Thứ Hai, 9 tháng 3, 2009

Khi các “nạp thuế nhân” lên tiếng!

Thử ngó lại Việt Nam với các mâu thuẫn xã hội đang lên cao :
Đại loạn tại Trường Yên

Trần Khải Thanh Thủy

Trần Khải Thanh Thủy: lược thuật

3 giờ chiều ngày 4-3-2009, tại km 28, 29, trục đường Hà Đông -Xuân Mai, ngay đầu thôn Phù Yên, xã Trường Yên bị tắc nghẽn gần một tiếng đồng hồ, với chiều dài 4 km. Nguyên nhân do lãnh đạo huyện Chương Mỹ ký lệnh cưỡng chế 5 gia đình thôn Phù Yên và 29 gia đình thôn Nhật Tiến, chỉ vì những gia đình này cương quyết không nhận tiền đền bù với giá rẻ mạt.

Nguồn:
http://www.danlentieng.net/spip.php?article4202

Thương binh Hà Nội biểu tình chống lại việc chính phủ lấy đất
07/03/2009

Một nhóm người ủng hộ các thương binh Việt Nam đang biểu tình chống lại việc chính phủ lấy đi đất đai của họ ở trung tâm Hà nội.

Mấy mươi thương binh mặc quân phục, trong đó có nhiều người mất tay chân, đang tụ tập tại một khu đất trống mà họ đã dùng từ năm 1996 để làm bãi đậu xe máy 3 bánh.

Mới đây, chính quyền Hà nội đã quyết định giao khu đất này cho một công ty làm bãi đậu xe.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho đài VOA, ông Nguyễn Như Khoa, một cựu chiến binh bị thương trong cuộc chiến ở Huế năm 1972, cho biết như sau:

"Ðối xử với những người tàn tật chúng tôi như thế là không đựơc. Như thế là không công bằng. Các cụ ngày xưa đã nói 'lá lành đùm lá rách' là truyền thống của dân tộc ta. Nhưng bây giờ các anh ấy cầm cân nẩy mực trong một phường, các anh không tạo điều kiện cho chúng tôi mà các anh lại còn chuyên chế, thì thử hỏi có đúng câu của các cụ hay không? 'bầu ơi thương lấy bí cùng' không?

Trợ cấp thương tật chúng tôi tăng lên 15 nghìn 1% thương tật. Nhưng do biến động của thị trường và do điều kiện kinh tế hiện nay thì với điều kiện như thương binh đặc biệt chúng tôi mất 100% thì chỉ lãnh được 1 triệu rưởi một tháng thì anh em chúng tôi không thể nào đủ ăn được."
Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/mobile/displaystory.cfm?id=273218
---

Khi các “nạp thuế nhân” lên tiếng!
Thursday, March 05, 2009

Ngô Nhân Dụng

Dân xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ, thuộc thành phố Hà Nội dám chống lại công an đến cưỡng bách năm gia đình phải bán đất với giá mà họ không chấp nhận. Các chủ đất cương quyết không chịu bán. Ðây là một hiện tượng mới, vì không còn là cảnh người dân để cho chính quyền cướp đất rồi mới mang nhau đi khiếu nại, chẳng ai thèm nghe cả. Biến cố này có ý nghĩa quan trọng hơn những cuộc tụ họp làm nghẽn quốc lộ của người dân ở Ðịnh Quán, tỉnh Ðồng Nai tuần trước, sau khi có người đi xe bị công an gọi phạt rồi hành hung. Từ lâu, người dân Việt Nam đã đã chứng tỏ họ không sợ nữa. Họ dám cưỡng lại cường quyền. Nhưng người Việt cần hành động tích cự hơn nữa, như nhiều người dân Trung Quốc đang làm.

Trong tuần này, ông Nguyễn Tấn Dũng đã công bố một chương trình kích thích số cầu trong nền kinh tế, lớn tới 300 ngàn tỷ đồng, khoảng 17 tỷ đô la. Nhật báo Financial Times ngày hôm qua tính con số thực của kế hoạch này chỉ khoảng 6 tỷ đô la, bằng một phần trăm ngân sách kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc (584 tỷ đô la). Tờ báo chuyên về kinh tế tài chánh này đặt câu hỏi không biết chính quyền cộng sản Việt Nam sẽ lấy tiền đâu ra để “kích cầu,” trong khi các ngân hàng thương mại, đại đa số do nhà nước làm chủ, đã cho vay nhiều lần hơn khả năng số tiền do các trương chủ ký thác.

Nhân dịp có chương trình kích thích kinh tế ở hai nước cộng sản cùng một lúc, người Việt nên bắt chước người Trung Quốc một điều, là yêu cầu nhà nước phải công khai hóa những món chi tiêu trong chương trình này. Ở Trung Quốc, một luật sư phát động phong trào này, không biết luật sư đoàn ở thành phố Sài Gòn có dám noi gương đó hay không?....
Nhân danh những “nạp thuế nhân” như thế, Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh nói thẳng, “Chúng tôi không thỏa mãn với những con số ước tính mà chính phủ vẫn tung ra cho chúng tôi coi. Chúng tôi cần biết nhiều chi tiết hơn. Chúng tôi không muốn bị quý vị lừa nữa!” Khi viết thư yêu cầu, Nghiêm Nghĩa Minh còn dọa sẽ kiện các cơ quan nhà nước nếu không công bố các khoản chi tiêu kích thích kinh tế!

Tại sao người dân có quyền bắt buộc chính phủ phải công bố chi tiết việc chi tiêu của guồng máy nhà nước? Giản dị, vì đó là tiền của họ. Khi người dân là những “nạp thuế nhân” thì họ có quyền biết tiền của họ được chi tiêu ra sao! Quý vị có thể tìm trong hiến pháp các quốc gia để thấy những điều khoản xác nhận rằng dân chúng có quyền này quyền nọ. ....
Ai cũng hiểu tại sao người dân Trung Hoa cũng như người Việt Nam lại quan tâm đến các khoản chi tiêu kích thích kinh tế. Hãy nhớ lại chính quyền cộng sản Việt Nam chi tiêu quỹ viện trợ ODA của Nhật Bản như thế nào. Hãy nhớ lại những cột bê tông cốt tre trong các công trình xây dựng do nhà nước cộng sản thi hành. Mỗi khoản chi tiêu của nhà nước cộng sản, là một cơ hội cho các cán bộ “rút ruột.” Luật Sư Nghiêm Nghĩa Minh đã từng đứng ra kiện các công ty Trung Quốc ghi tên trên thị trường chứng khoán, yêu cầu Bộ Tài Chánh công bố chi tiết các món chi trong ngân sách năm 2008. Trong bản kiến nghị gần đây, ông viết, “Bí mật là nguyên nhân gây ra tham nhũng. Người dân có quyền biết tiền bạc của họ được chi tiêu ra sao.” Cho nên hành động đòi công khai minh bạch trong việc chi tiêu là một bước rất quan trọng trong việc đòi quyền dân ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam bây giờ...
Ðây là một bước tiến trong cuộc vận động khai mở dân trí của các nhà trí thức Trung Hoa. Họ đang đánh thức đồng bào của họ. Phải tỉnh ngủ. Ðừng sợ chính quyền như những bầy tôi sợ vua chúa. Chính mình, những người đóng thuế nuôi nhà nước, là chủ nhân của quốc gia. Các chủ nhân có quyền biết tiền bạc của mình được chi tiêu ra sao....
Nguồn: http://www.nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=91683&z=7

Tổng số lượt xem trang