|
(Thanh tra)- Với những dòng tài chính rất lớn luân chuyển qua các kênh mới, chưa được kiểm chứng, biến đổi khí hậu (BĐKH) được đánh giá là thách thức quản trị phức tạp nhất mà các quốc gia phải đối mặt.
Chương trình Liêm chính Quản trị Rừng (FGI) của Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) nhận định như vậy trong bối cảnh những khoản tiền khổng lồ được đưa vào cho các hoạt động ứng phó với BĐKH, với những cơ chế tài chính chưa được kiểm nghiệm, sẽ trở thành mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng.
Theo các chuyên gia TI, BĐKH không chỉ là thách thức đối với các phương thức quản trị đã có, thực tế nó vượt ra khỏi khuôn khổ các hình thức tham nhũng từng được biết đến. Đó là sự lạm dụng quyền hạn được giao để tự ý tư lợi. Cũng như vậy, việc lạm dụng để tư lợi vượt ra khỏi khái niệm tham nhũng dưới các hình thức thông thường như biển thủ công quỹ, hối lộ để được ký hợp đồng, bao che, dung túng người nhà. Tất cả các hình thức này làm giảm hiệu quả quản trị khí hậu và mở ra với những hình thức tham nhũng mới.
Theo các chuyên gia TI, BĐKH không chỉ là thách thức đối với các phương thức quản trị đã có, thực tế nó vượt ra khỏi khuôn khổ các hình thức tham nhũng từng được biết đến. Đó là sự lạm dụng quyền hạn được giao để tự ý tư lợi. Cũng như vậy, việc lạm dụng để tư lợi vượt ra khỏi khái niệm tham nhũng dưới các hình thức thông thường như biển thủ công quỹ, hối lộ để được ký hợp đồng, bao che, dung túng người nhà. Tất cả các hình thức này làm giảm hiệu quả quản trị khí hậu và mở ra với những hình thức tham nhũng mới.
Đến nay, Việt Nam đã có 21 dự án, khoảng 1 tỷ USD giúp giảm thiểu BĐKH được các nhà tài trợ cam kết thực hiện. Làm thế nào để bảo đảm những người bị ảnh hưởng của BĐKH thực sự hưởng lợi từ các chương trình này khi áp lực giải ngân là rất lớn. |
Tham nhũng trong BĐKH cũng có thể xảy ra khi người ta bóp méo sự thật khoa học, vi phạm các nguyên tắc về đại diện công bằng hay tự nhận hoặc giả mạo giấy chứng nhận thân thiện với môi trường trên các sản phẩm tiêu dùng.
Ước tính đến năm 2020, tổng số vốn đầu tư vào BĐKH riêng cho các nỗ lực giảm thiểu đã lên đến gần 700 tỷ USD. Các khoản đầu tư công với trị giá không dưới 250 tỷ USD mỗi năm rốt cuộc cũng chảy qua kênh mới chưa có sự điều phối tốt và chưa được kiểm nghiệm. Thêm vào đó, áp lực vốn có khi thực hiện các giải pháp nhanh cũng làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Một trong những biện pháp thích ứng có hiệu quả chống tham nhũng (CTN) là tăng cường sự tham gia của người dân, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hậu quả BĐKH. Theo đó, cần thiết lập các hệ thống bảo đảm việc lập kế hoạch hay ưu tiên cho các dự án phải minh bạch và khuyến nghị các hình thức sở hữu địa phương cũng như sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Có thực tế, không nước nào trong số hơn 20 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH vượt qua được con số 3,6 điểm về chỉ số cảm nhận tham nhũng. Trong đó, 0 điểm chỉ mức tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng và điểm 10 có nghĩa là rất trong sạch. Chính vì thế, việc giám sát thực hiện cũng là một khâu hết sức quan trọng nếu muốn chỉ số này tăng lên.
Báo cáo tham nhũng toàn cầu chỉ rõ, để quản trị khí hậu bền vững thì thông tin xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông tin xác thực ở đây là ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm về sự phát thải nào, khoản tiền nào đi đâu và dùng cho việc gì, dấu vết các-bon nào cần đi kèm các lựa chọn tiêu thụ hoặc đầu tư…
Nâng cao năng lực để phù hợp với quy mô thách thức ở tất cả các cấp cũng là yếu tố quan trọng nếu muốn kịp thời xử lý hiệu quả các hành vi tham nhũng. Bởi sự không phù hợp giữa các luồng tài chính và năng lực quản lý tài chính cũng góp phần tạo điều kiện cho tham nhũng.
Cuối cùng, có thể sử dụng và thúc đẩy các cơ chế CTN sẵn có từ thanh tra đến tố cáo, các sáng kiến giải trình trách nhiệm xã hội, từ kiểm toán các hoạt động xã hội đến giám sát hợp tác ở cộng đồng. Những tăng trưởng đầu tư và thay đổi kinh tế lớn đang chờ chúng ta như những kết quả của BĐKH mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây cũng là một cách hiệu quả để ứng phó với BĐKH khi coi các bộ phận CTN như những thành phần không thể thiếu của hoạt động thích ứng và giảm thiểu.
Trung Nguyên
Ước tính đến năm 2020, tổng số vốn đầu tư vào BĐKH riêng cho các nỗ lực giảm thiểu đã lên đến gần 700 tỷ USD. Các khoản đầu tư công với trị giá không dưới 250 tỷ USD mỗi năm rốt cuộc cũng chảy qua kênh mới chưa có sự điều phối tốt và chưa được kiểm nghiệm. Thêm vào đó, áp lực vốn có khi thực hiện các giải pháp nhanh cũng làm tăng nguy cơ tham nhũng.
Một trong những biện pháp thích ứng có hiệu quả chống tham nhũng (CTN) là tăng cường sự tham gia của người dân, những đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp của hậu quả BĐKH. Theo đó, cần thiết lập các hệ thống bảo đảm việc lập kế hoạch hay ưu tiên cho các dự án phải minh bạch và khuyến nghị các hình thức sở hữu địa phương cũng như sự tham gia của những người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất.
Có thực tế, không nước nào trong số hơn 20 quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi BĐKH vượt qua được con số 3,6 điểm về chỉ số cảm nhận tham nhũng. Trong đó, 0 điểm chỉ mức tham nhũng cực kỳ nghiêm trọng và điểm 10 có nghĩa là rất trong sạch. Chính vì thế, việc giám sát thực hiện cũng là một khâu hết sức quan trọng nếu muốn chỉ số này tăng lên.
Báo cáo tham nhũng toàn cầu chỉ rõ, để quản trị khí hậu bền vững thì thông tin xác thực là yếu tố quan trọng hàng đầu. Thông tin xác thực ở đây là ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm về sự phát thải nào, khoản tiền nào đi đâu và dùng cho việc gì, dấu vết các-bon nào cần đi kèm các lựa chọn tiêu thụ hoặc đầu tư…
Nâng cao năng lực để phù hợp với quy mô thách thức ở tất cả các cấp cũng là yếu tố quan trọng nếu muốn kịp thời xử lý hiệu quả các hành vi tham nhũng. Bởi sự không phù hợp giữa các luồng tài chính và năng lực quản lý tài chính cũng góp phần tạo điều kiện cho tham nhũng.
Cuối cùng, có thể sử dụng và thúc đẩy các cơ chế CTN sẵn có từ thanh tra đến tố cáo, các sáng kiến giải trình trách nhiệm xã hội, từ kiểm toán các hoạt động xã hội đến giám sát hợp tác ở cộng đồng. Những tăng trưởng đầu tư và thay đổi kinh tế lớn đang chờ chúng ta như những kết quả của BĐKH mà Việt Nam là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Đây cũng là một cách hiệu quả để ứng phó với BĐKH khi coi các bộ phận CTN như những thành phần không thể thiếu của hoạt động thích ứng và giảm thiểu.