-40 năm Trung Quốc đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa: Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng Đông Ngàn – Từ Sơn
- 40 NĂM TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM TRÁI PHÉP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA: Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng (PT).
- Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam (Infonet).- TS Trần Công Trục: Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ (GDVN).
- Loại bỏ bài học địa lý có ‘đường lưỡi bò’ (TN). – Sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng phần mềm có hình “đường lưỡi bò” (DT). – Vụ “đường lưỡi bò” trong chương trình tin học lớp 7: Lỗi không quá trầm trọng?! (MTG).
Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Nguyễn Văn Thơ: Chúng ta luôn xác định biển Đông là vấn đề phức tạp, lâu dài (LĐ 23-12-13)
- Chính sách xoay trục của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với TQ (VOA).- Bị tàu lạ tấn công dữ dội, hai ngư dân trọng thương (MTG). – Bị tàu lạ tấn công khi đang đánh cá trên biển(NLĐ). – Bàng hoàng khi bị tàu cá lạ đâm liên tiếp trên biển (DV).
- Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam (Infonet). – “Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh” (GDVN).
- “Đường lưỡi bò” “bò” vào trường học (LĐ). – Yêu cầu dừng học phần mềm có ‘đường lưỡi bò’ (VNN). - “Lưỡi bò” liếm vào giáo trình, các ngành ban chuyền trách nhiệm (SM). – Phát hiện cờ Trung Quốc được treo trước nhà trưởng ấp ngày 22/12 (Soha).
- Tàu ngầm Kilo Hà Nội sắp về tới Biển Đông (TP). – Tàu ngầm Kilo HQ-182 trên đường đến Cam Ranh (PT).
"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6361/index.aspx
16/03/2009 14:01 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Trong đàm phán lãnh hải với Trung Quốc, nếu coi việc nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng để xác lập chủ quyền là một mặt trận, thì đã và đang có một cuộc chiến không cân sức giữa giới nghiên cứu của hai nước, với phần thua thiệt thuộc về các học giả Việt Nam.
Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt: số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân…
Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyền
Ngày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng: Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự.
Việc quốc tế hóa vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa (HS-TS), do đó, là điều Việt Nam không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm của phía Việt Nam ra trường quốc tế.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển (Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo). Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì “vét” trong cả nước được gần một chục người.
Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và HS-TS từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v…
Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.
Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Thứ hai là thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng hải, công pháp quốc tế… sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.
Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v…
Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo HS-TS (Lưu Văn Lợi, NXB Công an Nhân dân, 1995), Chiến lược Biển Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao chủ biên, NXB Sự thật, 11/2008)… (nghe nói quyển XB 2008 khá tệ, và cũng không chính xác)
---
Nói đi thì cũng phải nói lại, chỉ cách đây vài tháng thôi, các bài viết về TS HS mới đưa lên đã bị rút xuống như bài của Dr Trần Vinh Dự, Dương Danh Huy ... minhbien.org bị chặn tường lửa ...các bài của ô Trương Nhân Tuấn cũng vậy thì làm sao có bài nghiên cứu ..., quỹ nghiên cứu biển Đông đã có rồi vậy sao không hỗ trợ phát triển...
Nước đến chân mới nhảy, tầm nhìn ngắn vậy làm sao đây
Viết được một bài thế này tưởng cũng đáng ghi nhận, bước đầu đã dám đụng đến một sự thật lâu nay cứ phải giấu giấu giếm giếm như mèo… Dù rằng quá chậm muộn nhưng “đèn xanh đã bật”, âu cũng là điều đáng mừng. Cho nên đầu đề bài viết có vẻ như mang một ý nghĩa song quan, làm người đọc không khỏi bật cười đặt dấu hỏi: Hai tác giả đang nói ai đây nhỉ?
Tuy vậy, khi đọc sâu vào bài thì lại có những chỗ xem ra vẫn khó thông. Tại sao quần đảo Hoàng Sa là của chúng ta, do chính quyền Việt Nam Cộng hòa bấy giờ quản lý, Trung Quốc đã trơ tráo đánh chiếm bằng vũ lực tàn bạo, do chính những kẻ bành trướng đầu sỏ bậc nhất như Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình… trực tiếp chỉ đạo, chỉ huy, vậy mà lời lẽ của người viết lại lễ phép với họ đến thế (trước nay người cộng sản vẫn quen dùng thứ ngôn ngữ phỉ báng độc địa bậc nhất để gọi kẻ thù kia mà?). Không phải chỉ có thế. Những đảo ấy vốn là của nước ta, được ghi trong sách sử lâu đời của nước ta, phường cướp của giết người sau khi giở trò bạo hành đẫm máu xong đã làm một việc hoàn toàn trái phép là đặt tên lại tất cả những “của nổi của chìm” chúng cướp được hòng phi tang trước công luận thế giới. Điều không thể nào hiểu được là hai phóng viên của trang Petrotimes là người Việt Nam, ăn lương của nhà nước Việt Nam, sao khi viết lại dùng ngay tên của chính bọn cướp mới đặt cho đất đai nước ta mà chúng vừa cướp được, để gọi những mảnh đảo thân thương “của đau con xót” ấy một cách rất đỗi nhẹ nhàng? Thế chẳng phải là trong khi đóng vai tố cáo, người viết cũng thừa nhận luôn rằng đấy đúng là đất đai của họ chứ không phải của ta? Thử hỏi, nghe những lời “tố cáo” khiêm nhường kia, đám con cháu “bác Mao” còn phật ý vào đâu được nữa! Nhưng người Việt chân chính thì đọc xong lại như nuốt vào cả một khối nhục. Xin trích một đoạn nhận xét trong lá thư của nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy mới gửi cho chúng tôi:“PetroVietnam là một Công ty được hưởng lợi nhiều từ tài nguyên của đất nước ở Biển Đông, được Nhà nước cho vay hàng tỷ USD để kinh doanh, lãi hàng tỷ USD thesaigontimes.vn, mà phóng viên viết bài về Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, một vết thương không biết bao giờ mới lành của dân tộc, cũng không chịu khó xem khi tài liệu TQ viết những tên đảo như Tấn Liễu, Thâm Hàng, Quảng Kim, thì tên Việt là gì, mà lại bưng nguyên xi tên Tàu vào cho người Việt đọc. Đó là một sự vô trách nhiệm dẫn đến một sự sỉ nhục lên vết thương của chúng ta”.
Rõ ràng bài viết mà chúng tôi đăng lại dưới đây gợi lên một vấn đề để chúng ta cùng suy nghĩ: Phải chăng thói lười nhác vô trách nhiệm, thờ ơ trước vận mệnh của Tổ quốc đang ngày càng làm hỏng phẩm chất của không phải chỉ lớp cán bộ người Việt vào cỡ các phóng viên, hoặc nam thanh nữ tú nào đó lơ đãng đeo giải băng có đề tên nước Vietnem, cầm quốc kỳ ngược mà không biết xấu hổ, hoặc nữa những kẻ vì đủ thứ sơ suất kiểu “cậu đánh máy” đã để cho “hình lưỡi bò” sờ sờ lọt qua các cửa hải quan thâm nhập đến tận nơi trưng bày bản đồ ở khách sạn, ở các bìa sách và các phương tiện dạy dỗ con trẻ… thôi đâu, mà còn xuyên thấm lên đến tận trên những tầng lớp chóp bu, làm nảy sinh ra vô số hiện tượng đáng giật mình thon thót, nhìn đâu cũng thấy trong đời sống hàng ngày. Như việc bán rừng đầu nguồn cho người Tàu mặc sức khai thác, phá rừng quý của ta trong 50 năm hoặc lâu hơn; bán nhiều khu nhượng địa cho người Tàu mặc cho họ biến thành những vùng cấm “nội bất xuất ngoại bất nhập” tràn lan ở nhiều tỉnh thành và ven biên giới; mua phôi của Tàu để làm đến cả các thứ giấy tờ quan trọng như chứng minh thư nhân dân, dẫn đến những hiểm họa chưa nói trước được; thậm chí còn dành cho Tàu những hợp đồng béo bở đầu tư xây không ít công trình quan hệ mật thiết đến an ninh quốc gia… Từ lâu nay các ngài mải quen “nhìn xuống” mà quên mất ngước lên hai chữ Tổ quốc lồng lộng trên đầu rồi chăng?
Than ôi, cái họa nước Tàu bao giờ chúng ta mới tỉnh ra đây?
Bauxite Việt Nam
(PetroTimes) - Mặc dù Trung Quốc luôn ra sức tuyên truyền về cuộc chiến xâm lược cách đây 40 năm đối với quần đảo Hoàng Sa, nhưng từ lâu, dư luận quốc tế và khu vực đã sớm nhìn rõ dã tâm của Bắc Kinh.
Nhiều tư liệu đã và đang được giải mật chứng minh, Trung Quốc manh nha âm mưu thôn tính quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ đầu thế kỷ XX và tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh đã lộ rõ khi nước này xua quân đánh chiếm trái phép toàn bộ quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền hợp pháp của Việt Nam.
Hơn 1 năm trước (5/8/2012), Tân Hoa xã từng đưa tin, Chủ tịch Mao Trạch Đông là người ra lệnh dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 9/8/2012, tờ Nhân dân nhật báo đăng bài thuật lại cuộc chiến này, trong đó điểm mặt 6 chỉ huy trực tiếp hoạch định và chỉ đạo tác chiến lực lượng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Một số chỉ huy kể trên như Vương Xương Thái, thường xuyên được giới truyền thông Trung Quốc và một số đơn vị quân đội mời nói chuyện, tuyên truyền xuyên tạc về vấn đề Biển Đông và trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Thông qua Vương Xương Thái, dư luận được biết, có tới 12 chỉ huy quân đội Trung Quốc trực tiếp tham gia đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông
Tân Hoa xã cho biết, đầu năm 1974, Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai cùng Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã nhóm họp để bàn mưu đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Nhưng khi đó giới truyền thông Trung Quốc lại cố tình bóp méo sự thật lịch sử với cái gọi là “cuộc chiến phản kích tự vệ trên biển”. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tuyên bố quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của mình, Chính phủ cách mạng lâm thời miền Nam Việt Nam và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đều bác bỏ thẳng thừng những cáo buộc phi lý, và vô hiệu của Bắc Kinh. Và thấy rõ âm mưu của Bắc Kinh trong việc xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam (nhận được sự đồng tình của Mỹ), ngày 15/1/1974, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã điều 3 tàu khu trục và một tàu hộ vệ ra nhóm đảo Lưỡi Liềm (gồm Trăng Khuyết và Nguyệt Thiềm) thuộc quần đảo Hoàng Sa để tăng cường phòng thủ và bắn pháo vào đảo Hữu Nhật, nơi Trung Quốc vừa cắm trộm cờ.
Ngày 17/1/1974, các chiến hạm của chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã giành lại quyền kiểm soát đảo Hữu Nhật và Quang Ảnh. Cũng trong ngày 17/1/1974, binh lính của Hạm đội Nam Hải đã phối hợp với quân thuộc quân khu Hải Nam tiến ra 3 đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng và Quảng Kim của quần đảo Hoàng Sa. Ngay trong đêm 17/1/1974, khi nhận báo cáo tình hình từ Trường Lý Lực, Phó cục trưởng Cục Tác chiến thuộc Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc, Thủ tướng Chu Ân Lai đã cùng với Nguyên soái Diệp Kiếm Anh làm báo cáo khẩn gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông đề nghị điều quân ra đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa. Khi nhận được báo cáo khẩn do Thủ tướng Chu Ân Lai và Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đưa tới, Chủ tịch Mao Trạch Đông đắn đo, cân nhắc và không ngủ được bởi 10 giờ sáng hôm sau ông vẫn chưa ngủ dậy.
Sau khi ngủ dậy, Chủ tịch Mao Trạch Đông tiếp tục đọc báo cáo rồi suy nghĩ khá lâu bởi ông khá quen thuộc tình hình quần đảo Hoàng Sa, cũng như mọi động hướng tại đây của chính quyền Việt Nam Cộng hòa mấy năm gần đây. Và Chủ tịch Mao Trạch Đông đã phê vào bản báo cáo của Thủ tướng Chu Ân Lai và Nguyên soái Diệp Kiếm Anh 2 chữ “Đồng ý”, đồng thời giao cho Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình trực tiếp chỉ huy quân đội Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. Sau khi nhận “thánh chỉ”, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình đã điều binh khiển tướng, quyết đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Đích thân Thủ tướng Chu Ân Lai gọi điện cho Cục Tác chiến, hỏi chi tiết tình hình quần đảo Hoàng Sa. Sau đó Thủ tướng Chu Ân Lai còn sửa phương án tác chiến do Cục Tác chiến soạn thảo, đồng thời trả lời Quân khu Quảng Châu về việc điều động binh lực. 20 giờ ngày 17/1/1974, được sự ủy nhiệm của Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai chủ trì hội nghị đánh Hoàng Sa với sự có mặt của các đơn vị hữu quan. Sau đó, mặc dù trời đã khuya, nhưng Thủ tướng Chu Ân Lai vẫn chủ trì hội nghị Bộ Chính trị và đề nghị Quân ủy Trung ương thành lập tổ lãnh đạo gồm 5 người do Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh đứng đầu, cùng Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Đặng Tiểu Bình và Trần Tích Liên tham gia để xử lý mọi công việc của Quân ủy Trung ương và tác chiến khẩn cấp. Sau khi thống nhất các phương án, Thủ tướng Chu Ân Lai và Vương Hồng Văn liên danh báo cáo lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Một lần nữa Chủ tịch Mao Trạch Đông đồng ý với kế hoạch đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai
Theo mệnh lệnh của Quân ủy Trung ương, Quân khu Quảng Châu điều tàu số 396, 389 thuộc Hạm đội quét thủy lôi của Hạm đội Nam Hải và tàu số 271, 274 thuộc Đại đội 73 săn tàu ngầm ở căn cứ Du Lâm, tiến vào vùng biển gần quần đảo Vĩnh Lạc, Hoàng Sa. Đồng thời cử 4 Trung đội dân quân lần lượt tiến vào đóng tại 3 đảo Tấn Liễu, Thâm Hàng, Quảng Kim. Ngoài ra, Quân khu Quảng Châu còn điều tàu số 281, 282 thuộc Đại đội 74 săn tàu ngầm tiến vào vùng gần đảo Vĩnh Hưng, Hoàng Sa làm nhiệm vụ chi viện; ra lệnh cho Trung đoàn 22 không quân thuộc Hạm đội Nam Hải cử 2 máy bay bay tuần tra trinh sát trên vùng trời đảo Vĩnh Lạc…
Sáng sớm ngày 19/1/1974, Thủ tướng Chu Ân Lai đề nghị Nguyên soái Diệp Kiếm Anh triệu tập tổ lãnh đạo kể trên để thông báo quyết định bổ sung thêm Tô Chấn Hoa vào tổ này nhằm nghiên cứu, thảo luận phương án tác chiến cụ thể tại quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ tướng Chu Ân Lai còn gọi điện cho Bộ Tổng Tham mưu cho biết: hôm nay có khả năng khai hỏa, nên quyết định thành lập tổ lãnh đạo để thay mặt Trung ương Đảng và Quân ủy Trung ương giải quyết các vấn đề có liên quan tới tác chiến tại quần đảo Hoàng Sa. Tổ lãnh đạo này gồm 6 người (Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Trần Tích Liên, Tô Chấn Hoa) do Nguyên soái Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình phụ trách chung. Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh và Đặng Tiểu Bình cùng 4 thành viên của tổ lãnh đạo đã tới Cục Tác chiến để trực tiếp chỉ huy cuộc chiến đánh Hoàng Sa.
Khi đó tàu 396, 389 nhận lệnh ngăn chặn tàu khu trục Lý Thường Kiệt và tàu hộ vệ Sóng nổi giận của chính quyền Việt Nam Cộng hòa; còn tàu săn tàu ngầm số 271, 274, 281 và 389 được lệnh giám sát 2 tàu khu trục Trần Khánh Dư và Trần Bình Trọng của chính quyền Việt Nam Cộng hòa. 10 giờ 25 phút sáng 19/1/1974, binh lính Trung Quốc khai hoả, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa. 11 giờ 32 phút cùng ngày, Trung Quốc tăng viện và bắn chìm chiến hạm của hải quân chính quyền Việt Nam Cộng hoà và cưỡng chiếm trái phép hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Khi nghe tin tàu hộ vệ của chính quyền Việt Nam Cộng hoà bị bắn chìm, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Diệp Kiếm Anh khi đó đang chỉ huy tại Cục Tác chiến đã ra lệnh chỉnh lý tình hình thành báo cáo ngắn để gửi gấp lên Chủ tịch Mao Trạch Đông. Sau khi được Chủ tịch Mao Trach Đông phê chuẩn, Nguyên soái Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình và một số người quyết định đổ bộ tác chiến, chiếm 3 đảo San Hô, Cam Tuyền, Kim Ngân từ tay chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Cuộc đổ bộ này bắt đầu từ chiều tối ngày 19/1 và đến 9 giờ 35 ngày 20/1/1974, binh lính Trung Quốc đã chiếm được 3 đảo nói trên.
Sau khi Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa, chính quyền Việt Nam Cộng hòa đã thông qua Nguyễn Hữu Chí gửi kháng nghị lên Liên hợp quốc yêu cầu Hội đồng Bảo an thảo luận vấn đề này. Khi đó, Đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc Hoàng Hoa đã giảo biện cho hành động xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh vừa tiến hành. Ngày 27/2/1974, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: sẽ thả toàn bộ 48 sĩ quan, binh lính của chính quyền Việt Nam cộng hòa và một sĩ quan liên lạc Mỹ bị bắt trong cuộc chiến xâm lược trái phép quần đảo Hoàng Sa. Đến tháng 5/1974, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định điều gấp 3 tàu hộ vệ mang tên lửa từ Hạm đội Đông Hải chi viện cho Hạm đội Nam Hải nhằm duy trì sự chiếm đóng trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Đ.N. – T.S.
Nguồn: petrotimes.vn
- 40 NĂM TRUNG QUỐC ĐÁNH CHIẾM TRÁI PHÉP QUẦN ĐẢO HOÀNG SA: Sự thừa nhận muộn màng, nhưng quan trọng (PT).
- Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam (Infonet).- TS Trần Công Trục: Thừa cơ thôn tính Hoàng Sa không có giá trị pháp lý cho yêu sách của TQ (GDVN).
- Loại bỏ bài học địa lý có ‘đường lưỡi bò’ (TN). – Sách giáo khoa hướng dẫn sử dụng phần mềm có hình “đường lưỡi bò” (DT). – Vụ “đường lưỡi bò” trong chương trình tin học lớp 7: Lỗi không quá trầm trọng?! (MTG).
- Chính sách xoay trục của Mỹ trong bối cảnh căng thẳng với TQ (VOA).- Bị tàu lạ tấn công dữ dội, hai ngư dân trọng thương (MTG). – Bị tàu lạ tấn công khi đang đánh cá trên biển(NLĐ). – Bàng hoàng khi bị tàu cá lạ đâm liên tiếp trên biển (DV).
- Trung Quốc dùng vũ lực chiếm Hoàng Sa và một phần Trường Sa của Việt Nam (Infonet). – “Để giữ vững chủ quyền phải đoàn kết dân tộc, tự lực cánh sinh” (GDVN).
- “Đường lưỡi bò” “bò” vào trường học (LĐ). – Yêu cầu dừng học phần mềm có ‘đường lưỡi bò’ (VNN). - “Lưỡi bò” liếm vào giáo trình, các ngành ban chuyền trách nhiệm (SM). – Phát hiện cờ Trung Quốc được treo trước nhà trưởng ấp ngày 22/12 (Soha).
- Tàu ngầm Kilo Hà Nội sắp về tới Biển Đông (TP). – Tàu ngầm Kilo HQ-182 trên đường đến Cam Ranh (PT).
"Cuộc chiến" không cân sức giữa giới học giả VN và TQ
http://www.tuanvietnam.net/vn/tulieusuyngam/6361/index.aspx
16/03/2009 14:01 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Trong đàm phán lãnh hải với Trung Quốc, nếu coi việc nghiên cứu và đưa ra các bằng chứng để xác lập chủ quyền là một mặt trận, thì đã và đang có một cuộc chiến không cân sức giữa giới nghiên cứu của hai nước, với phần thua thiệt thuộc về các học giả Việt Nam.
Sự thua thiệt thể hiện rõ trên các mặt: số lượng học giả, số lượng và diện phổ biến của công trình nghiên cứu, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, sự tham gia của tư nhân…
Để cất lên tiếng nói khẳng định chủ quyền
Ngày nay, tất cả các học giả về quan hệ quốc tế đều khẳng định rằng: Thời hiện đại, để chiến thắng trong những cuộc đấu tranh phức tạp như tranh chấp chủ quyền, điều kiện cốt yếu là sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế, chứ không đơn thuần là ưu thế về quân sự.
Việc quốc tế hóa vấn đề lãnh thổ, lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa (HS-TS), do đó, là điều Việt Nam không thể không làm. Việc này mở đầu bằng quá trình đưa các quan điểm của phía Việt Nam ra trường quốc tế.
Hiện tại, Việt Nam chỉ có ba cơ quan nhà nước từng đặt vấn đề nghiên cứu chính thức về lãnh hải và luật biển (Vụ Biển thuộc Ủy ban Biên giới Quốc gia, Trung tâm Luật Biển và Hàng hải Quốc tế, Tổng cục Quản lý Biển và Hải đảo). Đếm số lượng các nhà nghiên cứu chuyên sâu vào vấn đề lãnh hải và Hoàng Sa - Trường Sa, tính cả người đã mất, thì “vét” trong cả nước được gần một chục người.
Còn Trung Quốc đã có hàng chục cơ quan nghiên cứu chuyên sâu về tranh chấp lãnh hải và HS-TS từ hơn nửa thế kỷ qua. Ít nhất, có thể kể tới trung tâm nghiên cứu trực thuộc các trường đại học Bắc Kinh, Hạ Môn, Phúc Kiến, Trung Sơn, hoặc trực thuộc Ủy ban Nghiên cứu Biên cương, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, v.v…
Có ba kênh chính để đưa quan điểm của Việt Nam ra quốc tế.
Thứ nhất là thông qua các tuyên bố ngoại giao, như chúng ta vẫn thường thấy phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao trả lời báo giới: "Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
Thứ hai là thông qua các tạp chí khoa học quốc tế, các diễn đàn thế giới. Sự xuất hiện những bài viết khoa học, công trình nghiên cứu của phía Việt Nam trên các tạp chí khoa học đầu ngành của thế giới về lịch sử, địa lý, hàng hải, công pháp quốc tế… sẽ cực kỳ có sức nặng trong việc tranh biện.
Thứ ba là thông qua các nỗ lực ngoại giao và truyền thông như ra sách trắng, tổ chức hội thảo quốc tế, giảng bài tại các trường đại học ở nước ngoài, v.v…
Việt Nam có vài đầu sách, như Cuộc tranh chấp Việt - Trung về hai quần đảo HS-TS (Lưu Văn Lợi, NXB Công an Nhân dân, 1995), Chiến lược Biển Việt Nam (Nguyễn Hồng Thao chủ biên, NXB Sự thật, 11/2008)… (nghe nói quyển XB 2008 khá tệ, và cũng không chính xác)
---
Nói đi thì cũng phải nói lại, chỉ cách đây vài tháng thôi, các bài viết về TS HS mới đưa lên đã bị rút xuống như bài của Dr Trần Vinh Dự, Dương Danh Huy ... minhbien.org bị chặn tường lửa ...các bài của ô Trương Nhân Tuấn cũng vậy thì làm sao có bài nghiên cứu ..., quỹ nghiên cứu biển Đông đã có rồi vậy sao không hỗ trợ phát triển...
Nước đến chân mới nhảy, tầm nhìn ngắn vậy làm sao đây