-- -- Thư gửi ông Bùi Quang Minh – Admin website www.chungta.com (CHHV).Kinh thua quy vi,
***
Kinh gui A3S:
website http://www.trinhtuan.net da bi danh sap, email cua Trinh Tuan cung vay. Hien ky thuat vien duoc bao la gui CMTND len cho nha` cung cap de giai quyet. Van dang cho ket qua.
That buon, nhung thay vui vi` du` sao cung gop vui duoc voi ba con 1 thoi gian!
Kinh chuc A3S that nhieu suc khoe!
Trinh Tuan
“Hề hề! Nhà lại bị cướp rồi, bà con tá hỏa điện hỏi búa xua. Ba Sàm vội chạy qua căn lều tạm dựng sẵn từ lâu để tiếp tục mời bà con qua chơi…”:
Xin lưu ý hộp thơ basamvn@gmail.com cũng bị cướp, BS sẽ thông báo hộp thơ mới sau. (theo Anhbasam)
|
Thưa ông,
Với một niềm kính trọng sâu sắc, tôi thầm đoán rằng, “tai nạn giao thông” vừa qua không ảnh hưởng nhiều lắm đến quan điểm, niềm tin của ông trong mong muốn “Chia sẻ tri thức, phát triển văn hóa, khai sáng cá nhân, khai sáng cộng đồng”.
Tôi là một độc giả thường xuyên, trung thành của chungta.com từ ngày nó vừa thông mạng. Trải qua 8 năm, quẳng thời gian không ngắn, không dài, nhưng đủ để tôi biết rằng, chính chungta.com chứ không phải trường đại học… bôn ba nào, đã dạy tôi quá nhiều tri thức, giúp tôi biết đến quá nhiều người, cho tôi hiểu về quá nhiều thứ, mà nếu như không thường xuyên đọc chungta.com tôi chẳng biết phải đọc ở đâu, và bằng cách nào để đọc.
Cách đây ít hôm, như thói quen thường nhật, tôi nhấp chuột vào liên kết đính tại trang nhà www.trinhtuan.net để đến với www.chungta.com và nhận được dòng chữ: “Tai nạn khi tham gia giao thông là lẽ thường tình. Vì lý do vụ tai nạn khách quan, Ban biên tập đang tạm dừng lại . Chúng tôi đang tìm hiểu khắc phục vụ tai nạn. Bước đầu đã nắm rõ được một số nguyên nhân, khi nào làm rõ, chúng tôi sẽ có thông tin tới bạn đọc!”. Thật khó diễn đạt lại cảm xúc hôm đó. Sau một lúc thật buồn, tôi cũng lờ mờ hiểu ra… tai nạn. Vâng, tai nạn là điều tất lẽ dĩ ngẫu và, cũng không quá lạ khi nó xảy ra với chungta.com. Trong một cố gắng tích cực, tôi đã trộm nghĩ rằng, việc nó xảy ra “tai nạn”, nói như một nhà văn Mỹ từng nói, “mọi điều đến với ta đều là điều tốt nhất, không thể tốt hơn được nữa” – tôi nghĩ theo ý của nhà văn này, để thấy rằng, cái “tai nạn” kia chẳng ngoài cái lẽ tốt đẹp, giúp ta tin hơn trong việc cống hiến sức mình cho cái gọi là “Chia sẻ tri thức, phát triển văn hóa, khai sáng cá nhân, khai sáng cộng đồng”.
Thật xấu hổ để thưa với ông điều này, rằng, tôi không biết lúc nào và bao giờ thì website này (www.trinhtuan.net) khai tử. Khi biết được www.chungta.com gặp tai nạn, tôi có gọi điện cho nhà văn Trần Nhương, hỏi về thủ tục để đăng ký giấy phép, anh Trần Nhương cũng bảo rằng không biết phải làm thế nào. Việc duy nhất chúng tôi cùng làm là đăng kí tên miền quốc tế tại Bộ Thông tin và Truyền thông nước CHXHCNVN qua trang mạng, website www.trannhuong.com có thêm được cái “Đã được đăng ký tại Trung tâm Quyền tác giả văn học Việt Nam”. Thông qua cái sự kiện của Chúng Ta, tôi thấy lo lo cho các anh em văn nghệ sĩ nói riêng, những người đang “nuôi con, nuôi văn và nuôi… web” (Lời nhà văn Phong Điệp), vì chắc họ cũng như tôi, cũng giống website này, cũng…. vi phạm đủ thứ trên đời nếu đem luật ra mà chiếu.
Tôi nghĩ cả đêm về việc viết lá thư này cho ông, hằng tá những gạch đầu dòng trong đầu muốn nói, để rồi đến khi đặt bút, cổ họng tựa hồ một cái pít-tông, bơm từng cục thịt lên họng, nghẹn đắng. Vì vậy, tôi không thể viết dài hơn. Nhưng tôi tin rằng, đằng sau những xác chữ tê cứng này, ông nhận được từ chúng tôi sự chia sẻ thật lòng về chuyện ‘tai nạn” của chungta.com, cũng như những chia sẻ rất người của chúng tôi gửi đến ông. Duy có điều này, tôi xin phải nói nốt (thực ra là gặng nói nốt): Tôi và (chúng tôi) nên học bài học gì từ “tai nạn” của Chúng Ta? Liệu có phải là cái câu mà Bùi Giáng từng thốt lên là: “Rằng xin các hạ hãy vô ngôn”? nếu quả là thế thì, những anh chị em như Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Lê Thiếu Nhơn, Phong Điệp, Trần Nhương v.v… cả người đang viết lá thư này nữa, hãy sắm gỗ tự đóng quan tài chờ ngay khai tử cho web của mình đi là vừa.
Thành tâm chúc ông sức khỏe và hạnh phúc, bình an. Rất hi vọng có dịp được mời ông li trà đạm bạc, nâng chén ngang mày để lùa con mắt đục vào mây cả cười…
Hà Nội, 3.6.2010
Trịnh Tuấn
www.trinhtuan.net
Lời tạm biệt của chungta.com.
Lời tạm biệt của chungta.com
Thưa các bạn đọc, Ban biên tập đã xử lý xong tai nạn giao thông. Nay xin thông báo tới bạn đọc các thông tin.
Chungta.com đã hoạt động như một trang tin tổng hợp không có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước. Đoàn kiểm tra liên ngành (Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội phối hợp với PA83, PA71, Sở Công an Hà Nội) đã lập biên bản vi phạm hành chính trong hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet. Nhận thức rõ các sai phạm vi phạm hành chính và chấp hành các quy định xử phạt. Chúng tôi đã nộp phạt hành chính 15.000.000 VND, chịu hình phạt bổ sung 01 máy IPAD 2 là phương tiện đưa thông tin lên web và đã xóa bỏ toàn bộ dữ liệu của website theo yêu cầu của Cơ quan chức năng Nhà nước .
Đây là những điều đáng tiếc xảy ra sau 8 năm chungta.com đã đi theo sứ mệnh lâu dài “Chia sẻ tri thức, phát triển văn hóa, khai sáng cá nhân, khai sáng cộng đồng” vì cộng đồng, phi lợi nhuận (Xem bài: "Chia sẻ về sứ mệnh xây dựng chungta.com nhân dịp 100 tr lượt truy cập" đăng ngày 25/04/2011). Dữ liệu của trang chungta.com là một tài sản chung của cộng đồng nên việc xóa bỏ chúng là một tổn thất chung của chúng tôi và của cộng đồng. Hôm nay, vào lúc 0 giờ ngày 01/06/2011 (ngày Quốc tế Thiếu nhi), chungta.com chính thức thông báo ngừng hoạt động.
Xin cảm ơn bạn đọc đã ủng hộ ban biên tập chungta.com trong suốt thời gian qua. Chắc chắn, không một khó khăn nào có thể ngăn trở được sự nghiệp Khai sáng của các cá nhân và cộng đồng. Qua sự việc này, ban biên tập chungta.com sẽ rút kinh nghiệm để đóng góp được cho cộng đồng mà không vi phạm pháp luật Việt Nam.
Chúc các bạn mọi điều tốt lành! Xin tạm biệt và hẹn gặp lại.
Admin chungta.com
Bùi Quang Minh (minhbui@businessman360.com)
Báo điện tử ChungTa.com đứng trước nguy cơ đóng cửa?
Tqvn2004 tổng hợp
Theo nguồn tin của Dân Luận tại Sở Thông Tin và Truyền Thông Hà Nội, thì Sở này vừa qua đã tiến hành kiểm tra hành chính liên ngành (có sự tham gia của bên Công an chính trị) đối với tờ báo điện tử Chúng Ta.
Ra đời năm 2003, Chúng Ta là nơi đăng tải nhiều bài viết có giá trị về triết học, chính trị, văn hóa và xã hội, đúng như tôn chỉ “Khai sáng cá nhân, Khai sáng cộng đồng” của người sáng lập. Người chủ trương trang web phi vụ lợi này là ông Bùi Quang Minh, hiện là Phó giám đốc Công ty Cổ phần Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software JSC).
Đợt kiểm tra này có thể là nguyên nhân Tòa soạn ChungTa.com đưa lên thông báo dưới đây, và toàn bộ bài vở trên trang web không còn truy cập được nữa:
Vẫn theo nguồn tin trên, sai phạm của ChungTa.com là hoạt động không có giấy phép, và xét theo luật hiện hành thì Tòa soạn sẽ phải nộp phạt. Nếu chỉ vì chuyện này thì nguy cơ tờ ChungTa.com phải đóng cửa cũng không lớn, bởi lẽ nhiều trang tin điện tử không phép khác cũng đã từng bị "phạt cho tồn tại".
Rắc rối lớn hơn đến từ 6 bài viết sau đây, nhiều bài trong số đó đã được Dân Luận và nhiều trang "lề trái" khác đăng lại:
1. Chế độ độc tài - "boongke" cho tham nhũng quy mô (Bùi Quang Minh)
2. Về một bài viết xa lạ với nghề báo (Bùi Quang Minh)
3. Tham nhũng cũng có sứ mệnh (Tuổi trẻ cười)
4. Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng (Nguyễn Trần Bạt)
5. Tiếp cận khái niệm Dân trí và đề xuất biện pháp nâng cao: do dân trí hay do ý thức (Nguyễn Ngọc Lanh)
6. Hoài niệm và phỏng đoán các vị nguyên thủ (Cave núi Blog)
Chúng ta hãy cùng chờ xem diễn biến kế tiếp, và Dân Luận sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này...
Ra đời năm 2003, Chúng Ta là nơi đăng tải nhiều bài viết có giá trị về triết học, chính trị, văn hóa và xã hội, đúng như tôn chỉ “Khai sáng cá nhân, Khai sáng cộng đồng” của người sáng lập. Người chủ trương trang web phi vụ lợi này là ông Bùi Quang Minh, hiện là Phó giám đốc Công ty Cổ phần Phần Mềm Hà Nội (Hanoi Software JSC).
Đợt kiểm tra này có thể là nguyên nhân Tòa soạn ChungTa.com đưa lên thông báo dưới đây, và toàn bộ bài vở trên trang web không còn truy cập được nữa:
Vẫn theo nguồn tin trên, sai phạm của ChungTa.com là hoạt động không có giấy phép, và xét theo luật hiện hành thì Tòa soạn sẽ phải nộp phạt. Nếu chỉ vì chuyện này thì nguy cơ tờ ChungTa.com phải đóng cửa cũng không lớn, bởi lẽ nhiều trang tin điện tử không phép khác cũng đã từng bị "phạt cho tồn tại".
Rắc rối lớn hơn đến từ 6 bài viết sau đây, nhiều bài trong số đó đã được Dân Luận và nhiều trang "lề trái" khác đăng lại:
1. Chế độ độc tài - "boongke" cho tham nhũng quy mô (Bùi Quang Minh)
2. Về một bài viết xa lạ với nghề báo (Bùi Quang Minh)
3. Tham nhũng cũng có sứ mệnh (Tuổi trẻ cười)
4. Sự biến dạng tâm lý xã hội dưới tác động của tham nhũng (Nguyễn Trần Bạt)
5. Tiếp cận khái niệm Dân trí và đề xuất biện pháp nâng cao: do dân trí hay do ý thức (Nguyễn Ngọc Lanh)
6. Hoài niệm và phỏng đoán các vị nguyên thủ (Cave núi Blog)
Chúng ta hãy cùng chờ xem diễn biến kế tiếp, và Dân Luận sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về vụ việc này...
- Bùi Quang Minh - Chia sẻ về sứ mệnh xây dựng chungta.com
Ngày 11/5/2011, Chungta.com đã có hơn 100.000.000 lượt truy cập. Đây là một niềm vui nho nhỏ của chúng tôi trên chặng đường rất dài hoạt động theo tôn chỉ “Khai sáng cá nhân, Khai sáng cộng đồng” (dẫu cho nó chỉ bằng lượt đọc 1 tuần của trang web Dân Trí thôi).
Ngày 27/10/2003, Chungta.com xuất hiện lần đầu trên Internet với bài viết đầu tiên với "Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21: Ý tưởng cho giáo dục Việt Nam".
Ngày đó, chúng tôi thấy rằng, nền giáo dục phải đảm nhiệm trọng trách của xã hội trao cho là giúp cho mỗi người biết cách chủ động trong học tập, biết độc lập suy nghĩ, sử dụng trí tuệ của mình, biết làm chủ và phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tinh thần, biết cách nhận thức quyền tự do và sử dụng quyền tự do của mình (gồm cả tự do chính trị) một cách có trách nhiệm... Con người trưởng thành của nền giáo dục đó là con người thực sự tự do, con người của tinh thần Khai sáng, con người của nền giáo dục Khai phóng mà văn minh loài người vạch ra từ hơn 200 năm trước.
Vào lúc đó, và cả cho đến nay, hai điều chúng tôi nhận ra không có thay đổi gì đáng kể:
Điều thứ nhất, còn có rất nhiều người Việt tôi quan sát được, chưa từng khai sáng, nghĩa là chưa thể tự mình thoát khỏi trạng thái "vị thành niên" để trở thành "người trưởng thành" , nói như Immanuel Kant năm 1784, thì người trưởng thành là "con người thực sự với những phẩm chất mang tính người cao nhất"2). “Vị thành niên là vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác”. Có một tỷ lệ lớn người Việt ở mọi lứa tuổi đang lảng tránh những việc chung của đất nước bởi họ cho rằng đó là việc người khác nghĩ, người khác lo. Họ đang lười suy nghĩ, đang ích kỷ cá nhân chăng? I. Kant đã nói rõ "Lười biếng và hèn nhát là những nguyên nhân tại sao có một phần lớn đến như vậy của nhân loại, sau khi đã được giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên, mà suốt đời vẫn muốn tồn tại trong trạng thái tự phụ thuộc. Đây cũng là nguyên nhân tại sao có một số người dễ dàng phó mặc số phận của họ cho những người bảo hộ."
Hậu quả của điều thứ nhất này là gì?
Càng trì hoãn khai sáng cho mình, cá nhân càng lún sâu vào việc phụ thuộc người khác, mất đi tự do hay là bị kẻ khác lợi dụng. Nhìn trên một diện rộng thì cá nhân đó đang vô trách nhiệm với nhân loại, với lịch sử, bị loại bỏ các nấc thang đầu tiên của chiếc thang sự nghiệp, mất đi năng lực làm một người công dân đúng đắn. Một cách không chống cự gì, người đó đã tự đánh mất cơ hội trở thành một người tự do bởi chính sự ru ngủ của "kẻ giám hộ", của vỏ kén "vị thành niên" của mình.
Kant nói về trách nhiệm khai sáng của cá nhân với lịch sử nhân loại như sau: "Một người nào đó, có thể là vì lý do cá nhân, trong một giai đoạn nhất định, có thể trì hoãn sự khai sáng của anh ta về những vấn đề mà anh ta buộc phải nhận thức. Nhưng việc triệt tiêu sự khai sáng, có thể cho bản thân anh ta và hơn thế nữa, cho các thế hệ kế tiếp, đồng nghĩa với việc vi phạm, và chà đạp lên những quyền thiêng liêng của nhân loại."
Kant nói về tính sâu sắc của các cuộc cách mạng xã hội như sau: "Một cuộc cách mạng cùng lắm là lật đổ được một chế độ độc tài bạo ngược, giải phóng khỏi sự áp bức về thân thể, nhưng một cuộc cách mạng không thể ngay lập tức làm thay đổi được tư duy của cộng đồng. Ngược lại, thành kiến mới lại đến, thay cho cái đã bị phế truất, để điều khiển đám đông ngu xuẩn kia."
Và Kant cũng nói về đòi hỏi với một người công dân đích thực: "Một công dân không thể từ chối nghĩa vụ đối với quốc gia, anh ta có bổn phận phải thực hiện, một lời đùa cợt thôi cũng có thể bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, để tránh những vi phạm có tính dây chuyền. Tuy nhiên, chính người đó, với trách nhiệm của một công dân và với tư cách của một học giả, công khai quan điểm của mình về những sự bất hợp lý, thậm chí là sự phi pháp của những nghĩa vụ mà anh ta đang phải thực hiện."
Nói như Karl Marx: "Sự ngu dốt, đó là cái sức mạnh quỷ sứ, và chúng tôi sợ rằng nó sẽ còn là nguyên nhân của nhiều bi kịch.". Con người thiếu khai sáng, cộng đồng thiếu khai sáng sẽ đi đến kết cục xã hội không có tự do. I. Kant nói về điều này hết sức rõ ràng: "Điều đáng nói ở đây là cộng đồng, vốn dĩ trước đây bị hãm trong gông cùm của trạng thái tự phụ thuộc, lại dễ dàng bị lung lạc bởi một số kẻ đỡ đầu bảo thủ, những kẻ không đủ khả năng tự khai sáng. Đau đớn thay, những định kiến xấu xa do những kẻ kia gieo rắc đã khiến cho cộng đồng đó tự trả thù chính mình bằng cách kìm hãm, buộc những người ưu tú cùng ở lại trong vòng nô lệ. Do vậy, khai sáng cả cộng đồng là một quá trình lâu dài." Cái hiện thực đơn sơ nhất của một cộng đồng chưa được khai sáng là:
"Khai sáng cho cả một cộng đồng, tất cả không cần gì khác ngoài tự do. Quyền tự do ngôn luận đó chính là dạng thức tự do nguyên sinh nhất để công khai trước cộng đồng lý trí của một cá nhân về mọi lĩnh vực. Nhưng tôi đang nghe thấy ở khắp mọi nơi tiếng rền rĩ: Đừng có tranh luận. Ngài sĩ quan nói, chớ tranh luận, hãy thực hành. Ông thuế vụ nói: Đừng tranh luận, trả tiền đi. Vị giáo sĩ nói: Đừng tranh luận, hãy tin tưởng. (Duy chỉ có một Ngài trên thế giới nói: Hãy tranh luận bằng tất cả năng lực của các người về bất kỳ cái gì các người muốn, nhưng hãy vâng lời!). Tất cả những điều này có nghĩa là giới hạn của tự do có ở mọi nơi. Nhưng giới hạn nào ngăn cản, và giới hạn nào thúc đẩy Khai sáng?
Tôi có thể trả lời: quyền tự do công khai lý trí cá nhân cần phải được tôn trọng tuyệt đối, và nó sẽ mang đến sự khai sáng cho nhân loại; Việc sử dụng lý trí một cách riêng tư thường được chấp nhận trong một giới hạn nhất định khi mà nó không làm cản trở sự tiến bộ của khai sáng. Nhưng quyền công khai lý trí của một cá nhân, theo tôi hiểu, đó là việc một cá nhân, với tư cách là một học giả, được phát ngôn trước toàn thể công luận, còn việc sử dụng riêng tư lý trí của một người, đó là một cá nhân cụ thể được sự tín nhiệm của cộng đồng, có thể sử dụng lý trí của riêng họ một cách riêng tư trong những điều kiện và khuôn khổ nhất định."
Khi còn vị thành niên, người ta tuy sống trong thế kỷ 21 sẽ vẫn vô cảm, sẽ vẫn không bận tâm về những điều quan trọng, những nguyên do đã được cả kỷ nguyên Khai Sáng khởi thảo và văn minh nhân loại đi suốt hơn 200 năm qua. Nhờ phong trào Khai Sáng mà tại châu Âu đã làm nên những biến chuyển "dân quyền, tự do, dân chủ..." của Nhà nước, xã hội và con người và Nhật Bản các thế kỷ 17, 18 bứt lên ngoạn mục từ mô hình phong kiến lạc hậu trước đó.
Điều thứ hai, người Việt đã quá lãng phí và vô cảm đối với những cơ hội để cùng nhau vươn lên, cùng nhau khai sáng. Ba yếu tố tôi quan sát là: 1) việc tận dụng công nghệ Internet cho học tập, thực học; 2) xuất bản và học tập tinh thần của những tác phẩm kinh điển, tinh hoa; 3) môi trường tư tưởng, phản biện cởi mở, văn minh
1) Về công nghệ Internet, rất nhiều bạn vẫn đang quay cuồng trong thế giới tin tức online theo cách sai lệch, vô nghĩa.
2) Về xuất bản và đọc sách: Qua quan sát, chúng tôi thấy người Việt chưa có thói quen đọc sách, lại càng hiếm người đọc sách tinh hoa, sách kinh điển của thời kỳ Khai sáng. Nền tảng tư duy của "người trưởng thành", của văn minh nhân loại lại nằm ở những cuốn sách tinh hoa lớn của thời kỳ Khai sáng 200 năm trước (ví dụ: Montesquieu, Rousseau, Voltaire,...) và tiếp tục xuất hiện thêm những tác giả mới cho đến hôm nay.
Khoảng năm 1902-1907, các cuốn sách đó được dịch sang tiếng Trung thành Tân Thư. Những sĩ phu Việt Nam đã thông qua Tân Thư nắm được những nền tảng tư tưởng của văn minh tiến bộ và nhìn ra vấn đề của dân tộc ta. Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết năm 1928: “Cái dốt là cái họa của người An Nam”. Do đó, cụ Phan Châu Trinh đã lập nên phong trào Duy Tân năm 1906 với trọng tâm là "Khai Dân Trí" nghĩa là nhằm khai sáng người Việt. “… nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc”. Tiếc rằng phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục của các cụ nhằm dạy chữ, dạy tri thức mới, học hỏi Tân Thư sớm bị thực dân Pháp dập tắt, người Việt lỡ nhịp hơn 200 năm, chưa từng quay lại hơi thở cách mạng đó. Thật may, gần đây một số sách Tinh hoa đã được NXB Tri thức xuất bản lại, còn người đọc vẫn thiếu những ý thức đọc trên tinh thần Khai sáng hay của phong trào Duy Tân thuở 100 năm trước và những sách xuất bản mới của thế giới.
3) Về môi trường tư tưởng, phản biện: Qua quan sát đến những sự kiện mới nhất đây, chúng tôi thấy rằng nước ta chưa thoát khỏi tàn dư phong kiến là không được tự do thảo luận, phản biện mọi vấn đề mà người trưởng thành cần trao đổi; còn có rất nhiều tư tưởng bị gán ghép thành "tà", "thuyết"; vấn đề này, vấn đề kia, chủ đề này nọ còn có kỵ, húy, sự độc quyền và cấm đoán tư tưởng ở 1 số nội dung dù cho nó liên quan sát sườn đến mọi hoạt động của Nhà nước... Đất nước chưa thực sự có môi trường trao đổi và tôn trọng những tư tưởng khác biệt, chưa có sự bình đẳng trong việc trao đổi và truyền thông tư tưởng. Các lãnh đạo không phải là người đi đầu trong phong trào Khai sáng cho đất nước. Ít có nhà lãnh đạo nào nói tới tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do xuất bản... và có hành động khuyến khích, bênh vực, bảo vệ trước sự xâm phạm các quyền này.
Hậu quả của điều thứ hai này là gì?
Thời gian cho phát triển, công nghệ hiện đại xã hội đã đầu tư đang bị vận hành hết sức lãng phí, thậm chí ở nhiều nơi quan trọng 2 nguồn lực quan trọng nhất này đã bị vô hiệu hóa, thậm chí ngăn trở quá trình khai sáng chung. Không tụt hậu về trí tuệ thì cũng lạ thật!
Một "xã hội học tập" trên diện rộng là đây? Một xã hội không ngừng tìm kiếm tầm cao trí tuệ mới, mọi người đang cùng nhau hừng hực khai sáng đúng nghĩa và vươn lên là đây? Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với phần nhân loại đang khai sáng là đây?
Xã hội rồi sẽ mang dáng dấp "Vị thành niên" bởi duy trì và vận hành bởi những sản phẩm tư tưởng mang nguy cơ lạc hậu nhãn tiền do "giám hộ" bao cấp cho. Càng ngày, điều đó càng bộc lộ rõ hơn trước công cuộc phản biện của những người đã vươn lên khai sáng.
Xã hội ngày một thiếu năng lực tích lũy, kế thừa áp dụng những điều ngày một hợp lý hơn trên tầm cao của sự học hỏi liên tục. Các tư tưởng cốt lõi của Nhà nước, của xã hội văn minh tiềm tàng khả năng bị hiểu sai, áp dụng sai cách vì nó không được cộng đồng, mổ sẻ, phân tích, lật đi lật lại, bác bỏ. Người thụ hưởng thiếu cơ chế đánh giá, kiểm nghiệm công bằng, khách quan bằng lý trí. Xã hội không dựa trên tri thức hợp lý, sẽ tràn lan hiện tượng đối xử tùy tiện với tri thức, không tạo ra những phương thức chọn lựa để có "tri thức cộng đồng" ngày một hợp lý hơn.
Ở một xã hội như vậy, con người dễ dàng bị lệ thuộc, bị lợi dụng, thiếu hụt năng lực nhận thức và tự bảo vệ mình, ít ra bằng tư tưởng, không sẵn sàng nhận ra bất công và bênh vực những người bị oan ức, bị thiệt thòi. Còn người nổi trội quá về trí tuệ, càng thiếu cơ hội phát triển, trở nên lạc lõng, còn càng thể hiện trách nhiệm thì càng dễ bị quy kết này nọ, rồi bị vô hiệu hóa... thiệt hại vô cùng lớn để xã hội có thể vươn lên.
Đến nay, chúng tôi thấy rõ sự cần thiết khôi phục lại phong trào Khai Sáng cho người Việt, giúp chuyển biến ý thức, thói quen, nhận thức của từng cá nhân, một chặng đường tất yếu mỗi cá nhân phải trải qua. Khẩu hiệu phong trào Khai sáng của I. Kant năm 1874 phải trở thành khẩu hiệu của chúng ta bây giờ: "Tri thức làm nên dũng khí! Hãy can đảm sử dụng tri thức của chính mình!"
Trong quá trình tự khai sáng mình, nhóm biên tập chungta.com 8 năm qua luôn mong mỏi mỗi người ý thức hơn nữa việc tự khai sáng mình và hỗ trợ người khác tham gia khai sáng (để cùng làm chủ xã hội), có ý thức vượt qua 2 thói quen cố hữu "Lười biếng và hèn nhát". Càng ngày, ban biên tập càng mong muốn thay đổi chungta.com thành một công cụ hữu ích thúc đẩy ý thức khai sáng và trợ giúp cho mọi cá nhân nâng tầm trình độ, năng lực tư duy để thực thi khai sáng.
- Cung cấp phương pháp làm việc với tri thức: học/ nghiên cứu, đọc/ viết, tư duy/ tranh luận, giải quyết vấn đề, thuyết trình, phản biện
- Hệ thống hóa những Tri thức nền tảng, cơ sở: Tư tưởng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa đang là căn nguyên phát triển cá nhân, cộng đồng thời nay.
- Giới thiệu các tác phẩm, bộ sách tinh hoa thế giới chứa đựng suy nghĩ, ý tưởng căn bản
Thôi thúc Ý thức, tinh thần Khai sáng của từng người:
- “Thực Học” cố gắng vượt qua chính mình, theo đuổi, chiêm nghiệp và vận dụng các tư tưởng lớn của phương Tây để hoàn thiện cá nhân, cộng đồng
- Nâng cao ý thức của người dân về dân quyền – quyền làm chủ của mình, xây dựng xã hội văn minh, chuyên nghiệp; cá nhân trông chờ vào mình, bằng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, biết hoài nghi, không trông chờ, ỷ lại
- Chia sẻ các Phong sách sống tích cực: sống trí tuệ, tâm hồn rộng mở, trách nhiệm cộng đồng.
Phổ cập, phát triển văn hóa Việt Nam:
- Phát hiện (nội dung, tác phẩm/ công cụ, sự kiện/ con người…) liên quan văn hóa
- Tổ chức, liên kết, liên hệ các giá trị văn hóa
- Gợi ý, chia sẻ, trao đổi, phổ biến nhanh các chủ đề: lý tưởng, thế giới quan, giá trị quan...
Bài này có thể coi là một tổng kết, một vài suy nghĩ về chặng đường chungta.com đã đi qua cùng bạn đọc! Khai sáng là sự nghiệp lâu dài chung của TẤT CẢ chúng ta. Phía trước chúng tôi còn nhiều mục tiêu phải vượt qua.
Nói như Alibaba trong câu chuyện thuở đầu tiên của chungta.com, thần chú "Vừng ơi mở cửa!" để mở kho báu Trí tuệ và Đạo lý cho mỗi người chúng ta chính là: "Tri thức làm nên dũng khí! Hãy can đảm sử dụng tri thức của chính mình!"
Rất tự hào được đồng hành cùng các bạn trên con đường Khai Sáng!
2- Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì? (I. Kant, những đoạn trích dẫn chữ xanh)
3- Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-xây
Nguồn: Chungta.com
Ngày 27/10/2003, Chungta.com xuất hiện lần đầu trên Internet với bài viết đầu tiên với "Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21: Ý tưởng cho giáo dục Việt Nam".
Ngày đó, chúng tôi thấy rằng, nền giáo dục phải đảm nhiệm trọng trách của xã hội trao cho là giúp cho mỗi người biết cách chủ động trong học tập, biết độc lập suy nghĩ, sử dụng trí tuệ của mình, biết làm chủ và phát triển năng lực trí tuệ, năng lực tinh thần, biết cách nhận thức quyền tự do và sử dụng quyền tự do của mình (gồm cả tự do chính trị) một cách có trách nhiệm... Con người trưởng thành của nền giáo dục đó là con người thực sự tự do, con người của tinh thần Khai sáng, con người của nền giáo dục Khai phóng mà văn minh loài người vạch ra từ hơn 200 năm trước.
Vào lúc đó, và cả cho đến nay, hai điều chúng tôi nhận ra không có thay đổi gì đáng kể:
Điều thứ nhất, còn có rất nhiều người Việt tôi quan sát được, chưa từng khai sáng, nghĩa là chưa thể tự mình thoát khỏi trạng thái "vị thành niên" để trở thành "người trưởng thành" , nói như Immanuel Kant năm 1784, thì người trưởng thành là "con người thực sự với những phẩm chất mang tính người cao nhất"2). “Vị thành niên là vì không có khả năng sử dụng lý trí của mình mà không cần đến sự dẫn dắt của kẻ khác”. Có một tỷ lệ lớn người Việt ở mọi lứa tuổi đang lảng tránh những việc chung của đất nước bởi họ cho rằng đó là việc người khác nghĩ, người khác lo. Họ đang lười suy nghĩ, đang ích kỷ cá nhân chăng? I. Kant đã nói rõ "Lười biếng và hèn nhát là những nguyên nhân tại sao có một phần lớn đến như vậy của nhân loại, sau khi đã được giải phóng khỏi sự phụ thuộc vào thiên nhiên, mà suốt đời vẫn muốn tồn tại trong trạng thái tự phụ thuộc. Đây cũng là nguyên nhân tại sao có một số người dễ dàng phó mặc số phận của họ cho những người bảo hộ."
Hậu quả của điều thứ nhất này là gì?
Càng trì hoãn khai sáng cho mình, cá nhân càng lún sâu vào việc phụ thuộc người khác, mất đi tự do hay là bị kẻ khác lợi dụng. Nhìn trên một diện rộng thì cá nhân đó đang vô trách nhiệm với nhân loại, với lịch sử, bị loại bỏ các nấc thang đầu tiên của chiếc thang sự nghiệp, mất đi năng lực làm một người công dân đúng đắn. Một cách không chống cự gì, người đó đã tự đánh mất cơ hội trở thành một người tự do bởi chính sự ru ngủ của "kẻ giám hộ", của vỏ kén "vị thành niên" của mình.
Kant nói về trách nhiệm khai sáng của cá nhân với lịch sử nhân loại như sau: "Một người nào đó, có thể là vì lý do cá nhân, trong một giai đoạn nhất định, có thể trì hoãn sự khai sáng của anh ta về những vấn đề mà anh ta buộc phải nhận thức. Nhưng việc triệt tiêu sự khai sáng, có thể cho bản thân anh ta và hơn thế nữa, cho các thế hệ kế tiếp, đồng nghĩa với việc vi phạm, và chà đạp lên những quyền thiêng liêng của nhân loại."
Kant nói về tính sâu sắc của các cuộc cách mạng xã hội như sau: "Một cuộc cách mạng cùng lắm là lật đổ được một chế độ độc tài bạo ngược, giải phóng khỏi sự áp bức về thân thể, nhưng một cuộc cách mạng không thể ngay lập tức làm thay đổi được tư duy của cộng đồng. Ngược lại, thành kiến mới lại đến, thay cho cái đã bị phế truất, để điều khiển đám đông ngu xuẩn kia."
Và Kant cũng nói về đòi hỏi với một người công dân đích thực: "Một công dân không thể từ chối nghĩa vụ đối với quốc gia, anh ta có bổn phận phải thực hiện, một lời đùa cợt thôi cũng có thể bị trừng phạt một cách nghiêm khắc, để tránh những vi phạm có tính dây chuyền. Tuy nhiên, chính người đó, với trách nhiệm của một công dân và với tư cách của một học giả, công khai quan điểm của mình về những sự bất hợp lý, thậm chí là sự phi pháp của những nghĩa vụ mà anh ta đang phải thực hiện."
Nói như Karl Marx: "Sự ngu dốt, đó là cái sức mạnh quỷ sứ, và chúng tôi sợ rằng nó sẽ còn là nguyên nhân của nhiều bi kịch.". Con người thiếu khai sáng, cộng đồng thiếu khai sáng sẽ đi đến kết cục xã hội không có tự do. I. Kant nói về điều này hết sức rõ ràng: "Điều đáng nói ở đây là cộng đồng, vốn dĩ trước đây bị hãm trong gông cùm của trạng thái tự phụ thuộc, lại dễ dàng bị lung lạc bởi một số kẻ đỡ đầu bảo thủ, những kẻ không đủ khả năng tự khai sáng. Đau đớn thay, những định kiến xấu xa do những kẻ kia gieo rắc đã khiến cho cộng đồng đó tự trả thù chính mình bằng cách kìm hãm, buộc những người ưu tú cùng ở lại trong vòng nô lệ. Do vậy, khai sáng cả cộng đồng là một quá trình lâu dài." Cái hiện thực đơn sơ nhất của một cộng đồng chưa được khai sáng là:
"Khai sáng cho cả một cộng đồng, tất cả không cần gì khác ngoài tự do. Quyền tự do ngôn luận đó chính là dạng thức tự do nguyên sinh nhất để công khai trước cộng đồng lý trí của một cá nhân về mọi lĩnh vực. Nhưng tôi đang nghe thấy ở khắp mọi nơi tiếng rền rĩ: Đừng có tranh luận. Ngài sĩ quan nói, chớ tranh luận, hãy thực hành. Ông thuế vụ nói: Đừng tranh luận, trả tiền đi. Vị giáo sĩ nói: Đừng tranh luận, hãy tin tưởng. (Duy chỉ có một Ngài trên thế giới nói: Hãy tranh luận bằng tất cả năng lực của các người về bất kỳ cái gì các người muốn, nhưng hãy vâng lời!). Tất cả những điều này có nghĩa là giới hạn của tự do có ở mọi nơi. Nhưng giới hạn nào ngăn cản, và giới hạn nào thúc đẩy Khai sáng?
Tôi có thể trả lời: quyền tự do công khai lý trí cá nhân cần phải được tôn trọng tuyệt đối, và nó sẽ mang đến sự khai sáng cho nhân loại; Việc sử dụng lý trí một cách riêng tư thường được chấp nhận trong một giới hạn nhất định khi mà nó không làm cản trở sự tiến bộ của khai sáng. Nhưng quyền công khai lý trí của một cá nhân, theo tôi hiểu, đó là việc một cá nhân, với tư cách là một học giả, được phát ngôn trước toàn thể công luận, còn việc sử dụng riêng tư lý trí của một người, đó là một cá nhân cụ thể được sự tín nhiệm của cộng đồng, có thể sử dụng lý trí của riêng họ một cách riêng tư trong những điều kiện và khuôn khổ nhất định."
Khi còn vị thành niên, người ta tuy sống trong thế kỷ 21 sẽ vẫn vô cảm, sẽ vẫn không bận tâm về những điều quan trọng, những nguyên do đã được cả kỷ nguyên Khai Sáng khởi thảo và văn minh nhân loại đi suốt hơn 200 năm qua. Nhờ phong trào Khai Sáng mà tại châu Âu đã làm nên những biến chuyển "dân quyền, tự do, dân chủ..." của Nhà nước, xã hội và con người và Nhật Bản các thế kỷ 17, 18 bứt lên ngoạn mục từ mô hình phong kiến lạc hậu trước đó.
Điều thứ hai, người Việt đã quá lãng phí và vô cảm đối với những cơ hội để cùng nhau vươn lên, cùng nhau khai sáng. Ba yếu tố tôi quan sát là: 1) việc tận dụng công nghệ Internet cho học tập, thực học; 2) xuất bản và học tập tinh thần của những tác phẩm kinh điển, tinh hoa; 3) môi trường tư tưởng, phản biện cởi mở, văn minh
1) Về công nghệ Internet, rất nhiều bạn vẫn đang quay cuồng trong thế giới tin tức online theo cách sai lệch, vô nghĩa.
List 10 bài đọc nhiều nhất Vietnamnet lúc 11h30 ngày 19/11/2010
1. Bất ngờ vụ “người giàu nhất Quảng Ninh"
2. Bé 3 tuổi đào được hộp vàng 4 triệu USD
3. Hà Nội: Người nước ngoài cướp taxi, gây TNGT liên hoàn
4. Nhức lòng teen múa thoát y để "show hàng"
5. "Bộ mặt" lạ của những sát thủ máu lạnh
6. "Lấy ròng rọc chở quan tài xuống à?"
7. Xôn xao clip bắt quả tang gái mại dâm "nude toàn tập"
8. Học sinh "tống tình" cô giáo cũ vì cuồng yêu
9. MC Hàn Quốc mặc như không lên truyền hình
10. Chúa là người và không phục sinh!
Lượng web site giải trí, đăng tin thời sự và lượt truy cập rất cao chúng nói lên điều gì? Thời gian của tuổi trẻ và công nghệ đẳng cấp nhất của nhân loại của những người "vị thành niên" chỉ dành cho tin hot, tin giải trí? Càng ngó nghiêng, cái vô bổ, cái độc hại bao nhiêu, họ càng dễ bị chúng dụ dỗ, lôi kéo bấy nhiêu. Internet, một biểu tượng của nền văn minh lẽ ra trở thành cơ hội để bạn vươn lên, trưởng thành, tự do thực sự lại vô tình tiếp tay để các bạn trẻ trao nhau những cái xấu, làm bạn kẹt trong hỗn độn những cái thấp cấp/ vô bổ, thậm chí đẩy bạn lệ thuộc nhiều hơn vào cái xấu xa, bao quanh bởi những kẻ lợi dụng.1. Bất ngờ vụ “người giàu nhất Quảng Ninh"
2. Bé 3 tuổi đào được hộp vàng 4 triệu USD
3. Hà Nội: Người nước ngoài cướp taxi, gây TNGT liên hoàn
4. Nhức lòng teen múa thoát y để "show hàng"
5. "Bộ mặt" lạ của những sát thủ máu lạnh
6. "Lấy ròng rọc chở quan tài xuống à?"
7. Xôn xao clip bắt quả tang gái mại dâm "nude toàn tập"
8. Học sinh "tống tình" cô giáo cũ vì cuồng yêu
9. MC Hàn Quốc mặc như không lên truyền hình
10. Chúa là người và không phục sinh!
2) Về xuất bản và đọc sách: Qua quan sát, chúng tôi thấy người Việt chưa có thói quen đọc sách, lại càng hiếm người đọc sách tinh hoa, sách kinh điển của thời kỳ Khai sáng. Nền tảng tư duy của "người trưởng thành", của văn minh nhân loại lại nằm ở những cuốn sách tinh hoa lớn của thời kỳ Khai sáng 200 năm trước (ví dụ: Montesquieu, Rousseau, Voltaire,...) và tiếp tục xuất hiện thêm những tác giả mới cho đến hôm nay.
Khoảng năm 1902-1907, các cuốn sách đó được dịch sang tiếng Trung thành Tân Thư. Những sĩ phu Việt Nam đã thông qua Tân Thư nắm được những nền tảng tư tưởng của văn minh tiến bộ và nhìn ra vấn đề của dân tộc ta. Cụ Huỳnh Thúc Kháng viết năm 1928: “Cái dốt là cái họa của người An Nam”. Do đó, cụ Phan Châu Trinh đã lập nên phong trào Duy Tân năm 1906 với trọng tâm là "Khai Dân Trí" nghĩa là nhằm khai sáng người Việt. “… nếu có thoát khỏi tay ngoại bang, giành được độc lập, mà không có dân quyền, không có dân chủ, dân trí thấp, người dân không giác ngộ về quyền dân chủ của mình và sử dụng có hiệu quả quyền đó để làm chủ đất nước, xã hội, thì cũng là vô nghĩa, nhân dân không thể có hạnh phúc, đất nước không thể phát triển, và như vậy nền độc lập dân tộc cũng không thể vững chắc”. Tiếc rằng phong trào Duy Tân và Đông Kinh Nghĩa Thục của các cụ nhằm dạy chữ, dạy tri thức mới, học hỏi Tân Thư sớm bị thực dân Pháp dập tắt, người Việt lỡ nhịp hơn 200 năm, chưa từng quay lại hơi thở cách mạng đó. Thật may, gần đây một số sách Tinh hoa đã được NXB Tri thức xuất bản lại, còn người đọc vẫn thiếu những ý thức đọc trên tinh thần Khai sáng hay của phong trào Duy Tân thuở 100 năm trước và những sách xuất bản mới của thế giới.
3) Về môi trường tư tưởng, phản biện: Qua quan sát đến những sự kiện mới nhất đây, chúng tôi thấy rằng nước ta chưa thoát khỏi tàn dư phong kiến là không được tự do thảo luận, phản biện mọi vấn đề mà người trưởng thành cần trao đổi; còn có rất nhiều tư tưởng bị gán ghép thành "tà", "thuyết"; vấn đề này, vấn đề kia, chủ đề này nọ còn có kỵ, húy, sự độc quyền và cấm đoán tư tưởng ở 1 số nội dung dù cho nó liên quan sát sườn đến mọi hoạt động của Nhà nước... Đất nước chưa thực sự có môi trường trao đổi và tôn trọng những tư tưởng khác biệt, chưa có sự bình đẳng trong việc trao đổi và truyền thông tư tưởng. Các lãnh đạo không phải là người đi đầu trong phong trào Khai sáng cho đất nước. Ít có nhà lãnh đạo nào nói tới tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do xuất bản... và có hành động khuyến khích, bênh vực, bảo vệ trước sự xâm phạm các quyền này.
Hậu quả của điều thứ hai này là gì?
Thời gian cho phát triển, công nghệ hiện đại xã hội đã đầu tư đang bị vận hành hết sức lãng phí, thậm chí ở nhiều nơi quan trọng 2 nguồn lực quan trọng nhất này đã bị vô hiệu hóa, thậm chí ngăn trở quá trình khai sáng chung. Không tụt hậu về trí tuệ thì cũng lạ thật!
Một "xã hội học tập" trên diện rộng là đây? Một xã hội không ngừng tìm kiếm tầm cao trí tuệ mới, mọi người đang cùng nhau hừng hực khai sáng đúng nghĩa và vươn lên là đây? Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với phần nhân loại đang khai sáng là đây?
Xã hội rồi sẽ mang dáng dấp "Vị thành niên" bởi duy trì và vận hành bởi những sản phẩm tư tưởng mang nguy cơ lạc hậu nhãn tiền do "giám hộ" bao cấp cho. Càng ngày, điều đó càng bộc lộ rõ hơn trước công cuộc phản biện của những người đã vươn lên khai sáng.
Xã hội ngày một thiếu năng lực tích lũy, kế thừa áp dụng những điều ngày một hợp lý hơn trên tầm cao của sự học hỏi liên tục. Các tư tưởng cốt lõi của Nhà nước, của xã hội văn minh tiềm tàng khả năng bị hiểu sai, áp dụng sai cách vì nó không được cộng đồng, mổ sẻ, phân tích, lật đi lật lại, bác bỏ. Người thụ hưởng thiếu cơ chế đánh giá, kiểm nghiệm công bằng, khách quan bằng lý trí. Xã hội không dựa trên tri thức hợp lý, sẽ tràn lan hiện tượng đối xử tùy tiện với tri thức, không tạo ra những phương thức chọn lựa để có "tri thức cộng đồng" ngày một hợp lý hơn.
Ở một xã hội như vậy, con người dễ dàng bị lệ thuộc, bị lợi dụng, thiếu hụt năng lực nhận thức và tự bảo vệ mình, ít ra bằng tư tưởng, không sẵn sàng nhận ra bất công và bênh vực những người bị oan ức, bị thiệt thòi. Còn người nổi trội quá về trí tuệ, càng thiếu cơ hội phát triển, trở nên lạc lõng, còn càng thể hiện trách nhiệm thì càng dễ bị quy kết này nọ, rồi bị vô hiệu hóa... thiệt hại vô cùng lớn để xã hội có thể vươn lên.
Đến nay, chúng tôi thấy rõ sự cần thiết khôi phục lại phong trào Khai Sáng cho người Việt, giúp chuyển biến ý thức, thói quen, nhận thức của từng cá nhân, một chặng đường tất yếu mỗi cá nhân phải trải qua. Khẩu hiệu phong trào Khai sáng của I. Kant năm 1874 phải trở thành khẩu hiệu của chúng ta bây giờ: "Tri thức làm nên dũng khí! Hãy can đảm sử dụng tri thức của chính mình!"
Trong quá trình tự khai sáng mình, nhóm biên tập chungta.com 8 năm qua luôn mong mỏi mỗi người ý thức hơn nữa việc tự khai sáng mình và hỗ trợ người khác tham gia khai sáng (để cùng làm chủ xã hội), có ý thức vượt qua 2 thói quen cố hữu "Lười biếng và hèn nhát". Càng ngày, ban biên tập càng mong muốn thay đổi chungta.com thành một công cụ hữu ích thúc đẩy ý thức khai sáng và trợ giúp cho mọi cá nhân nâng tầm trình độ, năng lực tư duy để thực thi khai sáng.
Sứ mệnh và mục tiêu của chungta.com sẽ là gì?
Chia sẻ rộng rãi, phổ cập tới từng người:- Cung cấp phương pháp làm việc với tri thức: học/ nghiên cứu, đọc/ viết, tư duy/ tranh luận, giải quyết vấn đề, thuyết trình, phản biện
- Hệ thống hóa những Tri thức nền tảng, cơ sở: Tư tưởng chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa đang là căn nguyên phát triển cá nhân, cộng đồng thời nay.
- Giới thiệu các tác phẩm, bộ sách tinh hoa thế giới chứa đựng suy nghĩ, ý tưởng căn bản
Thôi thúc Ý thức, tinh thần Khai sáng của từng người:
- “Thực Học” cố gắng vượt qua chính mình, theo đuổi, chiêm nghiệp và vận dụng các tư tưởng lớn của phương Tây để hoàn thiện cá nhân, cộng đồng
- Nâng cao ý thức của người dân về dân quyền – quyền làm chủ của mình, xây dựng xã hội văn minh, chuyên nghiệp; cá nhân trông chờ vào mình, bằng suy nghĩ độc lập, sáng tạo, biết hoài nghi, không trông chờ, ỷ lại
- Chia sẻ các Phong sách sống tích cực: sống trí tuệ, tâm hồn rộng mở, trách nhiệm cộng đồng.
Phổ cập, phát triển văn hóa Việt Nam:
- Phát hiện (nội dung, tác phẩm/ công cụ, sự kiện/ con người…) liên quan văn hóa
- Tổ chức, liên kết, liên hệ các giá trị văn hóa
- Gợi ý, chia sẻ, trao đổi, phổ biến nhanh các chủ đề: lý tưởng, thế giới quan, giá trị quan...
Bài này có thể coi là một tổng kết, một vài suy nghĩ về chặng đường chungta.com đã đi qua cùng bạn đọc! Khai sáng là sự nghiệp lâu dài chung của TẤT CẢ chúng ta. Phía trước chúng tôi còn nhiều mục tiêu phải vượt qua.
Nói như Alibaba trong câu chuyện thuở đầu tiên của chungta.com, thần chú "Vừng ơi mở cửa!" để mở kho báu Trí tuệ và Đạo lý cho mỗi người chúng ta chính là: "Tri thức làm nên dũng khí! Hãy can đảm sử dụng tri thức của chính mình!"
Rất tự hào được đồng hành cùng các bạn trên con đường Khai Sáng!
Tham khảo:
1- Cần cuộc cách mạng Khai sáng của người Việt2- Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì? (I. Kant, những đoạn trích dẫn chữ xanh)
3- Cuộc hội ngộ 5 nhân vật phi thường ở Mác-xây
Nguồn: Chungta.com
- Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Phần 1)(Phạm Nguyên Trường)
La Thành dịch và chú thích
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9
1.Tình hình hiện nay thôi thúc tôi gửi tới ban biên tập bức thư này, bày tỏ ý kiến của mình (không phải lần đầu tiên) về những chủ đề liên quan tới địa vị, vai trò và tầm quan trọng của giới trí thức trong xã hội chúng ta.Đây không phải một bài báo, mà là một bức thư. Thôi thì tôi cứ nói không theo một trình tự chặt chẽ, mà theo cách tôi mường tượng hiện nay về thực tại, theo cách mà kinh nghiệm sống của bản thân đang thúc bách tôi lên tiếng.
1.Tình hình hiện nay thôi thúc tôi gửi tới ban biên tập bức thư này, bày tỏ ý kiến của mình (không phải lần đầu tiên) về những chủ đề liên quan tới địa vị, vai trò và tầm quan trọng của giới trí thức trong xã hội chúng ta.Đây không phải một bài báo, mà là một bức thư. Thôi thì tôi cứ nói không theo một trình tự chặt chẽ, mà theo cách tôi mường tượng hiện nay về thực tại, theo cách mà kinh nghiệm sống của bản thân đang thúc bách tôi lên tiếng.
Vậy, thế nào là giới trí thức? Tôi nhìn nhận và hiểu về họ như thế nào?
Trong nhiều ngôn ngữ nước ngoài và trong các từ điển, từ ‘интеллигенция’ (đọc như [in-tel-li-ghen-tsi-ĭa] – người dịch) thông thường không được dịch một mình, mà đi kèm với một tính từ tương đương với “của Nga” / “thuộc về Nga” / “kiểu Nga”. [1] Đây là một khái niệm thuần Nga và nội dung của nó chủ yếu khơi gợi một cảm xúc xã hội. Nói cho rõ hơn, do những đặc điểm của quá khứ lịch sử Nga, chúng ta, những người Nga, thường ưa những ý niệm duy cảm hơn các định nghĩa lô-gích.
Tôi đã sống qua nhiều biến cố lịch sử, đã nhìn mãn nhãn quá nhiều điều khác thường và vì thế, tôi có thể nói về giới trí thức Nga theo cách không đưa ra cho nó một định nghĩa chân xác, mà chỉ bằng suy ngẫm về những đại diện xứng đáng nhất của nó – những người mà theo quan điểm của tôi, có thể liệt vào đội ngũ các nhà trí thức.
Hiển nhiên A. I. Solzhenitsyn [2] đã có lý: người trí thức không đơn thuần là người có học vấn, càng không phải là kiểu người mà ông kêu bằng thuật ngữ “kỹ giả” [3] – một thứ gì đó gần giống như “kẻ mạo xưng” hoặc “ma cà bông”. Có thể hơi cay nghiệt một chút, nhưng Aleksandr Isaevich (tức A. I. Solzhenitsyn – người dịch) muốn bao hàm trong thuật ngữ này lớp người có giáo dục nhưng vụ lợi, dễ bị mua chuộc, tóm lại là xoàng xĩnh về tinh thần.
Người trí thức: đó là đại diện của một nghề nghiệp gắn với lao động trí óc – kỹ sư, bác sĩ, nhà khoa học, hoạ sĩ, nhà văn –, và phải là con người có sự đoan chính về nhận thức. Cá nhân tôi rất bối rối bởi cụm từ được dùng phổ biến (để phiếm chỉ giới trí thức – người dịch) là “giới sáng tạo”: nói cho đúng thì một bộ phận nào đó của giới này có thể hoàn toàn không sáng tạo. Mọi trí thức ít nhiều đều làm công việc sáng tạo; nhưng mặt khác, khi một con người viết, giảng dạy, tạo ra tác phẩm nghệ thuật theo đơn đặt hàng, theo nhiệm vụ được giao trên tinh thần các yêu cầu của đảng, của nhà nước hay của bất cứ “người đặt hàng có khuynh hướng tư tưởng” nào, thì theo tôi, anh ta chẳng có gì là trí thức cả, mà là kẻ làm thuê.
Theo kinh nghiệm sống của tôi, chỉ những con người tự do trong đức tin của mình, những con người không bị lệ thuộc bởi các ràng buộc kinh tế, đảng phái, quyền chính, không phải tuân phục các khế ước tư tưởng, mới thuộc về giới trí thức.
Nguyên tắc cơ bản của phẩm tính trí thức là tự do trí tuệ – tự do trong tư cách một phạm trù đạo đức. Con người trí thức chỉ không tự do với lương tâm và với tư duy của mình. Tuy nhiên, tôi cho rằng người ta cũng có thể mất tự do bởi những nguyên tắc được tin là bất di bất dịch. Điều này liên quan đến những người mắc phải hội chứng tiền thuỳ [4] , luôn luôn bênh vực những tư duy cũ của mình, những tư duy mà họ đã từng phát biểu hoặc thậm chí đã thực hành theo trong cuộc sống, song bản thân chúng lại làm tê liệt tự do của chính họ. Dostoevskiĭ đã gọi những niềm tin như vậy là những bộ “đồng phục”, còn những con người có “niềm tin theo chức trách” là những người mặc đồng phục.
Con người phải có quyền thay đổi đức tin của mình vì những lý do nghiêm cẩn. Nếu như anh ta thay đổi đức tin do những suy tính lợi ích, đó sẽ là một khiếm khuyết đạo đức trầm trọng. Nếu một người trí thức, khi cảm thấy mình sai trái – nhất là trong những vấn đề can hệ đến đạo đức –, suy xét đi đến những quan niệm khác, anh ta không thể bị đánh giá thấp.
Lương tri không chỉ là vị thần hộ mệnh của nhân phẩm, nó còn là người cầm lái của tự do. Lương tri sẽ trông coi để tự do không bị biến thành sự tuỳ tiện, mà trỏ cho con người đường đi nước bước đích xác của anh ta trong những tình thế hỗn tạp của cuộc sống, nhất là cuộc sống hiện đại.
Vấn đề nền tảng đạo đức của phẩm tính trí thức quan trọng đến đỗi tôi muốn dừng lại đây thêm chút nữa. Trước hết, tôi muốn nói rằng bác học không phải lúc nào cũng là trí thức (trong ý nghĩa cao quý nhất, dĩ nhiên). Nhà học thuật sẽ không là trí thức khi anh ta quá khép kín trong chuyên môn của mình mà quên đi câu hỏi: những thành quả công việc của anh ta sẽ được ai sử dụng và sử dụng như thế nào? Khi đó, bằng cách đặt mọi thứ xuống dưới các lợi ích chuyên môn của mình, anh ta đang hy sinh những lợi ích của nhân quần hoặc của các giá trị văn hoá. Trường hợp ít phức tạp nhất là khi người ta (tức các nhà chuyên môn – người dịch) làm việc phục vụ chiến tranh hoặc tiến hành những thực nghiệm gây nguy hại cho con người hoặc gây đau đớn cho các động vật.
Nói chung, sự chăm lo và đào sâu chuyên môn là một nguyên tắc sống hoàn toàn không tồi. Hơn nữa, nước Nga đang có quá nhiều nhà nghiệp dư đảm trách những việc không thuộc chuyên môn của mình. Điều này không chỉ dính dáng đến khoa học, mà còn đến cả nghệ thuật và chính trị, là những lĩnh vực cũng rất cần đến chủ nghĩa chuyên nghiệp. Tôi đánh giá rất cao các nhà chuyên nghiệp và chủ nghĩa chuyên nghiệp, nhưng điều này không luôn luôn đồng nghĩa với việc tôi gọi các chuyên viên là những trí thức và coi tinh thần chuyên nghiệp của họ là phẩm tính trí thức.
Tôi xin nói thêm thế này: ở Nga, phẩm tính trí thức trước hết là tính độc lập của tư duy trên nền học vấn Âu châu. (Vì sao lại “Âu châu”, tôi sẽ giải thích ở dưới.) Sự độc lập này là nhất thiết đối với tất thảy những gì đang hạn chế nó, tỷ như (tôi nhắc lại) tính đảng – thứ đang ngự trị một cách chuyên quyền bên trên hành trạng và lương tri của con người –, những lo toan mưu sinh và sự nghiệp, và ngay cả những lợi ích chuyên môn – nếu chúng vượt ra ngoài giới hạn cho phép của lương tri.
2.
Tôi nhớ lại nhóm trí thức Nga quy tụ ở Petrograd vào những năm 1920 xung quanh nhà triết học Nga xuất chúng Aleksandr Aleksandrovich Meĭer – nhóm “Thứ Hai”, sau đổi tên thành nhóm “Chủ Nhật” do các thành viên của nhóm chuyển ngày nhóm họp từ Thứ Hai sang Chủ Nhật. Điều quan yếu đối với các meĭerovets [5] là sự tự do trí thức – tự do trước những đòi hỏi của giới cầm quyền, của thời cuộc, của những mối lợi vật chất, tự do trước những ý kiến của người khác. Tinh thần tự do trí thức đã xác lập hành vi thế giới quan của bản thân A. A. Meĭer, của những người xung quanh ông như K. A. Polovtsev, S. A. Askolvdov-Alekseev, G. P. Fedotov, N. P. Antsiferov, M. B. Ĭudina, N. I. Konrad, K. S. Petrov-Vodkin, L. A. Orbeli, N. V. Pigulevskaĭa và của nhiều người như họ.
Trí thức Nga nhìn chung đã đứng vững qua những thử thách của thời ly loạn, và bổn phận của tôi – một chứng nhân của thế kỷ – là tái lập một thái độ công bằng đối với họ. Chúng ta đã sử dụng quá thường xuyên cụm từ “đám thức giả thối nát”, hình dung rằng trí thức là những kẻ yếu đuối và thiếu kiên định, bởi vì chúng ta đã quen tin vào những lý giải trong các hồ sơ dự thẩm (của các vụ án truy bức trí thức thời Xô-viết – người dịch), tin vào những xuất bản phẩm theo ý thức hệ mác-xít vốn chỉ coi công nhân là “giai cấp bá quyền”. Thế nhưng, trong các vụ án đã điều tra chỉ còn lưu lại những tài liệu phù hợp với các giả thuyết dự thẩm – những giả thuyết được xây dựng nhờ khai thác các nghi can không hiếm khi bằng nhục hình mà không chỉ bằng vào vật chứng. Tệ hại nhất là tình cảnh của những người đã có gia đình. Sự tuỳ tiện vô giới hạn của các điều tra viên đã thường xuyên đe doạ những thành viên gia đình (của các nghi can – người dịch) bằng nhục hình, và chúng ta thì không đủ thẩm quyền lên án những người đã ký xác nhận các hồ sơ thẩm vấn mà không đi sâu cứu xét bản chất của sự việc. (Để thí dụ, điều tương tự đã từng xảy ra trong “vụ Hàn lâm viện” nổi tiếng thời những năm 1929–1930. [6] )
Những trí thức xuất thân là quý tộc thế truyền đã tỏ ra anh dũng siêu quần biết nhường nào! Tôi thường xuyên hồi tưởng đến Georgiĭ Mikhaĭlovich Osorgin, bị bắn ngày 28 tháng Mười năm 1929 trên đảo Solovki [7] . Ngày vợ ông (nhũ tính Golitsyna) đến thăm – điều mà đám chúa ngục ở Solovki không mong đợi –, Osorgin đã nằm buồng tử tội. Điều không mong đợi đã xảy ra do sự lạm quyền hoàn toàn phi pháp trong các trại giam ngày ấy: nhà đương cục trong đất liền không hề hay biết về quyết định tự tiện (tử hình Osorgin – người dịch) của các cai tù trên đảo. Xoay xở mọi cách, các chúa đảo đã thả Georgiĭ Mikhaĭlovich khỏi xà lim biệt giam để ông được gặp vợ với điều kiện nhà quý tộc phải hứa không nói gì với phu nhân về cuộc hành hình đang chờ đợi ông. Osorgin đã giữ lời với bầy đao phủ. Một năm sau cuộc gặp ngắn ngủi ấy, Golitsyna khởi hành đi Paris mà không ngờ rằng ngay ngày hôm sau, Georgiĭ Mikhaĭlovich sẽ bị giết một cách man rợ.
Hay như Pokrovskiĭ, vị giáo sư xạ kích học bị cụt chân, người đã kháng cự lại toán lính áp giải ông ở Thần Môn (di tích này giờ đã bị các “nhà phục chế” dỡ bỏ), đánh chúng bằng chính cây nạng gỗ của mình, chỉ để chứng tỏ rằng mình không phải là một con vật dễ bảo.
Hay G. G. Taĭbalin [8] : người đã liều mạng sống khi cho ẩn náu trong phòng mạch của mình một lão tín đồ Islam – từng là ca sĩ hay nhất của Staraĭa Bukhara [9] – hoàn toàn tứ cố vô thân, không biết lấy một từ tiếng Nga mà chỉ riêng điều này thôi cũng đã không tránh khỏi tội chết.
Tôi đã và vẫn còn chưa hết thán phục sự can đảm của giới trí thức Nga, những người đã giữ vững đức tin của mình trong hàng chục năm ròng dưới ách chuyên chế hung bạo nhất của một chính quyền Xô-viết được trang bị ý thức hệ; rất nhiều người trong số họ đã tử nạn trong lặng lẽ – những cái chết hoàn toàn không ai hay biết. Tôi thành kính nghiêng mình trước những trí thức của thế hệ đàn anh đã ra đi. Họ đã phải hứng chịu những thử thách của nạn khủng bố đỏ, bắt đầu không phải từ năm 1936 hoặc 1937 [10] mà ngay sau khi đất nước ngả sang màu lông Xô-viết.
Sự phản kháng của giới trí thức càng mạnh mẽ bao nhiêu, những hành động (của chính quyền – người dịch) chống lại họ càng tàn khốc bấy nhiêu. Chúng ta có thể xét đoán về sự phản kháng của giới trí thức thông qua mức độ của sự nghiệt ngã đã chống lại họ: Đại học Petrograd bị đóng cửa, những cuộc thanh trừng bạo liệt trong giới sinh viên được tiến hành, biết bao học giả đã bị phế truất khỏi bục giảng, chương trình đào tạo ở các trường phổ thông và trường cao đẳng bị cải cách với sự nhồi nhét của những giáo trình chính trị nhập môn, các khó khăn mà những ứng sinh muốn học lên cao phải chịu đựng. Con cái của trí thức tuyệt nhiên không được nhận vào đại học, trong khi các “lao hiệu” [11] dành cho công nhân được thiết lập. Mặc dầu vậy, trong các khu ký túc đã xuất hiện những nhóm tự đào tạo dành cho những ai đang học dở dang đại học; các giáo sư Đại học Peterburg A. I. Vvedenskiĭ và S. I. Povarnin đọc giáo án tại nhà riêng, lên lớp những bài giảng về lô-gích học, còn A. F. Losev thì bỏ tiền túi ra để xuất bản các công trình triết học của mình.
Trí thức Nga bước vào thời đại Tháng Mười Đỏ sau khi đã được tôi luyện trong những phản kháng trước đây đối với chính phủ sa hoàng. Đã không chỉ có một A. A. Meĭer quy tụ được quanh mình nhiều nhà trí thức bằng những kinh nghiệm liên kết tích luỹ được ngay từ chốn lưu đày lao lý dưới chế độ tsarist.
Mùa thu năm 1922, người ta đã phải cần đến hai chiếc tàu thuỷ Preußen và Oberbürgermeister Hagen [12] để chở khỏi nước Nga một bộ phận của giới trí thức mà việc áp dụng những biện pháp quen thuộc để chống lại những người này là bất khả do tiếng tăm đã cồn khắp châu Âu của họ.
Tôi có thể nêu thí dụ về hàng trăm, hàng nghìn nhà khoa học, hoạ sĩ, nhạc công, những người đã luôn luôn gìn giữ sự độc lập tinh thần của mình, thậm chí còn hăng hái chống cự lại sự khủng bố ý thức hệ trong khoa học lịch sử, nghiên cứu - phê bình văn học, sinh học, triết học, ngôn ngữ học v.v... Đứng sau lưng những kẻ chủ mưu đủ loại của các chiến dịch đấu tố là hàng đám các nửa-chuyên-gia, nửa-trí-thức – những kẻ thực hiện sự khủng bố và giành giật lấy cho mình các học vị, các hàm cấp học thuật trong những công việc béo bở. Tôi dám khẳng định rằng họ không phải là trí thức trong ý nghĩa lâu nay của từ này. Không có gì nguy hiểm hơn giới nửa-chuyên-gia. Các chuyên gia nửa mùa này vững tin rằng họ biết tất cả, hay chí ít cũng biết cái tối trọng yếu, còn hành động của họ thì vừa đểu cáng vừa không khoan nhượng. Biết bao số phận đã bị ném ra đường vì những nửa-chuyên-gia như vậy! Những người còn lại từng được (chẳng đặng đừng) nuôi vỗ, ngoài A. A. Akhmatova, có B. M. Ėĭkhenbaum, D. E. Maksimov, V. L. Komarovich và cả Viện sĩ L. A. Orbeli (trong khi ông không được cấp lấy một phòng thí nghiệm riêng). Viện sĩ I. Ĭu. Krachkovskiĭ thì đã phải trả lương cho các cộng sự bằng tiền riêng của mình sau khi những bài giảng về ngôn ngữ cổ phương Đông của ông bị tuyên bố là phản động.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
(Còn 3 kì nữa)
[1]Về mặt lịch sử, trong tiếng Nga từ ‘интеллигенция’ (đọc [in-tel-li-ghen-tsi-ĭa], hãy cứ tạm coi là tương đương với “giới trí thức” của tiếng Việt) được cho là có các xuất xứ Latin ‘intelligentia’ (“sự thấu hiểu”, “năng lực nhận thức”, “tri thức”) và ‘intelligens’ (“thông minh”, “duy lý”, “uyên thâm”). Ở Nga, nhiều tài liệu ghi nhận rằng ‘интеллигенция’ bắt đầu xuất hiện trong ngữ hội vào nửa đầu thế kỷ XIX. (Chẳng hạn, nó được bắt gặp trong những cuốn nhật ký của nhà thơ Nga Vasiliĭ Zhukovskiĭ, đề ngày tháng cho đến 1836.) Tuy nhiên, nó chỉ được đưa vào ngôn ngữ truyền thông đại chúng từ thập niên 1860 bởi nhà văn và nhà báo Nga Pëtr Boborykin (1836–1921). Ở Ba Lan, version Ba Lan của ‘интеллигенция’ là ‘inteligencja’ đã được triết gia Karol Libelt (1807-1875) phổ cập với ý nghĩa gần gũi với ngày nay từ năm 1844. Từ Nga hoặc Ba Lan, khái niệm ‘интеллигенция’ / ‘inteligencja’ đã đi vào gần như tất cả các thứ tiếng châu Âu thuộc ngữ tộc Ấn-Âu và nhiều ngôn ngữ khác, với vỏ ngữ âm tương đồng. (Để thí dụ, tiếng Đức ‘Intelligenzija’, tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha ‘intelligentsia’, tiếng Italia ‘intellighentsia’, tiếng Thuỵ Điển ‘intelligentia’ hoặc ‘intelligentsia’, tiếng Nhật インテリ [interi], v.v...) Là một thuật ngữ nhân tạo (không phải một đơn vị từ vựng sẵn có của ngôn ngữ tự nhiên), nội hàm của ‘интеллигенция’ và các version của nó trong những ngôn ngữ khác – chẳng hạn, ‘intelligentsia’ trong tiếng Anh – không đơn thuần phiếm chỉ một nhóm xã hội bận bịu lao động trí óc do chuyên môn nghiệp vụ, bận bịu phát triển và truyền bá văn hoá, mà còn ám chỉ những nhân cách khả dĩ được coi là chuẩn mực đạo đức của xã hội. Chính tầng ý nghĩa thứ hai này của khái niệm ‘интеллигенция’ / ‘intelligentsia’ mới phiên diễn dụng ý của những người đã sáng tạo ra thuật ngữ. Bản thân Boborykin, cha đỡ đầu của thuật ngữ, đã định nghĩa ‘интеллигенция’ là “những con người có văn hoá tinh thần và đạo đức ở mức cao, chứ không phải những lao công làm việc bằng trí óc.”
Nhu cầu xây dựng khái niệm vừa được mô tả (tóm tắt) dưới vỏ bọc ngôn ngữ ‘интеллигенция’ gắn liền với hiện thực xã hội ở Nga và Ba Lan – và ở một số nước Trung/Đông Âu – trong các thế kỷ XIX và XX. Khác với Tây Âu và Bắc Mỹ, cho đến thế kỷ XIX ở những quốc gia này các chế độ chuyên chế đã tồn tại quá lâu, gắn liền với chúng là sự chà đạp ở cấp nhà nước đối với các quyền con người, tình trạng thấp kém về giáo dục phổ cập, sự lạc hậu về văn hoá và sự suy đồi về đạo đức. Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của một giới tinh hoa được giáo dục tốt trở nên một hiện tượng. Trong nội bộ giới này hình thành một hệ thống giá trị chung và ý thức cảm thông lẫn nhau. Một bộ phận trong số họ bị thôi thúc bởi tinh thần trách nhiệm đối với quốc gia / dân tộc, trong đó có niềm tin rằng sự tiến bộ của đất nước phụ thuộc chủ yếu vào tầm cấp văn hoá của bản thân tập hợp ‘интеллигенция’. Thường thì lý tưởng này sẽ đẩy những đại biểu ưu tú của tập hợp đến vị thế đối lập chính trị với giới cầm quyền. Trong khi đó, ở những quốc gia phương Tây đã trải qua cách mạng công nghiệp, sự phát triển của giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, sự thừa nhận rộng rãi những giá trị tiến bộ về văn hoá và đạo đức trong phạm vi toàn xã hội, thậm chí liên xã hội, đã khiến cho những cá nhân theo đuổi những nghề nghiệp chuyên môn thuộc về phạm trù “lao động lý trí” không trở thành một nhóm xã hội biệt lập như hiện tượng đã được quan sát thấy ở Đông và Trung Âu. Để chỉ “những người làm việc bằng trí óc” ở Tây Âu và Bắc Mỹ, người ta sử dụng những version bản địa của thuật ngữ (tiếng Anh) ‘intellectuals’ (tiếng Nga ‘интеллектуалы’) mà không gắn với bất cứ một giá trị văn hoá hay đạo đức riêng biệt nào ngoài những giá trị đã được công nhận phổ quát. Đây là lý do chủ yếu khiến các từ điển và nguồn tra cứu ở phương Tây thường phiên giải thuật ngữ ‘интеллигенция’ / ‘intelligentsia’ / … như là một khái niệm có đặc trưng Nga. Ở Việt Nam, cả ‘интеллигенция’ (tiếng Anh ‘intelligentsia’) lẫn ‘интеллектуалы’ (tiếng Anh ‘intellectuals’) đều (thường) được đối dịch là “[giới] trí thức”.
[2]Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn (sinh năm 1918): nhà văn Nga – đoạt giải Nobel văn chương năm 1970 –, nhà bình luận chính trị và hoạt động xã hội, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng đối với chế độ Xô-viết. Xem tiểu sử chi tiết về A. I. Solzhenitsyn trong “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”.
[3]“Kỹ giả”: lựa chọn dịch thuật đối với thuật ngữ tiếng Nga obrazovanets do Solzhenitsyn sáng tạo, với căn tố obrazovan- (“được đào tạo”) và hậu tố -ets (“người”). Trong các ngữ cảnh hiện nay có sử dụng từ này, obrazovanets mang nghĩa xấu, phiếm chỉ người được đào tạo một cách ồ ạt từ các trường đại học – nhất là đại học kỹ thuật – dưới chế độ Xô-viết, có kiến thức và kỹ năng chuyên môn nhưng thiếu hụt nền tảng văn hoá.
[4]“Hội chứng tiền thuỳ”: tạm dịch thuật ngữ tiếng Nga sindromy lobnoĭ psikhiki (tiếng Anh frontal lobe syndromes), phiếm chỉ tập hợp các triệu chứng bệnh học tâm lý liên quan đến những tổn thương ở thuỳ não trước (frontal lobe). Những biểu hiện điển hình của hội chứng này là: suy giảm tâm lý chức năng (kém trí nhớ, kém minh mẫn; xao lãng, mất tập trung; trùng lắp, rập khuôn trong phản xạ; trì trệ, e dè, thậm chí mất khả năng chuyển hướng tư duy), rối loạn ngôn ngữ (phát ngôn thiếu mạch lạc, vô nghĩa; ngôn ngữ không thích hợp về xã hội hoặc mất phản xạ có điều kiện về ngôn ngữ; có thể thích tán phét, bông lơn nhạt nhẽo), rối loạn hành vi (hành động bộp chộp thiếu kiểm soát, vô mục đích, thiếu óc phê phán; thô lỗ, trơ trẽn, vô liêm sỉ; có thể hung bạo, dâm đãng, dơ dáy bẩn thỉu). (Theo Psychopathology of Frontal Lobe Syndromes, www.ect.org)
[5]Meĭerovets: thuật ngữ trong nguyên bản, chỉ “người theo [học phái] Meĭer”.
[6]“Vụ Hàn lâm viện” (tiếng Nga Akademicheskoe delo): vụ án chính trị lớn ở Liên Xô cũ thời kỳ 1929–1931, được biết là do cơ quan an ninh Liên Xô dàn dựng nhằm loại bỏ một loạt các trí thức đối lập với chính quyền ra khỏi cơ cấu của Viện Hàn lâm Khoa học và một số cơ quan / tổ chức khoa học và văn hoá trong giai đoạn đầu của chế độ Xô-viết. Trong vụ án này, từ tháng 12.1929 đến tháng 12.1930, hơn 100 người đã bị bắt, phần lớn là các chuyên gia trong lĩnh vực các khoa học nhân văn, đặc biệt là sử học; bao gồm một số viện sĩ, các cán bộ của Viện Hàn lâm và một số cơ quan trực thuộc Viện Hàn lâm như Nhà Pushkin, Bảo tàng Nga, Viện Lưu trữ Trung ương, Bảo tàng Á châu v.v… Những người can án đã bị buộc tội tham gia thành lập tổ chức phản cách mạng có tên gọi “Liên minh toàn dân tộc đấu tranh khôi phục nước Nga tự do”, bị kết án (vào tháng 8.1931) tù và lưu đày với những thời hạn khác nhau. Nhiều người trong số này sau đó đã bị bắn hoặc chết ở nơi lưu đày. (Theo Ėntsiklopediĭa Sankt-Peterburga.)
[7]Solovki hay đầy đủ hơn, Solovetskie ostrova: quần đảo nằm trong biển Trắng thông thuỷ với Bắc Băng dương. Về mặt địa - hành chính, nhóm đảo này thuộc địa phận vùng Arkhangel’skaĭa ở tây-bắc lãnh thổ Liên bang Nga. Trên hòn đảo lớn nhất của quần đảo này – đảo Solovetskiĭ –, có Tu viện Solovetskiĭ được thành lập từ năm 1436, một trong những tu viện Ki-tô giáo lớn nhất thế giới. Ngay sau Cách mạng tháng Mười Nga (1917), theo một sắc lệnh của Lenin, Tu viện Solovetskiĭ bị biến thành “Trại giam đặc biệt Solovki” (tiếng Nga Solovetskiĭ lager’ osobogo naznacheniĭa, gọi theo acronym là SLON), một nguyên mẫu của hệ thống nhà tù GULAG sau đó ở Liên Xô. Theo nhiều tài liệu, trong vòng hơn hai mươi năm – từ 1917 cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ Hai –, tổng số người bị giam cầm và cưỡng bức lao động ở Solovki đã lên đến hàng trăm nghìn, tuyệt đại đa số là tù nhân chính trị, bao gồm đủ các thành phần: sĩ quan bạch vệ, quý tộc / quan lại của chế độ tsarist, người vô chính phủ, đảng viên xã hội - cách mạng (esery), người men’shevik, người tu hành, nông dân, đảng viên cộng sản, cán bộ của Quốc tế cộng sản, văn/nghệ sĩ, nhà khoa học, thậm chí cả nhân viên an ninh của chính quyền Xô-viết. Hàng chục nghìn người trong số này đã chết trong thời gian thụ án bởi các nguyên nhân: bị bắn không xét xử, bị trừng phạt bằng nhục hình, kiệt sức vì đói và lao động quá sức, nhiễm bệnh không được cứu chữa, v.v… Bản thân tác giả Likhachëv đã từng là một tù nhân Solovki. Nhận định về SLON, nhà sử học và triết học Nga Sergeĭ Mel’gunov (1880–1956) viết: “Chế độ (giam cầm ở Solovki) này là sự ô nhục tột bậc về phía những người bol’shevik, ngay cả nếu nó chỉ áp dụng cho các can phạm hình sự nặng tội nhất. Một khi những điều kiện kia được áp đặt lên những kẻ thù chính trị đã thất thế, thì không có từ ngữ nào đủ độ căm phẫn có thể sử dụng để phỉ nhổ sự hèn hạ này.” (Mel’gunov Sergeĭ, “Krasnyĭ terror” v Rossii 1918–1923, Izd. 2ое dopolnennoe, Berlin 1924.) Sau khi Liên Xô tan rã, Giáo hội Chính Thống Nga đã cho tái lập Tu viện Solovetskiĭ vào năm 1992. Cùng năm đó, quần thể di tích ở đây được UNESCO đưa vào ‘Danh sách di sản thế giới’. (Theo Solovki ėntsiklopediĭa và nhiều tài liệu khác.)
[8]G. M. Osorgin, Pokrovskiĭ, G. G. Taĭbalin: những tấm gương trí thức, là những bạn tù của tác giả ở Solovki (xem chú thích [7]). Những nhân cách này cũng được D. S. Likhachëv mô tả trong tập Hồi ký (Vospominaniĭa) của mình.
[9]Staraĭa Bukhara: địa danh theo tiếng Nga của Buxoro (đọc như [bu-kho-ro]), một trong những đô thị cổ nhất ở vùng Trung Á hiện thuộc chủ quyền của Uzbekistan. Những chứng tích khảo cổ cho thấy rằng ngay từ giữa thời kỳ đồ đồng (~3000 trước CN), Buxoro đã là một ốc đảo phồn thịnh. Tuy nhiên, thành phố được cho là chính thức thành lập vào năm 500 trước CN, khi đã có vài khu định cư với tường rào bao quanh được xây dựng. Thời kỳ cổ đại và trung đại, Buxoro là một trong những trung tâm của nền văn minh Persia (Ba Tư), và là trung tâm khai sáng ở phương Đông với nền giáo dục và khoa học hết sức phát triển. Từ 1500 đến 1920, Bukhara/Buxoro từng là kinh đô của ‘hãn quốc Bukhara’ (tiếng Nga Bukharskoe khanstvo, tiếng Anh Khanate of Bukhara, 1500–1785), sau đó là kinh đô của ‘tiểu vương quốc Bukhara’ (tiếng Nga Bukharskiĭ ėmirat, tiếng Anh Emirate of Bukhara, 1785–1920). Hãn quốc / tiểu vương quốc Bukhara là những thiết chế địa chính trị lịch sử, có lãnh thổ bao trùm lên một phần của Uzbekistan và hầu như toàn bộ Tajikistan ngày nay. Vào năm 1868, tiểu vương quốc Bukhara bị Nga thôn tính một phần (trong phần bị thôn tính có thành phố cổ Samarkand), phần còn lại chịu quy chế ‘lãnh thổ bảo hộ’ (protectorate) của đế quốc Nga. Tháng 9.1920, sau khi tiểu vương Bukhara từ chối đáp ứng những đòi hỏi xâm phạm chủ quyền tiểu vương quốc của phía Nga, Hồng quân Xô-viết đã tấn công chiếm đóng Bukhara, phế truất tiểu vương và thành lập nhà nước ‘Cộng hoà Xô-viết Nhân dân Bukhara’ (tiếng Nga Bukharskaĭa narodnaĭa sovetskaĭa respublika, acronym BNSR) do một người bol’shevik gốc Uzbek (Faĭzulla Khodzhaev) đứng đầu. Vào thời điểm này, BNSR có diện tích 182193 km2 (bằng non hai phần ba diện tích Việt Nam) và dân số trên 2,2 triệu người – gồm đại đa số là người Tajik (sắc tộc nói tiếng Iran và thuộc về nền văn hoá Ba Tư). Tháng 9.1924, BNSR đổi tên thành ‘Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô-viết Bukhara’ (Bukharskaĭa SSR) và gia nhập Liên bang Xô-viết với quy chế ‘nước cộng hoà trực thuộc liên bang’ (soĭuznaĭa respublika). Tháng 2.1925, Bukharskaĭa SSR bị giải thể, lãnh thổ của nó bị chia cắt và sáp nhập vào các lãnh thổ cộng hoà vùng Trung Á của Liên Xô (sredneaziatskie soĭuznye respubliki) – bao gồm (theo tiếng Nga) Uzbekskaĭa SSR (Uzbekistan hiện nay), Tadzhikskaĭa SSR (Tajikistan h/n), Turkmenskaĭa SSR (Turkmenistan h/n) và Kazakhskaĭa SSR (Kazakhstan h/n). Bộ phận lớn nhất của sự chia cắt này, trong đó có hai thành phố Bukhara/Buxoro và Samarkand/Samarqand của người Tajik, bị giao cho Uzbekskaĭa SSR – lãnh thổ do người Uzbek (có ngôn ngữ và văn hoá Turkic) chiếm đa số. Như vậy, tiểu vương quốc Bukhara lịch sử, từng có địa vị pháp lý của một quốc gia có chủ quyền trong hơn bốn thế kỷ, đã bị những người bol’shevik xoá tên vĩnh viễn trên bản đồ chính trị thế giới. Vị tiểu vương (emir) cuối cùng của Bukhara, Mohammed Alim Khan (1880–1944), được biết là hậu duệ trực tiếp của Genghis Khan. Ngày nay, ‘Staraĭa Bukhara’ hay Buxoro là thủ phủ của Buxoro viloyati (“tỉnh Buxoro”), một đơn vị hành chính trực thuộc trung ương của Uzbekistan – quốc gia độc lập xuất hiện từ sau sự sụp đổ của Liên Xô tháng 12.1991. Được coi là một “bảo tàng sống” về nền văn minh Ba Tư cổ/trung đại, Buxoro có tên trong ‘Danh sách di sản thế giới’ (World Heritage List) của UNESCO. Giai đoạn lịch sử hiện đại của ‘Staraĭa Bukhara’/Buxoro (từ 1920 đến nay) và chi tiết trong đoạn văn – lão tín đồ Islam, người được Taĭbalin che chở, “không biết lấy một từ tiếng Nga mà chỉ riêng điều này thôi cũng đã không tránh khỏi tội chết” – là những minh chứng cho chính sách sô-vanh về dân tộc, văn hoá và ngôn ngữ của Lenin và các lãnh tụ bol’shevik.
[10]“Năm 1936 hoặc 1937”: ám chỉ giai đoạn Đại Thanh trừng (tiếng Nga Bol’shaĭa chistka, tiếng Anh Great Purge – xem chú thích [45]) trong lịch sử Liên Xô.
[11]“Lao hiệu”: lựa chọn dịch thuật đối với từ ghép rabfak, nguyên là phương án rút gọn của từ tổ rabochiĭ fakul’tet, chỉ phân hiệu dành cho người lao động được chính quyền Xô-viết thành lập trong các trường đại học và cao đẳng tiếp quản từ chế độ cũ. Theo một sắc luật được Hội đồng dân uỷ (tức chính phủ) Cộng hoà Xô-viết Nga ban hành tháng 8.1918, người lao động “có quyền vào học các trường đại học mà không cần có chứng chỉ tốt nghiệp trung học phổ thông”. Các “lao hiệu” (tồn tại từ 1919 đến nửa cuối thập niên 1930) có nhiệm vụ “đào tạo dự bị trong thời hạn ngắn nhất” để các học viên công nông “chưa có cơ hội thụ hưởng giáo dục phổ thông đúng lúc” có thể tiếp thu các giáo trình ở bậc đại học. Theo thống kê, vào năm học 1925/26 những người tốt nghiệp các “lao hiệu” đã được nhận khoảng 40 phần trăm chỗ nhập học ở các trường đại học. Cho đến năm học 1932/33, đã có trên 1 nghìn “lao hiệu” hoạt động, với khoảng 350 nghìn người theo học. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ.)
[12]“Hai chiếc tàu thuỷ Preußen và Oberbürgermeister Hagen”: nói về vụ trục xuất lần đầu tiên những trí thức khác chính kiến ra khỏi lãnh thổ Liên Xô theo quyết định của Lenin. Hai chuyến tàu Oberbürgermeister Hagen (“Thị trưởng Hagen”, cuối tháng 9.1922) và Preußen (“Nước Phổ”, giữa tháng 10.1922) đều xuất phát từ Petrograd và đi đến Stettin (cảng biển Baltic, lúc đó thuộc Đế quốc Đức-Phổ, nay là cảng Szczecin thuộc chủ quyền Ba Lan), đã đem đi khoảng 160 nhà hoạt động khoa học và văn hoá. Đây là cũng là đợt trục xuất có số lượng người phải ra đi lớn nhất, trong đó có nhiều nhà triết học lỗi lạc, đến nỗi trong văn học sau này, hai chiếc tàu thuỷ nói trên đã được gọi một cách bóng bảy là “những con tàu triết học”. Việc trục xuất như một biện pháp trấn áp những trí thức khác chính kiến sau đó còn được chính quyền Liên Xô sử dụng nhiều lần trong suốt lịch sử tồn tại của thiết chế này. (Theo Ėntsiklopediĭa «Krugosvet» và một số tài liệu khác.)
La Thành dịch và chú thích
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9
3.Vậy, những trí thức Nga đầu tiên là ai?Giá như Vladimir Monomakh [1] không viết Huấn ca chủ yếu dành cho các quân vương, thì sự liêm chính của ông và việc ông biết đến năm thứ tiếng có thể đã là căn cứ để xếp ông vào hàng những trí thức đầu tiên. Nhưng phẩm hạnh của ông đã không luôn luôn phù hợp với những quy tắc phổ quát và vĩnh cửu của đạo đức. Lương tâm của ông chỉ giới hạn trong việc phụng sự vương quyền.
Nói cho xác đáng thì nhà trí thức đầu tiên ở Nga La Tư [2] – vào cuối thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XVI – là Maksim Grek [3] , tục xưng trước khi xuất gia là Mikhail Trivolis, người được thụ giáo hai nền học vấn Ý, Hy Lạp và ở trong nhóm học giả của Aldo Manuzio [4] . Ở Nga ông từng bị truy nã, bị giam cầm và rồi chỉ được phong thánh chí tôn sau khi chết. Bằng cuộc đời mình, ông có lẽ đã vạch đường cho nhiều, rất nhều trí thức của nước Nga.
Hoàng thân Andreĭ Kurbskiĭ [5] cũng có thể đã là một trí thức nếu như ông – nguyên là một vị tướng – không trốn chạy khỏi Ivan Groznyĭ [6] . Là một vương công ông có quyền lựa chọn tôn chủ của mình, nhưng là một chiến binh chỉ huy quân đội, ông đã đào tẩu như một kẻ bất lương.
Cho đến cuối thế kỷ XV, trên đất Nga La Tư chưa có trí thức thực thụ. Những người được đào tạo theo khuôn thước Âu châu thì có, nhưng những nhà trí thức khả kính của một thời đại mới trong khung cảnh một nước Nga trung cổ thì chưa.
Sẽ vô nghĩa nếu đặt ra câu hỏi: nền văn hoá của Nga La Tư trước Pëtr [7] là lạc hậu hay không lạc hậu, cao hay chưa cao? Việc so sánh các nền văn hoá theo “độ cao” là điều lố bịch. Nga La Tư – với tư cách là xứ sở đã sản sinh ra một nghệ thuật kiến trúc tuyệt diệu, cực kỳ phong phú về những đặc trưng phong cách, đã tạo lập nên một nền âm nhạc hợp xướng đáng nể, những nghi lễ thờ cúng tráng lệ, những bức bích hoạ và i-côn (icône) trứ danh nhưng lại chưa biết đến khoa học hàn lâm – thực ra đã thể hiện mình như một kiểu hình văn hoá đặc biệt với một thực tiễn nghệ thuật và tôn giáo thịnh đạt.
Cũng không đúng nếu cho rằng tầng lớp trí thức đã xuất hiện ngay sau khi nước Nga chuyển trí sang địa vị một nền văn hoá Tây Âu. (Nó vốn dĩ luôn luôn là một nền văn hoá Âu châu rồi.)
Thời Pëtr chưa có giới trí thức. Để tạo ra nó, cần có sự liên kết giữa các tri thức hàn lâm với với nếp tư duy tự do và một phẩm chất thế giới quan tự do. Pëtr e ngại sự xuất hiện của những con người tự do. Ông dường như tiên liệu được sự nguy hiểm của họ đối với nhà nước. Trong thời gian những cuộc lữ hành và lưu trú tại Tây Âu [8] , Pëtr luôn tránh những cuộc gặp gỡ với các nhà tư tưởng Tây Âu mà chỉ quan tâm trước hết tới giới chức nghiệp: những nhà hoạt động nhà nước, các quân nhân, những nhà thầu khoán, các thợ mộc lành nghề, dân đi biển – bao gồm giới chủ tàu buôn, các thuỷ thủ và thợ đóng tàu –, nghĩa là tất cả những ai có thể giúp thực hiện các ý tưởng của ông mà không làm ra ý tưởng! Vì vậy, có lẽ đối với Pëtr việc kết tình thâm giao với các kiến trúc sư có năng lực tầm tầm thì hay hơn nhiều so với làm bạn cùng J.-B. A. Le Blond [9] , người đã đệ trình đồ án xây dựng Peterburg. Có thể Pëtr đã có lý. Nghiên cứu lại những sắc chỉ của ông, đôi khi kèm theo những phác thảo vặt vãnh, người ta không khỏi sửng sốt vì tính độc lập của ông trong quan niệm về kiến thiết đô thị: ở giữa những chuyên gia thực hành năng nổ, Pëtr cảm thấy mình thoải mái hơn là ở giữa các nhà lý luận và nhà tư tưởng.
Châu Âu hoan hỷ thời Pëtr trị vì nước Nga bởi lẽ, ở một mức độ nhất định, Pëtr đã thành công trong việc khôi phục tuyến đường “từ xứ Varangia [10] tới Hy Lạp” [11] và xây Peterburg ở đầu tuyến đường này, tuyến thông thương mậu dịch vốn bị đình đoạn bởi ách đô hộ Mông-Thát [12] . Chính ách đô hộ này đã dựng nên một bức tường không thể vượt qua, ngăn cách Nga La Tư với Phương Tây, nhưng lại chưa thiết đặt được những gắn kết văn hoá chắc chắn với Phương Đông – mặc dù quốc vương Nga đã thâu nạp vào quyền cai trị của mình hai hãn quốc Kazan và Astrakhan [13] sau khi thừa nhận các tiểu vương và quý tộc cận thần của họ. [14]
Pëtr đã phục hồi các liên hệ với châu Âu, nhưng cũng đồng thời bãi bỏ luôn các nghị hội toàn vương quốc [15] , thủ tiêu tước hiệu đại giáo chủ [16] và tăng cường nô dịch nông dân.
Không phải Đông hay Tây, mà Bắc hay Nam mới luôn luôn là vấn đề cốt yếu đối với nước Nga, ngay cả trong các cuộc chiến tranh Balkan, Caucasian và Turkestan [17] mà Nga can dự hoặc tiến hành. Việc bảo vệ Ki-tô giáo đối với nước Nga cũng tức là bảo vệ những nguyên tắc Âu châu của văn hoá: cá nhân, nhân tính và tự do trí thức. Chính vì vậy mà giới trí thức Nga đã lãnh nhận việc giải phóng các dân tộc Ki-tô giáo ở Balkan với một niềm hân hoan vô bờ bến, còn bản thân họ lại hứng chịu sự tầm nã bởi ngay những nguyên tắc Âu châu ấy.
Những trí thức thực thụ đầu tiên, mang chất Nga điển hình, đã xuất hiện vào cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỷ XIX: Sumarokov, Novikov, Radishchev, Karamzin. Không nên xếp Derzhavin vào với họ – ông quá lệ thuộc vào chính quyền. Pushkin thì hiển nhiên là trí thức. Ông không nhận các hộp thuốc lá vàng [18] , và mặc dù sống chủ yếu bằng những khoản tiền thù lao, trong các sáng tác của mình ông không tỏ ra bị hệ luỵ bởi chúng. Ông đi một con đường tự do và sống bằng bản thân mình.
Giới trí thức đã tuyên cáo về mình như một cộng đồng tinh thần vào ngày 14 tháng Mười Hai năm 1825, trên quảng trường Petrova. Cuộc nổi dậy này của những-người-tháng-Mười-Hai [19] đã minh chứng sự xuất hiện của một số lượng lớn những con người tự do về tinh thần. Các dekabrist đã ra quân chống lại chính những quyền lợi đẳng cấp và quyền lợi nghề nghiệp của bản thân mình (trong số họ có các quân nhân). Họ đã hành động chỉ theo mệnh lệnh của lương tri, còn những liên minh bí mật của họ thì không hề ép buộc họ phải đi theo một “đường lối đảng tính” nào.
Trong cùng thời gian đó, chủ nghĩa khủng bố cũng đã làm nảy sinh ở nước Nga những “nhà cách mạng chuyên nghiệp”; tất cả những Tkachëv [20] và Nechaev [21] này (và, có lẽ, cả những Chernyshevskiĭ [22] nữa chăng?) đều đã là những nhân cách phản trí thức một cách thậm tệ. Không phải là trí thức cả những người đã uốn gối trước “nhân dân” và “giai cấp công nhân”, trong khi họ chẳng hề thuộc về bên nào trong đó cả. Ngược lại, chính người lao động, một khi có tầm nhìn nghiệp vụ và phi nghiệp vụ đủ xa rộng cùng với sự liêm chính thiên bẩm (người như thế đã từng có không ít trước khi bắt đầu diễn ra những tội ác dưới danh xưng “giai cấp công nhân”), đã có thể rất gần gũi với cái mà chúng ta gọi là phẩm tính chung của trí thức.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
(Còn 2 kì nữa)
[1]Vladimir Monomakh, tức Vladimir II Vsevolodovich Monomakh (1053–1125): nhà hoạt động nhà nước, nhà chỉ huy quân sự, nhà tư tưởng chính trị và nhà văn Đông Slav thời trung đại, đại quận công (velikiĭ knĭaz’, xem chú thích [39]) Kiev từ 1113 đến 1125, con trai của ‘quận công Kiev và toàn Nga La Tư’ Vsevolod Ĭaroslavich và cháu ngoại (với một chút nghi vấn về sử liệu) của hoàng đế Byzantium Kōnstantinos IX Monomakhos. Trước năm 1113, khi còn chưa nắm vương quyền ở Kiev, Vladimir Monomakh đã lập nhiều công trạng về chính trị và quân sự trong việc chấm dứt (bằng cả vũ lực lẫn thương thuyết) cảnh huynh đệ tương tàn giữa các lãnh chúa phong kiến Đông Slav, tập trung lực lượng đánh đuổi người Kypchak – một sắc tộc du mục trung cổ nói tiếng Turkic, từng sinh sống trên những thảo nguyên steppe giữa Kazakhstan và Nam Sibir’ ngày nay – nhằm giải phóng (hoặc mở rộng) đất đai ‘Nga La Tư’ (xem chú thích [14]). Sau cái chết của quận công Kiev Svĭatopolk Izĭaslavich (1113), một cuộc nổi dậy của dân chúng nổ ra, tầng lớp trên của xã hội Kiev đã yêu cầu Vladimir Monomakh lên nắm vương quyền. Trở thành đại quận công Kiev, Vladimir Monomakh đã đàn áp cuộc nổi dậy, song cũng điều chỉnh một số luật lệ để xoa dịu tầng lớp dưới. Ông được biết đến như một nhà văn chủ yếu nhờ tác phẩm Pouchenie (Huấn ca), được ca ngợi là “một tượng đài chói lọi của cổ văn Nga” (Đại toàn thư Liên Xô ‘БСЭ’), có nội dung kể lại những chiến dịch quân sự mà ông cùng với các lãnh chúa lớn đã tiến hành nhằm khuất phục các lãnh chúa nhỏ hơn, chỉ giáo các công tử vương tôn về nghệ thuật triều chính, răn dạy các con em thứ dân về bổn phận công dân và bề tôi, v.v... Sau khi Vladimir Monomakh qua đời (1125), Đông Slav đã rơi trở lại vào cảnh ly loạn.
[2]“Nga La Tư”: lựa chọn dịch thuật đối với danh từ riêng Rus’ (Русь). Theo Đại toàn thư Liên Xô ‘БСЭ’, trong cách dùng phổ biến, danh xưng Rus’ tương ứng với cộng đồng chủng tộc / ngôn ngữ / lãnh thổ của các cư dân Đông Slav cho đến trước thế kỷ XVI. Từ giữa thế kỷ XVI, sau khi đại quận công Moskva Ivan IV Vasil’evich (tức Ivan “Groznyĭ”, xem chú thích [18]) tự tấn phong ngôi tsar’ (‘quốc vương’ hay ‘sa hoàng’, 1547), danh xưng Rossiĭa (Россия) bắt đầu được sử dụng thay cho Rus’ để gọi tập hợp các vùng đất nằm trong thành phần của nhà nước trung ương tập quyền đóng đô ở Moskva hoặc (trong những giai đoạn 1712–1728 và 1732–1918) Sankt-Peterburg, tương ứng với các thuật ngữ địa chính trị - pháp lý Russkoe (hay Rossiĭskoe) Tsarstvo (Vương quốc Nga, 1547–1721), Rossiĭskaĭa Imperiĭa (Đế quốc Nga, 1721–1917), Rossiĭskaĭa Sovetskaĭa Federativnaĭa Sotsialisticheskaĭa Respublika (acronym RSFSR – Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Liên hiệp Xô-viết Nga, 1917–1991), và Rossiĭskaĭa Federatsiĭa (acronym RF – Liên bang Nga, từ 1991). “Nga La Tư” là cách đọc Hán-Việt của phiên pháp quan thoại É-luó-sī (Hán tự“俄罗斯”), nguyên tương ứng với cả Rus’ và Rossiĭa. Tuy nhiên, trong bản dịch này, người dịch lựa chọn cách dịch phân biệt: Rus’ --> “Nga La Tư” / “nước Nga trung cổ (hoặc trung đại)” / “Đông Slav”; còn Rossiĭa --> “nước Nga” hoặc “Nga”.
[3]Maksim Grek (tiếng Nga ‘Максим Грек’, tiếng Hy Lạp ‘Μάξιμος ο Γραικός’ [Máximos o Graikós], tiếng Anh Maximus the Greek hoặc Maksim Grek, circa 1475–1556): học giả, nhà chính luận, nhà văn, dịch giả, nhà ngôn ngữ học và nhà hoạt động nhân văn người Đông Slav gốc Hy Lạp. Xuất thân quý tộc tại thành phố cổ Arta ở tây-bắc Hy Lạp, một thời gian dài thời trẻ Maksim Grek được thụ huấn về ngôn ngữ cổ, triết học và lễ nghi tôn giáo ở Italia. Tại đây, ông đã quen biết học giả và nhà in sách Aldus Manutius (xem chú thích [16]), nhà Hy Lạp học Constantine Lascaris (một trong những thầy dạy sau này của ông) cùng nhiều nhân vật lỗi lạc của thời Phục Hưng; ông cũng đặc biệt chịu ảnh hưởng bởi những bài thuyết pháp của linh mục dòng Dominic và nhà cải cách Girolamo Savonarola. Trở về Hy Lạp (1507), Maksim Grek đã tuyên thệ xuất gia tại tu viện Vatopedi trên núi Athos (đông-bắc Hy Lạp). Ông tu hành ở đây khoảng mười năm, cho đến khi đức cha tu viện trưởng nhận được đề nghị (vào 1515 hoặc 1518) của đại quận công Moskva Vasiliĭ III Ivanovich về việc cử tới Moskva một thầy tu để giúp biên dịch một số tài liệu tôn giáo sang ngôn ngữ điển lễ Slav. Vì lẽ vị tu sĩ mà Vasiliĭ III mời đích danh đã quá già, cha tu viện trưởng bèn quyết định cử Maksim Grek trẻ trung và năng nổ thay thế, kèm theo lời bảo đảm về năng lực. Ở Moskva, ông đã tham gia nhóm dịch thuật cùng một số đồng nghiệp Đông Slav, chỉnh lý những tài liệu tế lễ và thành lập thư viện của vương gia. Trong thời gian ‘công khoá Moskva’ này, Maksim Grek đã quan sát thấy những thối nát và bất công trong xã hội Nga La Tư – hoàn toàn trái ngược với các lý tưởng Ki-tô giáo. Là người có học vấn rộng trong thời đại của mình, Maksim Grek đã tập hợp quanh mình những người có cùng quan điểm, thảo luận rốt ráo không chỉ những vấn đề lý luận tôn giáo, mà cả chính sách đối nội và đối ngoại của vương triều. Ông chỉ trích gay gắt sinh hoạt của giới tăng lữ Nga La Tư, phản đối sự chiếm hữu đất đai và làm giàu bất chính của nhà chung, lên án sự bóc lột nông dân của các lãnh chúa khoác áo tu hành, đòi bãi bỏ chế độ phục dịch các quan chức địa phương gọi là kormlenie (“chăm nuôi”) – một kiểu thuế hiện vật tuỳ tiện và dã man. Những hoạt động này đã khiến Maksim Grek bị thất sủng bởi cả triều đình lẫn giáo hội Moskva đương thời. Một sobor (nghị hội giám mục) năm 1525 đã khép ông vào các tội danh “bất phục tùng” (nonconformism) và “dị giáo” (heresy). Ông bị đầy vào tu viện Iosifo-Volokolamskiĭ (đông-bắc Moskva), bị giam trong hầm tối và cấm giao tiếp với bên ngoài. Sáu năm sau, một sobor khác (1531) tiếp tục cấm Maksim Grek được hưởng phép ‘đoàn khế’ (hay phép ‘hiệp thông’, communion) và phát vãng ông đến tu viện Otroch ở Tver’: ông bị lưu đày ở đây thêm 20 năm (hoặc 22 năm, theo một số account khác). Mọi nỗ lực thương lượng của các đại giáo chủ (xem chú thích [28]) ở Antioch, Constantinople và Jerusalem với nhà đương cục Moskva nhằm đạt được sự phóng thích Maksim Grek đều vô hiệu. Ông đã tự mình thỉnh cầu tsar’ Ivan IV “Groznyĭ” (xem chú thích [18]) và tổng giám mục Nga La Tư Makariĭ trả tự do cho ông. Cuối cùng, triều đình Moskva đã miễn cưỡng thả Maksim Grek vào năm 1551 (hoặc 1553, theo một số account). Ông sống những năm còn lại của đời mình trong đại chủng viện (lavra) Troitsko-Sergievskaĭa, trung tâm tinh thần quan trọng nhất của Chính Thống giáo Nga, ở Sergiev Posad (đông-bắc Moskva 90 km). Maksim Grek đã để lại một di sản văn học to lớn, với trên 150 tiêu đề, bao gồm những bài thuyết pháp, bài báo chính luận, luận văn triết học và thần học, công trình dịch thuật, v.v... Trong quá trình biên dịch những trước tác về ngôn ngữ học của Byzantium sang tiếng Nga La Tư, Maksim Grek đã viết nhiều chuyên khảo về ngữ âm và ngữ pháp tiếng Hy Lạp và tiếng Slav mà tác giả của chúng được giới nghiên cứu sau này thừa nhận là một chuyên gia kiệt xuất trong lĩnh vực này. (Theo Đại toàn thư Liên Xô ‘БСЭ’ và Wikipedia.)
[4]Aldo Manuzio (Latin version Aldus Manutius, tiếng Nga ‘Альд Мануций’ [Al’d Manutsiĭ], 1449/50–1515): chủ nhà in và học giả người Italia. Là người được đào tạo tốt và có học vấn uyên bác, đặc biệt là về ngôn ngữ / văn hoá Latin và Hy Lạp, Aldo Manuzio sớm nuôi tham vọng bảo vệ các kiệt tác của Hy Lạp và La Mã cổ đại khỏi sự mai một. Được một thân vương trợ giúp tài chính và đất đai để khởi đầu sự nghiệp, Manuzio đã sáng lập nhà in “Aldus” (tiếng Anh Aldine Press) nổi tiếng trong lịch sử ngành in, nơi đã in ra những “ấn phẩm Aldus” (Aldine editions) trứ danh của văn học Hy-La: tác phẩm của các tác giả cổ điển như Virgil, Xenophon, Homer, Euripides, Plutarch, Aristotle, Plato, Sophocles, Erasmus, Horace, Dante v.v... do Aldus xuất bản, nổi bật bởi vẻ đẹp ấn loát, sự chính xác học thuật và giá thành thấp. Để làm được như vậy, Manuzio đã thuê những học giả danh tiếng làm biên tập, sắp chữ và hiệu đính bản in thử. Ông được cho là người đã sáng tạo ra các kiểu chữ italic và small capital, dấu semicolon “;”, và khổ sách octavo. Aldo Manuzio và nhà in Aldus của ông được coi là đã tạo ra một cuộc cách mạng về phổ biến văn hoá, góp phần vào việc hiện đại hoá châu Âu. (Theo Encyclopædia Britannica 2005 Deluxe Edition CD, Encarta Premium Library 2005 DVD và những tài liệu khác.)
[5]Andreĭ Mikhaĭlovich Kurbskiĭ (1528–1583): quận công (knĭaz’), nhà hoạt động chính trị và nhà chỉ huy quân sự Nga danh tiếng thời cận đại (dưới triều tsar’ Ivan IV “Groznyĭ”, xem chú thích [18]), nhà văn. Andreĭ Kurbskiĭ xuất thân từ chi nhánh Smolensk-Ĭaroslavl’ của tôn thất Rĭurikovich (xem chú thích [38]). Ngay từ khi còn rất trẻ, ông đã nổi danh bởi tinh thần dũng cảm và những võ công trận mạc. Trong giai đoạn đầu trị vì của Ivan IV, Kurbskiĭ đã từng phò tá đắc lực vị tsar’ đầu tiên của nước Nga, được tsar’ sắc phong hàm boĭarin – phẩm trật cao nhất của hệ thống quan tước phong kiến Nga (và Đông Âu) thời trung/cận đại –, trở thành thành viên của “Tinh tuyển viện” (Izbrannaĭa rada) – tập thể cố vấn thân cận nhất của Ivan IV. Khi Ivan IV phát động cuộc chiến tranh Nga-Livonia (1558–1582) với mục tiêu khai thông cửa ngõ chiến lược ra biển Baltic (Livonia là miền đất lịch sử tương ứng với lãnh thổ của các quốc gia Estonia và Latvia ngày nay), quân đội do Kurbskiĭ chỉ huy đã lập công đầu trong việc làm thất thủ pháo đài Tartu (1558). Tuy nhiên, sau những thắng lợi quân sự ban đầu của Moskva, cuộc chiến tranh nhanh chóng phát triển thành xung đột giữa Nga và liên minh Litva - Ba Lan - Thuỵ Điển - Đan Mạch, những quốc gia sẵn có nhiều ảnh hưởng và lợi ích ở Livonia. Đương lúc ở trong nước, các đại thần vốn là thân hữu của Ivan IV và đồng liêu của Kurbskiĭ trong Tinh tuyển viện bắt đầu bị thất sủng, mất quyền hành khiển triều chính; đồng đảng của họ một số bị bắt và hành hình, một số đào tẩu sang Litva để thoát tầm truy nã. Trong khi đó, Kurbskiĭ nhận được thư chiêu an của quốc vương Ba Lan kiêm đại công tước Litva Zygmunt II August với những hứa hẹn hậu đãi. Sau một số đòi hỏi đãi ngộ không được Ivan IV đáp ứng, ngày 30.4.1564, Andreĭ Kurbskiĭ – đương chức tư lệnh quân đoàn phía Tây – đã quyết định đào nhiệm, đem theo tuỳ tùng và gia nhân bỏ chạy sang Litva, với lý do “để trốn tránh sự đàn áp” (của Ivan IV). Kurbskiĭ đã khai báo cho phía Ba Lan - Litva danh sách các nhân viên đặc vụ của Ivan IV ở Livonia, rồi, vào tháng Chín cùng năm, đã dẫn quân đội Ba Lan - Litva tấn công và tàn phá vùng Velikie Luki của nước Nga. Để trả thù sự phản bội của Kurbskiĭ, Ivan IV đã cho quân cướp bóc trang ấp, giết mẹ, vợ, con trai, em trai của vị cựu boĭarin và nhiều người khác ở Ĭaroslavl’. Quốc vương Ba Lan - Litva đã cấp cho Kurbskiĭ một số điền trang và cả thành phố Kovel (thuộc vùng Volyn’ của Ukraina ngày nay). Ở đấy, Kurbskiĭ sống những năm còn lại của đời mình trong thanh bình, giữ gìn đức tin Chính Thống giáo (người Ba Lan và Litva theo Ki-tô giáo Catholic), tái hôn hai lần và có một con trai – Dmitriĭ Kurbskiĭ – với người vợ thứ ba. Sau khi Kurbskiĭ chết (1583), chính quyền Ba Lan - Litva đã thu hồi hầu hết các điền sản đã cấp cho Kurbskiĭ, chỉ để lại cho Dmitriĭ một phần nhỏ. Người con này của Kurbskiĭ về sau đã cải đạo sang Catholicism. Là một học giả thông tuệ, giỏi ngoại ngữ và có tài viết văn, Kurbskiĭ là tác giả của cuốn pamphlet Truyện về đại quận công xứ Moskva (Istoriĭa o velikom knĭaze moskovskom) kể về những tội ác của Ivan Groznyĭ, và nổi tiếng với những bức thư đầy lời lẽ chua cay gửi cho vị tsar’ này – những văn phẩm mà ngày nay còn có ý nghĩa như một nguồn sử liệu độc đáo. Mặt khác, bên cạnh những phẩm chất đã khiến ông quay lưng lại Ivan IV, Kurbskiĭ còn là một lãnh chúa khắt khe, đến nỗi nông nô của ông đã từng nổi loạn giết chết viên quản gia của ông. (Theo Wikipedia, nhánh tiếng Nga.)
[6]Ivan (hoặc Ioann) IV Vasil’evich Rĭurikovich (1530–1584): đại quận công của Moskva và toàn Nga La Tư (velikiĭ knĭaz’ Moskovskiĭ i vseĭa Rusi, 1533–1547), sa hoàng (đầu tiên) của toàn Nga La Tư (tsar’ vseĭa Rusi, 1547–1584), một trong những nhà chính trị có ảnh hưởng nhất của lịch sử Nga thời trung-cận đại, nổi tiếng trong sử sách truyền thống Nga với danh hiệu Ivan Groznyĭ (“Ivan Đáng Gờm”). Ivan IV là người đã chấm dứt giai đoạn phân quyền của chế độ phong kiến ở nước Nga trung đại, thâu tóm quyền lực chính trị vốn bị chia xẻ giữa các tập đoàn boyar (“đại quý tộc”) trên lãnh thổ Đông Slav vào tay triều đình Moskva, và là người đầu tiên trong các quân vương Nga chính thức xưng tsar’ (thường được dịch sang tiếng Việt qua phiên pháp Hán Việt “sa hoàng”), tước hiệu được coi là ngang hàng với król / König / king / roi / … của các quốc gia phong kiến khác ở Tây Âu đương thời. (Trước đó, ông chỉ là một velikiĭ knĭaz’ – “đại lãnh vương” hay “đại quận công” –, thực tế chỉ ngang hàng với các lãnh chúa phong kiến khác cát cứ trên lãnh thổ Nga La Tư.) Thời kỳ trị vì của tsar’ Ivan IV được đánh dấu bởi võ công chinh phạt và sáp nhập hai hãn quốc Kazan’ (1552) và Astrakhan’ (1556) của người Tatar ở lưu vực sông Volga vào Nga La Tư – điều đã biến vương quốc Nga lần đầu tiên trở thành một đế quốc đa sắc tộc và đa tôn giáo / văn hoá –, bắt đầu chinh phục Sibir’ – nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào đã giúp Nga trở nên một cường quốc sau này. Tuy nhiên, Ivan IV cũng để mất một số lượng lớn đất đai phía Tây, bất lực trước địch hoạ Krym từ phía Nam, trong khi lại dấn sâu vào các hoạt động trấn áp / tàn sát nội bộ, gây nên những chấn thương đầy kịch tính trong xã hội Nga, đẩy một trong các trọng thần và thân hữu tài giỏi là Andreĭ Kurbskiĭ chạy sang địch quốc (xem chú thích [17]). Cuối đời, trong một lần nóng nảy không kiềm chế, tsar’ Ivan IV đã đánh truỵ thai vợ của hoàng tử kế vị có cùng tên Ivan vì cho rằng người con dâu ăn mặc không đứng đắn. Khi Ivan con đến gặp vua cha sau sự cố này, Ivan IV đã giận dữ ném cây quyền trượng đầu bịt sắt trúng thái dương của thái tử, khiến người con trai thình lình tử vong (1581). Tai nạn thảm khốc này đã khiến Ivan IV trở thành vị quân vương áp chót của nhà Rĭurikovich (xem chú thích [38]). Người thừa kế ngai vàng sau khi Ivan IV qua đời (1584) – Fëdor I Ioannovich – là một kẻ thiểu năng trì độn. Chết năm 1598 trong tình trạng không con cái và thân thích đồng tông, Fëdor I đã đánh dấu điểm cuối cùng trên cây phả hệ của tôn tộc Rĭurikovichi, mở đường cho nhà Romanovy lên chấp chính vào năm 1613. Ivan IV đi vào lịch sử không hẳn chỉ như một bạo chúa. Ở trong số những người có học thức nhất đương thời, ông là một người có trí nhớ phi thường, một nhà hùng biện, một học giả thần học uyên bác và một tác gia – soạn giả của một bản nhạc và trích giảng thánh kinh cho Ngày i-côn Thánh Mẫu Vladimir, một khúc ca-nông cho Thiên sứ trưởng Mikhail, cùng một số lượng lớn thư từ (trong đó có những bức thư gửi Kurbskiĭ, xem chú thích [17]). Sa hoàng đầu tiên từng là sở hữu chủ của một thư viện lớn nhất châu Âu, là người đã ra lệnh mở ở Moskva xưởng in sách đầu tiên, và xây dựng trên quảng trường Đỏ thánh đường Vasiliĭ Blazhennyĭ (“Vasiliĭ Thánh thiêng”) – một trong những biểu tượng kiến trúc của nước Nga vẫn còn đến ngày nay. (Theo Wikipedia, nhánh tiếng Nga.)
[7]Pëtr I Alekseevich Romanov, hay Pëtr Velikiĭ (“Pëtr Vĩ Đại”, 1672–1725): quốc vương (hay sa hoàng) Nga La Tư (Russkiĭ tsar’, từ 1682) và sau đó, hoàng đế (imperator) đầu tiên của Đế quốc Nga (Rossiskaĭa Imperiĭa, từ 1721), người được coi là gắn liền với công cuộc Tây Âu hoá nước Nga bắt đầu từ cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII, đưa Nga từ một vương quốc chậm phát triển thời trung-cận đại trở thành một trong những cường quốc đế quốc chủ yếu ở châu Âu và thế giới. Sự kiện nổi tiếng và độc đáo trong thời trị vì của Pëtr I và cả trong lịch sử Nga là “Đại đại-sứ-đoàn” (tiếng Nga Velikoe posol’stvo, tiếng Anh Grand Embassy) – cuộc viếng thăm châu Âu của một phái đoàn ngoại giao lớn của triều đình Moskva đông đến 250 người từ tháng 3.1697 đến tháng 8.1698, trong đó đích thân tsar’ Pëtr I (khi đó 25 tuổi) đã vi hành trong thành phần của sứ đoàn dưới danh nghĩa sĩ quan cận vệ Pëtr Mikhaĭlov. Lần đầu tiên, trong một chuyến viễn du hải ngoại kéo dài 18 tháng, tsar’ của nước Nga đã tận mắt chứng kiến sự thịnh vượng về kinh tế và sự cởi mở về xã hội của Tây Âu, đối lập với một nước Nga tuy rộng bao la về đất đai nhưng lại đắm chìm trong cảnh lạc hậu và bảo thủ, làm chỉ vừa đủ ăn, giẫm chân ở tình trạng trung cổ trong sự cô lập với thế giới bên ngoài. Pëtr nhận ra một phần trong những nguyên nhân quan trọng của sự khác biệt đó: sự thiếu vắng của thương mãi, kỹ nghệ và hàng hải ở nước Nga. Trong thời gian “Đại đại-sứ-đoàn”, Pëtr I đã tuyển mộ được khoảng 800 chuyên gia người Tây Âu – phần lớn trong số này là người Hà Lan, bao gồm thợ lành nghề, thầy thuốc, quân nhân v.v... – theo ông đến nước Nga để đào tạo người Nga và giúp ông chấn hưng đất nước. Những cải cách của Pëtr theo hướng Tây phương hoá, ở chung cuộc, đã biến đổi mạnh mẽ nước Nga trung cổ trên nhiều lĩnh vực: từ chính trị - hành chính, văn hoá - xã hội đến kinh tế và sức mạnh quân sự. Dưới thời Pëtr I, cương giới nước Nga đã được mở rộng chưa từng thấy. Đặc biệt, Pëtr đã thực hiện được khát vọng của nhiều đời quân vương Nga La Tư là khai thông cửa ngõ lãnh thổ ra biển Đen / Địa Trung hải và biển Baltic. Trên phần lãnh thổ viễn bắc giành được từ tay đế quốc Thuỵ Điển, Pëtr đã thành lập (1703) và kiến thiết Sankt-Peterburg (“thành phố Thánh Peter”) theo phong cách baroque thời Hậu Phục hưng, rồi đổi kinh đô của đế quốc Nga từ Moskva sang thành phố này (1712) để khẳng định ý chí hướng về châu Âu / thế giới phương Tây và hiện đại hoá nước Nga. Pëtr I được coi là người sáng lập hải quân và ngành hàng hải Nga, và là người đặt nền móng cho Viện Hàn lâm Nga. Tuy nhiên, động cơ nguyên thuỷ trong mọi cải cách của Pëtr I là tăng cường tiềm lực quân sự để thực hiện tham vọng bành trướng lãnh thổ, vì vậy những chính sách cải tổ nhìn chung đều được ban hành dưới áp lực của những cuộc chiến tranh được Pëtr phát động triền miên trong suốt cuộc đời cai trị của ông – khoảng chừng bốn thập niên. Là người có học vấn chỉ đủ biết đọc biết viết, Pëtr I thực hiện ý chí “đại tu” nước Nga của mình bằng những giải pháp tình thế ‘ad hoc’, mang nặng dấu ấn của nhiệt huyết hơn là sự trù tính mạch lạc của một ý thức mang tầm tư tưởng. Thời Pëtr trị vì là một thời ngột ngạt về sưu thuế: để có tiền ném vào chiến tranh và xây cất Sankt-Peterburg, thuế thân được đánh cả vào những người lang thang vô gia cư. Nông dân Nga thời Pëtr bị bóc lột và bị trói buộc thân phận nhiều hơn vào giới chủ đất bởi những luật lệ nông nô nghiệt ngã. Để ngăn chặn / đè bẹp sự chống đối, Pëtr I đã huỷ bỏ vĩnh viễn các “nghị hội toàn quốc” (zemskiĭ sobor, xem chú thích [27]), và đã từng tự tay tham gia hành quyết gần 1200 binh sĩ tạo phản can dự cuộc “Binh biến 1698”. Bản thân con trai của Pëtr I, thái tử Alekseĭ Petrovich Romanov (1690–1718), cũng bị triều đình Sankt-Peterburg bắt giam và kết án tử hình vì đã chống lại các kế hoạch cải cách của cha mình. Alekseĭ đã chết trong ngục trước khi án quyết được chính thức thi hành, với nguyên nhân cho đến nay vẫn chưa được xác định. (Theo Encarta Premium Library 2005 DVD và Wikipedia.)
[8]“Những cuộc lữ hành và lưu trú tại Tây Âu” của Pëtr I: tác giả ngụ ý đến cuộc vi hành châu Âu từ tháng 3.1697 đến tháng 8.1698 của Pëtr I trong thành phần của “Đại đại-sứ-đoàn” (xem chú thích [19]).
[9]Jean-Baptiste Alexandre Le Blond (1679–1719): kiến trúc sư và nhà thiết kế vườn người Pháp, học trò của nhà kiến trúc phong cảnh lừng danh André Le Nôtre (1613–1700). Ở Pháp trước năm 1716, Le Blond được mệnh danh là “kiến trúc sư của nhà vua” với các công trình như quần thể thác - bồn - vòi phun nước ở vườn thượng uyển Saint-Cloud, các khách sạn tư gia Clermont và Vendôme (tất cả đều ở Paris). Tháng 8.1716, Le Blond đến Sankt-Peterburg theo lời mời của tsar’ Pëtr I (xem chú thích [19]) và tại đây, ông đã được trao một chức vụ chưa từng có là “Tổng kiến trúc sư trưởng” (Architect-General). Những công trình chính trong sự nghiệp ngắn ngủi của ông ở nước Nga gồm có dinh thự của bá tước đô đốc Fëdor Apraksin trên bờ sông Neva, thiết kế cung Konstantinovskiĭ ở Strel’na, các thác nước trong quần thể cung điện và vườn thượng uyển Peterhof. Tuy nhiên, những đồ án kiến trúc quan trọng nhất của ông về xây dựng Sankt-Peterburg đã không được Pëtr phê chuẩn. Sau khi nhà kiến trúc đột ngột qua đời vì bệnh đậu mùa (1719), công trình ở Strel’na bị bỏ dở và bị thay đổi thiết kế vài lần. Cung Apraksin thì sau khi Pëtr chết cũng bị đập bỏ để lấy chỗ xây cung điện Mùa Đông. Thiết kế trang viên (formal garden) của Le Blond ở Strel’na chỉ được thực hiện sau ba thế kỷ, khi tổng thống Nga Putin ra lệnh phục chế cung Konstantinovskiĭ theo thiết kế nguyên thuỷ của Le Blond vào dịp kỷ niệm 300 năm thành lập Sankt-Peterburg (2003). Tháng 7.2006, G8 Summit lần thứ 32 đã được tổ chức tại Strel’na. (Theo Wikipedia.)
[10]“Xứ Varangia”: xứ sở / bản quán của ‘người Varangia’ (tiếng Anh Varangian, tiếng Nga ‘варяг’ [varĭag], tiếng Hy Lạp ‘Βάραγγοι’ [Várangoi], tiếng Norse Cổ Væringjar). Theo những nguồn tham khảo khác nhau, ‘người Varangia’ là danh xưng mà người Đông Slav hoặc người Hy Lạp thời trung cổ dùng để gọi những kiều dân (immigrant) – có thể thuộc nhiều gốc gác – đã di cư vào các lãnh địa Đông Slav và/hoặc lãnh thổ của đế quốc Đông La Mã (hay ‘đế quốc Byzantium’, tiếng Anh Byzantine Empire), thường hành nghề thương lái, lính đánh thuê, vệ sĩ tư gia hoặc cướp bóc. Nhiều tài liệu khẳng định rằng người Varangia là những nhóm dân ngụ cư (‘ngụ cư’ theo quan điểm của người Đông Slav và Đông La Mã) có gốc gác Scandinavia, và như vậy, “xứ Varangia” có nhiều khả năng là một vùng đất trung cổ nằm trên bán đảo Scandinavia. Một số tài liệu thì đồng nhất ‘người Varangia’ với người Viking. (Theo Đại toàn thư Liên Xô ‘БСЭ’, Hutchinson Encyclopedia, Wikipedia và những tài liệu khác.)
[11]“Đường từ xứ Varangia đến Hy Lạp” (tiếng Nga và Ukraina ‘путь из Варяг в Греки’ [put’ iz Varĭag v Greki], tiếng Anh Trade route from the Varangians to the Greeks): một trong những tuyến đường thuỷ mậu dịch thời Trung cổ, xuất phát từ các trung tâm buôn bán ở Scandinavia (được cho là bản quán của ‘người Varangia’, xem chú thích [22]), vượt qua biển Baltic, vịnh Phần Lan, đi qua các sông hồ chính của Kievskaĭa Rus’ (quốc gia của các bộ lạc Đông Slav thời trung đại, được xem là tiền thân của cả Nga, Ukraina và Belarus sau này), tiến vào biển Đen rồi đi tới Byzantium (kinh đô của đế quốc Đông La Mã, có lãnh thổ bao trùm lên Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay). Theo nhiều sử liệu, tuyến giao thương này xuất hiện từ đầu thế kỷ IX, thịnh đạt trong các thế kỷ X–XI, gắn liền với sự phát triển kinh tế và văn hoá của các vùng đất Đông Slav, thậm chí còn ảnh hưởng quyết định đến sự ra đời của các nhà nước phong kiến ở đây. Tầm quan trọng của “đường từ xứ Varangia đến Hy Lạp” có thể so sánh với những tuyến giao thương nổi tiếng khác trong lịch sử như Con đường Tơ lụa, Tuyến đường Gia vị, Tuyến đường Trầm hương, Con đường Hổ phách v.v... (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ và những tài liệu khác.)
[12]“Ách đô hộ Mông-Thát” (tiếng Nga mongolo-tatarskoe igo, tiếng Anh Mongol-Tatar yoke): sự mất độc lập của các công quốc (xem chú thích [39]) Đông Slav từ năm 1243 đến năm 1480 như một hậu quả của cuộc chinh phạt và chiếm đóng của đế quốc Mông Cổ (tiếng Nga Mongol’skaĭa imperiĭa, tiếng Anh Mongol Empire) trên lục địa Á-Âu trong các thế kỷ XIII–XV. Từ tố -tatar- trong các thuật ngữ tiếng Nga hoặc tiếng Anh đã dẫn là một danh xưng có đến vài nghĩa. Thời trung cổ, Tatar được dùng để gọi tập hợp các bộ lạc du mục trên thảo nguyên Mông Cổ (Mongolia) liên kết lại dưới quyền cai trị của Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan). Ở Việt Nam, vào thế kỷ XIII (đời nhà Trần), quân đội xâm lược Mông Cổ được gọi là giặc “Thát Đát” (một phiên pháp Hán-Việt của Tatar) theo nghĩa này. Ngày nay, Tatar được giới nhân chủng học dùng để chỉ các nhóm cư dân nói chung một ngôn ngữ gọi là “tiếng Tatar” (Tatar language, thuộc tiểu ngữ tộc Turkic, ngữ tộc Altaic), được coi (hoặc tự coi mình) là hậu duệ của các bộ lạc du mục Trung Á nói các ngôn ngữ Turkic trung đại, có lẽ đã hợp huyết với các sắc dân Tatar trung cổ từng di cư theo chân (và đóng góp nhân lực vào thành phần) quân đội viễn chinh đa sắc tộc của đế quốc Mông Cổ trong quá trình bành trướng của đế quốc này vào các thế kỷ XIII–XV, rồi được kẻ thực dân để lại cho danh xưng. Bộ phận tập trung nhất của người Tatar (chừng 2 triệu người) hiện cư trú tại xứ cộng hoà Tatarstan, một chủ thể liên bang nằm ở phía nam phần lãnh thổ Đông Âu của nước Nga. Dưới ách đô hộ Mông-Thát, các lãnh địa Đông Slav không bị sáp nhập thực sự vào đế quốc Mông Cổ: các lãnh vương Slav (knĭaz’) vẫn giữ được bộ máy quyền lực sở tại của mình và quân đội Mông Cổ cũng không có mặt thường xuyên trên các lãnh địa của họ, trừ khi họ tỏ ra cứng đầu không chịu khuất phục. Hoạt động của các lãnh vương Đông Slav bị kiểm soát bởi các baskak (“khâm sứ”) đại diện cho các hãn Mông Cổ - Tatar. Để đổi lấy quyền tự trị, các lãnh vương Slav phải trả tiền cống nạp cho các hãn: thoạt đầu (từ 1243 đến 1266) là cho các đại hãn Mông Cổ, sau đó (từ 1266 đến 1480) là cho các hãn của “hãn quốc Kim Trướng” (tiếng Nga Khanstvo Zolotoĭ Ordy, tiếng Anh Khanate of the Golden Horde) – một trong bốn đế quốc gốc Mông tách ra từ đại đế quốc Mông Cổ sau cái chết của đại hãn Ögöödei (con trai và người kế vị của Genghis Khan). Từ thập niên 1390 đến thập niên 1440, những cuộc giao tranh với đế quốc lân bang Timurid rồi sau đó, nội chiến đã khiến hãn quốc Kim Trướng suy yếu và phân rã thành nhiều hãn quốc nhỏ hơn, tiếp tục chèn ép và bắt các công quốc Nga La Tư nạp triều cống. Tuy nhiên, vào năm 1480, đại quận công xứ Moskva Ivan III Vasil’evich (1462–1505) đã từ chối tiếp tục triều cống cho các hãn quốc Tatar, chính thức khôi phục nền độc lập của Nga La Tư. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ, Hutchinson Encyclopedia và Wikipedia.)
[13]Sự “thâu nạp hai hãn quốc Kazan và Astrakhan”: nhắc nhở đến các võ công của tsar’ Ivan IV “Groznyĭ” (xem chú thích [18]) chinh phạt và sáp nhập Kazan’ và Astrakhan’ – hai hãn quốc của người Tatar tách ra từ đế quốc Kim Trướng (xem dưới) – vào Nga La Tư hồi giữa thế kỷ XVI. Sau khi Thành Cát Tư Hãn (Genghis Khan) qua đời (1227), đế quốc Mông Cổ lần lượt bị phân ly thành bốn đế quốc nhỏ hơn là đế quốc Nguyên (Yuan Empire, lấy Trung Hoa lục địa làm lãnh thổ chính), đế quốc Kim Trướng (Empire hoặc Khanate of the Golden Horde, có kinh đô ở khu vực hạ lưu sông Volga), hãn quốc Il (Il-Khanate, có trung tâm đặt tại Iran) và hãn quốc Chagatai (Chagatai Khanate, định đô ở khu vực Trung Á). Trong bốn đế quốc đó, hãn quốc Kim Trướng (Khanate of the Golden Horde) là thiết chế gắn liền với lịch sử Nga La Tư trung-cận đại: nó chính là chủ thể của cái mà sử sách Nga gọi là “ách đô hộ Mông-Thát” (xem chú thích [24]). Trong khi chèn ép và bóc lột các công quốc Đông Slav, Kim Trướng quốc ngay từ khi hình thành (giữa thế kỷ XIII) đã liên tục bất ổn bởi tình trạng phân tán quyền lực. Bản thân nó cũng bị đế quốc lân bang Timurid xâm lấn. Trong nửa cuối thế kỷ XV, đế quốc Kim Trướng lần lượt bị rã tách thành tám nhà nước phong kiến lớn nhỏ, trong số đó có hãn quốc Kazan’ và hãn quốc Astrakhan’ – với các kinh đô là các thành phố cùng tên ngày nay thuộc Liên bang Nga. Về phía Nga La Tư, quá trình thống nhất các công quốc Đông Slav đã được đánh dấu bởi sự kiện đại quận công Moskva Ivan IV Vasil’evich tự đăng quang ngôi tsar’ (“quốc vương” hay “sa hoàng”) của toàn Nga La Tư vào năm 1547. Trong những chiến dịch quân sự sau đó để mở mang lãnh thổ, Ivan IV đã lần lượt thôn tính Kazan’ (1552) và Astrakhan’ (1556). Sự sáp nhập hai hãn quốc Tatar này vào Moskovskaĭa Rus’ đã biến nó trở thành một nhà nước đa sắc tộc, đa tôn giáo và đa văn hoá, tức là một đế quốc trên thực tế. (Theo Wikipedia.)
[14]Đánh giá về ảnh hưởng của ‘sự đô hộ Mông-Thát’ (xem chú thích [24]) lên lịch sử Nga / Đông Slav có những ý kiến bất đồng. Giới sử học chính lưu – vận dụng công cụ chủ nghĩa duy vật lịch sử marxist – cho rằng ách thực dân Mông-Thát (kéo dài khoảng 240 năm) chỉ có ảnh hưởng tiêu cực: trình độ thấp hơn về lực lượng sản xuất của kẻ xâm lược đã kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất ở các công quốc Đông Slav bị đô hộ, vốn đã phát triển tương đối cao từ trước khi bị chiếm đóng. Đây là một trong những nguyên nhân chính đã khiến Nga La Tư bị tụt hậu về cả kinh tế, chính trị lẫn văn hoá so với các quốc gia Tây Âu. Thêm vào đó, người Mông Cổ - Tatar cũng bị buộc tội đã huỷ diệt nền văn minh Kievskaĭa Rus’, làm tan vỡ khối thống nhất nhân chủng Đông Slav nguyên thuỷ thành ba sắc tộc (Nga, Ukraine, Belarus), và du nhập vào xã hội Đông Slav “chủ nghĩa chuyên chế Đông phương” (oriental despotism). Như đã thấy rõ qua bài viết, tác giả Dmitriĭ Likhachëv là người ủng hộ mạnh mẽ những quan điểm này. Tuy nhiên, một số sử gia – trong đó có Lev Gumilëv [xem “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”] – đã đưa ra những luận chứng phản bác rằng Kievskaĭa Rus’ không hề là một thực thể đồng nhất về chủng tộc, văn hoá và chính trị; rằng quân đội Mông Cổ chỉ đơn thuần giúp đẩy nhanh quá trình tự tan rã của khối Kiev vốn đã bắt đầu từ trước khi nó bị chinh phạt; và rằng nếu không có sự diệt vong của Kievskaĭa Rus’ thì cũng không thể có sự xuất hiện của Moskovskaĭa Rus’ và đế quốc Nga sau này. Hơn nữa, sự có mặt của lực lượng chiếm đóng Mông Cổ đã kiềm chế và loại trừ cảnh huynh đệ tương tàn giữa các lãnh chúa Đông Slav mà rất có thể đã dẫn tới sự tự huỷ diệt, đồng thời thúc ép các thành bang Nga La Tư còn sót lại nhìn về phía tây để tìm kiếm đồng minh và kỹ nghệ hầu phát triển và phòng thủ. Trong “kỷ nguyên Mông Cổ”, Con Đường Tơ Lụa trên bộ xuyên qua Trung Á – một trong những tuyến giao thương đông-tây nổi tiếng thời trung cổ (xem thêm chú thích [23]) – trở nên an toàn hơn và tấp nập hơn bao giờ hết, một điều kiện đã giúp cho nhiều đô thị ở lân cận nó trở nên phồn thịnh, trong đó có các đô thị Đông Slav như Moskva, Tver’, Novgorod v.v... Chính trong thời kỳ này, Moskva đã phát triển cho mình mạng lưới bưu chính, kỹ thuật điều tra dân số, hệ thống tiền tệ, tổ chức quân sự và lớn mạnh lên thành một thế lực nhà nước, lần lượt thống nhất các lãnh địa Đông Slav rồi quay lại thôn tính chính các hãn quốc Tatar, đặt tiền đề cho sự ra đời của quốc gia Nga hiện đại. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ, Hutchinson Encyclopedia và Wikipedia.)
[15]“Nghị hội toàn vương quốc” (tiếng Nga zemskiĭ sobor): thiết chế tư vấn lập pháp dưới chế độ quân chủ Nga, tồn tại trong các thế kỷ XVI–XVII. Zemskiĭ sobor có tính chất của một “nghị viện đại biểu danh sĩ”, thường bao gồm các đại diện của ba loại cư dân: giới quý tộc / quan lại cao cấp, giới cao tăng Chính Thống giáo, giới thương nhân và thị dân. Zemskiĭ sobor được tsar’ Ivan IV “Groznyĭ” (xem chú thích [18]) triệu tập lần đầu tiên vào năm 1549. Sau đó, nó còn được vị tsar’ này tái tập vài lần trong thời ông trị vì, chủ yếu như một công cụ để ông thông qua / ban hành những ý chỉ mà ông đã hoạch định sẵn, hoặc để ông quyết định những vấn đề còn gây tranh cãi. Khi nhà Rĭurikovichi cáo chung (xem chú thích [38]), một zemskiĭ sobor có cả đại diện của nông dân đã đưa nhà Romanovy lên chấp chính (1613), khởi đầu bằng tsar’ Mikhail Fëdorovich (1596–1645). Khi triều đình Romanov còn yếu, zemskiĭ sobor được triệu tập mỗi năm một lần. Nó trở nên mất vị thế ngay khi nhà Romanovy đã vững mạnh trên quyền lực. Từ thời Pëtr I (xem chú thích [19]), zemskiĭ sobor đã bị huỷ bỏ một cách lặng lẽ. Nó được tái tập lần cuối cùng duy nhất vào ngày 23.7.1922 tại Priamursk (gần Vladivostok) bởi tướng Bạch quân Mikhail Diterikhs, để tấn phong Đại quận công Nikolaĭ Nikolaevich Romanov (1856–1929) lên ngôi tsar’, trong một nỗ lực tuyệt vọng của phe bảo hoàng hòng giành lại giang sơn đã bị những người bol’shevik tước đoạt từ tháng 11.1917. (Theo Wikipedia.)
[16]“Đại giáo chủ” (tiếng Nga ‘патриарх’ [patriarkh], tiếng Hy Lạp ‘πατριάρχης’ [patriarchēs], tiếng Anh patriarch): tước hiệu của người đứng đầu hệ thống nhà thờ Chính Thống giáo tự quản ở một loạt quốc gia Đông và Nam Âu. Trong Ki-tô giáo, tước hiệu “đại giáo chủ” được lập ra vào năm 451 tại Nghị hội nhà chung Chalkidikē ở Hy Lạp. (Trong tiếng Hy Lạp patriarchēs có nghĩa là “cha cai quản”.) Sau cuộc Ly Giáo của đạo Ki-tô vào năm 1054 thành Ki-tô giáo Tây phương (Gia Tô giáo hay Catholicism) và Ki-tô giáo Đông phương (Chính Thống giáo hay Orthodoxy), tước hiệu patriarkh / patriarch gắn với bậc trưởng phụ của toàn thể giáo hữu chỉ còn được lưu lại trong Chính Thống giáo. Ở Đông và Nam Âu, khi các nhà nước Slav độc lập theo Chính Thống giáo (Bulgaria, Serbia v.v...) xuất hiện, patriarkh / patriarch trở thành tước hiệu của người đứng đầu giáo hội Orthodox trong từng quốc gia.
Ở Nga, tước hiệu này – được gọi đầy đủ là “đại giáo chủ Moskva và toàn Nga La Tư” (patriarkh Moskovskiĭ i vseĭa Rusi) – được nghị hội trưởng phụ của các nhà thờ Nga La Tư bầu ra lần đầu tiên vào năm 1589. Trong các thế kỷ XVI–XVII, các đại giáo chủ Nga là những lãnh chúa phong kiến lớn, can dự tích cực vào sinh hoạt chính trị của đất nước, thậm chí có quyền lực cạnh tranh với chính quyền thế tục. Dưới triều tsar’ Pëtr I (xem chú thích [19]), sau khi đại giáo chủ Adrian qua đời (1700), Pëtr từ chối ấn định việc bầu chọn đại giáo chủ mới, và đưa một thân hữu của mình – tổng giám mục Rĭazan’ Stefan Ĭavorskiĭ – ra đứng đầu giáo giới với tước hiệu mới “thượng phụ bảo vị” (mestoblĭustitel’ patriasheskogo prestola, nghĩa là “người tập chức ngôi cha bề trên”), để rồi vào năm 1721, Pëtr cho thành lập Svĭashchennyĭ sinod (Linh thánh viện), một hội đồng giáo sĩ thay thế tước vị patriakh đứng đầu Giáo hội Chính Thống Nga. Hoạt động của Sinod được giám sát bởi một quan chức thế tục có chức danh ober-prokuror (kiểm sát trưởng). Mọi thành viên của Sinod và ober-prokuror đều do Pëtr chỉ định. Ông cũng cấm lập thêm tu viện mới để giảm thiểu số lượng tu sĩ, đồng thời đánh thuế mạnh vào lợi tức từ đất đai thuộc sở hữu của nhà thờ. Bằng những biện pháp đó, Pëtr I đã khuất phục được giới tăng lữ dưới quyền lực chính trị của mình. Sau khi chế độ tsarist sụp đổ (tháng 2.1917), Giáo hội Chính Thống Nga đã khôi phục việc bầu chọn patriarkh, và từ tháng 6.1990, khôi phục danh xưng đầy đủ patriarkh Moskovskiĭ i vseĭa Rusi (đại giáo chủ Moskva và toàn Nga La Tư). Không phụ thuộc vào sự thay đổi địa chính trị sau khi Liên bang Xô-viết tan rã (tháng 12.1991), patriarkh Moskovskiĭ i vseĭa Rusi (hiện nay là Aleksiĭ II) có tư cách nhà lãnh đạo tinh thần của các giáo phận Chính Thống thuộc Nga, Ukraina, Belarus, các nước SNG và nhiều giáo khu Orthodox trên khắp thế giới. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ và Wikipedia nhánh tiếng Nga.)
[17]“Chiến tranh Balkan”: ngụ ý cuộc chiến tranh Balkan lần thứ nhất (Pervaĭa Balkanskaĭa voĭna, 9.10.1912–30.5.1913) của các quốc gia thuộc “Liên minh Balkan” – bao gồm Bulgaria, Hy Lạp, Serbia và Crna Gora (tức Montenegro) – chống lại đế quốc Ottoman, nhằm xoá bỏ ách thực dân nhiều thế kỷ của người Thổ Nhĩ Kỳ đặt lên các dân tộc Balkan. Đế quốc Nga không tham gia cuộc chiến tranh này, song hàng loạt trí thức Nga đã tình nguyện sang chiến đấu và phục vụ chiến đấu cho Liên minh Balkan với lý tưởng (hoặc ảo tưởng) “giải phóng các dân tộc Balkan” (theo Ki-tô giáo Chính Thống) khỏi chủ nghĩa thực dân của người Thổ Nhĩ Kỳ (sắc tộc thống trị trong đế quốc Ottoman, theo Islam giáo). Cùng lúc, các trí thức này cũng là kẻ thù chính trị của chế độ tsarist ở Nga do tư tưởng chống chuyên chế của họ.
“Chiến tranh Caucasian” (Kavkazskaĭa voĭna, 1817–1864) và “chiến tranh Turkestan” (Turkestanskie voĭny, trong thế kỷ XIX) thực chất là những cuộc chiến tranh thực dân bành trướng lãnh thổ do đế quốc Nga tiến hành, mặc dù giới sử học chính lưu Nga thường nhấn mạnh khía cạnh tích cực của những cuộc chiến tranh này là “giải phóng nhân dân các dân tộc Caucasian và Turkic” khỏi phương thức sản xuất phong kiến chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do truyền giảng và thực hành giáo lý Orthodox.
“Vấn đề Bắc - Nam”: trong văn học chính trị, cặp khái niệm “Bắc” - “Nam” ngoài ngữ nghĩa địa lý thông thường còn tương ứng với “đã phát triển” - “chưa phát triển”, “văn minh” - “lạc hậu”, “hiện đại” - “lỗi thời”, “tân tiến” - “cũ kỹ”, v.v... Là một học giả hướng Âu chủ nghĩa (eurocentric), Dmitriĭ Likhachëv đã dứt khoát khẳng định phẩm chất Tây Âu của nền văn hoá Nga, coi “vấn đề Đông - Tây” là đã được giải quyết và không còn là chủ đề để bàn cãi. Song mặt khác, trong đoạn văn này, bằng một diễn đạt hết sức hàm súc ông đã kín đáo thừa nhận rằng nước Nga chưa thể được xác quyết là một quốc gia “phương Bắc” trong ý nghĩa ẩn dụ của khái niệm này.
“Chiến tranh Caucasian” (Kavkazskaĭa voĭna, 1817–1864) và “chiến tranh Turkestan” (Turkestanskie voĭny, trong thế kỷ XIX) thực chất là những cuộc chiến tranh thực dân bành trướng lãnh thổ do đế quốc Nga tiến hành, mặc dù giới sử học chính lưu Nga thường nhấn mạnh khía cạnh tích cực của những cuộc chiến tranh này là “giải phóng nhân dân các dân tộc Caucasian và Turkic” khỏi phương thức sản xuất phong kiến chủ nghĩa, bảo vệ quyền tự do truyền giảng và thực hành giáo lý Orthodox.
“Vấn đề Bắc - Nam”: trong văn học chính trị, cặp khái niệm “Bắc” - “Nam” ngoài ngữ nghĩa địa lý thông thường còn tương ứng với “đã phát triển” - “chưa phát triển”, “văn minh” - “lạc hậu”, “hiện đại” - “lỗi thời”, “tân tiến” - “cũ kỹ”, v.v... Là một học giả hướng Âu chủ nghĩa (eurocentric), Dmitriĭ Likhachëv đã dứt khoát khẳng định phẩm chất Tây Âu của nền văn hoá Nga, coi “vấn đề Đông - Tây” là đã được giải quyết và không còn là chủ đề để bàn cãi. Song mặt khác, trong đoạn văn này, bằng một diễn đạt hết sức hàm súc ông đã kín đáo thừa nhận rằng nước Nga chưa thể được xác quyết là một quốc gia “phương Bắc” trong ý nghĩa ẩn dụ của khái niệm này.
[18]“Hộp thuốc lá vàng” (tiếng Nga zolotaĭa tabakerka): hộp đựng sợi thuốc lá hít bằng vàng, được các vua chúa châu Âu thời cận đại dùng làm tặng vật ban cho những quý tộc thân cận hoặc người có công trạng, thường đi kèm với những danh/tước hiệu hoặc phần thưởng vinh dự khác. Đối với người được tặng thưởng, zolotaĭa tabakerka là một trong những biểu tượng của danh vọng và/hoặc thế lực trong các xã hội phong kiến ở châu Âu. Lưu ý rằng Pushkin xuất thân là một quý tộc thế truyền.
[19]“Những-người-tháng-Mười-Hai” (hay các dekabrist) và “những liên minh bí mật”: “những-người-tháng-Mười-Hai” hay các dekabrist là những người đã tham gia cuộc khởi nghĩa vũ trang ngày 14 (lịch Julian, tức ngày 26 lịch Gregorean) tháng Mười Hai năm 1825 ở Sankt-Peterburg của các sĩ quan / binh lính đối lập và đồng minh của họ, nhằm ngăn chặn sự chấp chính của Nikolaĭ I sau cái chết của tsar’ Aleksandr I, yêu cầu triều đình Romanov phải ban hành hiến pháp, chấm dứt sự cai trị chuyên chế và chế độ nông nô. (Trong tiếng Nga dekabr’ là “tháng Mười Hai”.) Tất cả các dekabrist đều là quý tộc, phần lớn là các sĩ quan đã tham gia cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 chống lại cuộc xâm lược của Napoléon Bonaparte và tham gia các chiến dịch sau đó (1813–15) ở châu Âu. Việc tiếp xúc với trật tự châu Âu đã trang bị cho các sĩ quan này những nhãn quan chính trị mới. Trở về nước, họ tổ chức một số câu lạc bộ và bắt đầu bí mật truyền bá trong giới quý tộc những tư tưởng tự do. Từ những nhóm này sau đó đã hình thành một số hiệp hội được tổ chức theo khuôn mẫu các ‘hội cộng tế’ (tiếng Việt còn gọi là ‘hội tam điểm’, tiếng Nga masonskaĭa lozha, tiếng Anh masonic lodge), có tên gọi bắt đầu bằng “liên minh…”: “Liên minh cứu tế” (Soiuz spaseniĭa), “Liên minh no ấm” (Soiuz blagodenstviĭa), … Các “liên minh” bí mật này theo đuổi một vài xu hướng chính trị khác nhau, nhưng cùng chung một cứu cánh là lật đổ nền quân chủ chuyên chế, xoá bỏ chế độ nông nô và hiện đại hoá nước Nga. Do nhiều nguyên nhân, đồng thời bị Nikolaĭ I đàn áp thẳng tay, cuộc khởi nghĩa tháng Mười Hai đã nhanh chóng thất bại. Ngoài những người đã hy sinh ngay trong quá trình binh biến, năm trong số các dekabrist bị treo cổ trước công chúng, số còn lại bị đầy đi Sibir’, Kazakhstan và Viễn Đông. Chế độ tsar’ chuyên quyền tiếp tục tồn tại thêm một thế kỷ sau đó. (Theo Wikipedia, nhánh tiếng Nga.)
[20]Pëtr Nikitich Tkachëv (1844–1886): nhà báo, nhà phê bình văn học và nhà lý luận của chủ nghĩa dân tuý Nga (narodnichestvo) theo tư tưởng Gia-cô-banh (jacobinism). Trong phê bình văn học, Tkachëv triển khai thuyết “phê bình thiết thực” (real’naĭa kritika): đòi hỏi tác phẩm nghệ thuật phải có tính tư tưởng và ý nghĩa xã hội cao, coi nhẹ giá trị mỹ học của tác phẩm. Ông buộc tội I. S. Turgenev đã “xuyên tạc bức tranh đời sống nhân dân”, không thừa nhận nghệ thuật trào phúng của M. E. Saltykov-Shchedrin, gọi L. N. Tolstoĭ là “nhà văn sa-lông”. Về triết học chính trị, Tkachëv tin rằng nguồn gốc của các chuyển biến lịch sử là ý chí của “một thiểu số tích cực”, từ đó – theo Tkachëv – cách mạng quy về việc giành chính quyền và thiết lập “nền chuyên chính của một thiểu số cách mạng”. Là một nhà dân tuý chủ nghĩa, ông hình dung về một tương lai xã hội chủ nghĩa của nước Nga gắn liền với nông dân, giai cấp xã hội mà theo ông vốn “cộng sản ngay từ bản năng và truyền thống”.
[21]Sergeĭ Gennadievich Nechaev (1844–1886): nhà hoạt động cấp tiến của phong trào hư vô chủ nghĩa (tiếng Nga nigilisticheskoe dvizhenie, tiếng Anh nihilistic movement) ở nước Nga nửa sau thế kỷ XIX, nổi tiếng bởi sự chuyên tâm theo đuổi mục tiêu chính trị bằng mọi phương tiện khả dĩ, kể cả những biện pháp bạo lực cực đoan nhất như ám sát và/hoặc thủ tiêu. Thời kỳ đầu của sự nghiệp, Nechaev là một trong những môn đệ hăng hái nhất của M. A. Bakunin, nhà cách mạng xã hội chủ nghĩa lừng danh theo đường lối vô chính phủ (anarchism) và đối thủ chính trị của Marx / Engels. (Bakunin, như được mô tả, từng “mê tít” Nechaev.) Về sau, Nechaev đã vượt Bakunin về mức độ cấp tiến cả trong triết lý (nihilism thay cho anarchism) lẫn trong hành động (đa nghi, xảo quyệt, tàn bạo). Nechaev chia sẻ một lý tưởng về chủ nghĩa xã hội mà Marx gọi là “chủ nghĩa cộng sản trại lính”. Năm 1872, Nechaev bị cảnh sát Zurich bắt, bị dẫn độ về Nga và lãnh án 20 năm tù khổ sai vì tội giết người. Ông chết trong tù (1886) khi mới thọ được hai phần ba mức án. Tuy Nechaev “công chưa thành”, nhưng có thể nói các “phương pháp cách mạng” của ông sau này đã được Vladimir Lenin và Iosif Stalin thực hành rất thành công.
[22]Nikolaĭ Gavrilovich Chernyshevskiĭ (1828–1889): nhà văn và phê bình văn học, nhà báo, nhà triết học duy vật theo đường lối xã hội chủ nghĩa không tưởng, nhà hoạt động cách mạng Nga thế kỷ XIX. Ông được coi là cha đẻ của narodnichestvo (chủ nghĩa dân tuý Nga), vận động lật đổ chế độ tsarist chuyên chế để thay bằng một xã hội xã hội chủ nghĩa trên nền tảng các obshchina (công xã nông thôn Nga) cổ truyền. Cũng như Marx, ông tin rằng đấu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội, và quần chúng là chủ trò sáng tạo nên lịch sử. Ông nổi tiếng với thành ngữ “càng tệ càng tốt” (chem khuzhe chem lutchshe), hàm ý rằng điều kiện sống của dân chúng càng tồi tệ thì càng tốt cho cơ hội để cách mạng nổ ra. Trước tác Làm gì? (Chto delat’?) của Chernysheskiĭ đã được Lenin coi là một trong những giáo trình cách mạng đầu tiên của mình.
-Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Phần 3)
Như vậy, đa số trí thức Nga đã không để sự bội tín làm hoen ố mình. Tôi có thể nêu ra hàng chục cái tên của những con người đã sống trọn đời mình một cách trung chính mà không cần phải tự biện hộ bằng những lý lẽ kiểu như “chúng ta đã từng tin như thế”, “thời thế lúc đó phải như vậy”, “mọi người chúng ta ai cũng đã làm thế cả”, “hồi đó chúng ta còn chưa hiểu biết”, “chúng ta đã từng bị mê hoặc” và tương tự. Những lập ngôn này đã tự động loại những ai viện đến chúng ra khỏi giới trí thức – bổn phận các thành viên của giới này đã và luôn luôn vẫn là: biết, hiểu, phản kháng, giữ gìn sự độc lập tinh thần của mình và không can dự vào những điều dối trá. Tôi sẽ không dẫn ra tính danh của tất cả các trí thức mạo xưng, mà sự tham gia của những kẻ này vào các chiến dịch “chấn chỉnh” đủ kiểu ngay từ đầu đã không hề là ngẫu hứng. Bọn họ đã từng rất đông đảo, song nếu chỉ vì bọn người này mà buộc tội toàn bộ giới trí thức Nga – một giới xã hội đã bị trấn áp suốt bảy mươi năm – là điều hoàn toàn không nên. Đấy là chưa kể nếu không có thế hệ trí thức già kia thì có lẽ đã không có những nhà bất đồng chính kiến trẻ hơn sau này. Sự bất phục tùng của giới trí thức đã khiến nó trở thành kẻ thù chính thường xuyên của chính quyền Xô-viết.
Những năm tháng đối đầu giữa chế độ và giới trí thức cũng đồng thời là khoảng thời gian mà trong ngôn ngữ chính thức đã biến mất những khái niệm danh dự, lương tâm, nhân phẩm, trung thành với nguyên tắc, chính trực, vô tư, lương thiện, nghĩa hiệp. Giá trị chân chính của con người đã bị đánh tráo bằng những ý niệm hoàn toàn trống rỗng, còn phẩm tính trí thức thì bị tụt cấp thành khái niệm về một nghề nghiệp lao động bằng trí óc.
Sự coi thường trí thức hiện nay cũng là sự bất kính đối với ký ức về hàng nghìn con người đã hành xử một cách dũng cảm trong các cuộc thẩm vấn và dưới các đòn tra tấn, đã giữ trọn đức chính trực trong cảnh tù đày, trong thời gian bị truy bức trên những nẻo đường khoa học.
Trong tương lai, khi mà từng vụ án riêng biệt của Che-Ka, OGPU hay KGB [1] đã được công khai hoá, một lần nữa cần phải lưu ý rằng trong các biên bản điều tra chỉ ghi chép những dữ kiện tương thích với hồ sơ đã được điều tra viên soạn sẵn. Những người “trợ giúp điều tra” hoặc cung cấp dữ liệu mật thám cho việc bắt giữ thì đã biến mất khỏi các vụ án, không mảy may dấu vết. Mọi bằng chứng về sự can trường của các nghi can khi thẩm vấn cũng đã bị xoá sạch. Người ta không bao giờ thả những người đã bắt: “Nhà đương cục không bắt người vô cớ!” Tư tưởng mạnh mẽ này ngày càng được củng cố cùng năm tháng.
Vì vậy mà ngay cả ngày nay, việc đưa các vụ án ra công khai phải được kèm theo những diễn giải có căn cứ khoa học.
Thú vị nhất là khi các tù nhân trí thức được nghe người ta tuyên những bản án của mình. Tôi xin được kể thêm một mẩu hồi ức. Đó là vào năm 1928, khoảng đầu tháng Mười. Tất cả chúng tôi – can án vụ nhóm sinh viên “Học viện Hoàn vũ” và “Nghĩa hội Serafim Sarovskiĭ” – bị giải đến gặp cai trại DPZ (dom predvaritel’nogo zaklĭucheniĭa = “nhà tạm giam”, nằm trên phố Shpalernaĭa ở Leningrad). Viên cai ngồi với một vẻ mặt nghiêm trọng và cực kỳ ảm đạm, còn tất cả chúng tôi đều đứng. Đứng trên cùng là Igor’ Evgen’evich Anichkov, một trí thức cũ điển hình, thụ giáo ở nước ngoài. Bằng một giọng rùng rợn chết chóc, viên cai thông báo: “Các anh hãy nghe bản án!” Tôi nhớ rất rõ, từ “bản án” (prigovór) được y phát âm với trọng âm được nhấn chuẩn xác ở âm tiết cuối cùng. Rồi y bắt đầu đọc một cách chậm rãi và trịnh trọng chính cái “bản án” đó, không rõ do ai quyết định, bởi làm gì có toà án. Trong suốt thời gian đó Igor’ Evgen’evich đứng với một vẻ mặt chán nản. Ngay khi viên cai kết thúc xướng ngôn, Anichkov hỏi một cách ngạo mạn: “Xong rồi hả? Chúng tôi đi được chưa?” Và không đợi trả lời, ông bước luôn ra cửa. Chúng tôi nhấc gót theo Anichkov, ngang qua mặt toán lính áp giải đang cuống lên vì bất ngờ. Thật là hùng tráng!
Tư chất xác định phẩm tính trí thức là thái độ ghê tởm chủ nghĩa chuyên chế. Ý chí bất khuất và lòng tự tôn sẽ được nuôi dưỡng cùng với nó.
5.
Thế còn điều này thì sao: trí thức là hiện tượng thuộc về phương Tây hay phương Đông? Đáp án của câu hỏi này nằm ở chỗ chúng ta nhìn nhận nước Nga là một quốc gia phương Đông hay phương Tây. Một trong những rường cột chính yếu của phẩm tính trí thức là tính chất của học vấn. Đối với trí thức Nga, học vấn đã và bao giờ cũng là thuần tuý phương Tây.
Nếu như Nga là một quốc gia phương Đông, hay cứ cho là Á-Âu (Eurasian) đi nữa, thì tính chất Tây Âu của nền học vấn của nó cho phép dễ dàng tách giới trí thức khỏi dân chúng; điều này sẽ biện hộ một cách xác đáng cho thái độ tiêu cực đối với giới trí thức của tầng lớp nửa-trí-thức, nửa-học-giả và “kỹ giả” đã thắng thế lâu nay ở nước Nga. Còn nếu không vì thế, hoặc giả nếu không xuất phát từ mong muốn ly gián cái này khỏi cái kia, thì phải chăng chủ nghĩa Á-Âu [2] ở chúng ta trong những năm qua đã thủ đắc tính chất đầy dã tâm của một chính sách ngu dân?
Thực ra thì nước Nga chẳng có gì là Á-Âu cả. Nếu nhìn nước Nga từ phía Tây thì dĩ nhiên nó nằm ở giữa Tây và Đông. Nhưng đấy là quan điểm thuần tuý địa lý, thậm chí tôi còn muốn nói: quan điểm thuần tuý địa đồ. Bởi chưng việc phân chia Đông, Tây là do sự khác biệt của các nền văn hoá, chứ không do những đường biên giới quy ước được vạch trên bản đồ. Nga hiển nhiên là Âu châu về tôn giáo và văn hoá. Đồng thời, trong văn hoá Nga người ta không thấy có sự khác nhau rõ nét nào giữa Peterburg ở phía Tây và Vladivostok ở phía Đông.
Về văn hoá, Nga khác với các nước phương Tây không nhiều hơn sự khác biệt giữa các nước này với nhau: Anh khác Pháp hay Hà Lan khác Thuỵ Sĩ. Ở châu Âu có nhiều nền văn hoá. Đương nhiên, trung gian liên kết nước Nga với phương Tây chủ yếu là giới trí thức, mặc dù nó không giữ vai trò đó một mình.
Đối với nước Nga, vấn đề “Đông-Tây” đóng vai trò nhỏ hơn so với mối liên hệ “Bắc-Nam”. Có vẻ như không mấy ai đặc biệt chú ý đến điều này, nhưng sự tình đúng là như vậy. Hãy nhìn vào một tấm bản đồ châu Âu, cụ thể hơn – vào bản đồ Đông Âu. Hãy nhận ra: trong một thời gian dài, những tuyến đường giao thông cơ bản từng là các dòng sông, chủ yếu chảy theo hướng kinh tuyến – từ Bắc xuống Nam hoặc từ Nam lên Bắc. Chúng nối liền các bồn nước của biển Baltic và biển Đen (mà chung quy là Địa Trung hải) với nhau. Con đường “từ Varangia tới Hy Lạp” đã từng là một tuyến giao thương mậu dịch chính yếu, đồng thời là con đường của chiến tranh và của sự khuếch tán văn hoá. Tác giả của Chuyện kể thời quá vãng (Povest’ vremennykh let, thế kỷ XI) [3] đã miêu tả bờ cõi địa lý của Nga La Tư đúng theo cách ấy, bắt đầu từ một đường phân thuỷ – “rừng Okovskiĭ” – rồi theo hướng các dòng sông mà xác lập chủ quyền: những con sông nào chảy vào biển nào. Các đường biên giới chưa có, chỉ có lưu vực của các dòng sông.
Trên những ngả đường ấy, Nga La Tư đã từng có hai trung tâm đẳng quyền – Novgorod và Kiev. Từ phương Bắc, những người Varangia đã đi đến Nga La Tư theo lộ trình này do được mời hoặc được thuê mướn. Triều đình Rĭurikovich [4] định đô ở phía Bắc, sau khi đã bành trướng xuống phương Nam nhằm hướng Kiev và sinh cơ lập nghiệp như một sức mạnh nhà nước trên toàn bộ tuyến đường từ Ladoga tới Khersones. Xuất phát từ Byzantium ở phương Nam, thông qua trung gian người Bulgaria, một nền văn hoá tâm linh – Ki-tô giáo Âu châu – đã đến với Nga La Tư, thắt những nút chặt chẽ giằng kết nước Nga trung cổ với Tây Âu. Nếu xác định rằng văn hoá Nga La Tư tương đồng với những nền văn hoá chính hợp nhất của châu Âu trong các thế kỷ X–XII, thì cần phải định danh nó như là Scandinavian-Byzantine, chứ không phải Eurasian (“Á-Âu”). Những sắc dân du mục phương Đông và các thảo nguyên phương Nam chỉ dự phần rất nhỏ bé trong việc tạo thành Nga La Tư, ngay cả khi các bộ tộc Á Đông này đã định cư bên trong cương giới của các công quốc [5] Nga với tư cách là những lực lượng đánh thuê.
Người Nga La Tư đã pha trộn trước tiên với các sắc dân Finno-Ugric [6] , và theo truyền thuyết, đã cùng với các bộ tộc ấy mời gọi anh em Rĭurik, Sineus và Truvor [7] . Hãy xem trong Chuyện kể thời quá vãng, vào năm 862:
Người Rusi (tức người Nga La Tư – người dịch), người Chiud’ (tổ tiên của người Estonia sau này – D. Likhachëv), người Sloveni và người Krivichi và người Ves’ (tức Vepsy, một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv) cùng nói: “Đất đai chúng ta to rộng và hào phóng, mà trong nó narĭad (tức tổ chức nhà nước – D. Likhachëv) không có. Vậy các người hãy làm vua và cai quản chúng ta đi.”
Rồi sau đó:
Trong thành này các lai nhân Varĭagi (tức người Varangia đến từ Scandinavia – người dịch) thì ở, còn các cư dân đầu tiên ở Novegotod là người Sloveni, ở Polot’ski người Koivichi (một bộ lạc Slav – D. Likhachëv), ở Rostov người Merĭa (một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv), ở Beloozer người Ves’, ở Murom người Muroma (một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv); và Rĭurik (đã) thống lĩnh tất cả. [8]
Điều đáng nói là tất cả các xuy-giê (sujet) Đông phương có trong văn học cổ Nga đều đã đến với chúng ta từ phương Nam (qua trung gian Hy Lạp) hoặc từ phương Tây. Những liên hệ văn hoá với phương Đông là vô cùng hạn chế, chỉ từ thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện những mô-típ Đông phương trong các hoa văn trang trí của chúng ta.
Polotsk, trung tâm sau này của Belarus, cũng đã ra đời trên những tuyến giao thương đường sông. Cả ba kinh đô – Novgorod, Kiev và Polotsk – đều đã xây dựng cho mình những đại giáo đường Sophia, “Thánh Trí” của Thiên Chúa [9] . Ơn trời, những kiến trúc này đã chứng thực cho sự thống nhất về văn hoá của ba dân tộc Đông Slav. Chỉ có cuộc xâm lăng hung bạo của Mông-Thát mới từng có khả năng phá huỷ sự thống nhất ấy của Nga La Tư, một sự thống nhất đã được cố kết bởi các giáo đường Sophia – biểu tượng cho sự anh minh của Tạo Hoá; và chính mong muốn gò bó chúng ta với phương Đông bất chấp mọi lẽ lại có thể làm giảm đi hậu quả tàn phá của cuộc xâm lăng đó. Toàn bộ những gì vừa nêu tuyệt nhiên không có nghĩa là dường như nước Nga đã thường xuyên có các đồng minh ở phương Tây cũng như các địch thủ ở phương Đông: lịch sử không có cách nào xác nhận điều này; chúng ta đang nói hoàn toàn không phải về các đồng minh chiến tranh, mà về những cội nguồn của nền văn hoá dân tộc Nga.
Những cội nguồn ấy ở Nga và phương Đông là khác nhau, sự thể là như vậy. Nhưng điều này tuyệt nhiên không phủ định, mà đúng hơn là đang ước định sự cần thiết hiện nay của việc hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. Chính trong ý nghĩa này, chứ không phải trong bất kỳ ý nghĩa nào khác, mà ngày hôm nay những ý tư của chủ nghĩa Á-Âu cũng cần được thấu hiểu. Mỗi xứ sở đều có phía Đông và phía Tây, phía Nam và phía Bắc của mình; cái đối với đất nước này là Đông thì đối với lân bang của nó có thể lại là Tây. Một quan hệ láng giềng hoà hiếu chính là để cho các đường biên sắc tộc không bị trở thành những biên giới chính trị khoá kín, và để cho sự đa dạng không làm tổn thương ai thay vì làm phong phú hơn lên.
“Khi kẻ thù không quy hàng, nó sẽ bị tiêu diệt!” – ấy là lời Gor’kiĭ [10] . Phát biểu này đã một lần trở thành tiên tri: đó là sự thật, nhưng có lẽ nào nó vẫn còn hiệu lực cho đến cả ngày nay? Quả là vào thời chúng tôi, một giới trí thức nhà nước đã tiêu diệt một giới trí thức khác, nhiều khi bằng vũ khí trong tay. Và vào thời chúng tôi, giới trí thức đã phải hứng chịu sự nhạo báng và thủ tiêu: Từ phía ai? – Từ phía một bộ phận khác của giới trí thức. Mà nếu vậy, điều đó có nghĩa là cái bộ phận “khác” kia đã vơ lấy về mình một cách bất chính khái niệm “trí thức”.
Những cuộc tranh cãi, sự nhìn nhận khác nhau về thế giới và tương lai của nó đương nhiên là bản tính cố hữu của giới trí thức, nhưng sự thanh toán lẫn nhau cũng đã được cả Gor’kiĭ, cả các nửa-chuyên-gia và “kỹ giả” đưa vào môi trường này, chưa nói đến Che-Ka, OGPU, NKVD [11] và KGB. Vậy có lẽ nào cho đến tận hôm nay, giới trí thức có thể giải quyết mọi nhiệm vụ lịch sử mà nó được giao phó chỉ bằng vào lòng thù ghét lẫn nhau và những mối tị hiềm bất tận, trong khi mà toàn bộ lịch sử của nền văn hoá cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa hề xa của chúng ta đang gợi mở cho chúng ta một con đường hoàn toàn khác và ngược hẳn lại?
Và có lẽ nào chúng ta, giống như trước kia – theo “phép tắc bolshevik” –, sẽ bất công trở lại đối với giới trí thức và đối với vai trò của nó trong đời sống các dân tộc của chúng ta?
Tôi đã viết những ý kiến nhận xét thuận lợi trong bản thảo của nhà sử học tài giỏi và giàu óc tưởng tượng L. N. Gumilëv [12] , một người theo chủ nghĩa Á-Âu, đã viết các lời nói đầu cho những cuốn sách của ông ấy, đã giúp đỡ ông ấy trong việc bảo vệ luận án. Nhưng tất cả những điều đó không phải bởi vì tôi đã tán thành Gumilëv, mà là để ông ấy được xuất bản. Gumilëv – và cả tôi nữa – đã chẳng vì danh vọng, nhưng với tôi, ít nhất, coi như tôi đã giúp để ông ấy có cơ hội phát biểu lên quan điểm của mình, một quan điểm đang cố kết các dân tộc khác nhau về văn hoá trên đất nước chúng ta.
La Thành dịch và chú thích
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9
4.Song le, hãy quay trở lại với thời đại chúng ta.
Hoạt tính ngoan cường của giới trí thức đã được phát huy vào ngay thập niên đầu tiên của nền cai trị Xô-viết, và sự trấn áp cũng đã được nhằm trước tiên vào trí thức trong thập niên này. Sang đến những năm 1930 thì sự đàn áp không chỉ còn chống lại riêng trí thức (nó vẫn luôn luôn chống lại trí thức), mà đã nhắm tới nông dân, bởi chưng nông dân – những người lúc này bị coi là “mù chữ” – đã có một nền văn hoá cả ngàn năm của mình. Giới tu hành ở cả thành thị và nông thôn, mà những đại diện cá biệt của nó ngay từ trước cách mạng đã tỏ rõ mình như những trí thức (để thí dụ, cha Pavel Florenskiĭ), đã một lần nữa sản sinh ra một loạt trí thức kiệt xuất (Sergiĭ Bulgakov, Viktorin Dobronravov, Aleksandr El’chaninov và nhiều người khác).
Hoạt tính ngoan cường của giới trí thức đã được phát huy vào ngay thập niên đầu tiên của nền cai trị Xô-viết, và sự trấn áp cũng đã được nhằm trước tiên vào trí thức trong thập niên này. Sang đến những năm 1930 thì sự đàn áp không chỉ còn chống lại riêng trí thức (nó vẫn luôn luôn chống lại trí thức), mà đã nhắm tới nông dân, bởi chưng nông dân – những người lúc này bị coi là “mù chữ” – đã có một nền văn hoá cả ngàn năm của mình. Giới tu hành ở cả thành thị và nông thôn, mà những đại diện cá biệt của nó ngay từ trước cách mạng đã tỏ rõ mình như những trí thức (để thí dụ, cha Pavel Florenskiĭ), đã một lần nữa sản sinh ra một loạt trí thức kiệt xuất (Sergiĭ Bulgakov, Viktorin Dobronravov, Aleksandr El’chaninov và nhiều người khác).
Như vậy, đa số trí thức Nga đã không để sự bội tín làm hoen ố mình. Tôi có thể nêu ra hàng chục cái tên của những con người đã sống trọn đời mình một cách trung chính mà không cần phải tự biện hộ bằng những lý lẽ kiểu như “chúng ta đã từng tin như thế”, “thời thế lúc đó phải như vậy”, “mọi người chúng ta ai cũng đã làm thế cả”, “hồi đó chúng ta còn chưa hiểu biết”, “chúng ta đã từng bị mê hoặc” và tương tự. Những lập ngôn này đã tự động loại những ai viện đến chúng ra khỏi giới trí thức – bổn phận các thành viên của giới này đã và luôn luôn vẫn là: biết, hiểu, phản kháng, giữ gìn sự độc lập tinh thần của mình và không can dự vào những điều dối trá. Tôi sẽ không dẫn ra tính danh của tất cả các trí thức mạo xưng, mà sự tham gia của những kẻ này vào các chiến dịch “chấn chỉnh” đủ kiểu ngay từ đầu đã không hề là ngẫu hứng. Bọn họ đã từng rất đông đảo, song nếu chỉ vì bọn người này mà buộc tội toàn bộ giới trí thức Nga – một giới xã hội đã bị trấn áp suốt bảy mươi năm – là điều hoàn toàn không nên. Đấy là chưa kể nếu không có thế hệ trí thức già kia thì có lẽ đã không có những nhà bất đồng chính kiến trẻ hơn sau này. Sự bất phục tùng của giới trí thức đã khiến nó trở thành kẻ thù chính thường xuyên của chính quyền Xô-viết.
Những năm tháng đối đầu giữa chế độ và giới trí thức cũng đồng thời là khoảng thời gian mà trong ngôn ngữ chính thức đã biến mất những khái niệm danh dự, lương tâm, nhân phẩm, trung thành với nguyên tắc, chính trực, vô tư, lương thiện, nghĩa hiệp. Giá trị chân chính của con người đã bị đánh tráo bằng những ý niệm hoàn toàn trống rỗng, còn phẩm tính trí thức thì bị tụt cấp thành khái niệm về một nghề nghiệp lao động bằng trí óc.
Sự coi thường trí thức hiện nay cũng là sự bất kính đối với ký ức về hàng nghìn con người đã hành xử một cách dũng cảm trong các cuộc thẩm vấn và dưới các đòn tra tấn, đã giữ trọn đức chính trực trong cảnh tù đày, trong thời gian bị truy bức trên những nẻo đường khoa học.
Trong tương lai, khi mà từng vụ án riêng biệt của Che-Ka, OGPU hay KGB [1] đã được công khai hoá, một lần nữa cần phải lưu ý rằng trong các biên bản điều tra chỉ ghi chép những dữ kiện tương thích với hồ sơ đã được điều tra viên soạn sẵn. Những người “trợ giúp điều tra” hoặc cung cấp dữ liệu mật thám cho việc bắt giữ thì đã biến mất khỏi các vụ án, không mảy may dấu vết. Mọi bằng chứng về sự can trường của các nghi can khi thẩm vấn cũng đã bị xoá sạch. Người ta không bao giờ thả những người đã bắt: “Nhà đương cục không bắt người vô cớ!” Tư tưởng mạnh mẽ này ngày càng được củng cố cùng năm tháng.
Vì vậy mà ngay cả ngày nay, việc đưa các vụ án ra công khai phải được kèm theo những diễn giải có căn cứ khoa học.
Thú vị nhất là khi các tù nhân trí thức được nghe người ta tuyên những bản án của mình. Tôi xin được kể thêm một mẩu hồi ức. Đó là vào năm 1928, khoảng đầu tháng Mười. Tất cả chúng tôi – can án vụ nhóm sinh viên “Học viện Hoàn vũ” và “Nghĩa hội Serafim Sarovskiĭ” – bị giải đến gặp cai trại DPZ (dom predvaritel’nogo zaklĭucheniĭa = “nhà tạm giam”, nằm trên phố Shpalernaĭa ở Leningrad). Viên cai ngồi với một vẻ mặt nghiêm trọng và cực kỳ ảm đạm, còn tất cả chúng tôi đều đứng. Đứng trên cùng là Igor’ Evgen’evich Anichkov, một trí thức cũ điển hình, thụ giáo ở nước ngoài. Bằng một giọng rùng rợn chết chóc, viên cai thông báo: “Các anh hãy nghe bản án!” Tôi nhớ rất rõ, từ “bản án” (prigovór) được y phát âm với trọng âm được nhấn chuẩn xác ở âm tiết cuối cùng. Rồi y bắt đầu đọc một cách chậm rãi và trịnh trọng chính cái “bản án” đó, không rõ do ai quyết định, bởi làm gì có toà án. Trong suốt thời gian đó Igor’ Evgen’evich đứng với một vẻ mặt chán nản. Ngay khi viên cai kết thúc xướng ngôn, Anichkov hỏi một cách ngạo mạn: “Xong rồi hả? Chúng tôi đi được chưa?” Và không đợi trả lời, ông bước luôn ra cửa. Chúng tôi nhấc gót theo Anichkov, ngang qua mặt toán lính áp giải đang cuống lên vì bất ngờ. Thật là hùng tráng!
Tư chất xác định phẩm tính trí thức là thái độ ghê tởm chủ nghĩa chuyên chế. Ý chí bất khuất và lòng tự tôn sẽ được nuôi dưỡng cùng với nó.
5.
Thế còn điều này thì sao: trí thức là hiện tượng thuộc về phương Tây hay phương Đông? Đáp án của câu hỏi này nằm ở chỗ chúng ta nhìn nhận nước Nga là một quốc gia phương Đông hay phương Tây. Một trong những rường cột chính yếu của phẩm tính trí thức là tính chất của học vấn. Đối với trí thức Nga, học vấn đã và bao giờ cũng là thuần tuý phương Tây.
Nếu như Nga là một quốc gia phương Đông, hay cứ cho là Á-Âu (Eurasian) đi nữa, thì tính chất Tây Âu của nền học vấn của nó cho phép dễ dàng tách giới trí thức khỏi dân chúng; điều này sẽ biện hộ một cách xác đáng cho thái độ tiêu cực đối với giới trí thức của tầng lớp nửa-trí-thức, nửa-học-giả và “kỹ giả” đã thắng thế lâu nay ở nước Nga. Còn nếu không vì thế, hoặc giả nếu không xuất phát từ mong muốn ly gián cái này khỏi cái kia, thì phải chăng chủ nghĩa Á-Âu [2] ở chúng ta trong những năm qua đã thủ đắc tính chất đầy dã tâm của một chính sách ngu dân?
Thực ra thì nước Nga chẳng có gì là Á-Âu cả. Nếu nhìn nước Nga từ phía Tây thì dĩ nhiên nó nằm ở giữa Tây và Đông. Nhưng đấy là quan điểm thuần tuý địa lý, thậm chí tôi còn muốn nói: quan điểm thuần tuý địa đồ. Bởi chưng việc phân chia Đông, Tây là do sự khác biệt của các nền văn hoá, chứ không do những đường biên giới quy ước được vạch trên bản đồ. Nga hiển nhiên là Âu châu về tôn giáo và văn hoá. Đồng thời, trong văn hoá Nga người ta không thấy có sự khác nhau rõ nét nào giữa Peterburg ở phía Tây và Vladivostok ở phía Đông.
Về văn hoá, Nga khác với các nước phương Tây không nhiều hơn sự khác biệt giữa các nước này với nhau: Anh khác Pháp hay Hà Lan khác Thuỵ Sĩ. Ở châu Âu có nhiều nền văn hoá. Đương nhiên, trung gian liên kết nước Nga với phương Tây chủ yếu là giới trí thức, mặc dù nó không giữ vai trò đó một mình.
Đối với nước Nga, vấn đề “Đông-Tây” đóng vai trò nhỏ hơn so với mối liên hệ “Bắc-Nam”. Có vẻ như không mấy ai đặc biệt chú ý đến điều này, nhưng sự tình đúng là như vậy. Hãy nhìn vào một tấm bản đồ châu Âu, cụ thể hơn – vào bản đồ Đông Âu. Hãy nhận ra: trong một thời gian dài, những tuyến đường giao thông cơ bản từng là các dòng sông, chủ yếu chảy theo hướng kinh tuyến – từ Bắc xuống Nam hoặc từ Nam lên Bắc. Chúng nối liền các bồn nước của biển Baltic và biển Đen (mà chung quy là Địa Trung hải) với nhau. Con đường “từ Varangia tới Hy Lạp” đã từng là một tuyến giao thương mậu dịch chính yếu, đồng thời là con đường của chiến tranh và của sự khuếch tán văn hoá. Tác giả của Chuyện kể thời quá vãng (Povest’ vremennykh let, thế kỷ XI) [3] đã miêu tả bờ cõi địa lý của Nga La Tư đúng theo cách ấy, bắt đầu từ một đường phân thuỷ – “rừng Okovskiĭ” – rồi theo hướng các dòng sông mà xác lập chủ quyền: những con sông nào chảy vào biển nào. Các đường biên giới chưa có, chỉ có lưu vực của các dòng sông.
Trên những ngả đường ấy, Nga La Tư đã từng có hai trung tâm đẳng quyền – Novgorod và Kiev. Từ phương Bắc, những người Varangia đã đi đến Nga La Tư theo lộ trình này do được mời hoặc được thuê mướn. Triều đình Rĭurikovich [4] định đô ở phía Bắc, sau khi đã bành trướng xuống phương Nam nhằm hướng Kiev và sinh cơ lập nghiệp như một sức mạnh nhà nước trên toàn bộ tuyến đường từ Ladoga tới Khersones. Xuất phát từ Byzantium ở phương Nam, thông qua trung gian người Bulgaria, một nền văn hoá tâm linh – Ki-tô giáo Âu châu – đã đến với Nga La Tư, thắt những nút chặt chẽ giằng kết nước Nga trung cổ với Tây Âu. Nếu xác định rằng văn hoá Nga La Tư tương đồng với những nền văn hoá chính hợp nhất của châu Âu trong các thế kỷ X–XII, thì cần phải định danh nó như là Scandinavian-Byzantine, chứ không phải Eurasian (“Á-Âu”). Những sắc dân du mục phương Đông và các thảo nguyên phương Nam chỉ dự phần rất nhỏ bé trong việc tạo thành Nga La Tư, ngay cả khi các bộ tộc Á Đông này đã định cư bên trong cương giới của các công quốc [5] Nga với tư cách là những lực lượng đánh thuê.
Người Nga La Tư đã pha trộn trước tiên với các sắc dân Finno-Ugric [6] , và theo truyền thuyết, đã cùng với các bộ tộc ấy mời gọi anh em Rĭurik, Sineus và Truvor [7] . Hãy xem trong Chuyện kể thời quá vãng, vào năm 862:
Người Rusi (tức người Nga La Tư – người dịch), người Chiud’ (tổ tiên của người Estonia sau này – D. Likhachëv), người Sloveni và người Krivichi và người Ves’ (tức Vepsy, một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv) cùng nói: “Đất đai chúng ta to rộng và hào phóng, mà trong nó narĭad (tức tổ chức nhà nước – D. Likhachëv) không có. Vậy các người hãy làm vua và cai quản chúng ta đi.”
Rồi sau đó:
Trong thành này các lai nhân Varĭagi (tức người Varangia đến từ Scandinavia – người dịch) thì ở, còn các cư dân đầu tiên ở Novegotod là người Sloveni, ở Polot’ski người Koivichi (một bộ lạc Slav – D. Likhachëv), ở Rostov người Merĭa (một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv), ở Beloozer người Ves’, ở Murom người Muroma (một bộ lạc Finno-Ugric – D. Likhachëv); và Rĭurik (đã) thống lĩnh tất cả. [8]
Điều đáng nói là tất cả các xuy-giê (sujet) Đông phương có trong văn học cổ Nga đều đã đến với chúng ta từ phương Nam (qua trung gian Hy Lạp) hoặc từ phương Tây. Những liên hệ văn hoá với phương Đông là vô cùng hạn chế, chỉ từ thế kỷ XVI mới thấy xuất hiện những mô-típ Đông phương trong các hoa văn trang trí của chúng ta.
Polotsk, trung tâm sau này của Belarus, cũng đã ra đời trên những tuyến giao thương đường sông. Cả ba kinh đô – Novgorod, Kiev và Polotsk – đều đã xây dựng cho mình những đại giáo đường Sophia, “Thánh Trí” của Thiên Chúa [9] . Ơn trời, những kiến trúc này đã chứng thực cho sự thống nhất về văn hoá của ba dân tộc Đông Slav. Chỉ có cuộc xâm lăng hung bạo của Mông-Thát mới từng có khả năng phá huỷ sự thống nhất ấy của Nga La Tư, một sự thống nhất đã được cố kết bởi các giáo đường Sophia – biểu tượng cho sự anh minh của Tạo Hoá; và chính mong muốn gò bó chúng ta với phương Đông bất chấp mọi lẽ lại có thể làm giảm đi hậu quả tàn phá của cuộc xâm lăng đó. Toàn bộ những gì vừa nêu tuyệt nhiên không có nghĩa là dường như nước Nga đã thường xuyên có các đồng minh ở phương Tây cũng như các địch thủ ở phương Đông: lịch sử không có cách nào xác nhận điều này; chúng ta đang nói hoàn toàn không phải về các đồng minh chiến tranh, mà về những cội nguồn của nền văn hoá dân tộc Nga.
Những cội nguồn ấy ở Nga và phương Đông là khác nhau, sự thể là như vậy. Nhưng điều này tuyệt nhiên không phủ định, mà đúng hơn là đang ước định sự cần thiết hiện nay của việc hiểu biết và giúp đỡ lẫn nhau. Chính trong ý nghĩa này, chứ không phải trong bất kỳ ý nghĩa nào khác, mà ngày hôm nay những ý tư của chủ nghĩa Á-Âu cũng cần được thấu hiểu. Mỗi xứ sở đều có phía Đông và phía Tây, phía Nam và phía Bắc của mình; cái đối với đất nước này là Đông thì đối với lân bang của nó có thể lại là Tây. Một quan hệ láng giềng hoà hiếu chính là để cho các đường biên sắc tộc không bị trở thành những biên giới chính trị khoá kín, và để cho sự đa dạng không làm tổn thương ai thay vì làm phong phú hơn lên.
“Khi kẻ thù không quy hàng, nó sẽ bị tiêu diệt!” – ấy là lời Gor’kiĭ [10] . Phát biểu này đã một lần trở thành tiên tri: đó là sự thật, nhưng có lẽ nào nó vẫn còn hiệu lực cho đến cả ngày nay? Quả là vào thời chúng tôi, một giới trí thức nhà nước đã tiêu diệt một giới trí thức khác, nhiều khi bằng vũ khí trong tay. Và vào thời chúng tôi, giới trí thức đã phải hứng chịu sự nhạo báng và thủ tiêu: Từ phía ai? – Từ phía một bộ phận khác của giới trí thức. Mà nếu vậy, điều đó có nghĩa là cái bộ phận “khác” kia đã vơ lấy về mình một cách bất chính khái niệm “trí thức”.
Những cuộc tranh cãi, sự nhìn nhận khác nhau về thế giới và tương lai của nó đương nhiên là bản tính cố hữu của giới trí thức, nhưng sự thanh toán lẫn nhau cũng đã được cả Gor’kiĭ, cả các nửa-chuyên-gia và “kỹ giả” đưa vào môi trường này, chưa nói đến Che-Ka, OGPU, NKVD [11] và KGB. Vậy có lẽ nào cho đến tận hôm nay, giới trí thức có thể giải quyết mọi nhiệm vụ lịch sử mà nó được giao phó chỉ bằng vào lòng thù ghét lẫn nhau và những mối tị hiềm bất tận, trong khi mà toàn bộ lịch sử của nền văn hoá cũng như kinh nghiệm thực tiễn chưa hề xa của chúng ta đang gợi mở cho chúng ta một con đường hoàn toàn khác và ngược hẳn lại?
Và có lẽ nào chúng ta, giống như trước kia – theo “phép tắc bolshevik” –, sẽ bất công trở lại đối với giới trí thức và đối với vai trò của nó trong đời sống các dân tộc của chúng ta?
Tôi đã viết những ý kiến nhận xét thuận lợi trong bản thảo của nhà sử học tài giỏi và giàu óc tưởng tượng L. N. Gumilëv [12] , một người theo chủ nghĩa Á-Âu, đã viết các lời nói đầu cho những cuốn sách của ông ấy, đã giúp đỡ ông ấy trong việc bảo vệ luận án. Nhưng tất cả những điều đó không phải bởi vì tôi đã tán thành Gumilëv, mà là để ông ấy được xuất bản. Gumilëv – và cả tôi nữa – đã chẳng vì danh vọng, nhưng với tôi, ít nhất, coi như tôi đã giúp để ông ấy có cơ hội phát biểu lên quan điểm của mình, một quan điểm đang cố kết các dân tộc khác nhau về văn hoá trên đất nước chúng ta.
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
(Còn 1 kì nữa)
[1]Che-Ka, OGPU, KGB: acronym theo tiếng Nga của cơ quan an ninh chính trị Liên Xô trong những thời kỳ khác nhau. Che-Ka là gọi tắt của Vserossiĭskaĭa chrezvychaĭnaĭa komissiĭa po bor’be s kontrrevolĭutsieĭ i sabotazhem (“Uỷ ban đặc biệt toàn Nga chống phản cách mạng và phá hoại”, 1917–1922). OGPU là gọi tắt của Ob”edinënnoe gosudarstvennoe politicheskoe upravlenie (“Cục chính trị quốc gia hợp nhất”, 1922–1934). Còn KGB là gọi tắt của Komitet gosudarstvennoĭ bezopasnosti (“Uỷ ban an ninh quốc gia”, 1954–1991). Thực chất, đây là những tổ chức mật vụ và tình báo, có nhiệm vụ bảo vệ chế độ cộng sản ở Liên Xô và – vào thời Chiến tranh Lạnh – ở các quốc gia Đông Âu thuộc khối Xô-viết. Trong phần lớn thời gian tồn tại của mình, các cơ quan này có quy chế của một bộ nằm trong thành phần chính phủ Liên Xô, và thường do một uỷ viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô phụ trách. Trong số những nhân vật nổi tiếng từng đứng đầu các cơ quan này có Feliks Dzerzhinskiĭ (1877–1926), Lavrentiĭ Beriĭa (1899–1953), Ĭuriĭ Andropov (1914–1984), Vladimir Krĭuchkov (sinh năm 1924). Một người trong số này, Ĭuriĭ Andropov, đã trở thành tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
[2]“Chủ nghĩa Á-Âu” (tiếng Nga evraziĭstvo, tiếng Anh eurasianism): trào lưu tư tưởng địa - chính trị và triết học - xã hội học cho rằng nền văn minh Nga không thuộc vào phạm trù Âu châu, mô tả nước Nga là một “Á-Âu quốc” – về địa lý là một tiểu lục địa nằm giữa châu Á và châu Âu, về văn hoá là một kiểu hình đặc sắc, trung gian giữa hai nền văn minh Á Đông và Âu Tây. Những người Á-Âu chủ nghĩa đặt đối lập nước Nga với phương Tây về số phận lịch sử, trách nhiệm và lợi ích, mà một hệ quả trực tiếp từ những luận điểm này là thừa nhận tính chính đáng và tính hợp quy luật của cuộc cách mạng bol’shevik năm 1917 – được cho là phản ứng tất yếu trước quá trình Tây phương hoá chóng vánh xã hội Nga thời kỳ cuối thế kỷ XIX. Các tác giả của chủ nghĩa Á-Âu là những học giả người Nga lưu vong đã tỵ nạn khỏi cuộc Cách mạng tháng 11.1917 và cuộc Nội chiến 1918–1922, điển hình là Nikolaĭ Trubetskoĭ (1890–1938) và Pëtr Savitskiĭ (1895–1968). Trong giai đoạn cuối của Liên bang Xô-viết và sau khi thiết chế này tan rã, trên hiện trường chính trị và học thuật Nga đã xuất hiện “phong trào Á-Âu mới” (tiếng Nga neo- hay novo-evraziĭstvo, tiếng Anh neo-eurasianism), lấy cảm hứng và kế thừa một phần di sản của chủ nghĩa Á-Âu đầu thế kỷ XX. Nhà sử học nhân chủng Lev Gumilëv [xem “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”] được coi là người sáng lập, còn những trước tác của ông được coi là cơ sở lý luận của phong trào này. [Xem mô tả tóm tắt về học thuyết tân Á-Âu chủ nghĩa của Gumilëv trong “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”.] Thuật ngữ “chủ nghĩa Á-Âu” mà tác giả Likhachëv sử dụng trong bài viết thực ra là ám chỉ “phong trào Á-Âu mới”. Trong văn hoá học và triết học (chủ yếu là triết học chính trị) Nga / Đông Slav, chủ nghĩa Á-Âu nói chung và phong trào Á-Âu mới nói riêng là đối thủ cạnh tranh của “chủ nghĩa hướng Âu” (tiếng Nga evropotsentrizm, tiếng Anh eurocentrism) mà qua bài viết, có thể thấy rõ tác giả Dmitriĭ Likhachëv là một đại diện.
[3]Chuyện kể thời quá vãng (Povest’ vremennykh let): tập sử ký, ghi chép lịch sử của Nga La Tư (Kievskaĭa Rus’) trong khoảng thời gian từ năm 850 đến năm 1110. Bản gốc (đã thất truyền) của cuốn sử ký này được cho là do một tăng lữ tên Nestor – có lẽ là một sử quan của triều đình Kiev – biên soạn vào năm 1113. Hai bản chép tay cổ nhất là bản Lavrent’ev (1377) và bản Ipat’ev (thế kỷ XV) hiện được bảo quản tại Thư viện quốc gia Nga ở Sankt-Peterburg. Không giống như nhiều bộ sử ký khác ở châu Âu về thời trung cổ, Povest’ vremennykh let là chứng tích văn bản độc nhất hiện nay về sơ sử của các dân tộc Đông Slav. Sự toàn diện trong các mô tả của nó thì không một nguồn dữ liệu nào về cổ sử Đông Slav sánh kịp. Nó cũng đồng thời là một tác phẩm mẫu mực của văn học cổ Đông Slav. Tác giả Likhachëv là một trong những chuyên gia về cuốn sử ký này.
[4]“Triều đình Rĭurikovich” (tiếng Nga Rĭurikovichi, tiếng Anh Riurik hoặc Riurikid Dynasty): nhà nước phong kiến thế tập của dòng họ Rĭurikovich cai trị Nga La Tư (hay Rus’, quốc gia của các bộ tộc Đông Slav) từ năm 862 đến năm 1598. Theo những ghi chép có nguồn gốc folklore trong Chuyện kể thời quá vãng (xem chú thích [37]), năm 862, tộc tổ của dòng họ Rĭurikovich là Rĭurik, nguyên là một tù trưởng người Varangia (người gốc Scandinavia di cư đến vùng đất Đông Slav), đã được các bộ lạc Đông Slav (tổ tiên gần của các sắc tộc Nga, Ukraina và Belarus’ ngày nay) cùng với các bộ lạc Finno-Ugric (xem chú thích [40]) mời lên làm knĭaz’ (lãnh vương) của Novgorod – thành bang có vị thế chi phối các vùng lãnh thổ Đông Slav lúc đó – và trị vì cho đến khi chết (năm 879). Các Rĭurikovich (theo phép cấu tạo từ của tiếng Slav có nghĩa là “có cha là Rĭurik”) sau đó đã dời đô về Kiev (năm 882), mở đầu triều đại Kievskaĭa Rus’. Hưng thịnh trong các thế kỷ X–XI như một trong những quốc gia phát triển nhất châu Âu đương thời về kinh tế, văn hoá và thống nhất về chính trị, Kievskaĭa Rus’ tan rã vào giữa thế kỷ XII thành một số tiểu vương quốc (hay “công quốc”, tiếng Nga knĭazhestvo – xem chú thích [39]) – do các chi tộc của nhà Rĭurikovich quản nhậm – và một nhà nước cộng hoà phong kiến ở Novgorod (Novgorodskaĭa feodal’naĭa respublika), cùng nhau tranh giành ảnh hưởng chính trị ở Đông Slav với Kiev. Các lãnh địa Đông Slav được tái hợp nhất vào cuối thế kỷ XV với sự ra đời của Vương quốc Nga - Moskva (Russkoe tsarstvo moskovskoe), do một velikiĭ knĭaz’ (đại lãnh vương) họ Rĭurikovich là Ivan IV “Groznyĭ” (“Ivan Đáng Gờm”) thống lĩnh và xưng tsar’ (1547). Về cuối đời, tsar’ Ivan IV trong một lần nóng nảy dẫn đến bạo hành đã lỡ tay giết chết thái tử Ivan (con) Ivanovich; trước đó, ông đã đánh truỵ thai thái tử phi – con dâu ông và vợ của Ivan con. Khi Ivan “Groznyĭ” chết (1584), người con còn lại của ông là Fëdor I Ivanovich – một nhân cách trì độn – được đưa lên ngai vàng. Mười bốn năm sau, cái chết của Fëdor I trong tình thế không có con và không còn ai thân thích đồng tông đã đưa tôn thất Rĭurikovich đến chỗ tuyệt tộc (1598). Nước Nga trải qua một Thời kỳ bất ổn (Smutnoe vremĭa, 1598–1612) trước khi triều chính rơi vào tay nhà Romanov (Romanovy, 1612–1917).
[5]“Công quốc”: dịch thuật ngữ tiếng Nga knĭazhestvo. Từ thế kỷ XI đến cuối thế kỷ XV, Nga La Tư – với tư cách một cộng đồng nhân chủng của các bộ lạc Đông Slav – ở trong tình trạng chế độ phong kiến phân quyền: quyền lực nhà nước không tập trung thực sự vào một trung tâm mà bị chia xẻ và cạnh tranh giữa các lãnh chúa phong kiến địa phương. Hầu hết các lãnh chúa địa phương đều có tước hiệu knĭaz’ (“quận công”) do thế tập hoặc tự phong. Đôi khi, một lãnh chúa tỏ ra có thế lực / ảnh hưởng vượt trội đã được suy tôn hoặc tự phong làm velikiĭ knĭaz’ (“đại quận công”). Lãnh địa phong kiến do một knĭaz’ đứng đầu được gọi là một knĭazhestvo. Giai đoạn phân quyền được coi là chính thức chấm dứt vào năm 1547, khi đại quận công xứ Moskva (velikiĭ knĭaz’ moskovskiĭ) là Ivan IV Vasil’evich Rĭurikovich tự tấn phong ngôi tsar’ vseĭa Rusi (“quốc vương – hay sa hoàng – của toàn Nga La Tư”), tức sa hoàng Ivan “Groznyĭ” (xem chú thích [18]). Tuy nhiên, tước hiệu knĭaz’ với tư cách là một phẩm hàm quý tộc cao cấp vẫn được thế tập hoặc sắc phong cho đến (ít nhất) tháng 2.1917, mặc dù đất phong của người giữ tước hiệu này không bao giờ còn có được status của một knĭazhestvo nữa. Một cách tương đối, knĭazhestvo được coi là tương đương với các thuật ngữ tiếng Anh duchy / principality / emirate. (Đồng thời, knĭaz’ cũng được coi là tương đương với duke / prince / emir, dĩ nhiên cũng chỉ một cách tương đối.) Trong bản dịch này và phần chú thích của nó, đôi khi knĭaz’ được dịch là “tiểu vương” hoặc “lãnh vương” và knĭazhestvo được dịch là “tiểu vương quốc”.
[6]“Các sắc dân Finno-Ugric” (tiếng Nga finno-ugorskie narody, tiếng Anh Finno-Ugric peoples): theo nghĩa rộng, chỉ tất cả các sắc tộc (ethnic) – trong quá khứ cũng như trong hiện tại – có ngôn ngữ thứ nhất thuộc tiểu ngữ tộc Finno-Ugric (nằm trong ngữ tộc Uralic); khái niệm rộng này bao quát từ người Hungary ở Trung Âu, người Phần Lan ở Bắc Âu đến người Khanty ở Tây Sibir’. Trong bài viết này, tác giả sử dụng finno-ugorskie narody theo nghĩa hẹp hơn: chỉ những bộ lạc trung cổ định cư ở khu vực Đông/Bắc Âu - Tây Ural (tương ứng với lãnh thổ của Kievskaĭa Rus’) mà có quan hệ genetic với một số dân tộc [nói những thứ tiếng] Finno-Ugric hiện nay sống trên địa bàn này, bao gồm (thí dụ) người Estonian, người Karelian, người Vepsian, người Komi v.v...
[7]Sineus và Truvor: hai người em của Rĭurik (xem chú thích [38]) đã, cùng với Rĭurik, được các bộ lạc Đông Slav và Finnic mời đến vùng đất Rus’ để định cư và cai trị, theo ghi chép của Chuyện kể thời quá vãng (Povest’ vremennykh let, xem chú thích [37]). Sau khi lên làm knĭaz’ ở Novgorod, Rĭurik đã “bổ nhiệm” Sineus và Truvor đến cai quản hai thành bang khác là Beloozer và Izborsk. Cái chết ngay sau đó của cả hai người em đã khiến Rĭurik thâu tóm toàn bộ quyền hành trên các lãnh địa do Novgorod chi phối. Tuy nhiên, một số chuyên gia sử học về châu Âu trung đại cho rằng ‘Sineus’ và ‘Truvor’ thực sự không tồn tại với tư cách là hai nhân vật lịch sử. Họ lập luận rằng, trong khi tham khảo thư tịch Scandinavia để biên soạn tập sử ký đầu tiên của Nga La Tư, tác giả của công trình đã hiểu nhầm văn bản tiếng Norse (ngôn ngữ Bắc Âu thời Trung Cổ, thuộc tiểu ngữ tộc Germanic): thông tin “Rĭurik đi đến [đất Slav] ‘sine hus’ (cùng với nhà) và ‘tru voring’ (với người vệ sĩ trung thành)” đã được thất dịch thành “Rĭurik đi đến cùng với Sineus và Truvor,” anh em với Rĭurik. Dầu vậy, sự tồn tại của bản thân Rĭurik được cho là hiện thực với xác suất cao, tuy nhân vật này đã được folklore hoá. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ và Wikipedia.)
[7]Sineus và Truvor: hai người em của Rĭurik (xem chú thích [38]) đã, cùng với Rĭurik, được các bộ lạc Đông Slav và Finnic mời đến vùng đất Rus’ để định cư và cai trị, theo ghi chép của Chuyện kể thời quá vãng (Povest’ vremennykh let, xem chú thích [37]). Sau khi lên làm knĭaz’ ở Novgorod, Rĭurik đã “bổ nhiệm” Sineus và Truvor đến cai quản hai thành bang khác là Beloozer và Izborsk. Cái chết ngay sau đó của cả hai người em đã khiến Rĭurik thâu tóm toàn bộ quyền hành trên các lãnh địa do Novgorod chi phối. Tuy nhiên, một số chuyên gia sử học về châu Âu trung đại cho rằng ‘Sineus’ và ‘Truvor’ thực sự không tồn tại với tư cách là hai nhân vật lịch sử. Họ lập luận rằng, trong khi tham khảo thư tịch Scandinavia để biên soạn tập sử ký đầu tiên của Nga La Tư, tác giả của công trình đã hiểu nhầm văn bản tiếng Norse (ngôn ngữ Bắc Âu thời Trung Cổ, thuộc tiểu ngữ tộc Germanic): thông tin “Rĭurik đi đến [đất Slav] ‘sine hus’ (cùng với nhà) và ‘tru voring’ (với người vệ sĩ trung thành)” đã được thất dịch thành “Rĭurik đi đến cùng với Sineus và Truvor,” anh em với Rĭurik. Dầu vậy, sự tồn tại của bản thân Rĭurik được cho là hiện thực với xác suất cao, tuy nhân vật này đã được folklore hoá. (Theo Đại toàn thư Liên Xô BSĖ và Wikipedia.)
[8]Một trích đoạn từ Chuyện kể thời quá vãng (xem chú thích [37]). Văn bản Povest’ vremennykh let vốn được thể hiện bằng ngôn ngữ Đông Slav trung cổ – từ hình thức văn tự, từ vựng, ngữ pháp cho đến phong cách hành văn. Trong bài viết nguyên bản, khi dẫn ra trích đoạn này Likhachëv đã phiên tả (transliterate) cổ tự Slav sang văn tự Cyrillic Nga hiện đại, vẫn giữ nguyên trạng những yếu tố từ vựng / ngữ pháp, song chua kèm những chú thích inline trong ngoặc đơn như đã dịch thuật. Về nội dung của trích đoạn, nhiều sử gia nhận định rằng tình tiết dân Slav và Finnic bản xứ “thỉnh cầu” một người dị chủng là Rĭurik trở thành lãnh chúa của mình là một sự kiện bất thường theo lô-gích lịch sử. Sự thật được phán đoán theo hướng: Rĭurik nguyên là thủ lĩnh một băng đảng người Varangia, – sắc tộc ngụ cư gốc Scandinavia ưa mạo hiểm, có bản lĩnh và thiện chiến, sinh sống chủ yếu bằng nghề cướp bóc trên tuyến mậu dịch “từ xứ Varangia đến Hy Lạp” –, trong lúc các thành bang Đông Slav mải xâu xé lẫn nhau, đã thừa cơ cướp chính quyền ở Novgorod, tái lập trật tự rồi gây dựng cơ nghiệp thành một thế lực nhà nước. Vậy tại sao Rĭurik lại trở thành một nhà cai trị “được mời”? Một lô-gích khả dĩ là: triều đình Rĭurikovich, do huyết thống Scandinavia của tôn thất, đã quyết định không chỉ chính sách đối ngoại thân Scandinavia của Kievskaĭa Rus’ mà còn cả mong muốn tô vẽ cho tổ tiên của mình thông qua sử quan của triều đình là thầy tu Nestor, soạn giả của Povest’ vremennykh let.
[9]“Sophia – Thánh Trí của Thiên Chúa”: ‘Sophia’ là sự rút gọn của ‘Aya Sophia’, một cách Roman hoá từ tổ tiếng Hy Lạp ‘Aγία Σοφία’ có nghĩa là “sự Sáng suốt Thần thánh” hay “Thánh Trí” (tiếng Latin ‘Sancta Sophia’, tiếng Anh ‘Holy/Divine Wisdom’, tiếng Nga ‘Айя София’ [Aĭĭa Sofiĭa] hoặc ‘Святая Премудрость’ [Svĭataĭa Premudrost’]). ‘(Aya) Sophia’ là tư tưởng thần học Ki-tô giáo cho rằng Chúa tự thân là sự Sáng suốt toàn thiện từng được thấy. Từ ‘Σοφία’ [Sophia] – “sự Sáng suốt” – được gặp trong bản tiếng Hy Lạp (‘Hy văn’) của các thánh thư, cả Cựu ước (Old Testament) và Tân ước (New Testament). Trong kinh văn Tân ước, ‘Sophia’ được dùng với ba nghĩa: (1) nghĩa rộng thông thường của “sự sáng suốt” / “sự hiểu biết”, (2) sự tiết ước thông thái mà Chúa biểu hiện khi sáng tạo ra thế giới / Thiên Ý của Chúa về thế giới / sự cứu rỗi thế giới khỏi tội lỗi, và (3) mối liên hệ với Chúa Con – tức Giê-xu Ki-tô (tiếng Anh Jesus Christ) – như là ‘tính Thông tuệ của một Thân vị Ba Ngôi’ (the Hypostatical Wisdom) của Chúa. Những triết giảng về ‘(Aya) Sophia’ được gọi là sophiology, một phân môn của thần học Ki-tô giáo (Christian theology). Nhiều nhà thần học gọi ‘(Aya) Sophia’ là một “thần cách” (deity, một sự mở rộng của – và phân biệt / đối lập với – “nhân cách”, personality) của Chúa. Trên hiện trường tiếng Anh, không hiếm khi các giáo đường Sophia được gọi là ‘Saint (hoặc St.) Sophia Cathedral/Church’. Đây là một sự thất dịch: ‘sophia’ không phải là tên của một thánh (saint) nào, mà là một từ Hy Lạp mang nghĩa “sự sáng suốt”. Trong tiếng Nga, các giáo đường Sophia được gọi là ‘храм Софии’ [khram Sofii] / ‘Софийский собор’ [Sofiĭskiĭ sobor], hoặc đầy đủ hơn, ‘храм Софии / Софийский собор – Святой Премудрости Божьей’ [… – Svĭatoĭ Premudrosti Bozh’eĭ] (“nhà thờ / thánh đường Sophia – Thánh Trí của Thiên Chúa”).
[10]Maksim Gor’kiĭ (1868–1936): xem tiểu sử chi tiết trong “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”.
[11]NKVD: acronym theo tiếng Nga của “Uỷ hội nhân dân (hay Dân uỷ hội) về nội vụ” (Narodnyĭ komissariat vnutrennikh del), bộ máy công an / cảnh sát của chính quyền Xô-viết, trực thuộc “Hội đồng các uỷ viên nhân dân” (Sovet narodnykh komissarov hay Sovnarkom, de facto chính phủ) Liên Xô. Các tên gọi kiểu này được sử dụng từ sau Cách mạng tháng Mười Nga cho đến đầu năm 1946. Từ tháng 3.1946, NKVD trở thành “Bộ nội vụ” (Ministerstvo vnutrennikh del, MVD) thuộc “Hội đồng bộ trưởng” (Sovet ministrov, Sovmin) Liên Xô. Trong một vài giai đoạn, NKVD / MVD bao gồm trong thành phần của nó cả cơ quan mật vụ - tình báo của Liên Xô (GPU / OGPU / KGB – xem thêm chú thích [35]). Thời Stalin, danh xưng NKVD / MVD – cùng với [O]GPU / KGB – gắn liền với các hoạt động đàn áp / khủng bố / tàn sát chính trị. Dưới gậy chỉ huy của Stalin, NKVD là lực lượng thừa hành trong các chiến dịch “Đại Thanh trừng” (t. Nga Bol’shaĭa chistka, t. Anh Great Purge) hung bạo và đẫm máu hồi cuối thập niên 1930. NKVD / MVD cũng là cơ quan cấp trên của “Tổng cục các trại lao động cải tạo” (GULAG, 1930–1960) khét tiếng vì sự ngược đãi tù nhân và những vi phạm nghiêm trọng đối với quyền con người. Theo các tài liệu lưu trữ Xô-viết đã được giải mật, chỉ riêng trong hai năm 1937–38, NKVD đã bắt giam trên 1,5 triệu người; 7 trăm nghìn trong số đó đã bị bắn (trung bình mỗi ngày có 1 nghìn vụ hành quyết!) Trong khoảng thời gian 1930–1956, các trại (lager’) và khu quần cư (koloniĭa) lao động cải huấn GULAG – thực chất là các nhà tù lớn bé – trên khắp lãnh thổ Liên Xô đã giam cầm đầy đoạ 18–20 triệu người, khoảng 1,6 triệu người trong số đó đã bị giết hại. Các con số chính thức này được cho là dưới mức sự thật. Trong số các nạn nhân / tù nhân của Ðại Thanh trừng và GULAG, thậm chí có cả những cán bộ lãnh đạo của chính NKVD và GULAG.
Thủ trưởng của NKVD / MVD trong mọi thời gian luôn luôn là những nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhà lãnh đạo khét tiếng nhất của NKVD / MVD có lẽ là Lavrentiĭ Beriĭa (1899–1953), thủ hạ thân tín của Iosif Stalin và một trong những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Ðại Thanh trừng và GULAG. Theo version chính thức, sau khi Stalin chết (1953), Beriĭa đã bị bắt ngay trong phòng họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bị xử bắn vào tháng 12.1953. Gần đây, vào tháng 5.2000, khi gia đình Beriĭa đệ đơn đòi đảo ngược cáo trạng năm 1953 đối với thân nhân của mình – viện dẫn một đạo luật liên bang về việc phục hồi danh dự cho nạn nhân của các vụ án chính trị trong quá khứ –, Toà án Tối cao Nga đã bác đơn với phán quyết: “Beriĭa là người tổ chức sự đàn áp chống lại nhân dân, vì vậy không thể được coi là một nạn nhân.”
Thủ trưởng của NKVD / MVD trong mọi thời gian luôn luôn là những nhân vật cao cấp của Đảng Cộng sản Liên Xô. Nhà lãnh đạo khét tiếng nhất của NKVD / MVD có lẽ là Lavrentiĭ Beriĭa (1899–1953), thủ hạ thân tín của Iosif Stalin và một trong những kẻ chịu trách nhiệm trực tiếp đối với Ðại Thanh trừng và GULAG. Theo version chính thức, sau khi Stalin chết (1953), Beriĭa đã bị bắt ngay trong phòng họp của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô rồi bị xử bắn vào tháng 12.1953. Gần đây, vào tháng 5.2000, khi gia đình Beriĭa đệ đơn đòi đảo ngược cáo trạng năm 1953 đối với thân nhân của mình – viện dẫn một đạo luật liên bang về việc phục hồi danh dự cho nạn nhân của các vụ án chính trị trong quá khứ –, Toà án Tối cao Nga đã bác đơn với phán quyết: “Beriĭa là người tổ chức sự đàn áp chống lại nhân dân, vì vậy không thể được coi là một nạn nhân.”
[12]Lev Nikolaevich Gumilëv (1912–1992): nhà sử học nhân chủng, người sáng lập “lý thuyết độ đam mê” (tiếng Nga teoriĭa passionarnosti, tiếng Anh passionarity theory) trong tộc nguyên học (bộ môn khoa học về nguồn gốc các chủng tộc), đồng thời là nhà triết học, nhà thơ, dịch giả từ tiếng Fârsi (ngôn ngữ của người Iran). Xem tiểu sử chi tiết về L. N. Gumilëv trong “Phẩm tính trí thức (phụ lục)”.
-Dmitriĭ Likhachëv - Phẩm tính trí thức (Tiếp theo và hết)
Aleksandr Solzhenitsyn – nhà văn GULAGer thành danh
Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn (sinh năm 1918) là nhà văn Nga – đoạt giải Nobel văn chương năm 1970 –, nhà bình luận chính trị và hoạt động xã hội, nhà bất đồng chính kiến đối với chế độ Xô-viết.
A. I. Solzhenitsyn sinh trưởng trong một gia đình nông dân tại thành phố Kislovodsk, thuộc địa hạt hành chính Stavropol’skiĭ Kraĭ ở khu vực Bắc Kavkaz, nam phần lãnh thổ Đông Âu của nước Nga. Say mê văn chương, lịch sử và hoạt động xã hội từ thời học sinh phổ thông, nhưng Solzhenitsyn lại chọn học khoa toán-lý Đại học Quốc gia Rostov (acronym theo tiếng Nga ‘RGU’). Tuy nhiên, trong thời gian học chính thức ở RGU (1936–1941), Solzhenitsyn cũng tự nghiên cứu sử học và chủ nghĩa Marx-Lenin, rồi theo học hàm thụ (từ 1939) tại Viện Triết học, Văn chương và Lịch sử Moskva (MIFLI). Sau khi tốt nghiệp RGU, Solzhenitsyn bị gọi nhập ngũ tháng 10.1941, được cử đi học Trường Sĩ quan Pháo binh Kostroma, một năm sau ra trường với cấp bậc trung uý, ra mặt trận tháng 2.1943 với cương vị khẩu đội trưởng trinh sát pháo binh, được đề bạt quân hàm đại uý tháng 6.1944, được tưởng thưởng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc và Huân chương Sao Đỏ.
Tháng 2.1945, khi đang phụng sự ở mặt trận Đông Phổ, Solzhenitsyn bị bắt vì bộc lộ thái độ phê phán và chửi rủa Stalin trong thư từ trao đổi với một người bạn đồng ngũ, bị “Hội đồng Đặc biệt” (Osoboe soveshchanie) kết án tám năm lao động cải tạo và vĩnh viễn lưu đày biệt xứ. Từ tháng 8.1945 đến tháng 2.1953, Solzhenitsyn trải qua một loạt nhà tù / trại giam GULAG, trong đó có một giai đoạn (9.1946–5.1950) ông làm việc trong các sharashka – những “phòng thí nghiệm R&D” sử dụng nhân lực là tù nhân có trình độ chuyên môn. Mãn hạn tù (1953), Solzhenitsyn tiếp tục bị phát vãng đến Kok-Terek (Kazakhstan) theo bản án lưu đày suốt đời. Năm 1956, sau khi được “phục hồi” theo quyết định của Toà án Tối cao Liên Xô (lúc này Nikita Khrushchëv mới lên nắm quyền), Solzhenitsyn chuyển đến định cư ở làng Torfoprodukt thuộc hạt Vladimirskaĭa Oblast’.
Được khuyến khích bởi bầu không khí bài Stalin vào đầu thập niên 1960, Solzhenitsyn tiếp cận nhà thơ Aleksandr Tvardovskiĭ (1910–1971), tổng biên tập tạp chí văn chương Xô-viết hàng đầu Thế giới mới (Novyĭ mir), với bản thảo truyện vừa Một ngày của Ivan Denisovich (Odin den’ Ivana Denisovicha, viết từ 1959). Sau khi được sửa chữa và được đích thân Nikita Khrushchëv phê chuẩn, thiên truyện xuất hiện trên các trang của Novyĭ mir vào 1962, đem lại cho tác giả của nó sự nổi tiếng tức thì. Một ngày… mô tả trải nghiệm của chính Solzhenitsyn về cuộc sống của tù nhân trong một trại cưỡng bức lao động thời Stalin. Là một trong số những tác phẩm văn học đầu tiên của thời kỳ hậu-Stalin trực tiếp viết về đề tài này, thiên truyện đã gây xúc động mạnh mẽ cả ở trong và ngoài Liên Xô, truyền cảm hứng cho một số nhà văn Xô-viết khác tiếp tục khai thác những kinh nghiệm lao tù của họ dưới chế độ stalinist. Tuy nhiên, giai đoạn ân sủng ngắn ngủi này sớm kết thúc cùng với sự “ngã ngựa” của Nikita Khrushchëv (1964): sau lần một tuyển tập truyện ngắn của Solzhenitsyn được ấn hành vào năm 1963, tác phẩm của ông bắt đầu hứng chịu sự chỉ trích và phiền nhiễu của chính quyền.
Sự chấp chính của Leonid Brezhnev đã lấy đi của Solzhenitsyn cơ hội được hợp pháp xuất bản tác phẩm và phát biểu trước công chúng. Tháng 9.1965, KGB đã ra lệnh tịch thu những trước tác “chống Xô-viết nghiêm trọng nhất” của ông. Solzhe quay lại việc phổ biến văn học của mình dưới hình thức samizdat, đồng thời gửi ra nước ngoài để xuất bản. Những năm cuối thập niên 1960 của Solzhe được đánh dấu bởi việc công bố bên ngoài lãnh thổ Liên Xô một số tiểu thuyết đầy tham vọng – Vòng tròn đầu tiên (V kruge pervom, 1968), Khu nhà ung thư (Rakovyĭ korpus, 1968), v.v... –, những tác phẩm đã đảm bảo cho ông một uy tín văn chương quốc tế, song cũng khởi động một chiến dịch chống lại ông của truyền thông đại chúng Xô-viết. Cũng trong thời kỳ này, Solzhe đã bí mật hoàn thành bản thảo thiên phóng sự điều tra Quần đảo GULAG (Arkhipelag GULAG), một hồ sơ văn học đồ sộ, người thật việc thật về sự đàn áp Xô-viết đối với quyền con người, được bắt đầu viết từ 1958. (GULAG là acronym theo tiếng Nga của “Tổng cục các trại lao động cải tạo”, chính thức tồn tại ở Liên Xô trong khoảng thời gian 1930–1960.) Thỉnh thoảng, lợi dụng những khoảnh khắc lơi lỏng của nhà đương cục, Solzhe cũng tích cực gặp gỡ và cho phỏng vấn các ký giả nước ngoài.
Năm 1969, Solzhenitsyn được đề cử lần đầu cho giải Nobel văn chương, và mặc dù năm đó giải này không được trao cho ông, Solzhe đã bị khai trừ khỏi Liên đoàn Nhà văn Liên Xô. Năm 1970, Solzhe tiếp tục được đề cử cho giải Nobel và lần này thì ông trúng cử, “vì sức mạnh đạo đức mà với nó, ông đã theo đuổi những truyền thống không thể bị lãng quên của văn chương Nga” (trích Thông cáo của Giải Nobel Văn chương 1970). Chính quyền Liên Xô đã mô tả quyết định của Uỷ ban Giải Nobel là “thù địch về chính trị”, truyền thông Xô-viết một lần nữa lại om sòm phỉ nhổ Solzhe; chính quyền yêu cầu Solzhe dời Liên Xô, nhưng ông đã cự tuyệt. Năm đó, Solzhenitsyn đã không đến Stockholm dự lễ trao giải Nobel của mình, vì ông đoan chắc một khi ông ra khỏi đất nước, ông sẽ bị tước quyền hồi hương. Phía Thuỵ Điển cũng từ chối đề nghị của Solzhe về một lễ trao giải riêng được tổ chức tại toà đại sứ Thuỵ Điển ở Moskva vì e ngại việc này sẽ chọc giận Liên Xô, gây tổn hại đến quan hệ của vương quốc với siêu cường. Chỉ đến tháng 12.1974, sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô, Solzhe mới sở hữu giải Nobel của mình.
Cuối năm 1973, quan hệ giữa chính quyền Liên Xô và giới bất đồng chính kiến gia tăng căng thẳng. Tháng 8.1973, vào ngày mà Solzhenitsyn cho báo giới nước ngoài một cuộc phỏng vấn dài, KGB đã bắt giữ một trong những nữ trợ lý của nhà văn, Elizaveta Voronĭanskaĭa. Bị tra khảo, Voronĭanskaĭa đã khai ra nơi cất giấu một bản sao của bản thảo Arkhipelag GULAG, rồi treo cổ tự vẫn sau khi được thả. Đầu tháng 9, được tin bản thảo Arkhipelag GULAG đã đến tay một nhà xuất bản Nga di cư ở Tây Âu (YMCA-Press, Paris) và chuẩn bị được in, Solzhe bèn gửi tới các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư (Pis’mo vozhdĭam Sovetskogo Soĭuza), kêu gọi từ bỏ ý thức hệ cộng sản, chuyển đổi Liên bang Xô-viết thành một quốc gia - dân tộc của người Nga.
Một chiến dịch chống dissidentsiĭa (giới bất đồng chính kiến) lại rộ lên trên báo chí Xô-viết, trong cùng một lúc với chiến dịch báo chí bênh vực họ và cá nhân Solzhenitsyn ở phía tây “bức màn sắt”. Qua trung gian người vợ đầu của Solzhenitsyn thu xếp, ngày 24.9.1973, KGB đã tiến hành một cuộc đàm phán với nhà văn nhưng không đạt được một thoả thuận nào. Vào những ngày cuối cùng tháng 12.1973, volume đầu tiên của Arkhipelag GULAG được chính thức phát hành ở Paris và, cùng với sự ra mắt của cuốn sách, từ “gulag” đã đi vào từ vựng chính trị phương Tây, phiếm chỉ một hệ thống đàn áp chính trị nội bộ vô nhân đạo nhất trong lịch sử hiện đại, xuất hiện ngay sau cuộc cách mạng bol’shevik tháng 11.1917.
Chính quyền Liên Xô đã phản ứng mau lẹ. Trong phiên họp ngày 7.1.1974, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đã thảo luận về “những biện pháp ngăn chặn hoạt động chống Xô-viết của Solzhenitsyn”. Ngày 7.2.1974, thủ lĩnh KGB Ĭuriĭ Andropov gửi thư cho tổng bí thư Leonid Brezhnev, chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của Arkhipelag GULAG đối với giới trí thức và đề xuất đuổi nhà văn ra khỏi đất nước. Ngày 12.2, Solzhenitsyn bị bắt với tội danh “phản bội tổ quốc”. Ngày 13.2, ông bị tước quyền công dân Liên Xô và bị trục xuất khỏi lãnh thổ Liên Xô bằng một chuyến bay tới Cộng hoà Liên bang Đức. Những người còn lại trong gia đình Solzhenitsyn dời Liên Xô ngày 29.3.1974.
Thời gian từ sau đó cho đến trước năm 1990, gia đình Solzhenitsyn sinh sống chủ yếu ở Hoa Kỳ. Trong hơn 17 năm sống lưu vong, Solzhe đầu tư công sức cho bộ truyện lịch sử về cuộc Cách mạng Nga 1917 – Bánh xe đỏ (Krasnoe koleso), gồm bốn phần, hoàn thành vào năm 1992 –, và một số công trình ngắn hơn.
Quá trình perestroĭka đã làm thay đổi thái độ của xã hội Xô-viết đối với sáng tác và hoạt động của Solzhenitsyn. Năm 1990, Solzhenitsyn được khôi phục quyền công dân Liên Xô. Cùng năm đó, bộ sách Arkhipelag GULAG được chính phủ Liên Xô trao tặng Giải thưởng Nhà nước. (Cho đến lúc đó, ở Liên Xô bộ sách này cũng như hầu hết các sáng tác của Solzhenitsyn chỉ được lưu hành dưới dạng samizdat.) Ngày 27.5.1994, gia đình Solzhenitsyn đã trở về nước Nga sau hơn 20 năm sống lưu vong. Trừ Solzhe, vợ và các con ông đều đã vào quốc tịch Hoa Kỳ.
Ngày 11.12.1998, tổng thống Liên bang Nga Boris El’tsin đã ký sắc lệnh số 1562, trao tặng nhà văn Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn Huân chương Thánh Andreĭ Pervozvannyĭ, huân chương cao nhất vừa được khôi phục của Liên bang Nga, có truyền thống từ thời Đế quốc Nga. Tuy nhiên, nhà văn đã từ chối vinh dự, với lý do “quyền lực tối cao đã đưa nước Nga đến thảm trạng ngày nay, (khiến) tôi không thể nhận sự tưởng thưởng này”. Cũng trong năm 1998, Solzhenitsyn đã được Đoàn chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) trao tặng Đại Huy chương Vàng M. V. Lomonosov, “vì những đóng góp xuất sắc trong sự phát triển nền văn chương Nga, ngôn ngữ Nga và lịch sử nước Nga.” Trước đó, từ năm 1994, Solzhenitsyn đã được bầu làm thành viên quốc ngoại của Viện Ngôn ngữ và Văn chương – Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia, cơ quan học thuật hàn lâm uy tín nhất của Cộng hoà Serbia và cả Liên bang Nam Tư cũ.
Trong “những năm ở phương Tây”, Solzhenitsyn đã rất tích cực tham gia vào những cuộc tranh luận về lịch sử nước Nga, về Liên Xô và về chủ nghĩa cộng sản, với một nỗ lực nhằm hiệu chính những điều mà ông cho là “những nhầm lẫn Tây phương” (Western misconceptions) trong các chủ đề nói trên. Về một quan niệm phổ biến ở phương Tây – xuất phát từ luận điểm của nhà sử học Mỹ gốc Ba Lan Richard Pipes – cho rằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và thể chế toàn trị hung bạo mà nó sản sinh ra là sự tiếp nối lịch sử của chế độ tsarist – điển hình là các triều đại Ivan Groznyĭ và Pëtr Velikiĭ – và nền văn hoá Nga, Solzhenitsyn quả quyết rằng đây là một ý niệm sai về cơ bản, công trình của Pipes chỉ là “phiên bản Ba Lan của lịch sử Nga”. Solzhe biện luận rằng nước Nga tsarist chưa bao giờ có khuynh hướng bạo lực như Liên Xô. Để thí dụ, thời đế quốc nước Nga chưa từng thực hành chế độ kiểm duyệt truyền thông, tù nhân chính trị chưa từng bị cưỡng bức lao động kiểu nô lệ trong các trại tập trung, và số lượng tù nhân chính trị chỉ bằng một phần vạn so với số lượng này ở Liên Xô; cảnh sát mật vụ của chế độ tsarist chỉ tồn tại ở ba thành phố lớn của đế quốc là Peterburg, Moskva và Kiev, và tuyệt nhiên không có hệ thống mật thám trong quân đội như Liên Xô. Việc sử dụng bạo lực dưới thời sa hoàng hoàn toàn không so sánh được với quy mô của bạo lực thời Xô-viết. Solzhe khẳng định rằng sự lạm dụng bạo lực của chủ nghĩa bol’shevik trong thế kỷ XX không phải là sự kế thừa các sự kiện lịch sử Nga thế kỷ XVI (thời Ivan Groznyĭ) và thế kỷ XVIII (thời Pëtr Velikiĭ), mà chính là đã được truyền cảm hứng từ giai đoạn khủng bố Gia-cô-banh (Jacobin) của Cách mạng Pháp (1789–1799). Thay vì đổ lỗi cho các điều kiện lịch sử của nước Nga, Solzhe khuyến cáo hãy quy trách nhiệm cho những giáo lý của Karl Marx và Friedrich Engels: chủ nghĩa Marx tự thân là một chủ nghĩa bạo lực. Chủ nghĩa cộng sản, cho dù được áp dụng ở bất cứ đâu, đều đồng hành với toàn trị và bạo lực; lịch sử nước Nga không có ảnh hưởng đặc biệt nào tới kết quả của sự áp dụng đó. (Có thể kiểm chứng lập luận này của Solzhenitsyn đối với trường hợp Việt Nam.)
Solzhenitsyn cũng chỉ trích ý kiến cho rằng “Liên Xô về mọi phương diện chính là nước Nga”. Ông biện luận rằng chủ nghĩa cộng sản là một mưu đồ quốc tế, nó chỉ viện đến chủ nghĩa quốc gia như một công cụ để tranh đoạt quyền lực, cũng như để lừa gạt dân chúng. Một khi đã có được quyền lực, chủ nghĩa cộng sản sẽ nỗ lực xoá sạch từng quốc gia, triệt phá nền văn hoá dân tộc và nô dịch nhân dân của quốc gia đó. Theo Solzhe, nền văn hoá Nga chưa bao giờ là nền văn hoá thống trị ở Liên Xô cả. Trên thực tế, ở Liên Xô không có nền văn hoá dân tộc nào có được địa vị thống trị: nền văn hoá của tất cả các dân tộc đều bị đàn áp vì lợi ích của văn hoá vô thần Xô-viết. Hơn thế, Solzhe còn cho rằng nền văn hoá của dân tộc Nga còn bị áp bức nhiều hơn các nền văn hoá thiểu số, vì lẽ chế độ ít lo sợ sự nổi dậy của các sắc tộc thiểu số hơn sự phản kháng của chính người Nga.
Về khái niệm stalinism, Solzhenitsyn bác bỏ quan điểm cho rằng bản thân Iosif Stalin đã tạo ra nhà nước toàn trị, còn Vladimir Lenin (và cả Lev Trotskiĭ) là (những) “người cộng sản chân chính”. Ông chứng minh rằng chính Lenin đã khởi động guồng máy giết người hàng loạt, làm sụp đổ nền kinh tế Nga, sáng lập Che-Ka – tiền thân của KGB –, và đặt nền móng cho hệ thống nhà tù - trại tập trung GULAG, mặc dù dưới thời Lenin hệ thống này chưa có cùng tên gọi.
Về cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Solzhenitsyn đã lên án Đồng Minh về động thái trì hoãn mở mặt trận thứ hai chống nước Đức quốc xã. Ông buộc tội các quốc gia dân chủ phương Tây, trong khi chỉ chăm lo chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng và ít đổ máu nhất cho phía mình, đã phớt lờ những tổn thất của mặt trận phía đông, và chính điều này cũng đã giúp áp đặt sự thống trị Xô-viết lên các dân tộc Đông Âu.
Về cuộc Chiến tranh Việt Nam, trong bài phát biểu nhan đề Một thế giới bị chia cắt (A World Split Apart), đọc tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Harvard ngày 8.6.1978, Solzhenitsyn tuyên bố rằng nhiều người ở Hoa Kỳ không hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông biện luận rằng mặc dù những nhà hoạt động chống chiến tranh đã rất thành thực trong mong muốn chấm dứt mọi cuộc chiến càng sớm càng tốt, họ “đã trở thành đồng loã… trong nạn diệt chủng và nỗi thống khổ mà ba mươi triệu người (Việt Nam) ở đó đang phải chịu đựng hôm nay.” Rồi ông đặt câu hỏi: “Liệu điều này có thức tỉnh những người hoà bình chủ nghĩa giờ đây nghe thấy những âm thanh rên siết từ Việt Nam?” Lưu ý rằng Solzhenitsyn nói những lời này vào năm 1978, khi chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt được ba năm.
Về cuộc Chiến tranh Kosovo (1996–1999), Solzhenitsyn đã lên án mạnh mẽ cuộc ném bom Nam Tư năm 1999 của các đồng minh NATO. Ông nói: “Chẳng có gì khác nhau giữa NATO và Hitler.”
Về thế giới phương Tây, trong lời phát biểu qua radio BBC ngày 26.3.1979, Solzhenitsyn nói: “Trước khi tôi đích thân đi đến phương Tây và bỏ ra hai năm quan sát xung quanh, tôi chưa bao giờ hình dung nổi cái mức độ cực đoan mà phương Tây đã thực sự trở nên một thế giới không có ý chí, một thế giới đang từ từ tê liệt trước mối hiểm nguy mà nó đương đầu như thế này… Tất cả chúng ta đang đứng bên bờ của một trận đại hồng thuỷ lịch sử, một trận lụt sẽ nuốt chửng nền văn minh và làm thay đổi toàn bộ các thời đại.”
Về tư tưởng chính trị, Aleksandr Solzhenitsyn không phải là người theo chủ nghĩa tự do (liberalism) trong cách hiểu khoa học chính trị của thuật ngữ này. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những lãnh tụ tinh thần của Phong trào Yêu nước Chính Thống giáo (tiếng Nga Pravoslavno-patrioticheskoe dvizhenie), chủ trương xây dựng một quốc gia Slav thống nhất trên lãnh thổ Nga, Belarus và một phần Ukraina, thiết lập trên quốc gia mới một thiết chế nhà nước mạnh, từng bước chuyển dịch về dân chủ, hướng những tài nguyên của quốc gia tương lai vào sự phát triển tinh thần, đạo đức và tôn giáo của nhân dân, trước hết là của người Nga. Quan điểm Ki-tô giáo và bảo thủ (conservative) của Solzhenitsyn, thể hiện trong một số tiểu luận và trước tác, đã từng bị một số nhà bất đồng chính kiến Xô-viết nổi tiếng – trong đó có Andreĭ Sakharov và Vladimir Voĭnovich – phản bác.
Solzhenitsyn cũng nổi tiếng với những công trình về vấn đề người Do Thái ở Nga và Liên Xô cũ.
Maksim Gor’kiĭ – “con chim sơn ca của cách mạng”
Ở Việt Nam, nhiều người biết về Maksim Gor’kiĭ (tên khai sinh Alekseĭ Maksimovich Peshkov, 1868–1936) như một trong những nhà văn Nga / Liên Xô lớn nhất, người đã sáng lập “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” – phương pháp sáng tác chính kinh của văn học - nghệ thuật trong thế giới Xô-viết và pro-Soviet trước đây. Đại toàn thư Liên Xô ‘BSĖ’ gọi Gor’kiĭ là “tổ phụ của nền văn chương Xô-viết” (rodonachal’nik sovetskoĭ literatury).
Ở Liên Xô cũ, trước và sau khi ông chết, Gor’kiĭ được tôn vinh như một con người vĩ đại mẫu mực, hoàn toàn xuất lộ từ giai cấp vô sản: những tượng đài và hoạ phẩm về Gor’kiĭ, trong đó ông đang ở những tư thế kiêu hùng, được dựng / trưng bày rải rác khắp đất nước. Một trong những đường phố chính của Moskva – con phố Tverskaĭa dẫn đến quảng trường Đỏ, đồng thời đi qua toà biệt thự mà Stalin ra lệnh cấp cho ông –, cùng với thành phố quê hương ông – Hạ Novgorod –, đã được gọi bằng tên (đúng hơn là pseudonym) Gor’kiĭ trong suốt thời Xô-viết: ulitsa Gor’kogo và gorod Gor’kiĭ.
Thật ra, cùng với sự nghiệp văn chương, Gor’kiĭ còn có một cuộc đời hoạt động chính trị bắt đầu khi ông còn rất trẻ. Công khai chống đối chế độ tsarist và bị bắt nhiều lần, ông kết bạn với nhiều nhà cách mạng có tư tưởng marxist và trở thành bạn thân của Lenin từ 1902. Là một tác giả, nhà biên tập và biên kịch thành công về tài chính, ông hỗ trợ tiền bạc cho Đảng Lao động Dân chủ - Xã hội Nga (RSDRP), một nửa tiền thân của Đảng bol’shevik. Cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất (1905) đã đẩy ông liên kết dứt khoát với cánh Bol’shevik của Lenin trong RSDRP.
Mặc dầu vậy, quan hệ giữa Gorkiĭ với Lenin và các lãnh tụ bol’shevik ngày càng nhiều gai góc. Mùa xuân năm 1917, khi RSDRP phân ly thành hai đảng – đảng của những người bol’shevik RSDRP(b) và đảng của những người men’shevik (vẫn giữ tên RSDRP) –, do bất đồng với những người bol’shevik trong vấn đề tính hợp thời của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, Gor’kiĭ đã từ chối tái đăng ký tư cách đảng viên của RSDRP(b), chính thức ra khỏi đảng này.
Hai tuần sau khi Cách mạng tháng Mười nổ ra, Gor’kiĭ viết: “Lenin và Trotskiĭ không có bất cứ ý niệm nào về tự do và quyền con người. Họ đã bị nọc độc nhơ nhuốc của quyền lực mua chuộc, thứ quyền lực rõ ràng đã có được bằng sự khinh thị đáng hổ thẹn của họ đối với tự do ngôn luận và mọi quyền tự do dân sự khác mà nền dân chủ đã đấu tranh vì chúng.” Lập tức, tờ báo do Gor’kiĭ chủ nhiệm – Đời mới (Novaĭa zhizn’), nguyên là cơ quan ngôn luận của RSDRP – đã làm mồi cho kiểm duyệt bol’shevik. Gor’kiĭ cho xuất bản (1918) tập tiểu luận Những tư tưởng không hợp thời (Nesvoevremennye mysli), trong đó ông so sánh Lenin với cả tsar’ và Nechaev, gọi Lenin là “tên bạo chúa của những cuộc bắt bớ và trấn áp điên rồ đối với tự do thảo luận, và là kẻ vô chính phủ trong những chiến thuật thâm hiểm.” Khi kịch liệt lên án thái độ của những người bol’shevik đối với giới trí thức từ chế độ cũ, trong các năm 1917–1919 Gor’kiĭ đã rất tích cực sử dụng ảnh hưởng của mình để cứu nhiều đại biểu của giới này khỏi nanh vuốt của bạo lực đỏ. Lenin đã viết (1919) trong thư gửi Gor’kiĭ: “Lời khuyên của tôi cho anh: hãy thay đổi những người xung quanh anh, quan điểm và hành vi của anh, nếu không, cuộc sống có thể quay lưng lại với anh.”
Tháng 8.1921, nhà thơ Nikolaĭ Gumilëv – bạn của Gor’kiĭ và chồng cũ của nữ sĩ Anna Akhmatova (đồng thời là thân sinh của nhà sử học Xô-viết nổi tiếng Lev Gumilëv sau này) – bị Che-Ka Petrograd bắt. Gor’kiĭ vội vã đi Moskva và đòi được một lệnh thả Gumilëv từ đích thân Lenin, nhưng khi Gor’kiĭ còn đang trên đường trở lại Petrograd, Gumilëv đã bị bắn. Tháng Mười cùng năm, Lenin khẩn khoản yêu cầu Gor’kiĭ quay trở lại Italy, nơi ông từng cư ngụ những năm 1906–1913, để chữa trị bệnh lao tái phát.
Từ năm 1928, theo lời mời của chính phủ Liên Xô và đích thân Stalin (lúc này Lenin đã chết), Gor’kiĭ dập dồn về thăm cố quốc. Ông đi khắp đất nước và cho ra đời series phóng sự Trên Liên bang Xô-viết (Po Sovetskomu Soĭuzu), ngợi ca những thành tựu của Liên Xô. Đặc biệt, Gor’kiĭ đã đến thăm Solovki vào tháng 6.1929, với sứ mạng giải độc dư luận phương Tây về hạnh kiểm nhân quyền ở đây. Đương nhiên, chính quyền cai ngục ở Solovki đã cho “làm vệ sinh” quần đảo để đón Gor’kiĭ, trong khi các tù nhân thì hy vọng “Gor’kiĭ sẽ nhìn thấy, sẽ nhận ra tất cả. Ông ấy rất từng trải, đừng hòng lừa ông ấy.” (D. S. Likhachëv, “Vospominaniĭa”, Priezd Maksima Gor’kogo i massovye rasstrely 1929 goda.) Không ai rõ Gor’kiĭ đã nhìn thấy gì và đã nghĩ gì, nhưng trong phóng sự Solovki, Gor’kiĭ đã viết những dòng này: “Tôi cho rằng kết luận đã rõ ràng: những trại như Solovki là cần thiết… Chính bằng cách này, chính phủ sẽ nhanh chóng đạt được một trong những mục tiêu của mình: xoá bỏ hết các nhà tù.” Sau chuyến viếng thăm của Gor’kiĭ, khoảng 3–4 trăm tù nhân đã bị bắn không xét xử trong một cuộc thảm sát. (D. S. Likhachëv, tài liệu đã dẫn.)
Trên tờ Sự thật (Pravda), cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng bol’shevik, số 314, ra ngày 15.11.1930, dưới tiêu đề Khi kẻ thù không quy hàng, – nó sẽ bị tiêu diệt, Maksim Gor’kiĭ đã viết: “… Chống lại chúng ta là tất cả những gì đã quá hạn, một thời hạn mà lịch sử đã ấn định cho chúng. Điều này khiến chúng ta có quyền coi mình vẫn đang ở trong tình trạng nội chiến. Từ đó rút ra một kết luận hiển nhiên: nếu kẻ thù không quy hàng, – nó tất bị bắn bỏ.” (La Thành highlight.) Châm ngôn nổi tiếng, sực mùi “bạo lực cách mạng” này của Gor’kiĭ được Stalin rất ưa thích và đã từng trích dẫn lại trong một chỉ lệnh của mình.
Từ năm 1931, Gor’kiĭ vĩnh viễn tái định cư tại Liên Xô theo thỉnh cầu của Stalin. [A. I. Solzhenitsyn thì cho rằng cuộc hồi hương lần này của Gor’kiĭ đã được thúc bách bởi những nhu cầu vật chất: sống ở Sorrento (Italy) những năm 1922–1928, Gor’kiĭ đã thấy mình thiếu thốn cả tiền bạc và tiếng tăm.] Cuộc trở về của Gor’kiĭ từ nước Italy phát-xít đã được cỗ máy tuyên truyền Xô-viết tận dụng hết công suất. Ông được tặng thưởng Huân chương Lenin – huân chương cao nhất của Liên Xô –, được cấp toà biệt thự của nhà tài phiệt đã bỏ chạy Rĭabushinskiĭ trên đường Tverskaĭa, nay là Bảo tàng Gor’kiĭ, cùng với một dacha ở ngoại ô Moskva. Tên “Maksim Gor’kiĭ” còn được đặt cho kiểu máy bay Tupolev ANT-20, niềm hãnh diện của công nghệ Xô-viết những năm 1930. Vào những ngày lễ trọng của chế độ Xô-viết, người ta thường nhìn thấy Gor’kiĭ có mặt trên kỳ đài Lăng Lênin, bên cạnh lãnh tụ Stalin và các đại thần như Mikhail Kalinin, Vĭacheslav Molotov, Lazar’ Kaganovich và Kliment Voroshilov.
Gor’kiĭ đã được Stalin giao cho một “đơn đặt hàng xã hội”: tổ chức đại hội đầu tiên của các nhà văn Liên Xô. Để chuẩn bị cho sự kiện này, trong giai đoạn 1931–1934 rất nhiều tờ báo và tạp chí Xô-viết đã được Gor’kiĭ thành lập. Năm 1934, Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn các nhà văn Liên Xô (Soĭuz pisateleĭ SSSR, acronym SP SSSR, thành lập từ tháng 4.1932 sau một nghị quyết của Uỷ ban Trung ương Đảng bol’shevik) đã được Gor’kiĭ dẫn dắt với báo cáo chính do ông trình bày. Trong suốt lịch sử tồn tại của mình (1932–1991), SP SSSR có nhiệm vụ thật sự là thực hiện sự kiểm soát của ‘nhà nước - đảng’ toàn trị trong văn học. Tư cách hội viên SP là tối thiết thân đối với người làm văn chuyên nghiệp ở Liên Xô: không được kết nạp vào SP, nhà văn sẽ có vô cùng ít cơ hội được in tác phẩm; còn việc bị khai trừ khỏi SP thì hoàn toàn đồng nghĩa với bị cấm xuất bản. Được cử làm chủ tịch đầu tiên của SP SSSR, Maksim Gor’kiĭ đã lên đến đỉnh điểm của danh vọng.
Trong “giai đoạn hồi chánh” này, Gor’kiĭ còn tham gia biên tập (1933) cuốn sách ô nhục về con kênh đào Belomoro-Baltiĭskiĭ nối biển Trắng với vịnh Phần Lan, mô tả công trình này như một thí dụ về “sự tu phục thành công những kẻ thù trước đây của giai cấp vô sản”, bất chấp một sự thật: giá của con kênh đào dài 227 ki-lô-mét này là một trăm nghìn sinh mạng tù nhân GULAG.
Giữa thập niên 1930, những chiến dịch của “Ðại Thanh trừng” (Great Purge) mở màn, điển hình là vụ ám sát Sergeĭ Kirov tháng 12.1934. Bản thân Gor’kiĭ bị quản thúc tại nhà: giống như trường hợp của Kirov, sự nổi tiếng của Gor’kiĭ bắt đầu phát huy tác hại. Tháng 5.1935, con trai Gor’kiĭ – Maksim Peshkov – đột ngột tử vong trong một hoàn cảnh đầy bí hiểm. Hơn một năm sau (18.6.1936) thì đến lượt Gorkiĭ. Như nhiều danh nhân khác của thời đại Xô-viết, ông được chôn ở nghĩa trang Bên Tường Kreml’, trên quảng trường Đỏ, cách không xa lăng tẩm của người bạn thân và đối tượng của những phê phán chính trị gay gắt một thuở của ông: Vladimir Lenin. Trong số những người khiêng linh cữu Gor’kiĭ, người ta thấy có đích thân Iosif Stalin và Vĭacheslav Molotov.
Điều thú vị là trong quá trình xét xử “các vụ án Moskva” (1938), một trong những cáo buộc được đưa ra để chống lại Genrikh Ĭagoda – nguyên ‘tổng uỷ công an Liên Xô’ (cấp hàm công an tương đương nguyên soái Liên Xô), dân uỷ (tức bộ trưởng) NKVD (Bộ Nội vụ) trước khi bị bắt – là cha con Gor’kiĭ đã bị hạ độc bởi chính các nhân viên NKVD! Sinh thời Gor’kiĭ, Ĭagoda từng ở trong số các thân hữu của nhà văn. Sau này, một số xuất bản phẩm thời kỳ perestroĭka đã cáo giác rằng chủ mưu thực sự trong cái chết bất thường của Gor’kiĭ là không ai khác ngoài Stalin.
Nhiều trí thức bất đồng chính kiến thời Xô-viết coi Gor’kiĭ là nhà văn thiên vị ý thức hệ, trong khi giới nghiên cứu phương Tây lại chú ý nhiều hơn đến những nghi ngờ / phê phán của Gor’kiĭ, cũng như những cảnh báo sáng suốt của ông về viễn tượng nguy hiểm trên bình diện đạo đức của cuộc Cách mạng bol’shevik 1917.
Maksim Gor’kiĭ đã sống một cuộc đời sóng gió và trải qua những diễn biến thế giới quan phức tạp, có cả thanh danh và tai tiếng, cả hiển vinh và hoạn nạn.
Lev Gumilëv – “người Á-Âu cuối cùng”
Lev Nikolaevich Gumilëv (1912–1992) là nhà sử học nhân chủng (tiếng Nga историк-этнолог, tiếng Anh historian-ethnologist), người sáng lập “lý thuyết độ đam mê” (теория пассионарности, passionarity theory) trong tộc nguyên học (этногенез, ethnogeny – bộ môn khoa học về nguồn gốc các chủng tộc), đồng thời là nhà triết học, nhà thơ, dịch giả từ tiếng Fârsi (tên gọi ngôn ngữ của người Iran).
Lev Gumilëv là con trai của cặp vợ chồng thi sĩ xuất chúng Anna Akhmatova (1889–1966) và Nikolaĭ Gumilëv (1886–1921), hai trong số những nhà thơ có ảnh hưởng nhất của Acmeism (tiếng Nga Акмеизм, tạm dịch: “trào lưu Tuyệt Đỉnh”) trong thơ ca Nga đầu thế kỷ XX. Năm Lev Gumilëv lên sáu tuổi (1918), cha mẹ ông ly dị. Chín tuổi, Lev mồ côi cha: cha ông bị chính quyền bol’shevik bắt tháng 8.1921 với cáo buộc đã được mưu dựng và bị bắn ngay sau đó. Những sáng tác của mẹ ông cũng bị đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao từ 1922. Năm 1934, Gumilëv vào học khoa sử Đại học Quốc gia Leningrad (LGU), sau một năm học (1935) thì bị đuổi khỏi trường vì lý lịch xấu – “là con trai kẻ thù của nhân dân”, “không xứng đáng được học đại học” –, bị bắt một thời gian rồi lại được thả và được học tiếp LGU. Năm 1938, Lev Gumilëv lại bị bắt khi đang học dở LGU, lần này bị kết án 5 năm “lao động cải tạo” tại một hầm mỏ GULAG ở Noril’sk, tây-bắc Sibir’. Năm 1943, từ trại cải tạo, Gumilëv tình nguyện nhập ngũ giữa lúc chiến tranh ác liệt nhất, trở thành binh sĩ sư đoàn phòng không 31 thuộc phương diện quân Belorusskiĭ thứ Nhất, và đã tham gia trận đánh chiếm Berlin vào cuối cuộc chiến tranh thế giới. Năm 1945, sau khi giải ngũ, Gumilëv được khôi phục việc học tập ở LGU.
Tốt nghiệp đại học năm 1946, ông trở thành nghiên cứu sinh (aspirant) ở Phân viện Leningrad – Viện Đông phương học của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, nhưng không lâu sau thì bị loại khoá, vẫn vì lý lịch. Gumilëv xin vào làm thủ thư trong một nhà dưỡng trí và tiếp tục theo đuổi luận án. Năm 1948, ông bảo vệ luận án kandidat (“tiến sĩ” theo cách dịch hiện nay ở Việt Nam) về khoa học lịch sử tại LGU, rồi trở thành cán bộ của Bảo tàng Nhân-chủng-chí các Dân tộc Liên Xô (Muzeĭ ėtnografii narodov SSSR). Tháng 11.1949, Gumilëv bị bắt (lần thứ ba) và bị kết án 10 năm tù GULAG. Sau khi Stalin chết (1953) và Nikita Khrushchëv chấp chính (1955), năm 1956, Gumilëv được “hồi phục danh dự đầy đủ” cùng với hàng trăm nghìn nạn nhân khác từ thời Stalin: lúc này Gumilëv đã 44 tuổi, và đã sống tổng cộng 12 năm trong các trại giam GULAG (1938–1943 và 1949–1956). Ra tù, Gumilëv được nhận vào làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Hermitage ở Leningrad. Năm 1961, ông bảo vệ luận án doktor nauk (“tiến sĩ khoa học”, học vị cao nhất ở Liên Xô cũ / Liên bang Nga hiện nay) ngành sử học, với đề tài cổ sử người Turkic, sau đó được mời làm việc tại Viện Nghiên cứu Ðịa lý của LGU; trước đó (từ 1960) ông đã tham gia giảng dạy ở LGU. Tại cơ quan làm việc cuối cùng này của đời mình, vào năm 1974 Gumilëv còn bảo vệ một luận án doktor nauk thứ hai, lần này là về ngành địa lý.
Lev Gumilëv là tác giả nguyên thuỷ của một phức hợp phương pháp trong tộc nguyên học, bao gồm việc khảo sát các sử liệu song song với những thông tin về khí hậu, địa chất, địa lý của Landschaft (tạm dịch: “bối cảnh”) mà được phản ánh thông qua các chứng tích khảo cổ và văn hoá. Sử dụng phức hợp phương pháp này, kết hợp với các phương pháp truyền thống, ông đã khảo sát lịch sử hình thành, phát triển, biến đổi / biến mất của nhiều dân tộc trên lục địa Á-Âu, trong đó có dân tộc Nga La Tư. Đặc biệt, Gumilëv là người khởi xướng học thuyết “độ đam mê”, cho một khả năng giải thích tính quy luật của nhiều quá trình nhân chủng sử. Theo thuyết này, các “hệ thống nhân chủng” (ethnic system) được phân cấp thành các super-ethnos (siêu chủng) > ethnos (chủng) > sub-ethnos (phân chủng) > convixion (quần xã) > consortion (minh hội) > individ (cá nhân). (Trong đa số ngữ cảnh, đơn vị nhân chủng cơ bản ethnos tương đồng với khái niệm “dân tộc” / “sắc tộc” quen thuộc.) Mỗi hệ nhân chủng là kết quả tiến hoá của một đơn vị nhân chủng cấp thấp hơn, hoặc là hệ quả thoái hoá của một hệ nhân chủng cấp cao hơn. Cấp càng cao, hệ nhân chủng càng có nhiều khả năng trường tồn. Sự phát triển của mỗi hệ nhân chủng được thực hiện nhờ tích luỹ “năng lượng sinh tồn” bên trong hệ. Tiêu biểu cho năng lượng sinh tồn của một hệ nhân chủng là những cá nhân (individ) giàu “độ đam mê” (пассионарность, passionarity) – tức là cái khát vọng bất khả cưỡng nội tại muốn hành động để đạt tới một mục tiêu nào đó (không hiếm khi chỉ là ảo tưởng). Những individ như thế được Gumilëv gọi là những “người đam mê” (пассионарий, passionary): đối với những người này, mục tiêu cao hơn cuộc sống, ngay cả cuộc sống của bản thân chứ chưa nói đến cuộc sống của những người cùng thời đại hoặc cùng chủng tộc. Sự tích luỹ liên tục năng lượng sinh tồn của một hệ nhân chủng sớm muộn cũng sẽ dẫn tới những biến chuyển bùng phát – những “cú hích về độ đam mê” (пассионарный толчок, passionary impulse) –, mà kết quả là sự ra đời của một hệ nhân chủng mới, thường có cấp bậc cao hơn hệ xuất phát. Ngược lại, nếu một đơn vị nhân chủng nào đấy tự tiêu hao năng lượng sinh tồn của mình bằng nội chiến, bằng những chính sách sai lầm, bằng sự đàn áp và bức hại các passionary thì nó sẽ tất yếu thoái hoá, tan rã thành những đơn vị nhân chủng nhỏ hơn hoặc thậm chí biến mất.
Bằng hệ thống phương pháp và khái niệm của mình, Gumilëv đã đi đến nhiều kết luận khác biệt với những mô tả truyền thống về lịch sử. Đánh giá của Gumilëv về “ách đô hộ Mông-Thát” (монголо-татарское иго, Mongol-Tatar yoke) là một thí dụ. Trong khi phần lớn giới sử học Xô-viết đều nhất trí nhận định rằng nền đô hộ Mông-Thát (1241–1480) trên các miền đất Nga La Tư đã chỉ gây ra sự phá huỷ và thoái bộ, tạo ra lực hãm đối với sự tăng trưởng sức sản xuất của các công quốc Đông Slav – bấy giờ vốn đã ở trình độ kinh tế - xã hội cao hơn so với xã hội Mông Cổ - Tatar còn đang ở giai đoạn tự nhiên –, và là nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hậu của nước Nga so với phương Tây; thì Gumilëv thuyết phục rằng khái niệm “ách đô hộ Mông-Thát” chỉ là một tưởng tượng, mức độ tác hại của nó đã được cường điệu: hãn quốc Kim Trướng (ханство Золотой Орды, Khanate of the Golden Horde) – vốn là một thiết chế lỏng lẻo và yếu ớt, lại ở khoảng cách tương đối xa so với các lãnh địa Nga La Tư lúc đó đang ở tình trạng bị chia cắt và tự xâu xé lẫn nhau – chưa bao giờ là một kẻ áp bức thực sự và trực tiếp đối với các công quốc Đông Slav. Theo Gumilëv, cuộc va chạm nhân chủng Nga La Tư - Mông Cổ trong các thế kỷ XIII-XV là một sự “cộng sinh” (simbioz, trong hệ thuật ngữ của Gumilëv), trong đó các đơn vị nhân chủng Đông Slav và Mông Cổ - Tatar không tranh giành, mà đã chia sẻ những nhân tố địa lý - khí hậu khác nhau của Landschaft: người Đông Slav khai thác châu thổ của các dòng sông, trong khi người Mông Cổ - Tatar khai thác những thảo nguyên steppe.
Một hệ luận quan trọng khác của học thuyết Gumilëv là vấn đề về nguồn gốc và tính chất của nền văn hoá Nga. Trong khi các học giả theo ‘chủ nghĩa hướng Âu’ (евро[по]центризм, eurocentrism), trong đó có Dmitriĭ Likhachëv, tìm kiếm luận cứ để kéo văn hoá Nga vào bản đồ văn hoá châu Âu (chính xác hơn: văn hoá Tây Âu) với cội nguồn Hy Lạp - La Mã và Ki-tô giáo, thì Lev Gumilëv và những người cùng quan điểm với ông đã biện luận rằng: sự khác biệt về những điều kiện địa lý - tự nhiên, ổn định trong suốt chiều dài lịch sử, giữa Nga và Tây Âu (Nga: lục địa <--> Tây Âu: đại dương) đã hình thành nên ở Tây Âu và Nga hai super-ethnos riêng biệt, chia sẻ những đặc điểm tâm lý khác nhau và những giá trị văn hoá khác nhau. Nói riêng, Gumilëv khẳng định rằng người Rusy (Русы) hay Rusiny (Русины) – thành phần cư dân chính của nhà nước Nga La Tư - Kiev trung đại (Киевская Русь, Kievan Rus) – và dân tộc Nga hiện đại (Русские, Russkie hay Russians) là hai ethnos khác nhau: trên bình diện văn hoá, trong khi người Nga La Tư trung đại là một sắc tộc Đông Slav đã hấp thụ văn hoá Âu châu qua ngả Byzantium, người Nga hiện đại thuộc về “nền văn minh Á-Âu” (евразийская цивилизация, Eurasian civilization) – hợp nhất sự đóng góp lịch sử của các yếu tố Slavic-Hellenic của châu Âu và Mongolic-Turkic của châu Á –, có đầy đủ tư cách của một nền văn hoá riêng biệt, khả dĩ so sánh với văn hoá Tây Âu. Các dân tộc Eurasian – bao gồm người Nga và các sắc tộc nói ngôn ngữ Turkic (Kazakh, Uzbek, Tatar, Uyghur, Azerbaijani, Kyrgyz…) –, nói theo thuật ngữ của L. Gumilëv, đã tạo thành “siêu chủng Á-Âu” (суперэтнос Евразии, Eurasian superethnos). Tin tưởng vào hạt nhân chân lý trong học thuyết nhân chủng sử của mình và tư tưởng Á-Âu chủ nghĩa, Gumilëv đã tuyên bố câu nói nổi tiếng “Tôi là người Á-Âu cuối cùng!” (“Я последний евразиец!”)
Những phương pháp và khái niệm phi chính kinh của Gumilëv đã hứng nhận những phản ứng dị hoá dữ dội từ giới sử học Nga-Slav truyền thống. Hệ thống lý luận của ông bị phê phán là thiếu chặt chẽ, vi phạm phương pháp luận khoa học (kinh điển). Những chỉ trích gay gắt nhất thì kết án lý thuyết passionarity là “giả khoa học”. Nhà sử học trung đại người Ba Lan Andrzej Poppe thậm chí còn gọi công trình của Gumilëv là “một cuốn tiểu thuyết về quá khứ”, không đáng để quan tâm một cách nghiêm túc (từ khía cạnh khoa học lịch sử). Đa số bản thảo công trình của Gumilëv bị cấm xuất bản trong gần suốt thời Xô-viết, cho đến trước những năm perestroĭka (một phần có thể do lý lịch của ông).
Hiện nay, sau hơn hai thập kỷ được biết đến, học thuyết Gumilëv đã giành được một mức độ đại chúng đáng kể, thậm chí đã trở thành cơ sở lý luận của “chủ nghĩa Á-Âu mới” (ново- hoặc нео-евразийство, neo-eurasianism), trào lưu tư tưởng - chính trị Nga xuất hiện trong giai đoạn cuối của Liên bang Xô-viết và trở nên thịnh hành sau khi thiết chế này tan rã, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của chủ nghĩa hướng Âu. Ở Liên bang Nga, trong phạm trù học thuật, vào năm 2001 Hiệp hội Xã hội học Á-Âu (EASA) đã được thành lập; chủ tịch hiệp hội là Viện sĩ Gennadiĭ Osipov, giám đốc đương nhiệm của Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Nga. Trên chính trường Nga, một đảng chính trị mang tên ‘Á-Âu’ (‘Евразия’) đã đăng ký hoạt động từ tháng 6.2002, do Aleksandr Dugin làm chủ tịch. Một số nhà quan sát còn cho biết đảng này đã nhận được sự hậu thuẫn về tài chính và tổ chức từ Văn phòng Tổng thống Vladimir Putin.
Cũng không đáng ngạc nhiên khi lý thuyết của Lev Gumilëv được nhiều quốc gia / dân tộc Turkic trong không gian địa chính trị Xô-viết trước đây nồng nhiệt đón nhận. Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbaev, trong khi kiến thiết thủ đô mới Astana (1994–1997), đã ra lệnh xây dựng “Đại học Quốc gia Á-Âu Lev Gumilëv” (Lev Gumilev Eurasian National University) ở vị trí đối diện với phủ tổng thống qua quảng trường trung tâm của thành phố. Chính quyền Cộng hoà Tatarstan (một chủ thể thành phần của Liên bang Nga) cũng đã quyết định đặt tượng đài cho Lev Gumilëv tại thủ phủ Kazan’ nhân kỷ niệm 1000 năm thành phố này (tháng 8.2005). Bản thân Dmitriĭ Likhachëv, trong bức thư gửi tạp chí Novyĭ mir, một mặt buộc tội chủ nghĩa Á-Âu đã “thủ đắc tính chất đầy dã tâm của một chính sách ngu dân”, mặt khác cũng phải thừa nhận rằng quan điểm của Gumilëv “đang cố kết các dân tộc khác nhau về văn hoá trên đất nước chúng ta”.
Mặc dầu vậy, trên bình diện chính trị, phong trào Á-Âu mới cũng đối mặt với không ít chỉ trích. Những người phản đối phong trào bình luận rằng: trong khi tự mô tả mình như một ý thức hệ quốc gia canh tân khả dĩ thay thế cho cả chủ nghĩa bol’shevik (bolshevism) lẫn chủ nghĩa tự do (liberalism), lập trường Á-Âu đã tỏ ra mang màu sắc của một chủ nghĩa biệt lập địa chính trị (a geopolitical isolationism) trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà một hệ luỵ của nó là cản trở quá trình dân chủ hoá xã hội Nga theo hình mẫu Tây Âu, một quá trình mà những người ủng hộ chủ nghĩa hướng Âu hy vọng là sẽ nhanh chóng khép kín “vành đai dân chủ Bắc bán cầu”: Bắc Mỹ - Liên Âu (EU) - Liên bang Nga - Nhật Bản.
Để kết thúc thiên tiểu sử này về Lev Gumilëv, có thể nói mặc dù còn có những khiếm khuyết, không thể phủ nhận rằng lý thuyết nhân chủng sử của ông đã cung cấp một công cụ khả dĩ cho phép nhận thức đầy đủ về lịch sử nước Nga trên nhiều phương diện của sự chuyển biến lịch sử: dân tộc học, văn hoá, kinh tế, chính trị, v.v... Để thí dụ, từ lý thuyết của Gumilëv, người ta dễ dàng thấu hiểu vì sao Liên bang Xô-viết đã sụp đổ vào tháng Mười Hai năm 1991, điều mà nếu áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử marxist, người ta phải nhận được một hệ quả ngược lại.
Lev Gumilëv được nhận định là “một trong những sử gia Nga có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.”
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
Tài liệu tham khảo chính:
La Thành dịch và chú thích
Thư gửi ban biên tập, “Novyĭ mir”, 1993, №2, trang 3–9
Aleksandr Solzhenitsyn – nhà văn GULAGer thành danh
Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn (sinh năm 1918) là nhà văn Nga – đoạt giải Nobel văn chương năm 1970 –, nhà bình luận chính trị và hoạt động xã hội, nhà bất đồng chính kiến đối với chế độ Xô-viết.
A. I. Solzhenitsyn sinh trưởng trong một gia đình nông dân tại thành phố Kislovodsk, thuộc địa hạt hành chính Stavropol’skiĭ Kraĭ ở khu vực Bắc Kavkaz, nam phần lãnh thổ Đông Âu của nước Nga. Say mê văn chương, lịch sử và hoạt động xã hội từ thời học sinh phổ thông, nhưng Solzhenitsyn lại chọn học khoa toán-lý Đại học Quốc gia Rostov (acronym theo tiếng Nga ‘RGU’). Tuy nhiên, trong thời gian học chính thức ở RGU (1936–1941), Solzhenitsyn cũng tự nghiên cứu sử học và chủ nghĩa Marx-Lenin, rồi theo học hàm thụ (từ 1939) tại Viện Triết học, Văn chương và Lịch sử Moskva (MIFLI). Sau khi tốt nghiệp RGU, Solzhenitsyn bị gọi nhập ngũ tháng 10.1941, được cử đi học Trường Sĩ quan Pháo binh Kostroma, một năm sau ra trường với cấp bậc trung uý, ra mặt trận tháng 2.1943 với cương vị khẩu đội trưởng trinh sát pháo binh, được đề bạt quân hàm đại uý tháng 6.1944, được tưởng thưởng Huân chương Chiến tranh Vệ quốc và Huân chương Sao Đỏ.
Tháng 2.1945, khi đang phụng sự ở mặt trận Đông Phổ, Solzhenitsyn bị bắt vì bộc lộ thái độ phê phán và chửi rủa Stalin trong thư từ trao đổi với một người bạn đồng ngũ, bị “Hội đồng Đặc biệt” (Osoboe soveshchanie) kết án tám năm lao động cải tạo và vĩnh viễn lưu đày biệt xứ. Từ tháng 8.1945 đến tháng 2.1953, Solzhenitsyn trải qua một loạt nhà tù / trại giam GULAG, trong đó có một giai đoạn (9.1946–5.1950) ông làm việc trong các sharashka – những “phòng thí nghiệm R&D” sử dụng nhân lực là tù nhân có trình độ chuyên môn. Mãn hạn tù (1953), Solzhenitsyn tiếp tục bị phát vãng đến Kok-Terek (Kazakhstan) theo bản án lưu đày suốt đời. Năm 1956, sau khi được “phục hồi” theo quyết định của Toà án Tối cao Liên Xô (lúc này Nikita Khrushchëv mới lên nắm quyền), Solzhenitsyn chuyển đến định cư ở làng Torfoprodukt thuộc hạt Vladimirskaĭa Oblast’.
Được khuyến khích bởi bầu không khí bài Stalin vào đầu thập niên 1960, Solzhenitsyn tiếp cận nhà thơ Aleksandr Tvardovskiĭ (1910–1971), tổng biên tập tạp chí văn chương Xô-viết hàng đầu Thế giới mới (Novyĭ mir), với bản thảo truyện vừa Một ngày của Ivan Denisovich (Odin den’ Ivana Denisovicha, viết từ 1959). Sau khi được sửa chữa và được đích thân Nikita Khrushchëv phê chuẩn, thiên truyện xuất hiện trên các trang của Novyĭ mir vào 1962, đem lại cho tác giả của nó sự nổi tiếng tức thì. Một ngày… mô tả trải nghiệm của chính Solzhenitsyn về cuộc sống của tù nhân trong một trại cưỡng bức lao động thời Stalin. Là một trong số những tác phẩm văn học đầu tiên của thời kỳ hậu-Stalin trực tiếp viết về đề tài này, thiên truyện đã gây xúc động mạnh mẽ cả ở trong và ngoài Liên Xô, truyền cảm hứng cho một số nhà văn Xô-viết khác tiếp tục khai thác những kinh nghiệm lao tù của họ dưới chế độ stalinist. Tuy nhiên, giai đoạn ân sủng ngắn ngủi này sớm kết thúc cùng với sự “ngã ngựa” của Nikita Khrushchëv (1964): sau lần một tuyển tập truyện ngắn của Solzhenitsyn được ấn hành vào năm 1963, tác phẩm của ông bắt đầu hứng chịu sự chỉ trích và phiền nhiễu của chính quyền.
Sự chấp chính của Leonid Brezhnev đã lấy đi của Solzhenitsyn cơ hội được hợp pháp xuất bản tác phẩm và phát biểu trước công chúng. Tháng 9.1965, KGB đã ra lệnh tịch thu những trước tác “chống Xô-viết nghiêm trọng nhất” của ông. Solzhe quay lại việc phổ biến văn học của mình dưới hình thức samizdat, đồng thời gửi ra nước ngoài để xuất bản. Những năm cuối thập niên 1960 của Solzhe được đánh dấu bởi việc công bố bên ngoài lãnh thổ Liên Xô một số tiểu thuyết đầy tham vọng – Vòng tròn đầu tiên (V kruge pervom, 1968), Khu nhà ung thư (Rakovyĭ korpus, 1968), v.v... –, những tác phẩm đã đảm bảo cho ông một uy tín văn chương quốc tế, song cũng khởi động một chiến dịch chống lại ông của truyền thông đại chúng Xô-viết. Cũng trong thời kỳ này, Solzhe đã bí mật hoàn thành bản thảo thiên phóng sự điều tra Quần đảo GULAG (Arkhipelag GULAG), một hồ sơ văn học đồ sộ, người thật việc thật về sự đàn áp Xô-viết đối với quyền con người, được bắt đầu viết từ 1958. (GULAG là acronym theo tiếng Nga của “Tổng cục các trại lao động cải tạo”, chính thức tồn tại ở Liên Xô trong khoảng thời gian 1930–1960.) Thỉnh thoảng, lợi dụng những khoảnh khắc lơi lỏng của nhà đương cục, Solzhe cũng tích cực gặp gỡ và cho phỏng vấn các ký giả nước ngoài.
Năm 1969, Solzhenitsyn được đề cử lần đầu cho giải Nobel văn chương, và mặc dù năm đó giải này không được trao cho ông, Solzhe đã bị khai trừ khỏi Liên đoàn Nhà văn Liên Xô. Năm 1970, Solzhe tiếp tục được đề cử cho giải Nobel và lần này thì ông trúng cử, “vì sức mạnh đạo đức mà với nó, ông đã theo đuổi những truyền thống không thể bị lãng quên của văn chương Nga” (trích Thông cáo của Giải Nobel Văn chương 1970). Chính quyền Liên Xô đã mô tả quyết định của Uỷ ban Giải Nobel là “thù địch về chính trị”, truyền thông Xô-viết một lần nữa lại om sòm phỉ nhổ Solzhe; chính quyền yêu cầu Solzhe dời Liên Xô, nhưng ông đã cự tuyệt. Năm đó, Solzhenitsyn đã không đến Stockholm dự lễ trao giải Nobel của mình, vì ông đoan chắc một khi ông ra khỏi đất nước, ông sẽ bị tước quyền hồi hương. Phía Thuỵ Điển cũng từ chối đề nghị của Solzhe về một lễ trao giải riêng được tổ chức tại toà đại sứ Thuỵ Điển ở Moskva vì e ngại việc này sẽ chọc giận Liên Xô, gây tổn hại đến quan hệ của vương quốc với siêu cường. Chỉ đến tháng 12.1974, sau khi bị trục xuất khỏi Liên Xô, Solzhe mới sở hữu giải Nobel của mình.
Cuối năm 1973, quan hệ giữa chính quyền Liên Xô và giới bất đồng chính kiến gia tăng căng thẳng. Tháng 8.1973, vào ngày mà Solzhenitsyn cho báo giới nước ngoài một cuộc phỏng vấn dài, KGB đã bắt giữ một trong những nữ trợ lý của nhà văn, Elizaveta Voronĭanskaĭa. Bị tra khảo, Voronĭanskaĭa đã khai ra nơi cất giấu một bản sao của bản thảo Arkhipelag GULAG, rồi treo cổ tự vẫn sau khi được thả. Đầu tháng 9, được tin bản thảo Arkhipelag GULAG đã đến tay một nhà xuất bản Nga di cư ở Tây Âu (YMCA-Press, Paris) và chuẩn bị được in, Solzhe bèn gửi tới các nhà lãnh đạo Liên Xô một bức thư (Pis’mo vozhdĭam Sovetskogo Soĭuza), kêu gọi từ bỏ ý thức hệ cộng sản, chuyển đổi Liên bang Xô-viết thành một quốc gia - dân tộc của người Nga.
Một chiến dịch chống dissidentsiĭa (giới bất đồng chính kiến) lại rộ lên trên báo chí Xô-viết, trong cùng một lúc với chiến dịch báo chí bênh vực họ và cá nhân Solzhenitsyn ở phía tây “bức màn sắt”. Qua trung gian người vợ đầu của Solzhenitsyn thu xếp, ngày 24.9.1973, KGB đã tiến hành một cuộc đàm phán với nhà văn nhưng không đạt được một thoả thuận nào. Vào những ngày cuối cùng tháng 12.1973, volume đầu tiên của Arkhipelag GULAG được chính thức phát hành ở Paris và, cùng với sự ra mắt của cuốn sách, từ “gulag” đã đi vào từ vựng chính trị phương Tây, phiếm chỉ một hệ thống đàn áp chính trị nội bộ vô nhân đạo nhất trong lịch sử hiện đại, xuất hiện ngay sau cuộc cách mạng bol’shevik tháng 11.1917.
Chính quyền Liên Xô đã phản ứng mau lẹ. Trong phiên họp ngày 7.1.1974, Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô đã thảo luận về “những biện pháp ngăn chặn hoạt động chống Xô-viết của Solzhenitsyn”. Ngày 7.2.1974, thủ lĩnh KGB Ĭuriĭ Andropov gửi thư cho tổng bí thư Leonid Brezhnev, chỉ ra những ảnh hưởng tiêu cực của Arkhipelag GULAG đối với giới trí thức và đề xuất đuổi nhà văn ra khỏi đất nước. Ngày 12.2, Solzhenitsyn bị bắt với tội danh “phản bội tổ quốc”. Ngày 13.2, ông bị tước quyền công dân Liên Xô và bị trục xuất khỏi lãnh thổ Liên Xô bằng một chuyến bay tới Cộng hoà Liên bang Đức. Những người còn lại trong gia đình Solzhenitsyn dời Liên Xô ngày 29.3.1974.
Thời gian từ sau đó cho đến trước năm 1990, gia đình Solzhenitsyn sinh sống chủ yếu ở Hoa Kỳ. Trong hơn 17 năm sống lưu vong, Solzhe đầu tư công sức cho bộ truyện lịch sử về cuộc Cách mạng Nga 1917 – Bánh xe đỏ (Krasnoe koleso), gồm bốn phần, hoàn thành vào năm 1992 –, và một số công trình ngắn hơn.
Quá trình perestroĭka đã làm thay đổi thái độ của xã hội Xô-viết đối với sáng tác và hoạt động của Solzhenitsyn. Năm 1990, Solzhenitsyn được khôi phục quyền công dân Liên Xô. Cùng năm đó, bộ sách Arkhipelag GULAG được chính phủ Liên Xô trao tặng Giải thưởng Nhà nước. (Cho đến lúc đó, ở Liên Xô bộ sách này cũng như hầu hết các sáng tác của Solzhenitsyn chỉ được lưu hành dưới dạng samizdat.) Ngày 27.5.1994, gia đình Solzhenitsyn đã trở về nước Nga sau hơn 20 năm sống lưu vong. Trừ Solzhe, vợ và các con ông đều đã vào quốc tịch Hoa Kỳ.
Ngày 11.12.1998, tổng thống Liên bang Nga Boris El’tsin đã ký sắc lệnh số 1562, trao tặng nhà văn Aleksandr Isaevich Solzhenitsyn Huân chương Thánh Andreĭ Pervozvannyĭ, huân chương cao nhất vừa được khôi phục của Liên bang Nga, có truyền thống từ thời Đế quốc Nga. Tuy nhiên, nhà văn đã từ chối vinh dự, với lý do “quyền lực tối cao đã đưa nước Nga đến thảm trạng ngày nay, (khiến) tôi không thể nhận sự tưởng thưởng này”. Cũng trong năm 1998, Solzhenitsyn đã được Đoàn chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAN) trao tặng Đại Huy chương Vàng M. V. Lomonosov, “vì những đóng góp xuất sắc trong sự phát triển nền văn chương Nga, ngôn ngữ Nga và lịch sử nước Nga.” Trước đó, từ năm 1994, Solzhenitsyn đã được bầu làm thành viên quốc ngoại của Viện Ngôn ngữ và Văn chương – Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Serbia, cơ quan học thuật hàn lâm uy tín nhất của Cộng hoà Serbia và cả Liên bang Nam Tư cũ.
Trong “những năm ở phương Tây”, Solzhenitsyn đã rất tích cực tham gia vào những cuộc tranh luận về lịch sử nước Nga, về Liên Xô và về chủ nghĩa cộng sản, với một nỗ lực nhằm hiệu chính những điều mà ông cho là “những nhầm lẫn Tây phương” (Western misconceptions) trong các chủ đề nói trên. Về một quan niệm phổ biến ở phương Tây – xuất phát từ luận điểm của nhà sử học Mỹ gốc Ba Lan Richard Pipes – cho rằng cuộc Cách mạng tháng Mười Nga và thể chế toàn trị hung bạo mà nó sản sinh ra là sự tiếp nối lịch sử của chế độ tsarist – điển hình là các triều đại Ivan Groznyĭ và Pëtr Velikiĭ – và nền văn hoá Nga, Solzhenitsyn quả quyết rằng đây là một ý niệm sai về cơ bản, công trình của Pipes chỉ là “phiên bản Ba Lan của lịch sử Nga”. Solzhe biện luận rằng nước Nga tsarist chưa bao giờ có khuynh hướng bạo lực như Liên Xô. Để thí dụ, thời đế quốc nước Nga chưa từng thực hành chế độ kiểm duyệt truyền thông, tù nhân chính trị chưa từng bị cưỡng bức lao động kiểu nô lệ trong các trại tập trung, và số lượng tù nhân chính trị chỉ bằng một phần vạn so với số lượng này ở Liên Xô; cảnh sát mật vụ của chế độ tsarist chỉ tồn tại ở ba thành phố lớn của đế quốc là Peterburg, Moskva và Kiev, và tuyệt nhiên không có hệ thống mật thám trong quân đội như Liên Xô. Việc sử dụng bạo lực dưới thời sa hoàng hoàn toàn không so sánh được với quy mô của bạo lực thời Xô-viết. Solzhe khẳng định rằng sự lạm dụng bạo lực của chủ nghĩa bol’shevik trong thế kỷ XX không phải là sự kế thừa các sự kiện lịch sử Nga thế kỷ XVI (thời Ivan Groznyĭ) và thế kỷ XVIII (thời Pëtr Velikiĭ), mà chính là đã được truyền cảm hứng từ giai đoạn khủng bố Gia-cô-banh (Jacobin) của Cách mạng Pháp (1789–1799). Thay vì đổ lỗi cho các điều kiện lịch sử của nước Nga, Solzhe khuyến cáo hãy quy trách nhiệm cho những giáo lý của Karl Marx và Friedrich Engels: chủ nghĩa Marx tự thân là một chủ nghĩa bạo lực. Chủ nghĩa cộng sản, cho dù được áp dụng ở bất cứ đâu, đều đồng hành với toàn trị và bạo lực; lịch sử nước Nga không có ảnh hưởng đặc biệt nào tới kết quả của sự áp dụng đó. (Có thể kiểm chứng lập luận này của Solzhenitsyn đối với trường hợp Việt Nam.)
Solzhenitsyn cũng chỉ trích ý kiến cho rằng “Liên Xô về mọi phương diện chính là nước Nga”. Ông biện luận rằng chủ nghĩa cộng sản là một mưu đồ quốc tế, nó chỉ viện đến chủ nghĩa quốc gia như một công cụ để tranh đoạt quyền lực, cũng như để lừa gạt dân chúng. Một khi đã có được quyền lực, chủ nghĩa cộng sản sẽ nỗ lực xoá sạch từng quốc gia, triệt phá nền văn hoá dân tộc và nô dịch nhân dân của quốc gia đó. Theo Solzhe, nền văn hoá Nga chưa bao giờ là nền văn hoá thống trị ở Liên Xô cả. Trên thực tế, ở Liên Xô không có nền văn hoá dân tộc nào có được địa vị thống trị: nền văn hoá của tất cả các dân tộc đều bị đàn áp vì lợi ích của văn hoá vô thần Xô-viết. Hơn thế, Solzhe còn cho rằng nền văn hoá của dân tộc Nga còn bị áp bức nhiều hơn các nền văn hoá thiểu số, vì lẽ chế độ ít lo sợ sự nổi dậy của các sắc tộc thiểu số hơn sự phản kháng của chính người Nga.
Về khái niệm stalinism, Solzhenitsyn bác bỏ quan điểm cho rằng bản thân Iosif Stalin đã tạo ra nhà nước toàn trị, còn Vladimir Lenin (và cả Lev Trotskiĭ) là (những) “người cộng sản chân chính”. Ông chứng minh rằng chính Lenin đã khởi động guồng máy giết người hàng loạt, làm sụp đổ nền kinh tế Nga, sáng lập Che-Ka – tiền thân của KGB –, và đặt nền móng cho hệ thống nhà tù - trại tập trung GULAG, mặc dù dưới thời Lenin hệ thống này chưa có cùng tên gọi.
Về cuộc Chiến tranh Thế giới thứ Hai, Solzhenitsyn đã lên án Đồng Minh về động thái trì hoãn mở mặt trận thứ hai chống nước Đức quốc xã. Ông buộc tội các quốc gia dân chủ phương Tây, trong khi chỉ chăm lo chấm dứt chiến tranh một cách nhanh chóng và ít đổ máu nhất cho phía mình, đã phớt lờ những tổn thất của mặt trận phía đông, và chính điều này cũng đã giúp áp đặt sự thống trị Xô-viết lên các dân tộc Đông Âu.
Về cuộc Chiến tranh Việt Nam, trong bài phát biểu nhan đề Một thế giới bị chia cắt (A World Split Apart), đọc tại lễ trao bằng tốt nghiệp của Đại học Harvard ngày 8.6.1978, Solzhenitsyn tuyên bố rằng nhiều người ở Hoa Kỳ không hiểu về cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông biện luận rằng mặc dù những nhà hoạt động chống chiến tranh đã rất thành thực trong mong muốn chấm dứt mọi cuộc chiến càng sớm càng tốt, họ “đã trở thành đồng loã… trong nạn diệt chủng và nỗi thống khổ mà ba mươi triệu người (Việt Nam) ở đó đang phải chịu đựng hôm nay.” Rồi ông đặt câu hỏi: “Liệu điều này có thức tỉnh những người hoà bình chủ nghĩa giờ đây nghe thấy những âm thanh rên siết từ Việt Nam?” Lưu ý rằng Solzhenitsyn nói những lời này vào năm 1978, khi chiến tranh Việt Nam vừa chấm dứt được ba năm.
Về cuộc Chiến tranh Kosovo (1996–1999), Solzhenitsyn đã lên án mạnh mẽ cuộc ném bom Nam Tư năm 1999 của các đồng minh NATO. Ông nói: “Chẳng có gì khác nhau giữa NATO và Hitler.”
Về thế giới phương Tây, trong lời phát biểu qua radio BBC ngày 26.3.1979, Solzhenitsyn nói: “Trước khi tôi đích thân đi đến phương Tây và bỏ ra hai năm quan sát xung quanh, tôi chưa bao giờ hình dung nổi cái mức độ cực đoan mà phương Tây đã thực sự trở nên một thế giới không có ý chí, một thế giới đang từ từ tê liệt trước mối hiểm nguy mà nó đương đầu như thế này… Tất cả chúng ta đang đứng bên bờ của một trận đại hồng thuỷ lịch sử, một trận lụt sẽ nuốt chửng nền văn minh và làm thay đổi toàn bộ các thời đại.”
Về tư tưởng chính trị, Aleksandr Solzhenitsyn không phải là người theo chủ nghĩa tự do (liberalism) trong cách hiểu khoa học chính trị của thuật ngữ này. Từ nhiều năm qua, ông là một trong những lãnh tụ tinh thần của Phong trào Yêu nước Chính Thống giáo (tiếng Nga Pravoslavno-patrioticheskoe dvizhenie), chủ trương xây dựng một quốc gia Slav thống nhất trên lãnh thổ Nga, Belarus và một phần Ukraina, thiết lập trên quốc gia mới một thiết chế nhà nước mạnh, từng bước chuyển dịch về dân chủ, hướng những tài nguyên của quốc gia tương lai vào sự phát triển tinh thần, đạo đức và tôn giáo của nhân dân, trước hết là của người Nga. Quan điểm Ki-tô giáo và bảo thủ (conservative) của Solzhenitsyn, thể hiện trong một số tiểu luận và trước tác, đã từng bị một số nhà bất đồng chính kiến Xô-viết nổi tiếng – trong đó có Andreĭ Sakharov và Vladimir Voĭnovich – phản bác.
Solzhenitsyn cũng nổi tiếng với những công trình về vấn đề người Do Thái ở Nga và Liên Xô cũ.
Maksim Gor’kiĭ – “con chim sơn ca của cách mạng”
Ở Việt Nam, nhiều người biết về Maksim Gor’kiĭ (tên khai sinh Alekseĭ Maksimovich Peshkov, 1868–1936) như một trong những nhà văn Nga / Liên Xô lớn nhất, người đã sáng lập “chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa” – phương pháp sáng tác chính kinh của văn học - nghệ thuật trong thế giới Xô-viết và pro-Soviet trước đây. Đại toàn thư Liên Xô ‘BSĖ’ gọi Gor’kiĭ là “tổ phụ của nền văn chương Xô-viết” (rodonachal’nik sovetskoĭ literatury).
Ở Liên Xô cũ, trước và sau khi ông chết, Gor’kiĭ được tôn vinh như một con người vĩ đại mẫu mực, hoàn toàn xuất lộ từ giai cấp vô sản: những tượng đài và hoạ phẩm về Gor’kiĭ, trong đó ông đang ở những tư thế kiêu hùng, được dựng / trưng bày rải rác khắp đất nước. Một trong những đường phố chính của Moskva – con phố Tverskaĭa dẫn đến quảng trường Đỏ, đồng thời đi qua toà biệt thự mà Stalin ra lệnh cấp cho ông –, cùng với thành phố quê hương ông – Hạ Novgorod –, đã được gọi bằng tên (đúng hơn là pseudonym) Gor’kiĭ trong suốt thời Xô-viết: ulitsa Gor’kogo và gorod Gor’kiĭ.
Thật ra, cùng với sự nghiệp văn chương, Gor’kiĭ còn có một cuộc đời hoạt động chính trị bắt đầu khi ông còn rất trẻ. Công khai chống đối chế độ tsarist và bị bắt nhiều lần, ông kết bạn với nhiều nhà cách mạng có tư tưởng marxist và trở thành bạn thân của Lenin từ 1902. Là một tác giả, nhà biên tập và biên kịch thành công về tài chính, ông hỗ trợ tiền bạc cho Đảng Lao động Dân chủ - Xã hội Nga (RSDRP), một nửa tiền thân của Đảng bol’shevik. Cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất (1905) đã đẩy ông liên kết dứt khoát với cánh Bol’shevik của Lenin trong RSDRP.
Mặc dầu vậy, quan hệ giữa Gorkiĭ với Lenin và các lãnh tụ bol’shevik ngày càng nhiều gai góc. Mùa xuân năm 1917, khi RSDRP phân ly thành hai đảng – đảng của những người bol’shevik RSDRP(b) và đảng của những người men’shevik (vẫn giữ tên RSDRP) –, do bất đồng với những người bol’shevik trong vấn đề tính hợp thời của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga, Gor’kiĭ đã từ chối tái đăng ký tư cách đảng viên của RSDRP(b), chính thức ra khỏi đảng này.
Hai tuần sau khi Cách mạng tháng Mười nổ ra, Gor’kiĭ viết: “Lenin và Trotskiĭ không có bất cứ ý niệm nào về tự do và quyền con người. Họ đã bị nọc độc nhơ nhuốc của quyền lực mua chuộc, thứ quyền lực rõ ràng đã có được bằng sự khinh thị đáng hổ thẹn của họ đối với tự do ngôn luận và mọi quyền tự do dân sự khác mà nền dân chủ đã đấu tranh vì chúng.” Lập tức, tờ báo do Gor’kiĭ chủ nhiệm – Đời mới (Novaĭa zhizn’), nguyên là cơ quan ngôn luận của RSDRP – đã làm mồi cho kiểm duyệt bol’shevik. Gor’kiĭ cho xuất bản (1918) tập tiểu luận Những tư tưởng không hợp thời (Nesvoevremennye mysli), trong đó ông so sánh Lenin với cả tsar’ và Nechaev, gọi Lenin là “tên bạo chúa của những cuộc bắt bớ và trấn áp điên rồ đối với tự do thảo luận, và là kẻ vô chính phủ trong những chiến thuật thâm hiểm.” Khi kịch liệt lên án thái độ của những người bol’shevik đối với giới trí thức từ chế độ cũ, trong các năm 1917–1919 Gor’kiĭ đã rất tích cực sử dụng ảnh hưởng của mình để cứu nhiều đại biểu của giới này khỏi nanh vuốt của bạo lực đỏ. Lenin đã viết (1919) trong thư gửi Gor’kiĭ: “Lời khuyên của tôi cho anh: hãy thay đổi những người xung quanh anh, quan điểm và hành vi của anh, nếu không, cuộc sống có thể quay lưng lại với anh.”
Tháng 8.1921, nhà thơ Nikolaĭ Gumilëv – bạn của Gor’kiĭ và chồng cũ của nữ sĩ Anna Akhmatova (đồng thời là thân sinh của nhà sử học Xô-viết nổi tiếng Lev Gumilëv sau này) – bị Che-Ka Petrograd bắt. Gor’kiĭ vội vã đi Moskva và đòi được một lệnh thả Gumilëv từ đích thân Lenin, nhưng khi Gor’kiĭ còn đang trên đường trở lại Petrograd, Gumilëv đã bị bắn. Tháng Mười cùng năm, Lenin khẩn khoản yêu cầu Gor’kiĭ quay trở lại Italy, nơi ông từng cư ngụ những năm 1906–1913, để chữa trị bệnh lao tái phát.
Từ năm 1928, theo lời mời của chính phủ Liên Xô và đích thân Stalin (lúc này Lenin đã chết), Gor’kiĭ dập dồn về thăm cố quốc. Ông đi khắp đất nước và cho ra đời series phóng sự Trên Liên bang Xô-viết (Po Sovetskomu Soĭuzu), ngợi ca những thành tựu của Liên Xô. Đặc biệt, Gor’kiĭ đã đến thăm Solovki vào tháng 6.1929, với sứ mạng giải độc dư luận phương Tây về hạnh kiểm nhân quyền ở đây. Đương nhiên, chính quyền cai ngục ở Solovki đã cho “làm vệ sinh” quần đảo để đón Gor’kiĭ, trong khi các tù nhân thì hy vọng “Gor’kiĭ sẽ nhìn thấy, sẽ nhận ra tất cả. Ông ấy rất từng trải, đừng hòng lừa ông ấy.” (D. S. Likhachëv, “Vospominaniĭa”, Priezd Maksima Gor’kogo i massovye rasstrely 1929 goda.) Không ai rõ Gor’kiĭ đã nhìn thấy gì và đã nghĩ gì, nhưng trong phóng sự Solovki, Gor’kiĭ đã viết những dòng này: “Tôi cho rằng kết luận đã rõ ràng: những trại như Solovki là cần thiết… Chính bằng cách này, chính phủ sẽ nhanh chóng đạt được một trong những mục tiêu của mình: xoá bỏ hết các nhà tù.” Sau chuyến viếng thăm của Gor’kiĭ, khoảng 3–4 trăm tù nhân đã bị bắn không xét xử trong một cuộc thảm sát. (D. S. Likhachëv, tài liệu đã dẫn.)
Trên tờ Sự thật (Pravda), cơ quan ngôn luận trung ương của Đảng bol’shevik, số 314, ra ngày 15.11.1930, dưới tiêu đề Khi kẻ thù không quy hàng, – nó sẽ bị tiêu diệt, Maksim Gor’kiĭ đã viết: “… Chống lại chúng ta là tất cả những gì đã quá hạn, một thời hạn mà lịch sử đã ấn định cho chúng. Điều này khiến chúng ta có quyền coi mình vẫn đang ở trong tình trạng nội chiến. Từ đó rút ra một kết luận hiển nhiên: nếu kẻ thù không quy hàng, – nó tất bị bắn bỏ.” (La Thành highlight.) Châm ngôn nổi tiếng, sực mùi “bạo lực cách mạng” này của Gor’kiĭ được Stalin rất ưa thích và đã từng trích dẫn lại trong một chỉ lệnh của mình.
Từ năm 1931, Gor’kiĭ vĩnh viễn tái định cư tại Liên Xô theo thỉnh cầu của Stalin. [A. I. Solzhenitsyn thì cho rằng cuộc hồi hương lần này của Gor’kiĭ đã được thúc bách bởi những nhu cầu vật chất: sống ở Sorrento (Italy) những năm 1922–1928, Gor’kiĭ đã thấy mình thiếu thốn cả tiền bạc và tiếng tăm.] Cuộc trở về của Gor’kiĭ từ nước Italy phát-xít đã được cỗ máy tuyên truyền Xô-viết tận dụng hết công suất. Ông được tặng thưởng Huân chương Lenin – huân chương cao nhất của Liên Xô –, được cấp toà biệt thự của nhà tài phiệt đã bỏ chạy Rĭabushinskiĭ trên đường Tverskaĭa, nay là Bảo tàng Gor’kiĭ, cùng với một dacha ở ngoại ô Moskva. Tên “Maksim Gor’kiĭ” còn được đặt cho kiểu máy bay Tupolev ANT-20, niềm hãnh diện của công nghệ Xô-viết những năm 1930. Vào những ngày lễ trọng của chế độ Xô-viết, người ta thường nhìn thấy Gor’kiĭ có mặt trên kỳ đài Lăng Lênin, bên cạnh lãnh tụ Stalin và các đại thần như Mikhail Kalinin, Vĭacheslav Molotov, Lazar’ Kaganovich và Kliment Voroshilov.
Gor’kiĭ đã được Stalin giao cho một “đơn đặt hàng xã hội”: tổ chức đại hội đầu tiên của các nhà văn Liên Xô. Để chuẩn bị cho sự kiện này, trong giai đoạn 1931–1934 rất nhiều tờ báo và tạp chí Xô-viết đã được Gor’kiĭ thành lập. Năm 1934, Đại hội lần thứ nhất của Liên đoàn các nhà văn Liên Xô (Soĭuz pisateleĭ SSSR, acronym SP SSSR, thành lập từ tháng 4.1932 sau một nghị quyết của Uỷ ban Trung ương Đảng bol’shevik) đã được Gor’kiĭ dẫn dắt với báo cáo chính do ông trình bày. Trong suốt lịch sử tồn tại của mình (1932–1991), SP SSSR có nhiệm vụ thật sự là thực hiện sự kiểm soát của ‘nhà nước - đảng’ toàn trị trong văn học. Tư cách hội viên SP là tối thiết thân đối với người làm văn chuyên nghiệp ở Liên Xô: không được kết nạp vào SP, nhà văn sẽ có vô cùng ít cơ hội được in tác phẩm; còn việc bị khai trừ khỏi SP thì hoàn toàn đồng nghĩa với bị cấm xuất bản. Được cử làm chủ tịch đầu tiên của SP SSSR, Maksim Gor’kiĭ đã lên đến đỉnh điểm của danh vọng.
Trong “giai đoạn hồi chánh” này, Gor’kiĭ còn tham gia biên tập (1933) cuốn sách ô nhục về con kênh đào Belomoro-Baltiĭskiĭ nối biển Trắng với vịnh Phần Lan, mô tả công trình này như một thí dụ về “sự tu phục thành công những kẻ thù trước đây của giai cấp vô sản”, bất chấp một sự thật: giá của con kênh đào dài 227 ki-lô-mét này là một trăm nghìn sinh mạng tù nhân GULAG.
Giữa thập niên 1930, những chiến dịch của “Ðại Thanh trừng” (Great Purge) mở màn, điển hình là vụ ám sát Sergeĭ Kirov tháng 12.1934. Bản thân Gor’kiĭ bị quản thúc tại nhà: giống như trường hợp của Kirov, sự nổi tiếng của Gor’kiĭ bắt đầu phát huy tác hại. Tháng 5.1935, con trai Gor’kiĭ – Maksim Peshkov – đột ngột tử vong trong một hoàn cảnh đầy bí hiểm. Hơn một năm sau (18.6.1936) thì đến lượt Gorkiĭ. Như nhiều danh nhân khác của thời đại Xô-viết, ông được chôn ở nghĩa trang Bên Tường Kreml’, trên quảng trường Đỏ, cách không xa lăng tẩm của người bạn thân và đối tượng của những phê phán chính trị gay gắt một thuở của ông: Vladimir Lenin. Trong số những người khiêng linh cữu Gor’kiĭ, người ta thấy có đích thân Iosif Stalin và Vĭacheslav Molotov.
Điều thú vị là trong quá trình xét xử “các vụ án Moskva” (1938), một trong những cáo buộc được đưa ra để chống lại Genrikh Ĭagoda – nguyên ‘tổng uỷ công an Liên Xô’ (cấp hàm công an tương đương nguyên soái Liên Xô), dân uỷ (tức bộ trưởng) NKVD (Bộ Nội vụ) trước khi bị bắt – là cha con Gor’kiĭ đã bị hạ độc bởi chính các nhân viên NKVD! Sinh thời Gor’kiĭ, Ĭagoda từng ở trong số các thân hữu của nhà văn. Sau này, một số xuất bản phẩm thời kỳ perestroĭka đã cáo giác rằng chủ mưu thực sự trong cái chết bất thường của Gor’kiĭ là không ai khác ngoài Stalin.
Nhiều trí thức bất đồng chính kiến thời Xô-viết coi Gor’kiĭ là nhà văn thiên vị ý thức hệ, trong khi giới nghiên cứu phương Tây lại chú ý nhiều hơn đến những nghi ngờ / phê phán của Gor’kiĭ, cũng như những cảnh báo sáng suốt của ông về viễn tượng nguy hiểm trên bình diện đạo đức của cuộc Cách mạng bol’shevik 1917.
Maksim Gor’kiĭ đã sống một cuộc đời sóng gió và trải qua những diễn biến thế giới quan phức tạp, có cả thanh danh và tai tiếng, cả hiển vinh và hoạn nạn.
Lev Gumilëv – “người Á-Âu cuối cùng”
Lev Nikolaevich Gumilëv (1912–1992) là nhà sử học nhân chủng (tiếng Nga историк-этнолог, tiếng Anh historian-ethnologist), người sáng lập “lý thuyết độ đam mê” (теория пассионарности, passionarity theory) trong tộc nguyên học (этногенез, ethnogeny – bộ môn khoa học về nguồn gốc các chủng tộc), đồng thời là nhà triết học, nhà thơ, dịch giả từ tiếng Fârsi (tên gọi ngôn ngữ của người Iran).
Lev Gumilëv là con trai của cặp vợ chồng thi sĩ xuất chúng Anna Akhmatova (1889–1966) và Nikolaĭ Gumilëv (1886–1921), hai trong số những nhà thơ có ảnh hưởng nhất của Acmeism (tiếng Nga Акмеизм, tạm dịch: “trào lưu Tuyệt Đỉnh”) trong thơ ca Nga đầu thế kỷ XX. Năm Lev Gumilëv lên sáu tuổi (1918), cha mẹ ông ly dị. Chín tuổi, Lev mồ côi cha: cha ông bị chính quyền bol’shevik bắt tháng 8.1921 với cáo buộc đã được mưu dựng và bị bắn ngay sau đó. Những sáng tác của mẹ ông cũng bị đặt dưới sự kiểm duyệt gắt gao từ 1922. Năm 1934, Gumilëv vào học khoa sử Đại học Quốc gia Leningrad (LGU), sau một năm học (1935) thì bị đuổi khỏi trường vì lý lịch xấu – “là con trai kẻ thù của nhân dân”, “không xứng đáng được học đại học” –, bị bắt một thời gian rồi lại được thả và được học tiếp LGU. Năm 1938, Lev Gumilëv lại bị bắt khi đang học dở LGU, lần này bị kết án 5 năm “lao động cải tạo” tại một hầm mỏ GULAG ở Noril’sk, tây-bắc Sibir’. Năm 1943, từ trại cải tạo, Gumilëv tình nguyện nhập ngũ giữa lúc chiến tranh ác liệt nhất, trở thành binh sĩ sư đoàn phòng không 31 thuộc phương diện quân Belorusskiĭ thứ Nhất, và đã tham gia trận đánh chiếm Berlin vào cuối cuộc chiến tranh thế giới. Năm 1945, sau khi giải ngũ, Gumilëv được khôi phục việc học tập ở LGU.
Tốt nghiệp đại học năm 1946, ông trở thành nghiên cứu sinh (aspirant) ở Phân viện Leningrad – Viện Đông phương học của Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, nhưng không lâu sau thì bị loại khoá, vẫn vì lý lịch. Gumilëv xin vào làm thủ thư trong một nhà dưỡng trí và tiếp tục theo đuổi luận án. Năm 1948, ông bảo vệ luận án kandidat (“tiến sĩ” theo cách dịch hiện nay ở Việt Nam) về khoa học lịch sử tại LGU, rồi trở thành cán bộ của Bảo tàng Nhân-chủng-chí các Dân tộc Liên Xô (Muzeĭ ėtnografii narodov SSSR). Tháng 11.1949, Gumilëv bị bắt (lần thứ ba) và bị kết án 10 năm tù GULAG. Sau khi Stalin chết (1953) và Nikita Khrushchëv chấp chính (1955), năm 1956, Gumilëv được “hồi phục danh dự đầy đủ” cùng với hàng trăm nghìn nạn nhân khác từ thời Stalin: lúc này Gumilëv đã 44 tuổi, và đã sống tổng cộng 12 năm trong các trại giam GULAG (1938–1943 và 1949–1956). Ra tù, Gumilëv được nhận vào làm việc tại Bảo tàng Quốc gia Hermitage ở Leningrad. Năm 1961, ông bảo vệ luận án doktor nauk (“tiến sĩ khoa học”, học vị cao nhất ở Liên Xô cũ / Liên bang Nga hiện nay) ngành sử học, với đề tài cổ sử người Turkic, sau đó được mời làm việc tại Viện Nghiên cứu Ðịa lý của LGU; trước đó (từ 1960) ông đã tham gia giảng dạy ở LGU. Tại cơ quan làm việc cuối cùng này của đời mình, vào năm 1974 Gumilëv còn bảo vệ một luận án doktor nauk thứ hai, lần này là về ngành địa lý.
Lev Gumilëv là tác giả nguyên thuỷ của một phức hợp phương pháp trong tộc nguyên học, bao gồm việc khảo sát các sử liệu song song với những thông tin về khí hậu, địa chất, địa lý của Landschaft (tạm dịch: “bối cảnh”) mà được phản ánh thông qua các chứng tích khảo cổ và văn hoá. Sử dụng phức hợp phương pháp này, kết hợp với các phương pháp truyền thống, ông đã khảo sát lịch sử hình thành, phát triển, biến đổi / biến mất của nhiều dân tộc trên lục địa Á-Âu, trong đó có dân tộc Nga La Tư. Đặc biệt, Gumilëv là người khởi xướng học thuyết “độ đam mê”, cho một khả năng giải thích tính quy luật của nhiều quá trình nhân chủng sử. Theo thuyết này, các “hệ thống nhân chủng” (ethnic system) được phân cấp thành các super-ethnos (siêu chủng) > ethnos (chủng) > sub-ethnos (phân chủng) > convixion (quần xã) > consortion (minh hội) > individ (cá nhân). (Trong đa số ngữ cảnh, đơn vị nhân chủng cơ bản ethnos tương đồng với khái niệm “dân tộc” / “sắc tộc” quen thuộc.) Mỗi hệ nhân chủng là kết quả tiến hoá của một đơn vị nhân chủng cấp thấp hơn, hoặc là hệ quả thoái hoá của một hệ nhân chủng cấp cao hơn. Cấp càng cao, hệ nhân chủng càng có nhiều khả năng trường tồn. Sự phát triển của mỗi hệ nhân chủng được thực hiện nhờ tích luỹ “năng lượng sinh tồn” bên trong hệ. Tiêu biểu cho năng lượng sinh tồn của một hệ nhân chủng là những cá nhân (individ) giàu “độ đam mê” (пассионарность, passionarity) – tức là cái khát vọng bất khả cưỡng nội tại muốn hành động để đạt tới một mục tiêu nào đó (không hiếm khi chỉ là ảo tưởng). Những individ như thế được Gumilëv gọi là những “người đam mê” (пассионарий, passionary): đối với những người này, mục tiêu cao hơn cuộc sống, ngay cả cuộc sống của bản thân chứ chưa nói đến cuộc sống của những người cùng thời đại hoặc cùng chủng tộc. Sự tích luỹ liên tục năng lượng sinh tồn của một hệ nhân chủng sớm muộn cũng sẽ dẫn tới những biến chuyển bùng phát – những “cú hích về độ đam mê” (пассионарный толчок, passionary impulse) –, mà kết quả là sự ra đời của một hệ nhân chủng mới, thường có cấp bậc cao hơn hệ xuất phát. Ngược lại, nếu một đơn vị nhân chủng nào đấy tự tiêu hao năng lượng sinh tồn của mình bằng nội chiến, bằng những chính sách sai lầm, bằng sự đàn áp và bức hại các passionary thì nó sẽ tất yếu thoái hoá, tan rã thành những đơn vị nhân chủng nhỏ hơn hoặc thậm chí biến mất.
Bằng hệ thống phương pháp và khái niệm của mình, Gumilëv đã đi đến nhiều kết luận khác biệt với những mô tả truyền thống về lịch sử. Đánh giá của Gumilëv về “ách đô hộ Mông-Thát” (монголо-татарское иго, Mongol-Tatar yoke) là một thí dụ. Trong khi phần lớn giới sử học Xô-viết đều nhất trí nhận định rằng nền đô hộ Mông-Thát (1241–1480) trên các miền đất Nga La Tư đã chỉ gây ra sự phá huỷ và thoái bộ, tạo ra lực hãm đối với sự tăng trưởng sức sản xuất của các công quốc Đông Slav – bấy giờ vốn đã ở trình độ kinh tế - xã hội cao hơn so với xã hội Mông Cổ - Tatar còn đang ở giai đoạn tự nhiên –, và là nguyên nhân chính dẫn đến sự tụt hậu của nước Nga so với phương Tây; thì Gumilëv thuyết phục rằng khái niệm “ách đô hộ Mông-Thát” chỉ là một tưởng tượng, mức độ tác hại của nó đã được cường điệu: hãn quốc Kim Trướng (ханство Золотой Орды, Khanate of the Golden Horde) – vốn là một thiết chế lỏng lẻo và yếu ớt, lại ở khoảng cách tương đối xa so với các lãnh địa Nga La Tư lúc đó đang ở tình trạng bị chia cắt và tự xâu xé lẫn nhau – chưa bao giờ là một kẻ áp bức thực sự và trực tiếp đối với các công quốc Đông Slav. Theo Gumilëv, cuộc va chạm nhân chủng Nga La Tư - Mông Cổ trong các thế kỷ XIII-XV là một sự “cộng sinh” (simbioz, trong hệ thuật ngữ của Gumilëv), trong đó các đơn vị nhân chủng Đông Slav và Mông Cổ - Tatar không tranh giành, mà đã chia sẻ những nhân tố địa lý - khí hậu khác nhau của Landschaft: người Đông Slav khai thác châu thổ của các dòng sông, trong khi người Mông Cổ - Tatar khai thác những thảo nguyên steppe.
Một hệ luận quan trọng khác của học thuyết Gumilëv là vấn đề về nguồn gốc và tính chất của nền văn hoá Nga. Trong khi các học giả theo ‘chủ nghĩa hướng Âu’ (евро[по]центризм, eurocentrism), trong đó có Dmitriĭ Likhachëv, tìm kiếm luận cứ để kéo văn hoá Nga vào bản đồ văn hoá châu Âu (chính xác hơn: văn hoá Tây Âu) với cội nguồn Hy Lạp - La Mã và Ki-tô giáo, thì Lev Gumilëv và những người cùng quan điểm với ông đã biện luận rằng: sự khác biệt về những điều kiện địa lý - tự nhiên, ổn định trong suốt chiều dài lịch sử, giữa Nga và Tây Âu (Nga: lục địa <--> Tây Âu: đại dương) đã hình thành nên ở Tây Âu và Nga hai super-ethnos riêng biệt, chia sẻ những đặc điểm tâm lý khác nhau và những giá trị văn hoá khác nhau. Nói riêng, Gumilëv khẳng định rằng người Rusy (Русы) hay Rusiny (Русины) – thành phần cư dân chính của nhà nước Nga La Tư - Kiev trung đại (Киевская Русь, Kievan Rus) – và dân tộc Nga hiện đại (Русские, Russkie hay Russians) là hai ethnos khác nhau: trên bình diện văn hoá, trong khi người Nga La Tư trung đại là một sắc tộc Đông Slav đã hấp thụ văn hoá Âu châu qua ngả Byzantium, người Nga hiện đại thuộc về “nền văn minh Á-Âu” (евразийская цивилизация, Eurasian civilization) – hợp nhất sự đóng góp lịch sử của các yếu tố Slavic-Hellenic của châu Âu và Mongolic-Turkic của châu Á –, có đầy đủ tư cách của một nền văn hoá riêng biệt, khả dĩ so sánh với văn hoá Tây Âu. Các dân tộc Eurasian – bao gồm người Nga và các sắc tộc nói ngôn ngữ Turkic (Kazakh, Uzbek, Tatar, Uyghur, Azerbaijani, Kyrgyz…) –, nói theo thuật ngữ của L. Gumilëv, đã tạo thành “siêu chủng Á-Âu” (суперэтнос Евразии, Eurasian superethnos). Tin tưởng vào hạt nhân chân lý trong học thuyết nhân chủng sử của mình và tư tưởng Á-Âu chủ nghĩa, Gumilëv đã tuyên bố câu nói nổi tiếng “Tôi là người Á-Âu cuối cùng!” (“Я последний евразиец!”)
Những phương pháp và khái niệm phi chính kinh của Gumilëv đã hứng nhận những phản ứng dị hoá dữ dội từ giới sử học Nga-Slav truyền thống. Hệ thống lý luận của ông bị phê phán là thiếu chặt chẽ, vi phạm phương pháp luận khoa học (kinh điển). Những chỉ trích gay gắt nhất thì kết án lý thuyết passionarity là “giả khoa học”. Nhà sử học trung đại người Ba Lan Andrzej Poppe thậm chí còn gọi công trình của Gumilëv là “một cuốn tiểu thuyết về quá khứ”, không đáng để quan tâm một cách nghiêm túc (từ khía cạnh khoa học lịch sử). Đa số bản thảo công trình của Gumilëv bị cấm xuất bản trong gần suốt thời Xô-viết, cho đến trước những năm perestroĭka (một phần có thể do lý lịch của ông).
Hiện nay, sau hơn hai thập kỷ được biết đến, học thuyết Gumilëv đã giành được một mức độ đại chúng đáng kể, thậm chí đã trở thành cơ sở lý luận của “chủ nghĩa Á-Âu mới” (ново- hoặc нео-евразийство, neo-eurasianism), trào lưu tư tưởng - chính trị Nga xuất hiện trong giai đoạn cuối của Liên bang Xô-viết và trở nên thịnh hành sau khi thiết chế này tan rã, đối thủ cạnh tranh chủ yếu của chủ nghĩa hướng Âu. Ở Liên bang Nga, trong phạm trù học thuật, vào năm 2001 Hiệp hội Xã hội học Á-Âu (EASA) đã được thành lập; chủ tịch hiệp hội là Viện sĩ Gennadiĭ Osipov, giám đốc đương nhiệm của Viện Nghiên cứu Chính trị - Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Nga. Trên chính trường Nga, một đảng chính trị mang tên ‘Á-Âu’ (‘Евразия’) đã đăng ký hoạt động từ tháng 6.2002, do Aleksandr Dugin làm chủ tịch. Một số nhà quan sát còn cho biết đảng này đã nhận được sự hậu thuẫn về tài chính và tổ chức từ Văn phòng Tổng thống Vladimir Putin.
Cũng không đáng ngạc nhiên khi lý thuyết của Lev Gumilëv được nhiều quốc gia / dân tộc Turkic trong không gian địa chính trị Xô-viết trước đây nồng nhiệt đón nhận. Tổng thống Kazakhstan Nursultan Nazarbaev, trong khi kiến thiết thủ đô mới Astana (1994–1997), đã ra lệnh xây dựng “Đại học Quốc gia Á-Âu Lev Gumilëv” (Lev Gumilev Eurasian National University) ở vị trí đối diện với phủ tổng thống qua quảng trường trung tâm của thành phố. Chính quyền Cộng hoà Tatarstan (một chủ thể thành phần của Liên bang Nga) cũng đã quyết định đặt tượng đài cho Lev Gumilëv tại thủ phủ Kazan’ nhân kỷ niệm 1000 năm thành phố này (tháng 8.2005). Bản thân Dmitriĭ Likhachëv, trong bức thư gửi tạp chí Novyĭ mir, một mặt buộc tội chủ nghĩa Á-Âu đã “thủ đắc tính chất đầy dã tâm của một chính sách ngu dân”, mặt khác cũng phải thừa nhận rằng quan điểm của Gumilëv “đang cố kết các dân tộc khác nhau về văn hoá trên đất nước chúng ta”.
Mặc dầu vậy, trên bình diện chính trị, phong trào Á-Âu mới cũng đối mặt với không ít chỉ trích. Những người phản đối phong trào bình luận rằng: trong khi tự mô tả mình như một ý thức hệ quốc gia canh tân khả dĩ thay thế cho cả chủ nghĩa bol’shevik (bolshevism) lẫn chủ nghĩa tự do (liberalism), lập trường Á-Âu đã tỏ ra mang màu sắc của một chủ nghĩa biệt lập địa chính trị (a geopolitical isolationism) trong bối cảnh toàn cầu hoá, mà một hệ luỵ của nó là cản trở quá trình dân chủ hoá xã hội Nga theo hình mẫu Tây Âu, một quá trình mà những người ủng hộ chủ nghĩa hướng Âu hy vọng là sẽ nhanh chóng khép kín “vành đai dân chủ Bắc bán cầu”: Bắc Mỹ - Liên Âu (EU) - Liên bang Nga - Nhật Bản.
Để kết thúc thiên tiểu sử này về Lev Gumilëv, có thể nói mặc dù còn có những khiếm khuyết, không thể phủ nhận rằng lý thuyết nhân chủng sử của ông đã cung cấp một công cụ khả dĩ cho phép nhận thức đầy đủ về lịch sử nước Nga trên nhiều phương diện của sự chuyển biến lịch sử: dân tộc học, văn hoá, kinh tế, chính trị, v.v... Để thí dụ, từ lý thuyết của Gumilëv, người ta dễ dàng thấu hiểu vì sao Liên bang Xô-viết đã sụp đổ vào tháng Mười Hai năm 1991, điều mà nếu áp dụng chủ nghĩa duy vật lịch sử marxist, người ta phải nhận được một hệ quả ngược lại.
Lev Gumilëv được nhận định là “một trong những sử gia Nga có ảnh hưởng nhất thế kỷ XX.”
Đã đăng trong tập tiểu luận Về trí thức Nga, Nhà xuất bản trí thức, Hà Nội, 2009.
Tài liệu tham khảo chính:
· Большая Советская Энциклопедия, «БСЭ» (Đại toàn thư Liên Xô).
· Encyclopædia Britannica 2005 Deluxe Edition CD.
· Encarta Premium Library 2005 DVD.
· Энциклопедия «Кругосвет» (Toàn thư trực tuyến Krugosvet).
· Wikipedia – The Free Encyclopedia, các nhánh tiếng Anh và tiếng Nga.
· Lib.Ru/Современники: Солженицын Александр (tài nguyên trực tuyến về A. I. Solzhenitsyn).
· Lib.Ru/Классика: Горький Максим (tài nguyên trực tuyến về M. Gor’kii).
· Gumilevica – гипотезы, теории, мировоззрение (tài nguyên trực tuyến về L. N. Gumilev).
· С. В. Кортунов, «Евразийство: национальная идея или химера?», журнал «Золотой лев», № 77–78 (bài viết phê phán tư tưởng Á-Âu, đăng trên tạp chí Sư tử vàng).