Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2009

Sắc màu Trung Quốc

(tiếp theo)
2 trong số những yếu tố đang bị suy giảm, là dân số và tiết kiệm - đây là những lực đẩy quan trọng. Theo dự đoán Trung Quốc sẽ mất lợi thế dân số vào giữa thập niên tới. Độ tuổi dân số trung bình sẽ tăng từ 32,5 trong năm 2005 lên tới 37,9 trong năm 2020. Tỷ trọng dân số trong độ tuổi trên 60 sẽ tăng từ 11% trong năm 2005 lên tới 17,1 % trong năm 2020.
Tỷ lệ người lao động / người nghỉ hưu sẽ giảm từ 3/ 1 trong năm 2006 xuống còn 2,2 /1 trong năm 2030. Tốc độ già hóa tăng nhanh trong dân số Trung Quốc sẽ dẫn tới tăng phúc lợi chăm sóc sức khỏe, hưu bổng và chi phí lao động, làm giảm lợi thế so sánh của Trung Quốc. Quan trọng hơn, tỷ trọng tiết kiệm sẽ giảm.
Điều này có nghĩa là Nhà nước sẽ không thể tiếp tục tài trợ cho tăng trưởng bằng những hy sinh tài sản cá nhân. Khi tất cả những điềm xấu cùng gặp mặt, như dân số lão hóa, dịch vụ xã hội tồi tệ và phụ thuộc xã hội gia tăng, đình trệ kinh tế và cuối cùng là bóng ma phá sản đen tối.
Nếu như vài năm trước hầu như rất ít người dám nói tốc độ tăng trưởng cao mà Trung Quốc đạt được là nhờ những chi phí xã hội rất lớn, như dịch vụ xã hội tồi tệ, hủy hoại môi trường, và tăng bất bình đẳng, nhưng ngày nay đây là một thực tế khó tranh cãi. Thậm chí chính phủ Trung Quốc cũng đã thừa nhận rằng tăng trưởng kinh tế là nhờ việc hy sinh những chi phí xã hội.
Là một nước rộng lớn, Trung Quốc tính theo đầu người là một nước khan hiếm nguồn lực. Cụ thể, Trung Quốc khan hiếm nguồn nước nghiêm trọng và phân phối nước bất bình đẳng. Rồi bất bình đẳng xã hội đang gia tăng - điều mà nhiều nước phải trải qua với những thay đổi xã hội và phát triển kinh tế nhanh. Cho dù nguyên nhân rất phức tạp, nhưng các chính sách nhà nước cũng đã thất bại trong việc điều chỉnh hậu quả bất bình đẳng tăng trưởng kinh tế mà nó đang thúc đẩy. Tại Trung Quốc, chính phủ liên tục cắt giảm các dịch vụ xã hội, và để người nghèo chịu đựng tất cả những gánh nặng của các dịch vụ công.
Mức độ bất bình đẳng thu nhập tăng từ năm 1985 tới năm 2006 đã tăng 39% (trung bình 1,8% mỗi năm). Thực tế, tốc độ tăng bất bình đẳng thu nhập tại đô thị từ năm 1985 đến 2006 đã gấp đôi tốc độ tăng bất bình đẳng tại nông thôn (63% so với 27%). Phân phối tài sản tại Trung Quốc thậm chí còn bất bình đẳng hơn thu nhập. Điều tra hộ gia đình và các nghiên cứu khoa học cho thấy hệ số Gini tài sản đã tăng từ 0,40 trong năm 1995 lên tới 0,55 trong năm 2002 (hệ số Gini càng cao thì phân phối tài sản hay thu nhập càng bất bình đẳng). Xu hướng này không báo trước điềm tốt cho Trung Quốc. Nếu không có những chính sách tốt, Trung Quốc rất có thể phải chịu tỷ lệ tội phạm và xung đột gia tăng cùng với những bất mãn và căng thẳng do tình trạng bất bình đẳng và nhận thức về những bất công xã hội.
Mất cân bằng kinh tế, chiến lược tăng trưởng sai lầm, các yếu tố phát triển cơ bản dần bị suy giảm cùng với những yếu kém của các dịch vụ xã hội đã khiến cho Trung Quốc khó có thể duy trì tốc độ tăng trưởng hiện nay mà không thực hiện các cuộc cải cách và thay đổi chính sách.
Nếu Trung Quốc không thực hiện những thay đổi cần thiết, thì sẽ phải đối mặt với những thách thức còn tồi tệ hơn là tốc độ tăng trưởng 1 con số - như đổ vỡ những liên minh phức tạp trong số tầng lớp cầm quyền, tính hợp pháp của Đảng Cộng Sản bị xói mòn và bất ổn xã hội tăng lên.
---
Tranh luận của Anderson:
Minxin đã đưa ra những thách thức cho nền kinh tế TQ rất rõ ràng. Nhưng Minxin đã nói tới trường hợp về bóng ma của một cuộc khủng hoảng ? Không may là không có cuộc khủng hoảng nào- và hầu hết những tranh luận thực sự không chính xác.
Một trong những lý luận chính của Minxin là vai trò của nhà nước trong nền kinh tế là ốm yếu và không cân xứng, và Bắc Kinh đã đưa ra một sự giàu có giả tạo và một cơ cấu kinh tế sai lầm. Nhà nước đã bóp méo nền kinh tế bằng cách áp đặt giá đầu vào như năng lượng, vốn và đất đai.
Để bắt đầu, tôi muốn hỏi, giá năng lượng nào bị định giá sai? Trong hai thập kỷ qua giá năng lượng tại Trung Quốc đã gần với giá thế giới, chỉ trừ một thời gian ngắn 2007-2008 phải trợ cấp do khủng hoảng giá dầu thô tăng cao trên toàn cầu. Không có giá thế giới cho các mặt hàng như điện, nên việc so sánh khó khăn, nhưng khi Trung Quốc điều chỉnh giá, nước này không trợ cấp cho hoạt động sản xuất điện hay phân phối điện.
Minxin nói về sự can thiệp của Chính phủ vào khu vực doanh nghiệp. Nhưng khu vực nào đã được trợ cấp triền miên? Trừ thời gian 2007-2008 bao cấp cho hoạt động lọc dầu, từ rất lâu rồi, Trung Quốc cũng không rót vốn cho các công ty công nghiệp nhà nước. Thực sự thì SOEs hiện nay đang phải chịu gánh nặng thuế lớn hơn khu vực tư nhân và là khu vực cung cấp phần lớn nhất cho ngân sách nhà nước.
Nhà nước cũng có trợ cấp gián tiếp cho ngân hàng bằng cách áp đặt trần lãi suất tiền gửi và sàn lãi suất cho vay. Nhưng trong khi điều này gây sức ép giả tạo tới thu nhập của người gửi tiết kiệm Trung Quốc, nó cũng áp đặt một chi phí cao giả tạo tới các doanh nghiệp đi vay. Nói cách khác, Trung Quốc không trợ cấp vốn; mà nó đang đánh thuế vốn.
Minxin đã nói đúng là có một thời gian SOEs không phải trả nợ nhưng chuyện này đã chấm dứt vào giữa thập niên 1990s khi nhà nước bắt đầu đóng cửa các công ty mắc nợ và ấn định những qui định khắt khe về ngân sách cho các ngân hàng và công ty. Kết quả là hàng loạt các món nợ xấu (NPLs) đã được gia hạn trước 1997- và sau một loạt các hoạt động xóa nợ, các ngân hàng nhà nước hiện nay có một tỷ lệ nợ xấu khá thấp theo tiêu chuẩn của thị trường mới nổi.
Về tranh luận cho rằng Trung Quốc đang có hệ số thu nhập từ đầu tư giảm dần, điều này không sai lắm. Một trong những định nghĩa về phát triển kinh tế dài hạn là tích tụ vốn, điều này có nghĩa là thu nhập giảm dần từ vốn đầu tư mới; nếu 100 RMB vốn đầu tư mới sẽ thu lại ít sản phẩm hơn trước, điều này rất có thể là một thành công chứ không phải là thất bại trong một nền kinh tế tăng trưởng nhanh.
Làm thế nào mà có thể chắc được? Đối với một nhà kinh tế học chân chính, cần phải nhìn vào thu nhập từ lao động nữa. Nếu hiệu quả lao động tăng nhanh hơn thu nhập từ vốn đang giảm, nền kinh tế đó khỏe mạnh; nếu không, khi đó rất có thể tăng trưởng đang bị mất cân bằng và bị bóp méo. Chỉ số có thể phản ánh cả vốn và hiệu quả lao động - đo lường tốt nhất thành công kinh tế dài hạn - là tổng hiệu suất các yếu tố - của Trung Quốc là khá cao.
Quan trọng hơn hết, nếu chúng ta nhìn vào các biện pháp đo lường từ dưới lên với thu nhập doanh nghiệp trong bất kỳ khu vực nào, khó có thể tìm thấy một ngành công nghiệp mà lợi nhuận ròng, thu nhập từ cổ phần, hay thu nhập từ vốn đầu tư lại không tăng trên mức trung bình trong thập kỷ vừa qua...đúng vào thời kỳ mà Minxin cho rằng Trung Quốc hẳn đang loạng choạng không còn hy vọng.
Minxin cũng nêu ra dân số là một yếu tố có thể gây ra thách thức kinh tế. Dù vậy, chưa có thắc mắc cho rằng Trung Quốc gặp phải sự suy giảm về lực lượng lao động, đây là một quá trình lâu dài, nhất là khi Trung Quốc vẫn còn 75 triệu người thất nghiệp tại nông thôn sẵn sàng gia nhập các ngành công nghiệp và dịch vụ. Và cũng nhớ rằng, tốc độ tăng lao động chỉ đóng góp có 2% vào tăng trưởng; yếu tố cơ bản vẫn là vốn đầu tư và tăng hiệu quả.
Minxin cũng đúng khi cho rằng, các xã hội già nhìn chung tiết kiệm ít đi, tôi cũng không thắc mắc gì về dự đoán mất đi 5% GDP tiết kiệm hộ gia đình nhưng điều này cũng không thành vấn đề với Trung Quốc với mức xuất khẩu 10% GDP cao hơn mức tiết kiệm. Với cách tính hợp lý, nền kinh tế Trung Quốc có thể mất 3 lần con số này do tiết kiệm giảm đi và vẫn có thể tăng trưởng với tốc độ 8%.
Ngoài các yếu tố kinh tế, Minxin cũng đề cập tới những yếu tố xã hội, từ bất bình đẳng tới môi trường. Là người sống lâu dài tại Trung Quốc, tôi không quan tâm nhiều tới những thách thức môi trường đang lan tràn tại nước này. Dù vậy, ô nhiễm không khí, và nước bẩn và những yếu tố khác sẽ dẫn tới khủng hoảng kinh tế. Nếu chúng ta cho rằng, nguồn nước là vấn đề có tiềm năng bất ổn nhất, khi đó khu vực cần nước nhất là nông nghiệp tại Trung Quốc, nhưng Trung Quốc vẫn là nước xuất khẩu nông nghiệp ròng, và chưa có dấu hiệu đảo ngược nào.
Và chúng ta nói tới vấn đề tôi tin là thách thức nghiêm trọng nhất, là xu hướng của thập kỷ vừa qua - giảm chi tiêu xã hội, và tăng bất bình đẳng - nếu không được giải quyết và có thể dẫn tới rắc rối bất ổn . Số liệu được đưa là khá chính xác. Như tôi đã nói, 2 vấn đề này chưa từng lật đổ chính phủ như những cú sốc kinh tế. Thu nhập chính phủ đã tăng vọt từ những ngày gần chết đói vào cuối thập niên 1990 và hiện nay đang tăng đáng kể trong chi phí xã hội và phân phối thu nhập. Và, tốc độ tăng thu nhập nông thôn trong thời gian 2004 và 2008 là cao nhất trong gần 15 năm qua, phản ánh ảnh hưởng kinh tế tới thay đổi dân số và quá trình đô thị hóa cũng như hỗ trợ lớn hơn của chính phủ. Nếu vẫn duy trì được sự phục hưng hiện nay thì những gì được cho là tiến thoái lưỡng nan của 5 năm trước có thể chỉ là quá khứ xa xôi trong 5 năm tới.
Tóm lại, Trung Quốc hiện nay có định hướng thị trường nhiều hơn Minxin đánh giá - và thị trường đang giải quyết những vấn đề có nhiều sức ép còn lại tại Trung Quốc.
-------
(phần tới là bài viết của Anderson và tranh luận của Minxin)

Tổng số lượt xem trang