về diễn biến cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới. Tần suất cung cấp thông tin là trước 11g30 thứ Sáu hằng tuần, bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt.
Đây là một gánh nặng sự vụ hành chính nên khi tình hình kinh tế thế giới ổn định, NHNN ắt phải dừng yêu cầu nói trên mà nghe đâu các ngân hàng nước ngoài đã thực hiện tốt.
Còn chuyện các ngân hàng thường có các báo cáo phân tích, dự báo về tình hình kinh tế Việt Nam là do họ thực hiện cho khách hàng của họ, không liên quan gì đến yêu cầu nói trên. NHNN có hay không có yêu cầu, họ vẫn sẽ tiếp tục cung cấp thông tin cho khách hàng, chủ yếu là các quỹ đầu tư. Chuyện các báo cáo này được tung ra bên ngoài là chuyện khác nữa.
Rõ ràng một chủ trương bình thường nhưng thông tin không khéo hóa ra phản tác dụng, gây nhiễu thông tin.
* * *
Một thông tin khác mới nhìn qua, có vẻ như bị nhiễu nhưng thật ra là do chưa làm đúng nguyên tắc. Cuối tuần trước, các báo đưa tin Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thôi kiêm nhiệm chức vụ Bộ trưởng Bộ Giáo dục - Đào tạo và đã bàn giao công việc lãnh đạo bộ cho Thứ trưởng thường trực Phạm Vũ Luận và các thứ trưởng khác.
Sau đó cũng có báo đăng tin, rằng Văn phòng Chính phủ cho biết họ chưa nhận được thông tin chính thức về việc Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thôi giữ chức Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo.
Theo nguyên tắc, Quốc hội là nơi phê chuẩn việc bổ nhiệm hay miễn nhiệm chức danh bộ trưởng theo đề nghị của Thủ tướng. Khi nào Quốc hội chưa họp, chưa bỏ phiếu thì ông Nhân vẫn là Bộ trưởng Bộ Giáo dục-Đào tạo, phải chịu trách nhiệm trước Quốc hội về mọi mặt cho nền giáo dục nước nhà. Chẳng hạn, nếu trong kỳ họp sắp tới, Quốc hội bàn đến báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đối với giáo dục đại học mà Ủy ban thường vụ Quốc hội vừa đưa ra lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà nghiên cứu giáo dục thì ông Nhân phải ra giải trình với tư cách là bộ trưởng. Việc phân công cho các thứ trưởng, kể cả Thứ trưởng thường trực Phạm Vũ Luận chỉ là công việc nội bộ, tạm thời, không thể mang tính chính thức.
* * *
Chuyện nhiễu thông tin sau cùng được đề cập ở đây liên quan đến "dự án Gởi tới mai sau". Đầu tiên là phản ứng không đồng tình của nhiều nhà văn hóa về dự án lựa chọn 1.000 vật phẩm tiêu biểu có giá trị đặc trưng cho mỗi địa phương và cả nước, bỏ vào trong thiết bị lưu giữ, chôn xuống lòng đất để gửi tới các thế hệ mai sau. Tuần trước, ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội khẳng định không thực hiện dự án này mà ông cho chỉ là ý tưởng của cá nhân sau khi phê bình Sở Văn hóa-Du lịch-Thể thao Hà Nội triển khai dự án khi chưa có sự phê duyệt của thành phố.
Thế nhưng ban tổ chức dự án cãi lại, họ thực hiện dự án theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, cơ sở pháp lý của dự án là các quyết định của Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng - Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long ký phê duyệt Đề cương các hoạt động tiến tới kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội và của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký phê duyệt Chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010.
Cái này thì thật sự là nhiễu thông tin. Ở đây chúng ta không bàn đến việc dự án "Gởi tới mai sau" có ý nghĩa hay chỉ là chuyện vô bổ mà chỉ bàn đến khía cạnh phát ra thông tin từ chính quyền. Nếu dự án chính thức nằm trong chương trình kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-Hà Nội thì chính quyền Hà Nội phải biết chứ không thể cho đó là ý tưởng cá nhân hay dự án chưa có sự phê duyệt. Ngược lại, ban tổ chức dự án nếu cho rằng quy trình thực hiện và đề cương dự án đã được phê duyệt từ bốn năm trước thì phải chứng minh bằng giấy tờ và phải cho biết vì sao bốn năm qua không triển khai gì cả. Một thành phần nhỏ trong chương trình kỷ niệm mà đã nhiễu thông tin như vậy thì thật khó lòng yên tâm khi triển khai hàng chục dự án lớn khác.


Ba Sương, những ngày trong sóng dữ (kỳ 1)
Gặp lại người phụ nữ Ấn tượng châu Á – Thái Bình Dương, từng được TAND huyện Cờ Đỏ (TP. Cần Thơ) gọi là "quyền lực tối cao" ở Nông trường Sông Hậu, bị can trong vụ án "Lập quỹ trái phép" ở nông trường này, những giáp ngày Tết Canh Dần.





Vụ công ty Nexus hối lộ quan chức Việt Nam
Trong bài "Các quan chức nào đã nhận hối lộ từ Nexus" gồm 2 kỳ, thông tin viên của RFA Ngọc Trân tường thuật vụ Nexus hối lộ quan chức Việt Nam:
"Cuối tháng 6 năm ngoái, một trong những nghi can của Nexus là ông Lukas đã nhận tội vi phạm "Đạo luật Chống tham nhũng Nước ngoài". Ông Lukas đã khai nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2005, ông và các nhân viên khác của công ty đã đưa hối lộ cho nhiều viên chức Việt Nam để đổi lấy hợp đồng cung cấp trang thiết bị công nghệ với các công ty chính phủ. Các khoản tiền hối lộ đó đã được ghi sai lệch trong sổ sách của công ty là "tiền hoa hồng" cho các hợp đồng này…
Trong lời nhận tội, những người này thừa nhận rằng từ năm 1999 đến năm 2008, họ đã đồng ý trả tiền hối lộ cho các quan chức chính phủ Việt Nam, với tổng số tiền là $250.000 đô la, để đổi lấy các hợp đồng từ các công ty mà những quan chức này đang làm việc. Số tiền mà họ nhận đã đưa hối lộ lần này nhiều hơn bản cáo trạng đưa ra năm 2008 là $100.000 đô la."
Trong phần 2 của bài viết, ký giả cho biết,
"Theo hồ sơ vụ án, tháng 10 năm 2001, email trao đổi giữa ông Nguyễn Quốc Nam và ông Joseph Lukas về việc một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu đã đòi tiền tiền hối lộ từ Nexus cho tất cả các thương vụ mua bán, mà họ gọi là "tiền hoa hồng".
Cuối năm 2004, Nexus đã ký hợp đồng với Sân bay Vũng Tàu để bán các thiết bị về hệ thống không lưu.
Đến tháng 8 năm 2005, theo lệnh của ông Nguyễn Quốc Nam, cô Nguyễn Kim Anh đã chuyển gần $19.000 đô la, tức 10% trị giá của một hợp đồng mua bán, từ ngân hàng của Nexus ở Philadelphia vào Ngân hàng HKC, Hongkong, cho một quan chức ở Sân bay Vũng Tàu…
Riêng Trung tâm Quản lý bay miền Nam, năm 2004, đã đồng ý mua hàng của Nexus với điều kiện công ty này phải ghi giá bán trên hợp đồng, cao hơn nhiều so với giá trên thực tế, để quan chức của Trung tâm này hưởng khoản tiền chênh lệch đó. Trong email, ông Nam cũng đã xác nhận việc chuyển tiền hối lộ vào Ngân hàng Hongkong cho người thụ hưởng là một quan chức thuộc Trung tâm Quản lý bay miền Nam…
Ngoài các công ty thuộc Bộ GTVT, còn có hai công ty thuộc Bộ Công nghiệp cũng là khách hàng đã từng nhận hối lộ của Nexus, đó là Liên doanh Vietsov Petro và Công ty Petro Gas Việt Nam…
Ngoài các công ty kể trên, còn có một công ty trực thuộc Bộ Công an cũng đã nhận hối lộ từ Nexus, đó là công ty Du lịch và Thương mại KTV Việt Nam, liên quan đến hợp đồng mua bán thiết bị an toàn."

- Cần Thơ: Hơn 1.000 công nhân đình công đòi tăng chế độ (DTrí)
- Đại biểu HĐNDTP Hà Nội: Xấu hổ vì nhà mỏng, méo (GĐ&XH)
Sử: Nhớ anh Ba Lê Duẩn (SGGP 7-4-10)

Sử: Nửa thế kỷ một mối tình dang dở với tướng Nguyễn Bình (HV 7-4-10)

Thường về muộn nhất văn phòng, chị Điệp, nhân viên công ty viễn thông tại TP HCM than: "Mọi người ra về đều quên tắt đèn, máy móc ở chỗ mình ngồi, làm tôi liên tục bị bảo vệ nhắc nhở, khiển trách về tội lãng phí điện". > Mẹo tiết kiệm điện khi sử dụng các thiết bị gia đình



Hạn hán kéo dài, cung ứng sản lượng điện vẫn tăng 20%


"Sơ bộ" đã có tới 152 ATM có thể "giết" người
(VietNamNet) - Đến hết ngày 7/4, 152 cây ATM tại Hà Nội đã phải ngừng hoạt động vì rò điện. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng lại không hợp tác với việc kiểm tra này.



Khi người thầy bị bỏ rơi
Để khôi phục lại hình ảnh người thầy không chỉ là trách nhiệm của người thầy, đó còn là trách nhiệm toàn xã hội. Để người thầy xứng đáng là một người thầy, đằng sau bục giảng là cả một hệ thống xã hội có trách nhiệm phục vụ đắc lực cho người thầy. Đấy là điều không mới nhưng tuồng như ai nấy đã quên.




Quy mô giáo dục ĐH tăng nhanh, vượt quá năng lực cand.com
Theo đánh giá của Đoàn giám sát của Quốc hội, hiện chất lượng đào tạo đang phải đứng trước một số thách thức: quy mô đào tạo vượt xa năng lực đào tạo, chất lượng tuyển sinh thấp, chương trình lạc hậu và chất lượng sinh viên tốt nghiệp còn quá yếu. ...
Triển lãm giáo dục đại học Liên bang Nga ngày nayNhân Dân
"Ngành nóng" mùa thiNông Nghiệp
Đề tài KHCN cấp Bộ sẽ bị thanh lý nếu quá thời gian thực hiện 6 thángHà Nội Mới
VNMedia -Dân Trí -Nhân Dân



Sinh viên y khoa giả bác sĩ, lừa tiền bệnh nhân
(Dân trí) - Lợi dụng thời gian thực tập tại phòng khám của Bệnh viện Việt - Đức, Nguyễn Văn Luyến, sinh viên năm thứ 4 ĐH Y, đã chủ động gặp gỡ bệnh nhân, hứa "bố trí" khám chữa sớm nếu chịu chi tiền "lót tay". Thông tin ban đầu từ cơ quan công an, ...
Sinh viên y giả bác sĩ lừa bệnh nhânNgôi Sao
Nam sinh giả bác sĩ BV Việt Đức để lừaZing News
Giả danh bác sỹ để lừa đảoAn ninh thủ đô
VietNamNet -Hà Nội Mới -VNExpress



Không chịu học thêm, bé gái 9 tuổi bị bố đánh chết  Bee
Cô bé chỉ được đưa đi bệnh viên cấp cứu sau khi ông bố phát hiện đầu cô bé bị chảy máu do đập vào tường



Nguồn cơn nổi lên "sưa tặc"
Chỉ 4 ngày sau phiên tòa tuyên 35 bị cáo chặt trộm cây sưa tại Hà Nội mức án 18 tháng đến 9 năm tù giam, hai "sưa tặc" lại ngang nhiên dùng cả xe ô tô biển xanh đột nhập vào Công viên Thống Nhất để đốn hạ một cây sưa đỏ. Vì sao bỗng dưng lại nổi lên loại tội phạm táo tợn đến mức kỳ lạ này?

Đắt giá do đâu?
Theo ông Hoàng Đại Chiêu - Hội phó Thương hội đồ cổ khu Chi Loan, thành phố Quảng Châu - cho biết: sở dĩ giá gỗ sưa đắt như vậy vì những đặc điểm sau: 1. bản thân nó là một loại thuốc đông y có mùi thơm, 2. gỗ rắn chắc, vân hoa tinh xảo, tạo cảm giác mỹ quan, có vân mắt phụng chìm hoặc nổi. 3. thuộc loại gỗ quý hiếm do vài trăm năm trồng mới có thể sử dụng... Những giá trị khác phần lớn đều do các thương gia đồn thổi để tăng giá mà thôi.
Cây sưa Hải Nam có đặc điểm nhiều vân, vân hoa sắc nét, tinh tế, mùi thơm đậm, được mệnh danh là loại gỗ đắt nhất Trung Quốc. Cây sưa VN và các loại sưa của các nước khác thua kém hơn về chất lượng nên giá cả cũng rẻ hơn. Vì thế dẫu được thu mua với giá rất cao hiện nay, sưa VN nếu đem về Trung Quốc dán mác gỗ sưa Hải Nam, giá bán lập tức tăng 10 lần. Gỗ sưa Hải Nam thường được sử dụng làm các đồ nội thất giả cổ, được rất nhiều nhà sưu tập đồ cổ Trung Quốc và nước ngoài tìm kiếm và bổ sung vào bộ sưu tập của mình. Vì vậy giá cả lại càng leo thang.
Cũng theo mạng Tân Hoa ngày 16.3.2010, một phụ nữ ở thành phố Bắc Kinh đã mua hai chiếc ghế gỗ sưa làm theo kiểu đời nhà Thanh hết 8,5 triệu tệ (22,95 tỉ đồng) vào tháng 4.2008. Nhưng sau khi nghi ngờ loại gỗ này là sưa VN, chứ không phải sưa Hải Nam đúng như nơi bán đã cam kết, bà đã gửi sản phẩm tới Trung tâm Kiểm nghiệm chất lượng gỗ quốc gia của nước này để giám định và đâm đơn kiện ra tòa nhưng tới nay vẫn chưa phân thắng bại.


Gỗ cây sưa (tên được gọi ở Trung Quốc là Hoàng Hoa Lê) có rất nhiều loại với nhiều mức giá khác nhau. Đắt nhất là gỗ sưa Hải Nam. Nhưng do loại cây này ở tỉnh Hải Nam đã tuyệt chủng cùng với chính sách nghiêm cấm khai thác, nên các nhà kinh doanh đi thu mua loại gỗ sưa từ nhiều nước như VN, Ấn Độ, các nước châu Phi... bí mật mang về Trung Quốc và dán vào đó những nhãn mác khác nhau.

Để tăng giá trị sản phẩm và thuận tiện hét giá, họ đã thay đổi tên tuổi các loại gỗ: sưa VN biến thành sưa Hải Nam, sưa châu Phi biến thành sưa VN, lấy sưa Ấn Độ biến thành sưa Brazil. Mặc dù vậy cung vẫn không đủ cầu.






Xe Hàn "ruột" Trung Quốc
Sáng 6.4, Văn phòng khiếu nại của người tiêu dùng TP.HCM phải giải quyết một trường hợp hy hữu: khách hàng mua xe Hyundai Hàn Quốc nhưng nhiều phụ tùng lại là của Trung Quốc!




Đắk Lắk: Đại lý vỡ nợ, người trồng cà phê điêu đứng
Danh sách các doanh nghiệp, thương lái kinh doanh cà phê vỡ nợ ở Đắk Lắk đã lên đến con số hàng chục và vẫn đang nối dài



Ngày càng nhiều người trẻ phải chạy thận nhân tạo
(Dân trí) - Đang ở lứa tuổi "bẽ gãy sừng trâu", nhưng nhiều người trẻ lại phải gắn chặt mình với chiếc máy chạy thận do bị suy thận nặng. Đáng nói, bệnh suy thận ở người trẻ thường phát hiện khi ở giai đoạn muộn do diễn tiến bệnh âm thầm.


Biến nhớt thải thành nhớt "xịn"
TT - Dầu nhớt thải ra từ ôtô - xe máy, dầu nhớt thải công nghiệp, dầu biến thế... được người ta thu mua và qua vài công đoạn chế biến, loại chất thải này nghiễm nhiên trở thành dầu nhớt "xịn", quay lại thị trường. Dầu nhớt giả hoành hành đang gây những tai hại không lường được.


- Thâm nhập vùng nguyên liệu làm hộp xốp, hộp nhựa đựng thực phẩm: Bẩn kinh hoàng (SKĐS)
- Đột nhập 'vương quốc' gỗ lậu – Kỳ 3: Tôi đi buôn lậu gỗ (TPhong)
- Drought grips parts of China, Southeast Asia amid dam concerns (CNN)


Đối diện cùng hạn, mặn Lao Động
Những dòng kênh Sóc Trăng đang cạn dần nước. Mặn đang xâm nhập ngày càng sâu vào nội đồng. Những chiếc máy bơm vét cạn nguồn nước các kênh nội đồng để cứu lúa, nhưng khả năng chống chọi không duy trì được bao lâu nữa, vì nước trên kênh tạo nguồn đã cạn kiệt mà thời tiết đang trong giai đoạn nắng nóng gay gắt



Hà Nội chi hơn 8.700 tỷ đồng làm sạch sông Nhuệ   Bee
Nguồn kinh phí trên được sử dụng từ ngân sách Trung ương từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nguồn trái phiếu Chính phủ.



Ruộng miền Trung "phơi mình" chờ nước  Bee
Mọi dự báo của các chuyên gia đều cho rằng mùa hè 2010, miền Trung sẽ phải đối phó với hạn hán rất căng thẳng.




Vứt tàn thuốc làm cháy 7,5ha rừng tràm
TT- Chiều 7-4, ông Phạm Hoàng Sa, chủ tịch UBND xã Khánh An (huyện U Minh, Cà Mau), cho biết sau một ngày đêm chữa cháy, lực lượng chức năng mới dập tắt hoàn toàn vụ cháy rừng xảy ra sáng 6-4 tại ấp 16, xã Khánh An.



Tỉnh không có chủ trương phá rừng trồng cao su
TT - Liên quan đến vụ chặt phá rừng tự nhiên trồng cao su do Công ty Việt Hàn tổ chức, trả lời Tuổi Trẻ, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang cho biết: "Việc ký giấy giao đất cho Công ty Việt Hàn là do anh em tham mưu, chỉ có anh em tham mưu mới biết đất chỗ nào và loại gì.


Đừng để thiên nhiên quay lưng
Có thể nói mùa khô này đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bắt đầu "thấm đòn" với nắng nóng khô hạn, thiếu nước ngọt, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.



Lượng nước về hồ Hoà Bình thấp nhất từ trước tới nay  Bee
Hiện lưu lượng nước về hồ thuỷ điện Hoà Bình chỉ từ 110 - 120 m3/s, mực nước trong hồ cũng chỉ còn cách mực nước chết khoảng 23m.



CNN nhìn thế nào về hạn hán tại khu vực sông Mekong?  Bee
Cộng đồng các nước trong lưu vực sông Mekong lo ngại, nguyên nhân của tình trạng hạn hán hiện nay có thể do 3 đập thủy điện của Trung Quốc 






Khai thác thủy điện Lan Thương giang – Những hứa hẹn của Trung Quốc và quan điểm hạ nguồn
Tóm lược về sông Lan Thương – Mekong

Lan Thương là một dòng sông quốc tế dài 4.350 km phát nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, chảy qua Vân Nam – Trung Quốc, Miến Điện, Lào, Thái, Cam Bốt vào sông Cửu Long tại Việt Nam. Sông Lan Thương có 5.000 mét thế năng nên Trung Quốc (TQ) đã khai thác thủy điện một cách đại quy mô trên dòng sông này. TQ đã xây nhiều hồ chứa vĩ đại để chạy nhà máy thủy điện, cung cấp điện cho đô thị, kỹ nghệ khai quặng mỏ, sản xuất, và bán cho Thái Lan và Việt Nam.
Dòng Lan Thương – Mekong là một hệ thống sinh thái phong phú thứ nhì của thế giới nay đang hứng chịu tác hại của các đại công trình TQ ở thượng nguồn. Các dân tộc hạ nguồn cần biết rõ về chương trình này để đối phó với tác động thượng nguồn đổ xuống lưu vực và ảnh hưởng lên sự an toàn và sinh kế của họ. Tất cả những gì các quan chức và khoa học gia TQ tuyên bố hầu hết là liệt kê các mối lợi ích TQ sẽ mang cho hạ nguồn, nhưng không cam kết, và không hề nhận trách nhiệm nào hay đề cập gì đến các tai hại mà hạ nguồn đang hứng chịu. TQ gạt bỏ sự lo ngại chính đáng là làm sao tránh các tai hại đã gây ra trên lưu vực sông Hoàng Hà và Dương Tử không tái diễn trên lưu vực Lan Thương-Mekong.

Chính quyền TQ đã cho các Công ty Vân Nam hoàn tất đập Mãn Loan, Đại Chiếu Sơn và Cảnh Hồng trong chuỗi 8 đập lớn chặn ngang dòng chính. TQ đã không công bố chi tiết kỹ thuật và phương án điều hành từ hai thập niên qua. Đập thứ 4 Tiểu Loan, sắp hoạt động có công suất lớn bằng cả 3 đập trước cộng lại. Sự thật là mối lo âu, quyền lợi và kế sinh nhai của các dân tộc hạ nguồn Mekong đã không được TQ coi trọng. Các nghiên cứu khoa học TQ đưa ra rất thiếu khách quan và trên các căn bản khoa học mù mờ. Các quốc gia hạ nguồn cũng có 7 dự án thủy điện của riêng họ mà TQ cũng khuyến khích ủng hộ. Hình 1(Nguồn TERRA).
Khi chính quyền TQ tích cực khai thác thủy điện, Hàn lâm viện khoa học (HLVKH)TQ cổ vũ và biện bạch cho các kế hoạch này suốt 60 năm qua. Về ảnh hưởng cho hạ nguồn, HLVKH TQ cũng chỉ nói đến những lợi ích, gạt bỏ mọi ảnh hưởng tác hại và phóng đại khả năng chống lũ lụt và giảm hạn hán mà các hồ chứa của họ sẽ mang lại cho hạ nguồn. Mục đích bài này là duyệt xét những hứa hẹn của TQ và đưa ra những mối ưu tư của hạ nguồn trước công luận khoa học và thế giới.

Hứa hẹn 1: Thủy điện TQ và mối giao hảo tốt với các nước láng giềng

Ông Zhang Guobao, Phụ tá bộ trưởng Bộ Phát triển và Đổi mới, Giám đốc năng lượng, đã tuyên bố "Những công ty khai thác TQ đã gây dựng mối giao hảo thân thiện với các nước láng giềng và tinh thần hợp tác với các quốc gia Đông Nam Á trên sông Mekong trong việc khai thác tiềm năng thủy điện của dòng sông này"[1]
Thành quả của TQ thực ra là liên minh với các tập đoàn điện lực và kỹ nghệ của Thái Lan và Việt Nam để bán điện[2]; cùng góp vốn và chia lời, và từ đó TQ củng cố vị trí thủy điện bằng thế lực chính trị hậu thuẫn các đối tác ấy. Liên minh này dựa vào lợi nhuận cho những đối tác và có nhiều quyền lực, trong khi đó, nguy hại cho môi sinh, an toàn và kế sinh nhai của hàng chục triệu dân cư lưu vực đang bị gạt bỏ ra ngoài.

Ông Zhang Guobao cũng nói là các công ty thủy điện TQ đã "lưu tâm nhiều đến tác động liên quốc ngay từ đầu, TQ đã khảo cứu về các tác động môi sinh và xem xét quyền lợi của các vùng từ thượng nguồn đến hạ nguồn để đưa ra tiêu chí cho việc thiết kế các dự án thủy điện Lan Thương" [1]
Điều tuyên bố trên không đúng sự thật và cố ý đánh lạc hướng dư luận. Sự thật là các tác hại cho hạ nguồn đã được bộ máy tuyên truyền TQ liên tục giảm thiểu qua các tường trình khoa học ngụy tạo không được kiểm chứng độc lập hay xác nhận bởi chuyên gia quốc tế độc lập. Ngay cả người dân TQ cũng đã không được thông báo chi tiết và không hề được tham vấn về những dự án này. Không ai biết rõ đồ án thiết kế, phương án điều hành, các biện pháp an toàn, kế hoạch đối phó khi gặp nguy biến. Ngay tại TQ sau khi tai biến xảy ra và được quét dọn, chỉ trích thường bị ngăn cấm, nạn nhân bị lãng quên và sai lầm bị che dấu.
Phát triển bền vững và hợp tác quốc tế đều cần có sự quân bình; nhưng thế quân bình giữa áp lực phát triển và nhu cầu bảo toàn tài nguyên thiên nhiên, và thế quân bình giữa TQ và các quốc gia hạ nguồn dường như không có. TQ đã biến Lan Thương-Mekong thành một dòng sông sôi nổi tranh luận và tranh chấp quyền lợi. [3][4]
TQ đã không có nghiên cứu môi sinh khoa học thực sự hay tham vấn với công chúng trong lưu vực để có đồng thuận. Những tổ chức NGO của TQ chỉ mới được phôi thai từ năm 1999. Cơ chế và sự tham gia của công chúng vào các dự án phát triển còn rất yếu ớt. Dân cư lưu vực cần phương tiện theo dõi tìm hiểu dữ kiện và lên tiếng bảo vệ quyền lợi sống còn. TQ cần công khai cung cấp liên tục đầy đủ các dữ kiện khoa học và quan trắc toàn thể Lan Thương cho hạ nguồn theo dõi và nghiên cứu.

Hứa hẹn 2: Tác động nhẹ và chỉ có giới hạn xuống hạ nguồn
Chương trình thủy điện Lan Thương khởi đầu từ năm 1986. Đập Mãn Loan hoàn tất năm 1993, theo sau là Đại Chiếu Sơn và Cảnh Hồng. Đập Tiểu Loan sẽ hoàn tất năm 2010, trước dự tính hai năm, có công suất 4.2 triệu KW với chi phí 4 tỉ USD. Công trình Tiểu Loan này lớn thứ nhì của TQ chỉ đứng sau đập Tam Giáp trên sông Dương Tử.

Kỹ sư Ma Hongqi, kỹ sư chính của Công ty phát triển thủy điện Vân Nam và Hàn lâm viện TQ đã nói rằng đập Tiểu Loan, cao 292 m sẽ chỉ có tác động nhẹ "Khoa học gia TQ đã nghiên cứu cặn kẽ các tác động của Tiểu Loan xuống hạ nguồn trước khi xây đập và kết luận Tiểu Loan chỉ có tác động giới hạn xuống hạ nguồn" [6]

Hứa hẹn 3: Không chuyển nước trên thượng nguồn

TQ tuyên bố rằng các hồ chứa Vân Nam sẽ " làm nhẹ đi nạn hạn hán cho hạ nguồn vào mùa khô và trung bình hạ nguồn sẽ có thêm 39.7% lưu lượng". Việc này sẽ "tăng hiệu quả cho các công trình dẫn thủy dọc trên Mekong và giúp chống lại nước mặn xâm lấn vào đất liền" [6 ]

Dù giới chức TQ trấn an dân cư hạ nguồn là đập Tiểu Loan sẽ không cắt giảm nước sông chảy xuống, nhưng việc điều hành hồ nằm trong tay quản lí của các công ty TQ có ưu tiên là sản xuất bán điện kiếm lời. Dân cư hạ nguồn không có cách nào an tâm TQ sẽ giữ nước và kiểm soát được nước khỏi bị thất thoát vì sau khi nước hồ dâng đầy, rất dễ chuyển nước ra để dùng vào việc khác. Thực thế, từ khi đập Mãn Loan hoạt động, mực nước tại Chang Saen từ năm 1995-2004 đã lên xuống rất bất thường, nước chảy về Mekong đã giảm xuống thấp nhất trong 35 năm (hồ sơ số liệu).[7]
Tác động của thủy điện quá to lớn mà 65 triệu người dân lưu vực vốn phải sống dựa vào dòng nước Mekong nên không thể giao phó toàn bộ kế sinh nhai của mình cho những công ty thủy điện TQ và guồng máy quản lí TQ mà không có cam kết bảo vệ và bồi thường. Điều cần thiết nhất là một hiệp ước quốc tế về Lan Thương-Mekong có sự tham gia của cả 6 nước trong lưu vực.
Sự thất thoát nước ghê gớm do thủy điện sẽ xảy ra từ khởi đầu mà TQ không đề cập và cả Mekong River Commission rất ít nhắc đến; hồ Tiểu Loan chẳng hạn, sẽ đoạt ngay 15 tỉ mét khối nước làm đầy hồ trước khi hoạt động. Nếu chỉ giữ lại nửa lưu lượng Lan Thương lại tại hồ này, TS Tyson Roberts của viện nghiên cứu nhiệt đới Smithsonion đã ước tính phải mất ít nhất 10 năm [8]. Trong thời gian 10 năm này TQ không thể có dư nước để gửi về cho hạ nguồn vào mùa hạn. Hạ nguồn sẽ còn mất thêm 22 tỉ mét khối nữa cho đầy hồ Noushadu (Nọa Trát Độ) dự trù sẽ hoàn tất vào năm 2014. Hạ nguồn sẽ mất tổng cộng và ít nhất là 41 tỉ mét khối cho 8 hồ chứa Vân Nam, tương đương 2/3 số nước hàng năm Vân Nam vẫn chảy xuống hạ nguồn.

Theo Scientific American, TQ cũng đã hứa hẹn khả năng trị thủy và chống hạn của chuỗi đập trên sông Dương Tử, nhưng năm 2008, chính China Daily, nhật báo TQ, đã phúc trình việc mực nước sông Dương Tử rút xuống thấp nhất trong 142 năm lịch sử của họ. Tàu bè mắc cạn tại Hồ Bắc và Giang Tây vì đập Tam Giáp đã cắt mất 50% lưu lượng .

Scientific American tường trình "Giới chức TQ vẫn bào chữa cho dự án Tam Giáp là nguồn cung cấp năng lượng chính yếu cho một quốc gia khát điện như TQ mà còn là phương án chống lũ lụt cho hạ nguồn. Sau khi Tam Giáp hoàn thành chính giới chức trách TQ đã phải nhìn nhận đã có những "nguy hiểm ngấm ngầm" có thể mang đến tai họa cho họ . Ông Wang Xiaofeng, người quản lí dự án thay mặt chính phủ TQ đã nói với giới khoa học tại Trùng Chính họ "không thể ngừng canh phòng và không thể hy sinh môi sinh mà đổi lấy món lợi kinh tế tạm thời" [9]

Hứa hẹn 4: Thủy điện không tác hại đến di ngư

Viện nghiên cứu sinh vật Côn Minh thuộc Hàn Lâm Viện Khoa Học TQ công bố rằng có tất cả 127 giống cá sống trong khu vực Lan Thương, trong đó chỉ có 4 giống là thuộc loài di ngư. Chúng di chuyển từ hạ nguồn Mekong lên sông Puyyan, chi nhánh sông Lan Thương tại Xishuangbanna, nằm dưới Tiểu Loan đẻ trứng, do đó các đập thủy điện không gây tác hại đến di ngư [6]
Tài liệu nghiên cứu này của Hàn lâm viện TQ làm ra trong bí mật, không công bố phương pháp khảo cứu, thời gian khảo cứu và tài liệu này không được một nhóm nghiên cứu khoa học quốc tế khách quan công nhận hay kiểm chứng. TQ đã mâu thuẫn với nghiên cứu của Ủy Ban Sông Mekong (Mekong River Comission) MRC cho là có đến 1.700 giống cá sinh sống trên Mekong và ông Chris Barlow đã ước lượng sẽ có 58 giống di ngư sẽ chịu ảnh hưởng tai hại vì thủy điện Vân Nam.

Hứa hẹn 5: Chống sạt lở

Kỹ sư Ma Hongqi lý luận rằng "đập Mãn Loan, Đại Chiếu Sơn, Tiểu Loan ngăn dòng Mekong" làm "trọng tải phù sa xuống hạ nguồn sẽ giảm 10% sẽ giúp tránh gây sạt lở bờ sông" [6]

Lý luận trên không có cơ sở khoa học mà thực tế đã chứng minh ngược lại, sau khi Mãn Loan hoạt động lưu lượng phù sa tại Chang Saen bất thình lình thụt xuống không phải 10% mà 50% [11]. Không những thế, mực nước đã thay đổi bất thường cũng như mực nước tối thiểu hàng năm cứ hạ dần. Một trong những nguyên nhân lớn gây sạt lở chính là vì mực nuớc rút nhanh và nồng độ phù sa giảm đều làm dòng nước khát phù sa tăng cường sói mòn vào bờ.
Nếu hồ chứa có khả năng điều tiết có lợi cho hạ nguồn thì chính khả năng ấy khi sử dụng tắc trách cũng sẽ gây tác hại cho hạ nguồn không kém. Việc hợp tác kiểm soát và cam kết kiểm chứng cung cách điều tiết các hồ chứa Vân Nam là yêu cầu then chốt để TQ lấy niềm tin của dân cư hạ nguồn. Tốt hơn nữa là trích ra từ thu nhập lập một quỹ bảo hiểm để đền bù nạn nhân khi có tai họa.

Hứa hẹn 6: Không gây ảnh hưởng tiêu cực

Giám đốc He Daming của Asian International River Center tại Vân Nam nói rằng "sự giảm sút phù sa trong dòng sông sẽ giúp cho ngư sản tăng lên tại hạ nguồn và kinh nghiệm từ những dòng sông quốc tế đã chứng minh sẽ không có tác hại cho môi sinh" [13]

World Commission on Dams (WCD) đã tụ họp một đội ngũ khoa học gia nổi tiếng khắp thế giới để kiểm chứng 50 năm kinh nghiệm của thủy điện trên các dòng sông lớn thế giới. WCD đã kết luận rằng thủy điện đã không sản xuất được nhiều điện hay cản nhiều lụt như đã dự trù, thêm vào đó đã phí tổn xây dựng thủy diện gấp nhiều lần dự tính, mất thời gian rất lâu hơn mới thực hiện nổi. các dân tộc thiêu số, các bộ lạc và dân quê lưu vực thường gánh chịu thiệt thòi nặng nề mà không được hưởng phúc lợi như hứa hẹn.
Đập lớn thường gây ra thiệt hại môi sinh rất đáng kể, gây tuyệt chủng nhiều di ngư, làm mất rừng, mất diện tích đất ngập và cả mất cả hoa màu vườn ruộng.
Điều cần ghi chú là hạ nguồn không phản đối thủy điện tuyệt đối và toàn diện. Thiếu hụt năng lượng phát triển kinh tế là tình trạng chung của Á châu, vì Lan Thương – Mekong là dòng sông quốc tế chung của nhiều dân tộc nên cần hợp tác quốc tế để phát triển bền vững, cân bằng sinh thái, giảm thiểu tác hại tài nguyên môi sinh và chia sẻ phúc lợi công bằng trên toàn lưu vực.
TQ đã không chia sẻ dữ kiện dòng chảy, không chấp nhận đối thoại đa phương với hạ nguồn. TQ chỉ quan sát nhưng không tham gia UBSMK (Mekong River Commission). Cho đến nay, những hứa hẹn chống lũ giảm hạn của TQ đã không hiện thực mà ngược lại mực nước lên xuống càng thất thường, hạn hán càng khắc nghiệt, thu hoạch nông ngư sút giảm khắp hạ nguồn và nước mặn lấn càng sâu vào đồng bằng và duyên hải. Bài học lịch sử Hoàng Hà và Dương Tử có lẽ đang tái diễn trên khắp lưu vực Lan Thương – Mekong.

Yêu cầu của dân cư hạ nguồn
Trước những hứa hẹn của TQ đã không hiện thực và thiếu cơ sở khoa học, các dân tộc hạ nguồn yêu cầu TQ ngưng lại các kế hoạch xây cất hồ chứa và khai thác thủy điện, áp dụng các khuyến cáo của WCD, nghiên cứu lại độ an toàn của tất cả các đập đã xây và sắp xây, lập các biện pháp bảo vệ môi sinh, tài nguyên và kế sinh nhai dân cư lưu vực, thực sự hợp tác với hạ nguồn, ký hiệp ước cam kết tuân thủ và bảo đảm các lợi ích tốt lành mà TQ hứa hẹn thực hiện.

Long P. Pham, PE
Viet Ecology Foundation
USA
[U1]

Tài liệu trích dẫn:
[1] http://www.chinadaily.com.cn/china/2008-06/19/content_6779088.htm
[2] http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2002-01/21/content_102947.htm
[3] http://www.atimes.com/se-asia/DC26Ae03.html
[5] http://www.atimes.com/atimes/Southeast_Asia/DH09Ae01.html
[6] http://china.org.cn/english/environment/42990.htm
[7] http://www.livingriversiam.org/mk/mek_down_impact_en.pdf
[8] http://vxtbg.brim.ac.cn/Symposium/Proceedings.pdf#page=48
[9] http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=chinas-three-gorges-dam-disaster&page=4
[10] http://www.mrcmekong.org/Catch-Culture/vol14_3Dec08/Mekong-fish-catch.htm
[11] http://hal-sde.archives-ouvertes.fr/docs/00/30/48/34/PDF/hess-10-181-2006.pdf
[12] http://www.livingriversiam.org/mk/mek_down_impact_en.pdf
[13] http://english.people.com.cn/200201/20/eng20020120_89013.shtml
[14] http://www.threegorgesprobe.org/pi/documents/three_gorges/yangtze/appendix-a.html
[15] http://www.chinapost.com.tw/china/local-news/other/2009/06/26/213768/Construction-.html
[16] http://www.chinadaily.com.cn/en/doc/2003-12/20/content_291989.htm
[17] http://www.wilsoncenter.org/topics/pubs/CEF_ToC.Forward.pdf
[18] http://dsc.discovery.com/news/2009/02/05/china-quake-dam.html
[19] https://probeinternational.org/referenced/chinese-environmentalists-and-scholars-appeal-dam-safety-assessments-geologically-unstabl
[20] http://www.chinadaily.com.cn/china/2009-07/21/content_8454978.htm
[21] http://csb.scichina.com:8080/kxtbe/fileup/PDF/00ky0376.pdf
[22] http://www.mrcmekong.org/download/Presentations/2nd-BDP-reg-stakeholder-forum/3.1.1-Lancang-River-Hydropower.pdf

[U1]This map is incorrect. The completed projects are Manwan, Daochashan, Jinghong and Xiawan.




Các con sông Tây Tạng cũng bị Trung Quốc bức tử

Nhà làm phim tài liệu người Canada Michael Buckley trong hành trình khám phá đường sắt Tây Tạng - Trung Quốc đã bất ngờ hiểu ra một điều rằng, các hệ thống sông Tây Tạng đang bị bức tử bởi những công trình xây dựng đập thuỷ điện quy mô lớn. VietNamNet: Trong các ngày từ 3-5/4, tại Thái Lan sẽ diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh sông Mekong với sự tham gia của Trung Quốc, Malaysia và bốn nước Đông Nam Á (Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam). Vấn đề quản lý sông Mekong sẽ là tâm điểm chương trình nghị sự. Hội nghị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc chịu áp lực ngày càng lớn từ những quốc gia thuộc lưu vực dưới. Các nước hạ nguồn cho rằng, hệ thống đập thủy điện mà Trung Quốc xây dựng vùng thượng nguồn đã đóng góp vào nhiều vấn đề dẫn tới tình trạng mực nước xuống thấp nhất từ trước tới nay. Thái Lan đã yêu cầu Trung Quốc hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực quản lý nước vào suốt mùa khô. Để cung cấp cho độc giả cách tiếp cận cụ thể hơn về vấn đề này, VietNamNet giới thiệu loạt bài của các chuyên gia thế giới về tác động của việc xây dựng đập thuỷ điện vùng thượng nguồn Mekong tới cuộc sống, môi trường sinh thái, sinh kế của người dân trải rộng từ vùng thượng nguồn tới hạ nguồn sông Mẹ.

Trung Quốc đang xây đập Tiểu Loan cao 292m trên sông Mekong. Khi   hoàn thành đây sẽ là đập thủy điện cao nhất thế giới, sức chứa bằng các   hồ nước ở Đông Nam Á cộng lại. Ảnh: sinohydro
Trung Quốc đang xây đập Tiểu Loan cao 292m trên sông Mekong. Khi hoàn thành đây sẽ là đập thủy điện cao nhất thế giới, sức chứa bằng các hồ nước ở Đông Nam Á cộng lại. Ảnh: sinohydro
"Tôi đã trở lại, đã tới Tây Tạng nhiều lần và chưa từng chú ý tới các đập thủy điện ở đây, chúng "ẩn náu", "nép mình" vào những hẻm núi khiến bạn không thể nhìn thấy khi đi trên đường", Buckley nói với báo chí sau buổi trình chiếu bộ phim tài liệu "Tan chảy ở Tây Tạng" ở Bangkok.
Thành lập một nhóm du lịch sử dụng xuồng kayak, đi khắp các con sông Tây Tạng, Buckley đã chứng kiến nhiều đập thủy điện mới xây dựng để ngăn nước, chệch hướng dòng chảy của sông, mang lại nguồn cung cấp năng lượng từ nước cho Trung Quốc.
"Chúng tôi đi khắp nơi và hầu như hiểu ra rằng, con sông nào cũng có một đập lớn", ông nói. "Nếu bạn muốn giết chết một dòng sông, xây dựng đập thủy điện là cách tốt nhất để thực hiện điều đó", Buckley khẳng định.
Trong số các dòng sông bắt nguồn từ Tây Tạng mà ông điều tra, thám hiểm trong bộ phim tài liệu dài 40 phút, có sông Salween – chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan rồi đổ vào Biển Andaman.
"Con sông này gọi là Gyalmo Ngulchu ở Tây Tạng – dịch là "Nữ hoàng dòng nước bạc", thuyết minh phim giải thích như vậy.
"Bất chấp sự phản đối ở cả Trung Quốc lẫn các quốc gia láng giềng châu Á, đội ngũ kỹ sư đại lục vẫn tiếp tục kế hoạch xây dựng 13 đập lớn trên Salween. Một số đập đã bước vào xây dựng. Chiều cao một con đập tương đương với tòa nhà 60 tầng".
Buckley cũng điều tra một con sông mà người Tây Tạng gọi là Dri Chu – nổi tiếng với tên gọi sông Dương Tử – và cả sông Hoàng Hà.
"Ở thượng nguồn Dương Tử, tại đỉnh của cao nguyên Tây Tạng, có ba con đập lớn đang xây dựng, và năm con đập mới đang nằm trên giấy tờ", bộ phim tài liệu cho biết.
Tổng cộng, nhà làm phim người Canada tìm thấy 31 đập thủy điện lớn dự kiến xây dựng tại khu vực Tam Giang – gồm thượng nguồn các sông Dương Tử, Mekong và Salween.
Châm ngôn của Mao Trạch Đông
Buckley nhấn mạnh rằng, khoảng 60% lãnh đạo Trung Quốc (gồm cả Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào) đều có một nền tảng kỹ sư, nhiều người có quan tâm đặc biệt trong các công ty xây dựng đập.
Trong khi Trung Quốc là quốc gia sản sinh nhiều đập thủy điện nhất thế giới, thì các cơ quan có trách nhiệm lại rất ít quan tâm đến việc đưa ra những đánh giá về tác động môi trường trong các kế hoạch của họ.
"Từ những năm 1950, châm ngôn của Mao là con người có thế chế ngự thiên nhiên, chiến thắng tự nhiên và ông đã thực hiện một số dự án hết sức lớn, để cố gắng chứng tỏ rằng, bạn có thể nắm lấy tự nhiên", Buckley nói. "Châm ngôn ấy tồn tại tới tận ngày nay – rằng người Trung Quốc có thế chế ngự và chiến thắng tự nhiên, nó tồn tại và thấm nhuần trong tư tưởng của người Trung Quốc suốt 50 năm qua".
Theo ông, hệ thống sông riêng biệt của Trung Quốc đã bị tàn phá bởi công cuộc công nghiệp hoá không kiểm soát. Kết quả là 70% nguồn cung cấp nước quốc gia đã không thể làm thức uống cũng như không thể cung cấp cho đời sống thủy sinh.
"Các con sông đã chết… Họ không cố gắng thay đổi. Giải pháp của họ là "Hãy lấy nước từ Tây Tạng", nhà làm phim nhấn mạnh. Chuyển nước từ cao nguyên Tây Tạng đến các khu vực khác nhau ở phía Bắc Trung Quốc đã được hoạch định và sẽ thực hiện qua mạng lưới ống dẫn bê tông rộng khắp.
"Giấc mơ ống dẫn vĩ đại của Trung Quốc là để thay đổi nguồn nước phong phú từ cao nguyên Tây Tạng tới các thành phố khát nước ở phía Bắc và Tây đại lục, nơi có khoảng 300 triệu dân cư", bộ phim của Buckley bình luận. "Một dự án thay đổi dòng chảy như vậy đã vượt quá xa những gì có thể trong lĩnh vực khoa học công trình nước".
Và, điện sản xuất từ các đập thủy điện tại Tây Tạng phục vụ đáng kể ngành công nghiệp Trung Quốc.
Hạ nguồn
Dza Chu, hay sông Mekong, bắt đầu dòng chảy từ những dãy núi của Tây Tạng được mô tả trong bộ phim tài liệu là "một dòng thác gầm rú chảy xiết khi đi qua các hẻm núi sâu, đổ xuống hùng vĩ ở độ cao 4.500 mét so với mặt biển qua Tây Tạng và Trung Quốc, trải dài 1.800km trước khi được "thuần hoá" ở Lào".
Trung Quốc đã và đang thúc đẩy các dự án xây đập thủy điện ở Mekong. Buckley nhấn mạnh, sự thay đổi đột ngột dòng chảy của sông đã ảnh hưởng tới các quốc gia hạ nguồn gồm Myanmar, Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam.
Kể từ năm 1950, Trung Quốc đã tăng cường nhiều biện pháp nhằm khai thác những khu rừng rộng lớn, khoáng sản và nguồn năng lượng… với quy mô lớn. Dự án cùng lúc xây dựng hệ thống đập thủy điện trên dòng Lan Thương (tên gọi sông Mekong tại Trung Quốc) và nắn dòng Mekong là một phần của tiến trình này.
Trung Quốc sẽ không hài lòng cho tới khi toàn bộ dòng chảy Mekong đoạn dưới Vân Nam đổ vào một hệ thống đường thủy hỗ trợ cho tàu thuyền hàng hoá đi ra biển cả. Trong nhiều thập niên, chiến lược của Trung Quốc là thực hiện những thiết kế về sông Mekong trong im lặng và bí mật. Trung Quốc xây đập Manwan (1986-1993) ở một khu vực xa xôi và không có sự tham gia của bất kể nước nào vùng hạ nguồn.
Trung Quốc tới nay vẫn không gia nhập Ủy ban sông Mekong (MRC) và không có bất cứ nỗ lực nào để cung cấp thông tin về những dự án họ khai thác trên sông. Bây giờ, khi chiến lược Mekong không thể giấu giếm hơn nữa, Trung Quốc lại khai thác sông bằng tốc độ và sự quyết tâm.
Gần đây nhất, các nhóm bảo vệ môi trường bên ngoài Trung Quốc đã cùng chung tuyên bố cho rằng, bốn con đập lớn ở thượng nguồn Mekong là lý do chính giải thích vì sao mực nước con sông nổi tiếng này đã hạ xuống thấp nhất nửa thế kỷ nay.
Bắc Kinh dĩ nhiên đã phản ứng mạnh mẽ tuyên bố trên và cho rằng, hạn hán khiến nước sông sụt giảm. Tuy nhiên, đại lục từ chối để các bên liên quan bên ngoài tiếp cận với ghi chép về mức nước mà các đập thủy điện họ xây dựng trữ lại.
Nguồn: http://anonymouse.org/cgi-bin/anon-www.cgi/http://m.baomoi.com/Home/DoiNoi-DoiNgoai/vietnamnet.vn/Cac-con-song-Tay-Tang-cung-bi-Trung-Quoc-buc-tu/4049735.epi







China's Censorship Machine Takes On the Internet
The Communist Party's censorship machine is highly sophisticated in some ways, remarkably crude in others.



Trung Quốc chuẩn bị nâng giá đồng nhân dân tệ? CafeF
Ngày thứ Tư, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã đặt tỷ giá ở mức 6,8259 nhân dân tệ/USD, mức cao nhất trong 10 tháng.



Bất hòa vì biên giới dầu tốt hơn là gây chiến
Ở các khu phát triển chung, dầu khí có thể được khai thác và chia sẻ với số lượng giới hạn trong khi chờ phán quyết cuối cùng về biên giới.

Bất hòa vì biên giới dầu vẫn tốt hơn là gây chiến


Trung Quốc: Beijing's Attitude Adjustment (National Interest 5-4-10) - "China's recent angry rhetoric wasn't indicitive of a more bellicose Beijing. The Chinese propaganda machine simply got out of control."


Mạng lưới gián điệp ăn cắp tài liệu bí mật của chính phủ Ấn Độ và các nước khác

Tổng số lượt xem trang