Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

300 ngàn tỷ đồng để chấn hưng kinh tế

Gói kích cầu 3 trăm ngàn tỷ đồng của Việt Nam cần được sử dụng đúng hướng và có theo dõi mới mong đạt được kết quả dự kiến. Phân tích của chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn từ Sài Gòn
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa công bố một ngân sách kích thích kinh tế lên tới ba trăm ngàn tỷ đồng, tương đương 17,7 tỷ đô la. Trả lời phỏng vấn Ban Việt ngữ RFI, chuyên viên kinh tế Hùynh Bửu Sơn cho rằng để đạt hiệu quả chính sách kích cầu cần được định hướng đúng đắn và có theo dõi việc thực hiện.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/111/article_2755.asp
----------
Tại Sao Nhật Bản Quyết Định Tái Viện Trợ ODA
Chiều ngày 23 tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Bộ ngoại giao Nhật Bản, ông Nakasone đã công bố quyết định là chính phủ Nhật sẽ cấp lại viện trợ ODA cho Cộng sản Việt Nam, sau khi cho biết là đã hoàn tất việc thành lập một Ủy ban phòng chống tham nhũng hỗn hợp của hai phía Nhật Bản và Cộng Sản Việt Nam, để ngăn ngừa những vụ tham nhũng xảy ra trong tương lai. Quyết định ngưng viện trợ ODA do đại sứ Nhật Bản thông báo trong Hội nghị các nhà tài trợ cho Cộng sản Việt Nam hồi đầu tháng 12 năm 2008 tại Hà Nội nhằm áp lực chế độ phải giải quyết vụ tham nhũng PCI lên đến 2 triệu 500 ngàn Mỹ kim trong dự án xây dựng xa lộ Đông Tây tại Thành phố Sài Gòn do tiền viện trợ ODA của Nhật. Chỉ cách nhau 3 tháng, chính phủ Nhật đã có hai quyết định khá quan trọng ảnh hưởng lên mối quan hệ đối ngoại giữa Hà Nội và Tokyo. Nhiều người cho rằng, quyết định cấp lại viện trợ ODA của chính phủ Nhật Bản công bố vào cuối tháng 2 vừa qua mang nhiều tính chính trị hơn là đối ngoại vì hai lý do sau đây:

Thứ nhất, Nhật Bản đã đạt được ba đòi hỏi mà phía Cộng sản Việt Nam phải đáp ứng: 1/ Bắt giữ Huỳnh Ngọc Sĩ, thủ phạm chính trong vụ tham nhũng PCI; 2/ Thành lập Ủy ban hỗn hợp phòng chống tham nhũng Nhật -Việt để kiểm tra lại toàn bộ những dự án mà Nhật Bản đang viện trợ cho Cộng sản Việt Nam bây giờ và trong tương lai; 3/ Cải sửa về mặt luật pháp để quy định chặt chẽ việc xử lý những thông tin liên quan đến các nghi vấn tham nhũng mà hạn chót là cuối tháng 6 năm 2009.

Thứ hai, Nông Đức Mạnh phải đến Nhật để tạ lỗi với người dân Nhật về vụ tham nhũng PCI thay vì là Nguyễn Tấn Dũng trong vị trí Thủ tướng.

Thật ra, đây chỉ là hai lý do mang tính bề nổi nên người ta thấy là Cộng sản Việt Nam bị Tokyo xử ép trên mặt trận chính trị hầu làm hài lòng dư luận Nhật về những bê bối trong việc sử dụng tiền thuế của người dân qua chương trình viện trợ ODA. Những vụ tham nhũng tiền viện trợ ODA của Nhật không chỉ xảy ra lần đầu ở Việt Nam mà đã từng xảy ra ở Trung Quốc, Thái Lan, Nam Dương, Miến Điện và nhiều quốc gia Phi Châu trong nhiều thập niên vừa qua. Chính phủ Nhật Bản biết rất rõ một phần tiền viện trợ ODA có xác xuất chạy vào túi riêng cán bộ vì khó có thể ngăn chận 100%. Vấn đề là tại sao Nhật Bản đã phản ứng khá mạnh mẽ khi vụ tham nhũng PCI bùng nổ lớn từ đầu tháng 6 năm 2008 qua quyết định khởi tố của tòa án Tokyo đối với 4 cán bộ của công ty PCI?

Áp lực chính trị mà chính phủ Nhật đặt lên Cộng sản Việt Nam chỉ là diện; điểm cốt lõi mà Nhật tung biện pháp ngưng viện trợ ODA hơn 1 tỷ Mỹ Kim trong năm 2009 là để buộc Cộng sản Việt Nam phải dành ưu tiên cho Nhật một số hợp đồng kinh tế mang tính cách dài hạn. Ông Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng kế hoạch đầu tư của Cộng sản Việt Nam đã đến Nhật hôm 20 tháng 2, với một bản cam kết là Hà Nội sẽ dành ưu tiên cho một số công ty lớn của Nhật Bản trực tiếp đầu tư nên Nhật mới rút lại lệnh ngưng viện trợ ODA hôm 23 tháng 2. Cho đến nay, người ta chưa biết rõ chi tiết về những cam kết của Hà Nội, nhưng dựa theo một số phân tích của giới đầu tư tại Tokyo thì ba lãnh vực sau đây mà Cộng sản Việt Nam sẽ xúc tiến việc giải tư và ưu tiên cho công ty Nhật nhảy vào là: Viễn Thông, Điện Lực và Dầu Khí.

Ba lãnh vực Viễn Thông, Điện Lực và Dầu Khí hiện nay nằm trong tay của Bộ Công nghiệp. Đây là những ngành mũi nhọn trong chiến lược công nghiệp hóa của Cộng sản Việt Nam đưa ra cách nay 10 năm. Đây cũng là những lãnh vực mà cả Hoa Kỳ và Trung Quốc muốn Cộng sản Việt Nam mở rộng để có sự hợp tác đầu tư của những công ty Hoa Kỳ và Trung Quốc. Riêng Hoa Kỳ thì theo sự thỏa thuận ký trong bản thương ước Việt Mỹ vào cuối năm 2000, Cộng sản Việt Nam phải cho Công ty Hoa Kỳ được đầu tư vào những lãnh vực Viễn Thông, Internet vào thời điểm năm 2010. Rõ ràng là Nhật Bản có cuộc chạy đua với Trung Quốc và Hoa Kỳ trong nỗ lực dành một số ưu tiên kinh tế tại Việt Nam....

Trung Điền
March 6 2009
http://viettan.org/spip.php?article8357

Tổng số lượt xem trang