Thứ Năm, 8 tháng 4, 2010

Đổi áo” tàu cá

Đổi áo” tàu cá
Ngư dân, có lẽ quan tâm nhiều hơn đến những con cá họ thu được từ những chuyến đi biển, hơn là những ý nghĩa to lớn mà họ đang mang đến cho quốc gia, đất nước. Là bởi cái mà họ sợ không phải là sự rộng lớn và dữ dội của biển cả, mà là cái đói, cái nghèo. Nhưng giờ đây, bên cạnh cái đói, cái nghèo, bên cạnh nỗi lo sợ thiên nhiên, ngư dân còn sợ những con “tàu lạ” bất ngờ hiện lên trong đêm đen, đâm vỡ chiếc tàu cá, cũng là toàn bộ tài sản của họ, sợ cả những vụ bắt tàu, bắt người, rồi giam cầm, rồi đòi tiền chuộc.



Với 120 ngàn tàu thuyền đang hoạt động, mỗi km vùng biển Việt Nam đang có 1 tàu hoạt động liên tục suốt ngày đêm. Ai cũng nói sự có mặt của những người ngư dân trên biển, là một sự khẳng định chủ quyền lãnh hải trên biển Đông.

Nhưng cho đến khi con số 751 ngư dân hiện đang bị bắt giữ ở nước ngoài được công bố, đã gây xúc động sâu sắc trong dư luận. Đây là lần đầu tiên, tình trạng nguy hiểm trên biển cũng như số phận của ngư dân được công bố một cách công khai. Những con số cũng đang chứng tỏ là tình trạng bị “tàu lạ” đâm chìm, tình trạng bị bắt giữ đang gia tăng đến mức báo động. Nếu như năm 2006 chỉ trên 1.000 người bị bắt thì năm 2009 đã có tới 161 vụ bắt giữ 304 tàu cá và số ngư dân bị bắt đã lên tới 2.472 người. Đặc biệt chỉ trong 3 tháng đầu năm 2010 này, 30 tàu cá và 200 ngư dân đã bị bắt giữ. Quảng Ngãi là địa phương có tỷ lệ ngư dân bị bắt giữ lớn nhất. Tại ngư trường nơi có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, 47 tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị bắt giữ từ năm 2006 tới nay. Chỉ riêng năm 2009, Trung Quốc đã bắt giữ 33 tàu cá cùng 433 ngư dân, trong đó 4 tàu và 38 ngư dân bị giam giữ tại đảo Phú Lâm. 6 tàu cá và 32 ngư dân bị nộp phạt từ 50- 70.000 nhân dân tệ/1 phương tiện để được thả về. Số còn lại phía Trung Quốc tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản, nhiên liệu, ngư lưới cụ, máy bộ đàm, định vị rồi đuổi ra khỏi khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hai tàu cá bị “tàu lạ” đâm, một tàu bị khống chế, lục soát, tịch thu tài sản nước uống khi đang khai thác trên vùng biển Hoàng Sa. Có thể thấy rõ tính chất quyết liệt của hầu hết các quốc gia liên quan đến biển Đông trong việc xử lý các ngư dân Việt tay không tấc sắt.

Không nói tới những vụ ngư dân hoặc ham luồng cá, hoặc bị trôi dạt vì bão mà vô tình đưa tàu vào vùng biển nước ngoài, nhưng ngay cả tại những vùng đánh cá chung, thậm chí ngay trong vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền mà ngư dân vẫn bị “tàu lạ” đâm, vẫn bị bắt giữ thì rõ ràng đó là điều phi lý không thể chấp nhận được. Nếu chúng ta không quyết liệt bảo vệ chủ quyền lãnh hải, không quyết liệt bảo vệ ngư dân thì liệu sẽ có một ngày hoặc ngư dân quá sợ hãi để không còn dám ra biển, hoặc có dám cũng không còn tàu thuyền ngư cụ để ra khơi?

Bởi trong khi “nước ngoài” đang áp dụng các biện pháp “dằn mặt” quyết liệt với ngư dân Việt Nam thì, theo lời đại diện cục Cảnh sát biển, hiện chúng ta không xử phạt tàu đánh bắt cá của nước ngoài khi vi phạm vùng biển Việt Nam. Biện pháp áp dụng đối với các vụ vi phạm này chỉ là quay phim, lập biên bản và phóng thích ngay trong vòng 1-2 giờ... Chúng ta hoàn toàn có đủ cơ sở để bắt giữ, xử phạt giống như các nước áp dụng quyết liệt với ngư dân Việt Nam.

Trước vấn nạn ngư dân bị “tàu lạ” đâm, bị bắt giữ, chúng ta sử dụng “biện pháp ngoại giao”. Trong tất cả các trường hợp, chính quyền động viên người dân không trả tiền chuộc vì sợ sẽ tạo “tiền lệ xấu”. Còn đối với ngư dân, mỗi lần bị bắt giữ là một lần sạt nghiệp, lo sợ, mỗi lần bị “tàu lạ” đâm là một lần táng gia bại sản. Họ sẽ còn gì để ra khơi? Người dân ra khơi trong tình trạng nơm nớp lo, khi miếng cơm manh áo vẫn thúc vào sườn thì họ tìm lối thoát bằng cách “đổi áo” cho tàu cá.

Thực tế đang diễn ra câu chuyện Công ty khai thác hải sản Đại Dương (Bình Định) hợp tác để đưa 40 tàu cá Việt Nam sang đánh bắt tại ngư trường Indonesia với lý do “Để đảm bảo an toàn, tránh tàu lạ tấn công”... Những tàu cá này sẽ thay đổi màu sơn và mang cờ Indonesia. Có nhiều lý do được đưa ra để lý giải cho việc “đổi áo” tàu cá, chủ yếu là hợp tác đánh bắt hải sản có thể thu được tới 20 triệu mỗi chuyến tàu, gấp 4 lần hiện nay. Cũng có thể nhìn nhận đây là một trong số nhiều hình thức “hợp tác nghề cá”. Tuy nhiên, hậu quả phát sinh là khi thấy việc “đổi áo” tàu cá là an toàn, là thu được lợi nhuận lớn, ngày càng có nhiều ngư dân Việt Nam thậm chí bán tàu cho nước ngoài, hoặc cho tàu “khoác áo” nước ngoài để dễ bề hoạt động. Trả lời báo chí, Phó Cục trưởng Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản- Bộ NN và PTNT, ông Hoàng Đình Yên cho rằng: Các hình thức tự ý ký hợp đồng với các tổ chức, cá nhân nước bạn để đưa tàu sang đó đánh bắt hải sản đều là sai trái vì các hoạt động đó không được sự cho phép của cơ quan chức năng. Trong trường hợp bị phát hiện, xử phạt, tịch thu tài sản...lúc đó ngư dân, các chủ tàu sẽ phải gánh chịu hậu quả. Nhà nước sẽ không can thiệp vào các hoạt động phi pháp đó.

Sẽ ra sao nếu tàu cá Việt Nam đổi màu sơn, thay quốc kỳ nước ngoài trên những vùng đánh cá chung, thậm chí những vùng Việt Nam tuyên bố chủ quyền?

Nhưng để ngăn chặn chuyện “đổi áo” tàu cá, rõ ràng không thể chỉ tuyên bố là cấm mà rất cần Nhà nước có các biện pháp mạnh mẽ, hữu hiệu, trên phương diện luật pháp quốc tế cũng như ngoại giao để bảo vệ ngư dân phát triển kinh tế biển và giữ vững chủ quyền vùng biển đảo của Tổ quốc.


Hai kịch bản kinh tế cho 2010
Các tác giả của bản Báo cáo Kinh tế Việt Nam 2010 đã đưa ra hai kịch bản kinh tế cho năm 2010. Theo đó, lạm phát có thể sẽ lên tới 10,5%.



“Điều tiết lãi suất thị trường giảm dần”
Đó là một nội dung đáng chú ý trong Chỉ thị 02/CT-NHNN mà Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành


WB phê duyệt 682 triệu USD tín dụng cho Việt Nam
Ngân hàng Thế giới mới đây đã phê duyệt một khoản vay thứ hai cho Việt Nam từ Ngân hàng Tái thiết và Phát triển Quốc tế (IBRD)



Hàng loạt ATM rò điện: Trách nhiệm ngân hàng đến đâu?
Công ty Điện lực Hà Nội đã bố phát hiện 152 máy ATM có điện áp rò trong đó đã cắt điện hơn 70 máy ATM . Ngay lập tức đồng loạt các ngân hàng đã phải tiến hành kiểm tra hệ thống mạng lưới máy ATM và khắc phục ngay trong ngày. Tuy nhiên, điều cần bàn là trách nhiệm của ngân hàng trong việc ứng xử với khách hàng. >> Phát hiện thêm gần 60 máy ATM bị nhiễm điện >>.


Tạo nguồn thực phẩm nông sản an toàn VNN
Theo kế hoạch, dự án FAPQDC sẽ triển khai mô hình thí điểm tại 7 tỉnh phía Bắc, 3 tỉnh miền Trung và 5 tỉnh phía Nam.



Cơm sinh viên nấu cạnh chuồng lợn Bee
Chính đôi tay vừa lau bàn, chị lại tay không bốc bún cho vào tô, rồi cầm miếng thịt bò luộc, lăn qua lăn lại, đè xuống thái, cho lên bát bún.




A sea change in attitudes toward illegal immigration?
Exposure of the state's young Latino and Asian populations to various ethnic backgrounds has brought familiarity, which has in turn brings broad-mindedness not seen in older residents.

Exposure of the state's young Latino and Asian populations to various ethnic backgrounds has brought familiarity.




How to Think About China TIME
As Barack Obama prepares to meet China's leader, Hu Jintao, the U.S. needs to find a fresh way of dealing with the new superpower. Here's how to do it



Hé lộ một quan chức Trung Quốc lên giường với 500 cô gái Đất Việt
Wang Cheng, một lãnh đạo ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, vừa bị bắt giữ với cáo buộc nhận hối lộ phục vụ cho kế hoạch “mây mưa” với 800 bạn tình. Hắn bị lên giường với 500 người.

VIT - Hôm 07/4, Ngân hàng Thế giới (WB) khẳng định, nền kinh tế tăng trưởng của Trung Quốc đã giúp các quốc gia đang phát triển tại Đông Á thoát khỏi cuộc khủng hoảng toàn cầu.



Trận chiến không tiếng súng giữa Nga và Google Bee
Sức lan tỏa ngày càng lớn trong cộng đồng mạng của các công cụ tìm kiếm như Google ngày càng bị Moscow coi là một dấu hiệu nguy hiểm.
<<:: g="" gu="" h="" i="" l="" m="" nga="" nh="" t="" tq="" vn="">>

Tổng số lượt xem trang