-Sunday, August 31, 2008
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận !!! - Nguyễn Tâm Bảo
Nguyễn Tâm Bảo
" Trí thức" trong đcsvn
Lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.
LTS.- Đây là một tài liệu tối mật vừa được chuyển ra hải ngoại. Những điều viết trong tài liệu này đã được CSVG áp dụng thi hành trong và ngoài nước từ 33 năm nay và tạimiền Băc từ năm 1954. Rất mong các cộng đồng người tỵ nạn khắp nơi tại hải ngoại nghiên cứu để tìm cach bẻ gãy nghị quyết 36 của VGCS. Đặc biệt với người Việt Nam trong nước đang tranh đấu cho dân chủ tự do cho quê hương nên học hỏi thêm để tìm cách tránh né những mưu mô gian xảo của nhóm Việt Gian bán nước này.
--------------------------------------------------------------------------------
Thưa các đồng chí,
Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
2. Phải giữ cho cái gọi là “phong trào dân chủ đối lập” không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều “lãnh tụ” mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều “nhân sĩ trí thức” mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động “chống cộng cực đoan” có tính chất phá hoạt từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là “đấu tranh dân chủ”. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày.
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để “dân trí cao” không đồng nghĩa với “ý thức dân chủ cao”.
Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần “entrepreneurship” – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là “co-optation”)…
Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…
Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.
Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.
Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.
Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang “The Prince” nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo “dân chủ tự do” cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.
Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu “không thành công cũng thành nhân” – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như “ổn định xã hội”, “tăng trưởng kinh tế”, “xóa đói giảm nghèo”…
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như “đa nguyên”, “đa đảng”, “pháp trị”, “khai phóng”… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những “giá trị Á châu” một cách khéo léo.
Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung
Chúng ta cũng phải phát huy “dân chủ cơ sở”, “dân chủ tập trung”, “dân chủ trong đảng”… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của “dân chủ” theo cách có lợi cho chúng ta: “dân chủ” nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như “nhân quyền”, “dân chủ”… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa “thể chế chính trị” và “phát triển kinh tế”.
Hai phạm trù “dân chủ” và “phát triển” có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải “dân chủ hóa”.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng “tháo ngòi nổ” của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.
Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về “nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ”. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.
Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là “coordination goods”, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật “đàn áp có chọn lọc” mà tôi đã có dịp phân tích.
Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.
Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói “tinh thần dân tộc” vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.
Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.
Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như “dân oan biểu tình”, “công nhân đình công”… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.
Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp “vừa trấn áp vừa vuốt ve” từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.
* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần “phò chính thống” của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
--------------------------------------------------------------------------------
Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.
Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc. Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
- Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (1) (pro&contra).
Con đường dân chủ Việt Nam
Phải khẳng định mô hình dân chủ thể hiện tối thiểu ở hình thức phổ thông đầu phiếu là tất yếu sẽ diễn ra tại Việt Nam nói riêng và phần lớn lãnh thổ Á Đông nói chung. Bài viết này thử xoay quanh mấy câu hỏi “Khi nào?”, “Thế nào?” và “Tại sao?”. Tôi lấy cảm hứng từ Đặng Tiểu Bình: “Thế kỷ sau, Trung Quốc qua nửa thế kỷ nữa mới có thể thực hiện phổ thông đầu phiếu [1]”.
Các nhà “dân chủ” Việt Nam thường dẫn dắt khái niệm dân chủ về khởi nguồn La Mã cổ đại để ngầm xem nó như là cốt túy thường hằng của văn minh phương Tây. Theo Huntington [2], vào năm 1942 thế giới chỉ có 12 thể chế dân chủ. Con đường dân chủ ở nhiều quốc gia cũng không hề là con đường một chiều, mà có tiến có lùi và không ngừng hoàn thiện. Chẳng hạn đến năm 1944 nữ giới ở Pháp mới có quyền bầu cử và mãi đến thập niên 1960, dưới ngọn cờ của Martin Luther King người da màu mới giành được quyền bình đẳng tương đối chấp nhận được trong xã hội Mỹ. Cho rằng các thể chế Âu – Mỹ là khuôn mẫu nên hướng đến, Huntington gọi chung các nước không có phổ thông đầu phiếu hoặc phổ thông đầu phiếu thiếu công bằng là Nondemocratic regimes (phi dân chủ) hoặc Authoritarian Regimes (chuyên chế).
Ghi nhận sự dân chủ hóa tại 35 quốc gia trong giai đoạn 1974 – 1990, Huntington gọi đấy là làn sóng dân chủ hóa thứ ba của nhân loại. Ông chia thành ba nhóm: Độc tài một đảng (11 nước, có Đài Loan, Liên Xô), Độc tài cá nhân (7 nước, có Ấn Độ, Philippine), Độc tài quân sự (16 nước, có Hàn Quốc, Pakistan) và Độc tài dân tộc (1 nước là Nam Phi). Ông cũng chú thích Đài Loan không dân chủ cho tới năm 1990, Nigeria và Sudan thì đảo ngược từ dân chủ về độc tài.
***
Trên cơ sở các khái niệm Huntington đưa ra, ta thấy rằng từ giữa thế kỷ 20 đến nay, tại Trung Quốc và Việt Nam luôn tồn tại chế độ một đảng. Tuy vậy, đi sâu vào thực chất, lại thấy có sự chuyển động nội tại không thể phủ nhận: Chế độ một đảng với nhiệm kỳ lãnh tụ suốt đời đã được cải tiến thành chế độ một đảng, lãnh tụ tối đa hai nhiệm kỳ, diễn ra tại Trung Quốc năm 1978 và Việt Nam 1986. Câu hỏi ở đây là Trung Quốc và Việt Nam có hoàn toàn nằm ngoài trào lưu dân chủ hóa thứ ba kia hay không? Biến cố Thiên An Môn 1989 là phong trào dân chủ dân túy hay chỉ là bi kịch chính trị đẫm máu, nơi Triệu Tử Dương đấu đá và giành quyền lực với Lý Bằng, gián tiếp thách thức vai trò nguyên lão của Đặng Tiểu Bình?
Trong “cẩm nang” dân chủ nặng ký của mình, Huntington đưa ra các hướng dẫn dân chủ hóa rất chi tiết, từ hàng loạt phân tích và minh chứng khá kỹ càng. Tuy vậy, cũng như Marx, Lenin và Stalin, ông chưa chú trọng nghiên cứu ảnh hưởng của hình thái xã hội Á Đông đặc thù trong luận thuyết của mình. Đành rằng tài liệu này Huntington hoàn thành năm 1991, tôi vẫn thấy việc ông đặt trường hợp Thái Lan ra ngoài sự quan tâm của mình, là một điều đáng tiếc. Thật vậy, mâu thuẫn giữa thị dân và nông dân ở nước Thái đã, đang và sẽ trì hoãn hành trình dân chủ nơi ấy. Nó đặt công thức dân chủ Âu – Mỹ vào tình trạng hài hước: Kẻ nắm đa số phiếu trong một cuộc bầu cử phổ thông đã bị thải loại. Đó là chưa kể những gì diễn ra sau khi Huntington qua đời, mới đây thôi, tại Afghanistan: Các địa điểm bỏ phiếu luôn là điểm nóng, máu đổ đầu rơi. Phía sau cánh gà sân khấu, các đảng phái ký kết những thỏa hiệp đầy ám muội.
Các yếu tố ảnh hưởng đến vận động dân chủ dễ thấy nhất là kinh tế kiệt quệ, xã hội băng hoại, lãnh tụ qua đời. Chúng ta nhìn rõ điều này ở Singapore. Sự ổn định của nhà nước một đảng, dù đã được thu nhỏ chỉ trong một đô thị, cũng nên lấy làm tham chiếu. Theo tôi, hiện tượng mê tín thần quyền và lãnh tụ của xã hội châu Á nói chung cũng cần được tham khảo. Chẳng hạn gia tộc Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã củng cố nền độc tài của mình bằng họ của thánh Gandhi. Sự mị dân giúp họ giữ vững quyền lực liên tục mấy đời. Công thức nghị sĩ ông truyền, cha tiếp, con nối (dù có thông qua bầu cử) tại Nhật nhiều khi đã được các cử tri tỉnh táo mô tả là “ngán đến tận cổ”. Hiện tượng bình dân Trung Quốc ngưỡng mộ họ Mao phải được nhìn nhận trong bức tranh chung của cả một lục địa.
Giai đoạn thể chế một đảng, lãnh tụ suốt đời ở Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là 29 năm (1949 – 1978) và 41 năm (1945 – 1986). Các con số này nói chung chỉ mang tính tượng trưng, chọn mốc khác chúng ta sẽ con số khác. Song, chúng đều khiến tôi hình dung về một chặng đường dài mang tính chu trình, không ngừng tự tiến hóa và va đập với các xu hướng khu vực lẫn toàn cầu.
Nền dân chủ Âu – Mỹ có bền vững không? Nhân dân Âu – Mỹ có khát khao thay đổi hay không? Chỉ nhìn vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ trong thoái trào kinh tế 2008 là rõ. Họ đã mất bao nhiêu năm để đạt được thành quả như hôm nay?
Mới đây trả lời phỏng vấn RFA luật sư Trần Lâm nêu ra ý tưởng lobby để tách đảng cầm quyền tại Việt Nam làm hai. Ông nói: “Làm hai thì nó có cái lợi là có hai Đảng, ba Đảng thì nó có đấu tranh với nhau, nó có phản biện nó có công khai”.
Thực ra ý tưởng này không mới và về bản chất, do yếu tố căn cước vùng miền rất nặng nề trong cơ cấu chính trị, đảng cầm quyền tại Việt Nam có thể nói là đã bao gồm ít nhất ba phân nhánh (bắc – trung – nam). Chúng ta lại phải chờ? Chờ cho sự phát triển và đồng hóa tự nhiên xóa nhòa căn cước vùng miền? Sử gia Keith Taylor đã có lý khi cho rằng ở khía cạnh nào đó, từ ngày khai sinh, lịch sử Việt Nam là những cuộc tranh chấp vùng miền liên miên.
Tôi cảm thấy thú vị với khái niệm vận động dân chủ hành lang (lobby dân chủ). Nó loại bỏ được nhóm người có âm mưu đầu cơ chính trị, những cá nhân thích mơ tưởng quyền lực (chức vụ bộ trưởng, thủ tướng chẳng hạn) hơn là trăn trở hoàn toàn với vận mệnh quốc gia, ấp ủ tình yêu nước thuần khiết. Họ chống độc tài và cũng chống cả dân chủ, như chính Huntington đã chỉ ra nhan nhản tại các phong trào dân chủ trên thế giới: “They used the rhetoric of democracy in their efforts to replace the existing authoritarian regime with one of their own[3]”.
Đa nguyên chính trị có cần nền tảng đa nguyên của xã hội không? Xã hội Việt Nam chưa bao giờ thân thiện với phản biện, các quan điểm khác nhau ít khi có cơ hội đứng bình đẳng cạnh nhau, bổ khuyết cho nhau. Lấy ví dụ cộng đồng Việt kiều tại Mỹ, dường như hiện nay chỉ có một quan điểm thống trị, bất cứ cái nhìn cá nhân và khác biệt nào cũng bị đưa ra công luận đấu tố dữ dội. Brian Đoàn, Nguyễn Hữu Liêm là những ví dụ nóng hổi. Khi những kẻ có cái đầu rực lửa dễ dàng bước lên làm chủ diễn đàn, tấn công vào cảm tính của xã hội, đó là lúc con người đang bị dẫn vào chiếc rọ độc tài một cách tự nguyện và hả hê hạnh phúc!
Trong một tranh luận gần đây, tôi cho rằng xã hội Thái Lan đang khá ổn định dấn bước trên con đường dân chủ của mình. Có năm yếu tố củng cố sự ổn định ấy: Chủng tộc (cơ bản khối dân tộc đang nắm vận mệnh nước Thái là đồng chủng), Tôn giáo (đạo phật nhân ái là quốc giáo của Thái Lan), Vương quyền (người Thái rất tôn trọng hoàng gia), Chia rẽ lịch sử và căn cước vùng miền (Thái Lan không tồn tại căn cước vùng miền sâu đậm như Việt Nam, họ có một lịch sử chung vì thời cận đại họ không bị chia cắt, bị ngoại bang đô hộ). Chiếu xét các yếu tố ấy vào hiện tình Việt Nam, khả năng một cuộc nội chiến nồi da xáo thịt tiếp bước “cách mạng dân chủ đẻ non” là không nhỏ.
***
Tiếp cận nội hàm “ở Việt Nam không có dân chủ” hay cho rằng nó đang trên hành trình đi đến dân chủ, sẽ dẫn chúng ta đến hai cái nhìn trái ngược, song hết sức cần thiết. Con đường dân chủ văn hóa, đa nguyên tư tưởng chỉ có ngòi bút là vũ khí. Nó tụng ca thanh tẩy và cho rằng thanh tẩy bao giờ cũng nhân văn hơn phủ định, đạp đổ. Người hoạt động dân chủ kiểu này vô nhiễm trước quyền lực và quyền lợi, họ thân thiện hóa những đối lập và tránh được đối đầu không cần thiết. Chính thái độ ấy sẽ điều chỉnh công thức dân chủ Âu – Mỹ, khi áp dụng vào Á Đông. Nó dễ dàng nhận ra những yếu tố phản dân chủ và cạm bẫy, trong một qui trình dân chủ kiểu mẫu.
[1] Bìa 4, Đại dự đoán Trung Quốc thế kỷ 21, tác giả Phùng Lâm, Nguyễn Văn Mậu dịch, NXB VH-TT 1999.
[2] Samuel P. Huntington, “How Countries Democratize”, Political Science Quarterly, Vol. 124, Number 1, 2009.
[3] Tạm dịch: Họ dùng cái hoa mỹ của dân chủ trong nỗ lực thay thế chế độ độc tài hiện hữu bằng chế độ (độc tài) của riêng họ.
Báo cáo trong cuộc họp mặt kiều vận !!! - Nguyễn Tâm Bảo
Nguyễn Tâm Bảo
" Trí thức" trong đcsvn
Lưu trữ theo chế độ tài liệu tuyệt mật.
LTS.- Đây là một tài liệu tối mật vừa được chuyển ra hải ngoại. Những điều viết trong tài liệu này đã được CSVG áp dụng thi hành trong và ngoài nước từ 33 năm nay và tạimiền Băc từ năm 1954. Rất mong các cộng đồng người tỵ nạn khắp nơi tại hải ngoại nghiên cứu để tìm cach bẻ gãy nghị quyết 36 của VGCS. Đặc biệt với người Việt Nam trong nước đang tranh đấu cho dân chủ tự do cho quê hương nên học hỏi thêm để tìm cách tránh né những mưu mô gian xảo của nhóm Việt Gian bán nước này.
--------------------------------------------------------------------------------
Thưa các đồng chí,
Đảng quang vinh của chúng ta muốn tồn tại và phát triển, giữ vai trò là đảng tiên phong và duy nhất lãnh đạo đất nước, thì có mấy mục tiêu quan trọng sau đây phải được quan tâm đúng mức:
1. Phải làm cho dân chúng vừa yêu vừa sợ. Nếu không thể làm cho người dân yêu mến – điều mà tôi e là sự thật cay đắng cần chấp nhận – thì cũng phải tuyệt đối duy trì nỗi sợ hãi để họ không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn.
2. Phải giữ cho cái gọi là “phong trào dân chủ đối lập” không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng.
Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều “lãnh tụ” mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều “nhân sĩ trí thức” mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiều những hoạt động lãng mạn hời hợt có tính phô trương – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động “chống cộng cực đoan” có tính chất phá hoạt từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ…
Tóm lại, phải làm cho người dân nếu không quay lưng thì cũng thờ ơ với cái gọi là “đấu tranh dân chủ”. Cụ thể như thế nào thì tôi đã có dịp trình bày.
3. Phải chủ động trong việc nâng cao dân trí để làm bàn đạp mà phát triển kinh tế, nhưng lại phải lèo lái để “dân trí cao” không đồng nghĩa với “ý thức dân chủ cao”.
Phải làm sao để chất lượng giáo dục bậc đại học được cải thiện nhưng đa số sinh viên phải trở nên thực dụng hơn, có tinh thần “entrepreneurship” – khao khát tiền bạc và công danh, mạo hiểm và sáng tạo trong kinh doanh, cầu tiến trong sự nghiệp riêng, tôn thờ Bill Gates và chủ nghĩa tiêu thụ – nhưng đồng thời cũng tuyệt đối thờ ơ với những lý tưởng và hoài bão cải biến xã hội, xa lạ với những tư tưởng trừu tượng viễn vông, tìm kiếm những giải pháp cá nhân thay cho ý thức công dân, và đặc biệt là tránh xa âm mưu thay đổi chế độ.
4. Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hòa giai cấp trung lưu đang lớn mạnh (gọi là “co-optation”)…
Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như mặt trận Tổ quốc, công đoàn, hội phụ nữ, các hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hòa những nhân tố nguy hiểm, điều hòa những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng…
Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe dọa.
Quan trọng hơn cả là chúng ta phải tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ hãi – dù chỉ là nỗi sợ mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng. Cho dù người dân có bất mãn về chuyện này chuyện kia thì vẫn làm cho họ nuôi hy vọng vào một tương lai tốt đẹp hơn. Và phải làm điều này một cách hết sức tinh vi, kiên nhẫn, đôi lúc phải can đảm cắt bỏ những khối u trong đảng để làm nguội bớt nỗi tức giận của nhân dân.
Trong trường hợp này thì việc thả Nguyễn Việt Tiến và việc bắt giam hai nhà báo là sai lầm. Lẽ ra chúng ta phải không tiếc một số ít các đồng chí tham lam quá mức, biến họ thành dê tế thần để giành lại niềm tin của nhân dân, hoặc ít nhất cũng làm họ giảm bất mãn, trong nỗ lực chống tham nhũng của chúng ta.
Một người bất mãn cực độ là một người nguy hiểm. Một người tuyệt vọng đôi khi còn nguy hiểm hơn. Một người lạc quan, nhiều hy vọng, thì thường cũng là một người dễ bảo, yêu chuộng sự ổn định và do đó không có ý định phản kháng.
Chúng ta phải biết dùng mồi để nhử, đánh vào thói tham lam ích kỷ lẫn thói háo danh của người đời, vừa phải làm sao để tinh thần thực dụng và chủ nghĩa mánh mung chụp giật trở thành bản tính của dân tộc – vốn đã rã rời về ý chí, tan vỡ về niềm tin, chán ngán các loại ý thức hệ; nhưng đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn những cái van để dân chúng có chỗ giải tỏa ẩn ức.
Tuyệt đối không để sự bất mãn trong xã hội tích tụ lại vượt quá ngưỡng kiểm soát của chúng ta. Kiên quyết tiêu diệt mọi mầm mống có khả năng dẫn đến các loại hoạt động đối kháng có tổ chức, có sự phối hợp rộng rãi; tuyệt đối ngăn chặn khả năng huy động được đông đảo quần chúng tham gia.
Chúng ta phải nghiên cứu tất cả những tư tưởng gia vĩ đại trong việc chiếm đoạt quyền lực và duy trì vị trí độc tôn, từ Tôn Tử, Ngô Khởi, Trương Tử Phòng, Lý Tư… và Mao Trạch Đông ở phương Đông, cho đến Machiavelli – tác giả cuốn cẩm nang “The Prince” nổi tiếng ở phương Tây, thậm chí cả Napoleon, Hitler, Stalin… hoặc Hugo Chavez thời nay. Tất cả đều có những điều rất đáng để chúng ta học hỏi, từ nghệ thuật mị dân cho đến những thủ đoạn cứng – mềm linh hoạt trong việc đối phó với địch, và cả những sai lầm chiến thuật của các vị này.
Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sứt mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây – vốn là những kẻ đạo đức giả, duy lợi và thực dụng nhưng thích rao bán tấm áo “dân chủ tự do” cùng với những khẩu hiệu cao đẹp khác.
Tuy nhiên, chúng ta cần phải khái quát những luận điểm của Machiavelli để có thể áp dụng cho một chế độ, một đảng phái có cơ cấu phức tạp, chứ không phải là một nhà độc tài quân phiệt giản đơn.
Một nhà độc tài dù tàn độc đến đâu, ranh ma đến đâu, thì cũng chỉ là một kim tự tháp trên sa mạc, tĩnh lặng và không tiến hóa – nên trước sau cũng sẽ để lộ sơ hở chết người. Nhưng một đảng chuyên quyền thì luôn luôn biến động, thay đổi và lớn lên không ngừng; biết bù đắp khiếm khuyết, che dấu yếu điểm, phô trương sức mạnh một cách vô cùng linh động… và đặc biệt có đủ tài lực và nhân lực để lan tỏa chân rết đến mọi ngõ ngách của xã hội, kiểm soát cả dạ dày lẫn linh hồn của nhân dân.
Bác Hồ (hay có thể là bác Lê Nin) đã dạy: người cách mạng phải không ngừng học hỏi, học từ nhân dân và học từ kẻ địch; phải không ngừng tiến hóa về mặt tư duy lẫn thủ đoạn để sống sót mà vươn lên trong bất cứ hoàn cảnh nào; phải luôn uyển chuyển và linh động để sẵn sàng thay máu đổi màu khi cần thiết, thậm chí sẵn sàng đào thải cả những đồng chí quá tham lam và ngu dốt có hại đến lợi ích chung của đảng. Đối với địch thủ thì phải thiên biến vạn hóa, ranh ma tàn độc đủ cả… và đặc biệt phải biết dùng hình nộm kết hợp với thủ đoạn đấu bò tót kiểu Tây Ban Nha để thu hút ám khí và sừng bò của đối thủ.
Trong lúc đối thủ tiêu hao lực lượng vì đánh vào những hình nộm rơm, hoặc phung phí thời gian và sức lực vào những mục tiêu viễn vông, thì chúng ta lạnh lùng quan sát, phân tích thấu đáo địch tình, ra đòn bất ngờ và hợp lý để địch chết không kịp ngáp.
Đặc biệt chúng ta ngầm khuyến khích những hành động tự sát theo kiểu “không thành công cũng thành nhân” – tất nhiên là phế nhân. Chúng ta cũng phải biết lắng nghe những phê phán của địch thủ mà thay đổi cho thích hợp. Kẻ đối địch luôn có những bài học quí giá mà chỉ có những người bản lĩnh và khôn ngoan mới nhìn ra.
Nếu kẻ địch lãng mạn viễn vông với những khẩu hiệu trừu tượng như “dân chủ”, “nhân quyền”, “tự do” … thì chúng ta phải thực tế với những tiêu chí cụ thể như “ổn định xã hội”, “tăng trưởng kinh tế”, “xóa đói giảm nghèo”…
Nếu kẻ địch hô hào những điều khó hiểu du nhập từ phương Tây như “đa nguyên”, “đa đảng”, “pháp trị”, “khai phóng”… thì chúng ta phải tích cực cổ vũ mô hình Nhân Trị của đấng Minh Quân – nhưng ở đây Minh Quân phải được hiểu là đảng cộng sản – cũng như đề cao những “giá trị Á châu” một cách khéo léo.
Phát Huy dân chủ cơ sở - tập trung
Chúng ta cũng phải phát huy “dân chủ cơ sở”, “dân chủ tập trung”, “dân chủ trong đảng”… để làm sao cho dân thấy đảng không phải là cái gì đó cao xa vời vợi, mà đảng cũng là dân, ở ngay trong dân, từ dân mà ra, đã và đang đồng hành cùng với dân.
Phải cho dân thấy là nếu đảng có xe hơi thì dân cũng có hon đa – chứ không phải đi bộ; nếu đảng có đô la thì dân cũng có tiền in hình Bác đủ tiêu xài – chứ không quá túng thiếu; nếu đảng có cao lương mỹ vị thì dân cũng có gạo ăn – không chết đói mà còn dư thừa để đem xuất khẩu.
Đặc biệt là phải tích cực tuyên truyền và giải thích để người dân hiểu được ý nghĩa của “dân chủ” theo cách có lợi cho chúng ta: “dân chủ” nghĩa là đảng luôn lắng nghe dân, phản ánh ý nguyện của dân (phần nào thôi) qua những chính sách vĩ mô và vi mô, thỏa mãn niềm tự ái của dân vì được dạy dỗ đảng, cũng như kích thích lòng tự hào dân tộc của dân để hướng nó vào những kẻ thù mơ hồ dấu mặt ở bên ngoài.
Đối thủ của chúng ta thường lãng mạn và nhiều nhiệt tình nhưng ít chịu học hỏi, hoặc nếu có học thì chỉ qua quýt đủ để thuộc lòng những khẩu hiệu trừu tượng như “nhân quyền”, “dân chủ”… rồi nhai đi nhai lại làm dân chúng phát nhàm. Nói chung, đối thủ của chúng ta thường chỉ biết đến một số cuốn cẩm nang về dân chủ có ngôn từ rất kêu, rất đẹp, nhưng nghèo nàn về phương pháp thực tế, lẫn lộn giữa cứu cánh và phương tiện.
Ngược lại, chúng ta cần phải tích cực nghiên cứu sâu sắc những trước tác của các học giả phương Tây về khoa học chính trị và kinh tế học. Chúng ta phải nhận thức được đã có rất nhiều những nghiên cứu khoa học về mối quan hệ biện chứng giữa “thể chế chính trị” và “phát triển kinh tế”.
Hai phạm trù “dân chủ” và “phát triển” có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân – quả. Nghiên cứu kỹ về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải “dân chủ hóa”.
Chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế là: phát triển kinh tế làm phát sinh một số yếu tố hiểm nguy cho chế độ. Tuy nhiên, điều này còn tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào khả năng “tháo ngòi nổ” của chúng ta, cũng như khả năng khai thác những yếu tố hiểm nguy này của đối lập dân chủ.
Chẳng hạn, học giả Daron Acemoglu của đại học MIT danh tiếng đã có nhiều phân tích về “nguồn gốc kinh tế của các chế độ độc tài và dân chủ”. Trong đó ông đã chỉ ra rằng phát triển kinh tế kèm theo việc phân bố của cải vật chất một cách tương đối công bằng, đồng thời với việc nới lỏng một cách chừng mực những tự do dân sự, thì bất mãn của xã hội sẽ không quá cao, do đó hoàn toàn có thể duy trì chế độ độc tài mà vẫn thúc đẩy kinh tế phát triển. Đó là trường hợp của Singapore, điển hình của một nhà nước độc tài sáng suốt.
Một ví dụ nữa là những nghiên cứu của Bruce Bueno de Mesquita, đã chỉ ra cho chúng ta những kinh nghiệm quí báu trong việc đàn áp cái gọi là “coordination goods”, tức là những yếu tố vốn không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, nhưng nếu được vận dụng bởi đối lập dân chủ thì lại trở thành những vũ khí đáng sợ. Đó là nghệ thuật “đàn áp có chọn lọc” mà tôi đã có dịp phân tích.
Giới trẻ và sinh viên học sinh
Một kết quả bất ngờ mà theo tôi cũng là một kinh nghiệm quí trên mặt trận tuyên truyền nhồi sọ: việc chúng ta bắt ép sinh viên phải học tập chủ nghĩa Marx – Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh đã đem lại những kết quả ngoài mong ước.
Thành công của chúng ta không phải đã đạt được mục đích ban đầu là làm cho thế hệ trẻ tôn thờ thứ chủ nghĩa mà ngay cả chúng ta cũng không tin. Ngược lại, thành công của chúng ta là đã làm cho thế hệ trẻ chán ngán đến tận cổ khi phải học mãi một thứ ý thức hệ lỗi thời, bị nhồi nhét đến phản cảm những tư tưởng cũ kỹ. Nhờ vậy chúng ta đã đào tạo ra một thế hệ trẻ thờ ơ vô cảm với tất cả các loại tư tưởng và ý thức hệ, chai sạn với lý tưởng và hoài bão mà thanh niên thường có, trở nên thực dụng và ích kỷ hơn bao giờ hết.
Thế hệ trẻ hôm nay, ngoài cái đức tính thực dụng và tinh thần chụp giật, cũng như niềm khao khát tiền bạc, công danh, ám ảnh bởi chủ nghĩa hưởng thụ, thì chỉ còn le lói “tinh thần dân tộc” vẫn còn sót lại trong máu huyết của mỗi người Việt.
Đây là con dao hai lưỡi, là con giao long đang nằm yên, mà chúng ta cần phải biết lèo lái một cách khôn ngoan để không xảy ra một tiểu Thiên An Môn ở Ba Đình.
Dưới chế độ chuyên chế nào cũng vậy, sinh viên và trí thức trẻ luôn luôn là những kẻ nguy hiểm nhất, là ngòi nổ của quả bom, là kíp mìn hẹn giờ, là hạt nhân của các phong trào đấu tranh. Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và trí thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp. Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp.
Triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như “dân oan biểu tình”, “công nhân đình công”… chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não.
Như trên đã nói, chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta.
Trí thức
* Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp “vừa trấn áp vừa vuốt ve” từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời.
* Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần “phò chính thống” của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.
* Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc.
* Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và thói quen ném rác vào mặt nhau.
* Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức.
* Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt. Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng.
Thử tượng xem một tài năng trẻ phải thui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trường học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?
--------------------------------------------------------------------------------
Với những phân tích như trên tôi cho rằng chế độ của chúng ta vẫn còn bền vững ít nhất thêm hai mươi năm nữa. Nhưng thời thế đổi thay. Chúng ta không thể kiêu ngạo mà tin rằng sẽ trường tồn vĩnh viễn.
Chúng ta luôn học hỏi và thay đổi để sống còn và vươn lên, nhưng cũng nên biết rằng đối thủ của chúng ta có lẽ cũng không quá ngu ngốc. Nếu kẻ địch cũng nhìn ra được mạnh – yếu của chúng ta, cũng biết tự đổi thay để thích nghi, cũng biết học cách đấu tranh có phương pháp, có tổ chức, có chiến lược… thì chuyện gì sẽ xảy ra sau hai mươi năm nữa thật khó mà biết được.
Đó là một cuộc đua đường trường mà kẻ nào dai sức hơn, bền chí hơn, khôn ngoan hơn, thì sẽ đến đích trước.
Chúc các đồng chí chân cứng đá mềm và luôn nhớ lời dạy của Hồ Chủ Tịch: “khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”.
LMH Tuấn (Danlambao) - Vừa qua, ông Lê Thăng Long có một tuyên bố xin ra khỏi phong trào “Con đường Việt Nam” và gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tin này đã được đăng tải rộng rãi trên các blog lề trái và sẽ sớm được nhắc trên các tờ báo, mạng điện tử nhà nước trong thời gian sắp tới như là một yếu tố tuyên truyền hiệu quả về sự lầm đường lạc lối của những cá nhân tự xưng là dân chủ trong nước và sự khoan hồng của Đảng và nhà nước Việt Nam. Tôi nghĩ sẽ là thế.
Về tuyên bố của ông Lê Thăng Long, tôi xin có một vài lời theo từng quan điểm/ ý mà ông đã gõ ra như sau:
1- Ông nói, ông và gia đình mình hoàn toàn không có một oán thù nào với Đảng Cộng sản và Chính Quyền Việt Nam và để chứng minh, ông dẫn chứng truyền thống cách mạng gia đình mình.
Ông muốn giúp ĐCS & CQVN tiếp tục cải cách tư duy nhận thức được khởi đầu từ 1986 vì ông nghĩ rằng mình nhận thấy được sai lầm và thiếu sót hơn 90% của hệ thống lý luận chủ nghĩa cộng sản.
Và để làm được những điều như trên, ông đã “hợp tác với một số lực lượng dân chủ, hoạt động vì quyền con người”.
Tóm lại, quan điểm đầu tiên của ông về lý do ông muốn gia nhập ĐCS là vừa muốn giúp Đảng (chống bị đào thải) lại thông qua đó giúp đất nước (ở cương vị là Đảng viên ĐCS).
Quan điểm này không lạ, bởi vào tháng 01/2007, ông và người bạn mình đã tìm cách ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII cũng với mong muốn như trên.
Tuy nhiên, thời điểm (2013) mà ông muốn quay trở lại ĐCS đã có gì khác so với thời điểm mà “những khảo sát thực tế cho thấy không có cách gì áp dụng được tinh thần pháp quyền trong môi trường chính trị, kinh tế, xã hội tại Việt Nam vào lúc đó, dù rằng nó đã được hiến định từ năm 2001” do ông và những người bạn tìm ra cách đây 9 năm chăng? (2004).
Ông muốn tham gia giúp ĐCSVN cải cách – điều này không sai và hoàn toàn tốt cho dân tộc (ít nhất là nó hạn chế bớt sự ăn tàn, phá hoại của ĐCS về các mặt trong đất nước này), nhưng việc ông phải rời CĐVN để đến với ĐCS buộc mọi người nghi ngờ về động cơ chính trị của ông trong việc gia nhập CĐVN (ngày ấy) và ĐCSVN (bây giờ).
Vì thực tế, nếu ông muốn ĐCSVN cải cách thì ông hãy phát triển mạnh CĐVN (nơi mà ông và bạn của mình muốn phổ quát giá trị Quyền con người), việc CĐVN phát triển mạnh trong xã hội sẽ tác động mạnh đến những con người trong hàng ngũ ĐCS – buộc họ tự chuyển hóa trong một Xã hội Dân sự đủ mạnh. Chứ không nhất thiết là rời bỏ CĐVN (vốn đang dở chừng) để đến với ĐCS (vốn đang ngày càng nát) đâu. Thưa ông!
2- Lý do thứ 2 là ông cho rằng, PT CĐVN đã phát triển mạnh và vì thế không có ông nó phát triển vẫn tốt.
Cái lý do này buộc tôi tiếp tục nghi ngờ về động cơ rời bỏ của ông. Ít nhất, là trong 2 năm trở lại đây, CĐVN ít có các hoạt động nổi bật trong phong trào dân chủ tại Việt Nam. Số thành phần lãnh đạo thì người ở tù, người thì ra tù nhưng bị kiềm tỏa, số thành viên chỉ mang tính online là chính. Ngay cả trong thời gian gần đây thì tôi chỉ thấy nổi lên các hoạt động của Mạng lưới Blogger Việt Nam, của Hội phụ nữ Nhân quyền – còn CĐVN hoàn toàn không thấy. Vậy xin hỏi ông, phong trào phát triển mạnh ở điểm nào ạ?
Các phần sau, ông có đề cập đến sự phát triển của ĐCSVN và QĐNDVN từ số lượng người ít, rồi ông thừa nhận 2 người bạn của ông là Lê Cộng Định & Trần Huỳnh Duy Thức có đẳng cấp cao hơn ông. Tôi tự hỏi: Ông có biết mình đang viết gì hay không? Thưa ông! Việc ông đưa ra các dẫn chứng nêu trên có liên quan gì đến việc CĐVN phát triển mạnh hay việc ông rời CĐVN để đến với ĐCSVN. Phải chăng ý ông nói: CĐVN hiện giờ còn ít người tham gia nhưng với 2 vị lãnh đạo còn lại chắc chắn sẽ phát triển về sau này? – Nếu thế, thì tôi xin hỏi, ông chắc điều đó chứ?
Hay vì hiện giờ CĐVN hoàn toàn đã suy yếu, thành viên không có sự liên kết, hoạt động hầu hết là các bài viết – tuyên bố online, lãnh đạo thì người ở tù – người bị cầm chân nên ông phải tìm hướng trở lại ĐCSVN để hoạt động?
3- Ông nói ông muốn làm bà mai giữa ĐCSVN & CĐVN. Tôi nhận thấy điều này là không tưởng vì:
Để có cái buổi tiệc hòa giải trên thì phải có hai điều kiện (buộc ĐCS tham gia):
Thứ nhất là cá nhân đó phải có ảnh hưởng mạnh mẽ đối với phong trào, hoạt động dân chủ trong (ngoài nước) – Nhưng từ khi ra khỏi tù đến nay, ông đã có-ảnh-hưởng-gì to lớn đến hoạt động dân chủ trong nước khiến ĐCS phải nghe theo và bắt tay với ông?
Thứ hai, là một xã hội dân sự đủ mạnh để ĐCS thay vì độc tôn thì giờ họ buộc phải chia sẻ. Nhưng hiện tại cho đến tương lai gần thì điều này gần như là mộng tưởng?
Bên cạnh đó, trong buổi tiệc hòa giải trên, ông đứng ở vị trí nào để có thể nói với những người ĐCS & CĐVN ngồi lại với nhau? Vị trí là một Đảng viên ĐCS (nếu được chấp nhận) đã rời bỏ CĐVN “đang phát triển rất mạnh” sao ạ? Liệu khi ông gia nhập ĐCSVN, ông nói ai sẽ nghe? Nhất là làm mai CĐVN & ĐCSVN ngồi chung mâm cũng chỉ là cách để khiến cho “ĐCSVN tiếp tục tồn tại và phát triển lâu dài” thông qua sự cải cách? Nói một cách gián tiếp, ông tăng cường lực lượng cho ĐCS, tiếp tục sơn phếch một Đảng dân chủ (độc quyền cai trị) bằng những chiến hữu hoạt động dân chủ năm xưa của ông?
Tiếp đó, tôi xin đặt ra một câu hỏi: Giả sử như ĐCSVN cải cách để tồn tại, với cái cách nửa vời như 1986, với yếu tố ban phát về quyền con người thì lúc đó, có phải ông đã tiếp tay cho ĐCS trở nên tinh vi và thủ đoạn hơn trong việc tồn tại và giúp ông vua tập thể tiếp tục bóc lột dân đen ở một hình hài mới?
Nhưng dù như thế nào đi chăng nữa, nếu ông muốn trở thành một ông mai, ngoài yếu tố ảnh hưởng thì ông cũng cần phải biết một điều đơn giản nhất trong giao tiếp: Đừng đe dọa ai khi mình ở một thế yếu!
4- Lý do thứ tư này lại đập nhau với lý do thứ ba. Ông nói ông muốn thành lập Liên minh dân chủ - nhân quyền – yêu nước Việt Nam. Vậy thì:
- Nó sẽ ở đâu trong một xã hội mà “ĐCS Việt Nam đang tồn tại & phát triển?”
- Nó có phải là một tổ chức tương tự như CĐVN mà ông đã rời bỏ?
- CĐVN với mục tiêu Quyền con người còn bị đàn áp đến mức lãnh đạo phải vào tù thì liệu Liên minh có tồn tại được vài ngày không?
- Liên Minh này có gì hay ho hơn so với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hay sâu xa hơn là Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (05/1946)?
5 – Lý do thứ năm, bỏ qua những câu văn thừa thãi về tính khí của ông, về truyền thống cách mạng (mà ông đã nhắc đến trong lý do 1) thì ông cũng cho rằng ra khỏi CĐVN là một bước lùi nhưng sẽ tiến trăm bước.
Nếu là một bước lùi – tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng nếu cho rằng sẽ tiến 100 bước với ý định vào ĐCS, cải cách, thành lập Liên Minh – Dù rất tốt đẹp nhưng tôi cho rằng đây là sự viển vông. Nhất là khi nhìn vào tấm gương của Trần Xuân Bách, Trần Độ, Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà, Trần Khuê... đến những vụ bóp bể các bong bóng có in chữ “Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng” hay vụ các vụ xô xát, đánh đập của chính quyền đối với các cá nhân, nhóm người hoạt động Dã ngoại nhân quyền, phổ biến tài liệu Nhân quyền ở Sài Gòn, Hà Nội – Trong tình hình Nhà nước CHXHCN Việt Nam là một thành viên của Hội đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc.
Tôi không biết “bông sen” mang tên Lê Thăng Long sẽ lấm bùn hay không trong chế độ Cộng sản – Nhưng tôi biết, cơ chế Cộng sản với sự tha hóa hiện nay cũng bắt đầu từ những bông sen trước đó. Cái cơ chế nó khiến con người phải bị tha hóa, và ông chỉ không bị tha hóa khi mà ông vừa gia nhập ĐCS nhưng nó sụp đổ liền sau đó.
Cuối cùng, ông khuyên các cá nhân hoạt động dân chủ rằng: “Quý vị và các bạn hãy đừng tự rơi vào một kiểu cực đoan kiểu mới. ĐCSVN muốn độc quyền lãnh đạo xã hội VN tức là độc tài hay toàn trị. ĐCSVN muốn không cho bất kỳ một đảng chính trị mới nào ra đời để không có đảng đối lập, cạnh tranh. Nhưng nếu các lực lượng dân chủ, nhân quyền đối kháng lại ĐCSVN thì đó cũng là một sự cực đoan kiểu mới đấy.”
Đọc cả đoạn này tôi cứ không hiểu, rõ ràng ông đã biết ĐCSVN đọc quyền lãnh đạo và vì thế họ sẵn sàng đàn áp bất cứ lực lượng đối lập nào? – Thế nhưng ông vẫn muốn gia nhập vào hàng ngũ đó để khiến tính độc quyền đó được nhìn mềm mại hơn, sống dai hơn. Và khi đó, ông bỏ quên quy luật: Độc tài làm mất tính cạnh tranh, theo đó chôn vùi luôn cả sự phát triển!
Ông cho rằng nếu ĐCSVN độc tài rồi thì để họ tiếp tục độc tài vì nếu đối kháng lại là điều không nên, đó là một sự cực đoan mới? Ông đã viết gì thế này? – Một người vừa rời bước khỏi CĐVN, dù chưa gia nhập ĐCSVN để hóa thân thành sen, để cải cách ĐCS nhưng ông đã đặt nền móng duy trì sự độc tài và biện họa cho sự độc tài, phê phán sự đấu tranh trong dân ở hiện tại.
Thưa ông Lê Thăng Long?
Ông đang ngây thơ chính trị hay là kẻ cơ hội chính trị?
Hay ông đã “tỉnh táo nhận ra cái tất yếu, tránh bị đào thải”[1] rồi?
Thưa ông!?
- Những lưu ý về dân chủ hóa từ Samuel P. Huntington (1) (pro&contra).
Tháng 12 16, 2013
Phạm Hồng Sơn biên soạn
The third wave – democratization in the late twentieth century (tạm dịch: Làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba vào cuối thế kỷ XX) là một trong những công trình nghiên cứu quan trọng của Samuel P. Huntington [i]. Như nhan đề đã nêu, trong tác phẩm này, Huntington tập trung vào hiện tượng chuyển đổi hệ thống chính trị từ phi dân chủ (độc tài) sang dân chủ của tập hợp khoảng 30 quốc gia trên qui mô toàn thế giới diễn ra trong khoảng thời gian từ năm 1974 tới năm 1990 [ii].
Tác phẩm dày hơn 300 trang (khổ 13,9cm×20,8cm), xuất bản lần đầu năm 1991, gồm 06 chương, đi từ những vấn đề có tính khái quát cơ bản về dân chủ, sự phát triển dân chủ trên thế giới trong thời hiện đại, các yếu tố tạo thành làn sóng dân chủ hóa rồi đi tới khảo sát, phân tích các tác nhân, những đặc tính, các vấn đề, thách thức hệ trọng đối với làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba. Về lý do ra đời tác phẩm, Huntington, học giả chính trị và công dân Hoa Kỳ, viết rõ: “vì tôi tin dân chủ có tính lương thiện tự thân và…nó mang tới những hệ quả tốt đẹp cho tự do cá nhân, cho hòa bình thế giới và cho cả Hoa Kỳ.” [iii] Nhưng, ngay trong lời tựa, Huntington đã bày sự lo lắng về hiểu lầm có thể của người đọc: “tác phẩm này đề cập tới cả hai khía cạnh lý thuyết và lịch sử, nhưng đây không phải là công trình có tính học thuyết hay sử liệu…Nghiên cứu này không đưa ra mô hình tổng quát cho tiến trình dân chủ hóa những năm 1970 và 1980, cũng không mô tả bất kỳ một tiến trình dân chủ hóa riêng biệt của quốc gia nào. Tác phẩm này chỉ nhằm cố gắng lý giải và phân tích một tập hợp các chế độ có sự chuyển đổi (từ độc tài sang dân chủ) trong một thời đoạn nhất định.” [iv] Tiếp tục với tinh thần học thuật nghiêm cẩn như thế, Huntington nhắc lại nguyên tắc khách quan trong nghiên cứu của mình: “Giống như trong Political Order [v], tôi cũng cố hết sức để đảm bảo các phân tích không bị ảnh hưởng bởi những giá trị, thiên hướng, sở thích của bản thân, ít nhất trong 95% nội dung.”[vi] Nhưng, như tự nhận là một người yêu và kỳ vọng ở dân chủ, Huntington thổ lộ: “Tuy nhiên, dường như mỗi khi thấy hữu ích tôi cũng đã làm rõ thêm những ý nghĩa trong phân tích của tôi cho những người đang muốn dân chủ hóa đất nước họ. Vì vậy có năm (05) chỗ tôi đã tạm gác lại vai trò của người làm khoa học xã hội để đóng vai một nhà tư vấn chính trị và đưa ra năm bộ ‘chỉ dẫn cho các nhà dân chủ hóa’.” [vii]
Bên cạnh năm bộ chỉ dẫn cụ thể đó, toàn bộ tác phẩm cũng có thể được coi là một tập tham chiếu cho bất cứ ai quan tâm đến dân chủ hóa – một công cuộc phức tạp và hệ trọng. Để có thể giúp một số độc giả Việt Nam – những người quan tâm tới dân chủ hóa nhưng chưa có điều kiện xem tác phẩm một cách trọn vẹn – nắm bắt một cách nhanh nhất nhưng không quá thiếu sót về những gì Huntington muốn lưu ý, gửi gắm tới các nhà dân chủ hóa, tôi xin giới thiệu ba phần sau đây tới quí độc giả:
A. Những vấn đề cơ sở. B. Năm bộ hướng dẫn cho các nhà dân chủ hóa. C. Một số lưu ý quan trọng khác. (Trong đó phần A và C là lược thuật, phần B là dịch).
A. Những vấn đề cơ sở
I. Đối tượng nghiên cứu và biến số [viii]
- Đối tượng nghiên cứu ở đây là dân chủ hóa (democratization), là sự chuyển đổi thể chế chính trị, chứ không phải dân chủ (democracy) hay bản chất của chế độ hiện hành.
- Biến số phụ thuộc (dependent variable) là dân chủ hóa. Biến số phân biệt (dichotomous variable) là dân chủ. Còn các biến số độc lập (independent variable) là các vấn đề như kinh tế, cấu trúc xã hội, niềm tin tôn giáo, đặc tính văn hóa, ngoại nhân v.v. Nói cách khác, Huntington khảo sát sự biến đổi, tương tác của các yếu tố kinh tế, xã hội, tôn giáo, văn hóa, ngoại nhân… ảnh hưởng tới tiến trình dân chủ hóa một chế độ độc tài trên cơ sở những tiêu chí đã định về dân chủ.
II. Các yếu tố thuận lợi cho dân chủ và dân chủ hóa [ix]
Huntington có dành một phần riêng [x] để bàn khá thú vị về ý nghĩa và những cách định nghĩa, định dạng dân chủ, nhưng để đơn giản hóa, chúng ta hãy coi như đã thống nhất với nhau về khái niệm dân chủ và ở đây chỉ lưu tâm tới các yếu tố hữu ích cho dân chủ và quá trình tiến tới nó –tức dân chủ hóa – theo nhãn quan của Huntington, như sau:
1. Thịnh vượng về kinh tế nói chung ở mức cao.
2. Phân phối về thu nhập và/hoặc sự thịnh vượng tương đối bình đẳng.
3. Kinh tế thị trường.
4. Kinh tế phát triển và xã hội có sự hiện đại hóa.
5. Lịch sử từng có giai cấp quí tộc phong kiến.
6. Không còn tư tưởng phong kiến.
7. Giai cấp tư sản mạnh. (Barrington Moore đúc kết: “Không tư sản, không dân chủ.”)
8. Tầng lớp trung lưu mạnh.
9. Tỷ lệ biết chữ và trình độ học vấn cao.
10. Văn hóa thiên về “ăn để sống” hơn là “sống để ăn”.[xi]
11. Tôn giáo Tin lành.
12. Xã hội có tính đa nguyên và các nhóm trung gian trong xã hội mạnh mẽ.
13. Tính cạnh tranh chính trị được phát triển trước việc tham gia chính trị được mở rộng.
14. Các nhóm, hội đoàn dân sự có cấu trúc, vận hành kiểu dân chủ, đặc biệt các nhóm có liên hệ gần với chính trị.
15. Bạo lực, xô xát trong xã hội ở mức độ thấp.
16. Sự phân cực làm hai và tư tưởng cực đoan trong chính trị ở mức thấp.
17. Các thủ lĩnh chính trị có tư tưởng gắn bó với dân chủ.
18. Từng là thuộc địa của Anh.
19. Truyền thống bao dung và thỏa hiệp.
20. Từng bị lực lượng ngoại bang dân chủ chiếm đóng.
21. Ảnh hưởng của ngoại bang dân chủ.
22. Giới tinh hoa muốn rập khuôn các nước dân chủ.
23. Truyền thống trọng luật và tự do cá nhân.
24. Tính đồng nhất trong cộng đồng (về chủng tộc, nguồn gốc, tôn giáo).
25. Tính đa dạng trong cộng đồng (về chủng tộc, nguồn gốc, tôn giáo).
26. Đồng thuận về các giá trị chính trị và xã hội.
27. Thiếu đồng thuận về các giá trị chính trị và xã hội.
III. Các thành phần chính tham dự vào dân chủ hóa [xii]
Qua khảo sát làn sóng dân chủ hóa lần thứ ba, Huntington nhận thấy tham dự vào các tiến trình chuyển đổi chính trị phức tạp đó là rất nhiều các thành phần khác nhau với các mục tiêu khác nhau, vì quyền lực, vì dân chủ hay chống dân chủ và cả vì nhiều mục đích khác. Căn cứ vào thái độ của các thành phần đó trong tiến trình dân chủ hóa, Huntington đã khái quát thành năm (05) nhóm chính thuộc hai phía:
1. Phía chính quyền độc tài: gồm ba (03) nhóm:
- Nhóm cứng đầu (standpatter) (1a);
- Nhóm cải cách theo hướng tự do (liberal refomer) (1b);
- Nhóm cải cách theo hướng dân chủ (democratic reformer) (1c).
2. Phía đối lập với chính quyền độc tài: gồm hai (02) nhóm:
- Nhóm cực đoan kiểu cách mạng (revolutionary extremist) (2a);
- Nhóm dân chủ ôn hòa (democratic moderate) (2b).
XU HƯỚNG THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI DÂN CHỦ
| ||||
CHỐNG
|
THUẬN LỢI
|
CHỐNG
| ||
Chính quyền độc tài
|
Nhóm cải cách
|
Nhóm cứng đầu (1a)
| ||
Tự do hóa (1b)
|
Dân chủ hóa (1c)
| |||
Đối lập
|
Nhóm cực đoan (2a)
|
Nhóm dân chủ ôn hòa (2b)
| ||
Các thành phần tham dự chính yếu đó, nói chung, có cả hai loại mục tiêu giống nhau và đối kháng lẫn nhau.
Nhóm (1a) mâu thuẫn với cả (1b) và (1c) về vấn đề tự do hóa hoặc dân chủ hóa, nhưng cả ba đều có chung một mục tiêu là: chống, kìm giữ đối lập.
Nhóm (2a) và (2b) cùng có mục tiêu là phản kháng chính quyền hiện tại, giành quyền lực nhưng bất đồng về cách thức tiến hành và mô hình chính quyền tương lai.
Nhóm (1c) và (2a) có chung mục đích tạo dựng dân chủ nhưng chia rẽ về cách tiến hành, phí tổn và cơ cấu phân bổ quyền lực.
Nhóm (1a) và (2a) đối kháng tuyệt đối về quyền lực nhưng lại có cùng thiên hướng muốn gây suy yếu các nhóm dân chủ và duy trì tình trạng đối đầu thái cực trong chính trị.
Nhưng, thái độ và mục đích của các thành phần và cá nhân tham dự đều có thể biến đổi trong tiến trình, có thể tốt lên hay xấu đi cho dân chủ.
IV. Ba dạng chuyển đổi
Tương quan sức mạnh giữa 05 nhóm kể trên sẽ quyết định tới dạng thức tiến trình dân chủ hóa.
Nếu nhóm cứng đầu (1a) áp đảo trong chính quyền độc tài và nhóm cực đoan (2a) áp đảo phía đối lập, dân chủ hóa không thể xảy ra.
Đương nhiên, khi nhóm dân chủ có lực lượng vượt trội cả trong chính quyền độc tài (1c) và phía đối lập (2b) thì dân chủ hóa sẽ rất thuận lợi.
Khi nhóm dân chủ (2b) chỉ mạnh ở phía đối lập thì dân chủ hóa phụ thuộc vào các hoạt động gây tổn hại cho chính quyền độc tài và tăng cường sức mạnh của phía đối lập.
Nếu nhóm dân chủ (1c) chỉ mạnh ở phía chính quyền thì tiến trình dân chủ hóa có khả năng phải đối mặt với các hoạt động nổi loạn có vũ trang và sẽ bị thụt lùi do nhóm cứng đầu (1a) trong chính quyền độc tài tiến hành lật đổ để khống chế toàn bộ chính quyền.
Qua phân tích và quan sát sự tương tác giữa các nhóm kể trên, Huntington khái quát thành ba dạng thức dân chủ hóa sau đây:
1. Chuyển hóa (transformation) [xiii]
Điểm cơ bản của dạng thức này là những người nằm trong chính quyền độc tài nắm vai trò điều khiển và quyết định tiến trình dân chủ hóa. Ba điều kiện cần cho dạng thức này: 1. Nhóm cải cách (1b và 1c) mạnh hơn nhóm cứng đầu (1a) trong nội bộ chính quyền. 2. Chính quyền độc tài mạnh hơn phía đối lập. 3. Nhóm ôn hòa (2b) mạnh hơn nhóm cực đoan (2a) ở phía đối lập.
Dạng chuyển đổi chuyển hóa chiếm 16 trong số 35 chuyển đổi chế độ trong làn sóng dân chủ hóa lần ba. Các trường hợp điển hình: Tây Ban Nha, Brazil và Hungary.
Chuyển hóa trong làn sóng dân chủ hóa lần ba thường diễn tiến qua năm (05) giai đoạn:
1.1. Xuất hiện nhóm cải cách [xiv]
Có 05 loại lãnh đạo (chính trị gia) có nhận thức cho rằng cần (hoặc tất yếu) phải chuyển động theo hướng dân chủ.
Loại 1: Những lãnh đạo có nhận định rằng những phí tổn, thiệt hại để duy trì quyền lực – như khống chế, chính trị hóa quân đội, duy trì các liên minh ủng hộ, vật lộn với các nan đề (thường là kinh tế) và gia tăng trấn áp đối lập – đã đạt đến điểm cần phải tìm một lối thoát trong danh dự (Chile, Peru).
Loại 2: Những lãnh đạo muốn giảm các nguy cơ, rủi ro cho bản thân một khi bị mất quyền lực. Tư tưởng chính của những người này là thà mất quyền còn hơn mất mạng.
Loại 3: Những lãnh đạo dự đoán nhầm về thực thi dân chủ. Họ tin tưởng nếu tiến hành một số những cải cách theo hướng thực hiện (hoặc phục hồi) một số thủ tục dân chủ thực sự (như bầu cử tự do, công bằng) thì tính chính đáng và quyền lực (độc đoán) sẽ được củng cố. Nhưng thực tế không diễn ra như thế (Ấn Độ, Chile, Thổ Nhĩ Kỳ).
Loại 4: Những lãnh đạo tin rằng dân chủ hóa sẽ mang lại nhiều lợi ích cho đất nước họ như tăng vị thế quốc tế cho quốc gia, giảm trừng phạt từ Hoa Kỳ hay từ quốc tế, tiếp cận được với các định chế tài chính quốc tế, được tham gia vào các tổ chức quốc tế, được tới Hoa Kỳ, vân vân.
Loại 5: Những lãnh đạo tin rằng dân chủ là một dạng thức cầm quyền đúng đắn và đất nước họ đã tới lúc phải có một hệ thống chính trị dân chủ như các quốc gia dân chủ và được kính trọng khác trên thế giới (Tây Ban Nha, Brazil, Hungary, Thổ Nhĩ Kỳ).
1.2. Nhóm cải cách nắm quyền [xv]
Đương nhiên, xuất hiện tư tưởng cải cách dân chủ hóa trong chính quyền chưa đủ, nhóm này cần phải có được thực quyền trong chính quyền độc tài. Bốn (4) cơ hội thường đưa tới việc nắm quyền của nhóm cải cách trong làn sóng thứ ba:
Cơ hội 1: Chính các nhà độc tài khởi xướng bầu cử dân chủ thực sự và chấp nhận kết quả mà phần thắng thuộc về nhóm cải cách (Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Chile).
Cơ hội 2: Cái chết của nhà độc tài sáng lập (hay kỳ cựu) vào đúng thời điểm thuận lợi cho nhóm cải cách lên nắm quyền. (Tây Ban Nha, Đài Loan, Liên Xô). Riêng Trung Quốc đã rất không may ở điểm này: Đặng Tiểu Bình chết quá muộn (năm 1997, chín năm sau sự kiện biểu tình đòi dân chủ kéo dài ở Thiên An Môn năm 1989.)
Cơ hội 3: Bản thân hệ thống chính trị độc tài đã thiết lập cơ chế thay đổi quyền lực thường kỳ. Và một thay đổi thường lệ, hội thêm những điều kiện khác, đã đưa các nhà lãnh đạo cải cách lên nắm quyền áp đảo (Brazil, Mexico).
Cơ hội 4: Các nhà cải cách hợp nhau lại để phế truất, bằng đảo chính hoặc qua kỹ thuật chính trị, nhà lãnh đạo cứng đầu để thế bằng người có tư tưởng vị dân chủ (Peru, Ecuador, Guatemala, Nigeria, Hungary, Bulgaria, Nam Phi).
1.3. Sự thất bại của tự do hóa [xvi]
Huntington nhận thấy một vấn đề cốt tử trong làn sóng dân chủ hóa lần ba là vai trò của những nhà cải cách (theo xu hướng) tự do và tính ổn định của thể chế độc tài đã được tự do hóa.
- Những nhà cải cách tự do đầu tiên thay thế những lãnh đạo cứng đầu thường chỉ tại vị ngắn ngủi và tiếp tục được thay thế bằng những nhà cải cách khác có thiên hướng mạnh hơn về dân chủ.
- Đa phần những nhà cải cách tự do chỉ muốn thay đổi chứ không muốn chấm dứt chế độ mà họ đã tham gia, cống hiến gần hết sự nghiệp vào đó. Họ thường chỉ muốn làm cho chế độ độc tài dễ được xã hội chấp nhận hơn và tiếp tục duy trì bản chất độc đoán.
- Quá trình tự do hóa đưa đến điểm, có thể gọi là điểm bế tắc vàng: Kích thích ước muốn dân chủ hóa mạnh hơn của xã hội và gia tăng ý muốn trấn áp tự do của một số thành phần có quyền. Bế tắc thường thể hiện bằng sự đụng độ, va chạm giữa một phía gia tăng các đòi hỏi, yêu cầu, yêu sách, phản kháng chính quyền và phía kia, các phản ứng đe dọa, sách nhiễu, gây hấn, trấn áp.
- Giai đoạn này có những tiến triển xấu đi và tốt lên (cho dân chủ) xen kẽ nhau.
1.4. Khống chế nhóm cứng đầu [xvii]
Bản thân nhóm cứng đầu trong chính quyền (1a) luôn có xu hướng bẻ gãy hoặc làm chậm quá trình chuyển đổi về phía dân chủ. Khi điểm bế tắc vàng xảy ra, xu hướng chống cải cách của nhóm cứng đầu càng mạnh hơn. Trước thách thức thoái lui này, nhóm cải cách thường phải thực hiện được các điểm sau:
- Tập trung quyền lực cho bộ phận lãnh đạo cao cấp có xu hướng cải cách.
- Thanh tẩy – đưa – các yếu tố cứng đầu ra khỏi các khu vực quan trọng (như chính phủ, quân đội, đảng cầm quyền,…) và thay thế ngay bằng những người ủng hộ cải cách. Việc thanh tẩy này được thực hiện qua nhiều kỹ thuật và kinh nghiệm tinh tế: gây trung lập, trấn an, vận động, thỏa hiệp… sao cho không khích động ra những phản ứng thái quá, cũng như có thể gây được thêm rạn nứt trong giới cứng đầu.
- Một chiến thuật thường thấy trong các chế độ độc tài phi quân sự: các nhà cải cách tạo ra một tính “chính đáng hồi cố” (backward legitimacy) gần gũi với tính chính đáng trước đó để tạo ra cảm giác kế tục quá khứ nhằm đạt được sự đồng thuận từ mọi giới, ngoại trừ duy nhất nhóm đối lập cực đoan (2a), nhằm trấn an và bất hoạt nhóm cứng đầu trong chính quyền (1a).
- Những lãnh đạo cải cách thành công ở giai đoạn này thường là những người nhạy bén về chính trị, linh hoạt về đối pháp, vững vàng về dân chủ.
1.5. Thu nạp đối lập [xviii]
Một khi đã nắm được quyền và khống chế được nhóm cứng đầu, những lãnh đạo cải cách phải tăng tốc ngay tiến trình dân chủ hóa bằng việc tiếp xúc, tham vấn các lãnh đạo đối lập và các nhóm xã hội quan trọng để tiếp tục gia tăng sự đồng thuận, tôn tạo thêm cơ sở chính trị cũng như mở rộng thêm sự tham gia chính quyền cho phía đối lập.
- Các tiếp xúc, bàn thảo với phía đối lập (nói chung) có thể diễn ra dưới hình thức: công khai-ngầm (kín), chính thức-không chính thức.
- Những lãnh đạo cải cách thành công thường dùng áp lực gia tăng của các nhóm dân chủ (2b) để gây suy yếu nhóm cứng đầu (1a); dùng các đòi hỏi mạnh tay của nhóm cứng đầu (1a) và kỳ vọng được chia sẻ quyền lực để gia tăng sự ôn hòa ở phía đối lập.
- Tính ôn hòa và sự hợp tác của các nhóm đối lập dân chủ với nhóm lãnh đạo cải cách trong chính quyền có vai trò rất quan trọng cho chuyển hóathành công.
2. Thay thế-lật đổ (replacement)[xix]
Điểm cơ bản của dạng chuyển đổi này là chính quyền độc tài không có các nhân tố cải cách hoặc họ hoàn toàn bị áp đảo bởi nhóm cứng đầu nhất quyết chống lại mọi thay đổi chế độ. Dân chủ hóa do đối lập xúc tiến, chính quyền suy yếu dẫn đến sụp đổ hoặc bị lật đổ. Điều kiện cần cho thay thế-lật đổ xảy ra: 1. Phía đối lập tăng cường được sức mạnh. 2. Đồng thời, chính quyền độc tài bị suy yếu dần.
Thay thế-lật đổ là dạng chuyển đổi ít thấy nhất trong làn sóng dân chủ hóa lần ba (tổng số có 06: Bồ Đào Nha, Philippines, Rumani, Đông Đức, Argentina, Hy Lạp). Càng hiếm thấy đối với các chế độ độc tài độc đảng (có 1/11) hay độc tài quân sự (2/16). Nhưng nhiều hơn đối với độc tài cá nhân (3/7).
Thay thế-lật đổ thường có ba giai đoạn: 1. Xúc tiến các hoạt động để thay thế-lật đổ. 2. Thay thế-lật đổ. 3. Cạnh tranh giữa các nhóm đối lập hậu độc tài.
Thay thế-lật đổ trong làn sóng dân chủ hóa lần ba có một số điểm quan trọng:
- Quân đội đóng vai trò chính yếu (5/6 trường hợp): khi quân đội rút sự ủng hộ, khi quân đội tiến hành chống đối chính quyền hoặc khi quân đội từ chối dùng vũ lực chống phe đối lập, chế độ độc tài đều sụp đổ.
- Các trường hợp quân đội không bắn vào người biểu tình chống chính quyền là những trường hợp quốc gia đã có độ phát triển kinh tế khá cao và phía đối lập đã huy động được sự ủng hộ rộng rãi thuộc nhiều thành phần xã hội.
- Điểm sụp đổ của chế độ độc tài thường là đỉnh điểm gặp nhau của sự bất hợp tác hoặc biến thành chống đối chính quyền, tham gia vào đối lập của rất nhiều yếu tố, thành phần (giới trung lưu, cộng đồng tôn giáo, sinh viên, giới doanh nhân cao cấp, trí thức tinh hoa, đối tác nước ngoài như Hoa Kỳ,…)
- Các lãnh đạo độc tài bị lật đổ thường có kết cục không có hậu.
- Thường có một khoảng trống quyền lực, ngắn dài tùy thuộc tình trạng riêng từng bối cảnh, sau khi chế độ độc tài sụp đổ.
- Không xuất hiện tính “chính đáng hồi cố” như trong chuyển hóa, thay vào đó là sự áp đảo của chủ trương dứt bỏ hoàn toàn với quá khứ.
- Số phận của dân chủ được định đoạt bởi tương quan sức mạnh giữa nhóm đối lập dân chủ ôn hòa với nhóm đối lập cực đoan phi dân chủ.
3. Hóa thế (Transplacement) [xx]
Đặc trưng cơ bản của dạng chuyển đổi hóa thế là sự tương tác, phối hợp giữa nhóm cải cách (1b, 1c) phía chính quyền độc tài và nhóm ôn hòa phía đối lập (2b). Điều kiện cần cho hóa thế xảy ra: 1. Tương quan lực lượng giữa nhóm cải cách (1b, 1c) và nhóm cứng đầu (1a) trong chính quyền độc tài ở thế đưa tới khả năng chấp nhận đàm phán nhưng không chấp nhận chuyển đổi. 2. Nhóm ôn hòa (2b) chiếm thế áp đảo ở phía đối lập nhưng không đủ mạnh để lật đổ chính quyền.
Đã có 11 hóa thế xảy ra trong tổng số 35 chuyển đổi của làn sóng dân chủ hóa lần ba. Các trường hợp điển hình: Ba Lan, Cộng hòa Tiệp Khắc, Nam Hàn, Nam Phi.
Hóa thế thường trải qua một loạt gồm 04 giai đoạn liên tiếp và khác biệt:
1. Chính quyền độc tài thực hiện một số tự do hóa và bắt đầu bị mất dần quyền lực, quyền uy.
2. Đối lập tận dụng cơ hội kể trên để mở rộng sự ủng hộ và gia tăng hoạt động gây áp lực với kỳ vọng sớm thay thế-lật đổ được chính quyền.
3. Chính quyền phản ứng mạnh nhằm hạn chế, triệt hạ sự phát triển của đối lập. Căng thẳng, đụng độ giữa hai phía bùng nổ.
4. Cả hai phía, chính quyền độc tài và đối lập, đều nhận ra tình trạng bế tắc và bắt đầu thăm dò những khả năng chuyển đổi bằng đối thoại, đàm phán. (giai đoạn này có thể không xảy ra, khi: Sau một thay đổi về lãnh đạo, phía chính quyền đột ngột dùng cảnh sát và quân đội trấn áp tàn bạo đối lập; hoặc phía đối lập gia tăng được sức mạnh khiến chính quyền sụp đổ.
Một số lưu ý khác trong hóa thế:
- Tương quan sức mạnh giữa đối lập và chính quyền ở mức khá tương đương tới mức khiến cho nguy cơ đụng độ, thảm họa dễ xảy ra hơn là khả năng đàm phán, thỏa hiệp.
- Trong chính quyền thường có những yếu tố vận động, gây áp lực giới lãnh đạo cao nhất hướng tới đối thoại với đối lập.
- Nhóm ôn hòa phía đối lập phải đủ mạnh để gây tin tưởng trong đàm phán.
- Đối lập dễ chấp nhận đàm phán hơn khi chính quyền không quá bạo lực và trong chính quyền có các nhân vật ủng hộ việc chia sẻ quyền lực. Phía chính quyền dễ đi đến đối thoại hơn nếu phía đối lập không dùng bạo lực và có các thành phần đã từng tham dự chính thức trong chính quyền.
- Các chiến dịch của đối lập trên đường phố, thực địa (biểu tình, bãi công, bãi khóa, tuần hành,…) có diễn tiến lên xuống, trồi sụt lặp lại và kéo dài tương ứng với các đối phó, trấn áp của chính quyền (phong tỏa, bạo hành, bắt bớ, thiết quân luật,…).
- Giai đoạn tiền đối thoại (đàm phán) gần như là bắt buộc phải xảy ra: đối lập chấp nhận thuyên giảm hoặc hứa từ bỏ một số loại hoạt động áp lực,…; chính quyền thả tù chính trị, công nhận tính chính đáng của một số nhóm (cá nhân) đối lập,…
- Đàm phán luôn có tính mong manh và cả hai bên đều gặp cùng một khó khăn: bị các nhóm khác trong phe mình phản đối đàm phán hoặc bác bỏ kết quả đám phán.
- Đàm phán thất bại sẽ là cơ hội cho nhóm cứng đầu (1a) và cực đoan (2a) giành lại quyền kiểm soát tình hình (trong chính quyền và đối lập).
- Các đàm phán thành công thường được dựa trên nền tảng đảm bảo để không ai bị mất tất cả (phía chính quyền được đảm bảo không bị truy tố, trừng phạt vì những bạo hành trong quá khứ,…; phía đối lập được đảm bảo chia sẻ quyền lực,…)
(Ranh giới giữa chuyển hóa và hóa thế thường không rõ ràng, trong một số trường hợp có thể xếp lẫn sang nhau.)
(Còn tiếp 2 kì)
© Phạm Hồng Sơn & pro&contra
[i] Samuel P. Huntington (1927-2008), giáo sư chính trị học tại các đại học Harvard, Columbia, học giả có ảnh hưởng của Hoa Kỳ, đồng sáng lậpForeign Policy, từng làm tư vấn cho Bộ Ngoại giao, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ và cố vấn cho một số chính quyền nước ngoài. Một tác phẩm của Huntington đã được dịch ra tiếng Việt: The clash of civilizations and the remaking of world order (1996), do Nxb Lao Động ấn hành năm 2005 với nhan đề Sự va chạm của các nền văn minh.
[ii] Tập hợp các quốc gia này gồm: Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ecuador, Peru, Bolivia, Argentina, Uruguay, Brazil, Honduras, Salvadoran, Guatemala, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Philippines, Nam Hàn, Đài Loan, Hungary, Ba Lan, Đông Đức, Tiệp, Rumani, Mông Cổ, Mexico, Chile, Grenada, Nicaragua, Haiti, Papua New Guinea, Nambimia, Nam Phi, Nepal, Bulgari… Samuel P. Huntington, The third wave – democratization in the late twentieth century, Oklahoma, paperback printing 1993, University of Oklahoma Press, trang 22-25. (các chú thích sau đây về số trang đều dựa trên bản sách này, nếu có khác sẽ có chú thích thêm)
Huntington đưa ra khái niệm “làn sóng dân chủ hóa”: “là một nhóm các chuyển đổi thể chế từ phi dân chủ sang dân chủ, xuất hiện trong một thời đoạn cụ thể và có tính áp đảo những chuyển đổi theo chiều ngược lại trong cùng thời kỳ.” – trang 15. Làn sóng dân chủ hóa thứ nhất, theo Huntington, diễn ra trong khoảng 1828-1926, làn sóng thứ hai 1943-1962 (trang 16). Lưu ý: mỗi làn sóng này đều có một làn sóng đảo ngược (trở lại phi dân chủ, nhiều hoặc ít) sau đó.
Huntington đưa ra khái niệm “làn sóng dân chủ hóa”: “là một nhóm các chuyển đổi thể chế từ phi dân chủ sang dân chủ, xuất hiện trong một thời đoạn cụ thể và có tính áp đảo những chuyển đổi theo chiều ngược lại trong cùng thời kỳ.” – trang 15. Làn sóng dân chủ hóa thứ nhất, theo Huntington, diễn ra trong khoảng 1828-1926, làn sóng thứ hai 1943-1962 (trang 16). Lưu ý: mỗi làn sóng này đều có một làn sóng đảo ngược (trở lại phi dân chủ, nhiều hoặc ít) sau đó.
[iii] Trang xv.
[iv] Trang xiii.
[v] Một tác phẩm quan trọng khác của Huntington xuất bản năm 1968, tên đầy đủ: Political order in changing societies.
[vi] Trang xv.
[vii] Trang xv. Từ nhà dân chủ hóa dịch từ chữ democratizer – đây là chữ ít thấy dùng trong các tài liệu tương tự, bản thân người biên soạn chưa thấy ai dùng. Có lẽ đây là chữ dùng riêng của Huntington và điều này cũng phù hợp với tư duy của ông : dân chủ hóa là tiến trình có sự tham gia của nhiều thành phần, đối tượng, không cứ phải là người có tư tưởng (thực sự) dân chủ (democrat, democratic) hay vì dân chủ (pro-democracy activist).
[viii] Trang 11-12, 31-35.
[ix] Trang 37-38.
[x] Trang 5-13.
[xi] Nguyên văn: an instrumental rather than consummatory culture.
[xii] Trang 121-123.
[xiii] Trang 124-141.
[xiv] Trang 127-129.
[xv] Trang 129-131.
[xvi] Trang 131-137.
[xvii] Trang 137-139.
[xviii] Trang 139-141.
[xix] Trang 142-151.
Tháng 12 18, 2013
Phạm Hồng Sơn biên soạn
B. Năm bộ hướng dẫn cho các nhà dân chủ hóa
I. Bộ số 1: dành cho các nhà cải cách dân chủ hóa nằm trong chính quyền độc tài ở dạng thức Chuyển hóa [i]
1. Xây dựng và giữ vững cơ sở chính trị (political base). Nhanh nhất có thể đưa ngay các nhân vật ủng hộ dân chủ hóa vào các vị trí chủ chốt trong chính phủ, đảng và quân đội.
2. Duy trì tính chính đáng hồi cố. Thực hiện các thay đổi thông qua các thủ tục đã có của chính thể độc tài và trấn an các nhân vật cứng đầu bằng những nhượng bộ tượng trưng, tuân thủ chiến thuật “hai bước tiến một bước lùi”.
3. Từng bước gia tăng sự ủng hộ cho bản thân sao cho giảm dần sự phụ thuộc vào bộ phận cầm quyền chống cải cách và mở rộng cơ sở ủng hộ theo hướng các nhóm đối lập ủng hộ dân chủ.
4. Luôn sẵn tinh thần đối phó với các hành động cực đoan của nhóm cứng đầu hòng chặn đứng thay đổi (ví dụ: âm mưu lật quyền,…). Kể cả việc có thể phải dùng thủ thuật khích nhóm cứng đầu hành động như thế rồi ra tay dẹp bỏ (cách ly, làm mất uy tín các nhân vật cực đoan chống cải cách.)
5. Nắm và kiểm soát vững vàng mọi cơ hội, ý tưởng then chốt trong tiến trình dân chủ hóa. Chỉ hành động trên thế chủ động, áp đảo. Không bao giờ được áp dụng cải tiến dân chủ chỉ để thỏa mãn áp lực từ các nhóm đối lập cực đoan.
6. Không nuôi kỳ vọng quá lớn cho dư luận. Phải thể hiện làm sao để công luận thấy được tầm quan trọng nằm ở việc tiến trình cải cách phải được tiếp tục hơn là vẽ ra cho họ những thành quả dân chủ mỹ mãn xa vời.
7. Khích lệ các nhóm đối lập có trách nhiệm, ôn hòa – những nhóm được xã hội (kể cả quân đội) có thiện cảm chấp nhận như một giải pháp thay thế trong tương lai.
8. Phải tạo dựng được một cảm giác chung rằng dân chủ hóa là tiến trình tự nhiên và tất yếu trong quá trình phát triển, kể cả khi vẫn còn một số bộ phận không mong muốn.
II. Bộ số 2: Dành cho các nhà dân chủ hóa ở phía đối lập trong dạng thức Thay thế-lật đổ [ii]
1. Tập trung chú ý vào tính bất chính đáng hoặc tính chính đáng bất minh của chính thể độc tài – điểm yếu nhất của chính thể. Tấn công vào các vấn đề gây bất bình rộng lớn như tham nhũng, sự tàn bạo. Nhưng, nếu hiệu năng của chính quyền còn tốt (đặc biệt là về kinh tế) thì những tấn công đó sẽ không hiệu quả. Song, một khi hiệu năng của nó bị suy thì việc làm nổi lên tính bất chính đáng sẽ là đòn bẩy quan trọng duy nhất trong việc phế truất nó.
2. Giống như các lãnh đạo dân chủ, các lãnh đạo độc tài cũng có những hiềm khích, bất hòa với bộ phận đã từng ủng hộ họ. Phải khuyến khích những nhóm bất mãn như thế ủng hộ dân chủ như một giải pháp thay thế cho chính thể hiện tại. Phải hết sức nỗ lực thu nạp các doanh nhân cao cấp, giới trung lưu, các nhân vật ảnh hưởng về tôn giáo, các lãnh đạo chính trị, kể cả những nhân vật đã tham gia tạo dựng và duy trì chính thể độc tài. Hình ảnh của phía đối lập càng có sắc thái “đáng tôn trọng” và có “trách nhiệm” thì khả năng thu nhận thêm được sự ủng hộ càng lớn.
3. Vận động, gây thiện cảm, cải hóa, chuẩn bị tinh thần dân chủ cho giới tướng lĩnh. Vì như đã phân tích, chế độ sụp đổ hay không phụ thuộc vào thái độ của quân đội (ủng hộ hay phản đối hay trung lập), vì vậy sự ủng hộ của quân đội rất quan trọng khi khủng hoảng xảy ra. Nhưng điều quí vị cần nhất là quân đội không muốn bảo vệ chế độ nữa.
4. Phải thực hành và truyền bá tinh thần bất bạo động. Đó là một trong những nguyên tắc quan trọng để có thể thu phục lực lượng an ninh: binh lính, cảnh sát không bao giờ có thiện cảm với những người ném chai xăng, gạch đá vào họ.
5. Tận dụng mọi cơ hội để thể hiện sự đối lập với chính thể, kể cả tham gia vào những cuộc bầu cử do chính quyền tổ chức.
6. Xây dựng các liên hệ với giới báo chí quốc tế, các tổ chức nhân quyền quốc tế, các hiệp hội liên quốc gia như các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, cần huy động sự ủng hộ từ Hoa Kỳ. Các dân biểu liên bang Hoa Kỳ luôn tìm các phong trào, sự kiện có tính đạo đức để gia tăng hình ảnh cho bản thân họ và kình địch với giới hành pháp. Cần giới thiệu và cung cấp cho họ các tài liệu, hình ảnh về phong trào và các hoạt động của quí vị.
7. Tăng cường tình đoàn kết giữa các nhóm đối lập. Hãy nỗ lực tạo ra những tổ chức, cơ chế điều phối chung để gia tăng sự hợp tác giữa các nhóm. Đây là một vấn đề nan giải. Hãy lưu ý: các lãnh đạo độc tài thường là các tay lão luyện trong việc gây chia rẽ cho đối lập. Một phép thử tài năng lãnh đạo dân chủ của quí vị là khả năng vượt qua được các khó khăn đó và đảm bảo được sự đoàn kết cho các nhóm đối lập. Hãy nhớ lời Gabriel Almond: “Lãnh đạo vĩ đại là người tạo được liên minh rộng lớn.”
8. Phải chuẩn bị để lấp được thật nhanh khoảng trống quyền lực do sự sụp đổ của chế độ độc tài tạo ra. Bằng cách: đưa ngay lên nhà lãnh đạo có thiên hướng dân chủ, có tài biểu đạt, và được quần chúng thiện cảm; nhanh chóng tổ chức bầu cử để tạo tính chính đáng cho chính quyền mới; và xúc tiến xây dựng ngay tính chính đáng trên trường quốc tế bằng các quan hệ, tương tác với các tổ chức liên quốc gia, Hoa Kỳ, EU và giáo hội Công giáo. Cần chú ý: trong số các đối tác đồng minh của quí vị cũng có những thành phần muốn dựng lên một chính thể độc tài mới; quí vị cần âm thầm chuẩn bị, tổ chức những người ủng hộ dân chủ để đối phó thành công với ý tưởng phản dân chủ đó.
(Myron Weiner cũng đưa ra những lời khuyên tương tự trong trường hợp này: 1. Phải huy động được sự phản kháng chính thể độc tài ở mức độ rộng lớn và bất bạo động. 2. Tìm kiếm ủng hộ từ bộ phận trung dung và, nếu cần, cả từ cánh hữu thủ cựu. 3. Kìm chế bộ phận tả, không để họ áp đảo, kiểm soát phong trào. 4. Vận động giới quân nhân. 5. Tạo được thiện cảm từ giới truyền thông phương Tây và Hoa Kỳ. – Emperical Democratic Theory and the Transition from Authoritarianism to Democracy, PS 20, 1987, trang 866.)
III. Bộ số 3
Bộ 3a: dành cho các nhà dân chủ hóa nằm trong chính quyền độc tài ở dạng thức Hóa thế [iii]
1. Tuân thủ bộ hướng dẫn số 1 (dành cho chuyển hóa). Trước tiên phải cách ly và làm suy yếu các phần tử cứng đầu (1a), rồi củng cố sự vững chắc của quí vị trong chính quyền và toàn bộ hệ thống chính trị.
2. Như bộ hướng dẫn số 1 đã chỉ, quí vị cũng phải chủ động nắm vững và kiểm soát được mọi cơ hội, biến động trong tiến trình và cần nhượng bộ chủ động, gây bất ngờ cho cả phía đối lập và nhóm cứng đầu nhưng không bao giờ được nhượng bộ vì bị đối lập ép buộc công khai.
3. Phải đảm bảo có được sự bảo trợ từ các tướng lĩnh hàng đầu hoặc từ các lãnh đạo an ninh cao cấp cho việc tiến hành đối thoại, đàm phàn.
4. Hãy làm tất cả những gì có thể để gia tăng vị thế, thẩm quyền và củng cố tính chất ôn hòa của đối tác quan trọng phía đối lập đang thực hiện đàm phán với quí vị.
5. Xây dựng các kênh tiếp xúc tin cậy, kín đáo “sau sân khấu” với các lãnh đạo đối lập để bàn về các vấn đề quan trọng bậc nhất.
6. Nếu đàm phán thành công, quí vị gần như đã ở bên phía đối lập. Quan tâm hàng đầu lúc này là phải tạo được các đảm bảo, an toàn cho các quyền của bên đối lập và các nhóm có liên đới với chính quyền độc tài (ví dụ, quân đội). Tất cả mọi thứ khác đều nên giải quyết trên tinh thần đàm phán.
Bộ 3b: dành cho các nhà dân chủ hóa ở phía đối lập trong dạng thức Hóa thế [iv]
1. Sẵn sàng tinh thần để huy động lực lượng ủng hộ khi các cuộc biểu tình có khả năng làm suy yếu nhóm cứng đầu (1a) trong chính quyền độc tài. Nhưng nếu liều lượng tuần hành, biểu tình quá nhiều lại có nguy cơ gia tăng sức mạnh cho nhóm cứng đầu, làm yếu vị thế của nhóm chủ xướng đàm phán trong chính quyền và làm giới trung lưu lo ngại về bất ổn, rối loạn.
2. Hãy ôn hòa, tiết chế. Cần ứng xử như những chính khách.
3. Sẵn sàng tinh thần để đối thoại và, khi cần, nhượng bộ trên mọi vấn đề, trừ việc tổ chức bầu cử tự do và công bằng. [v]
4. Quí vị cần thừa nhận một thực tế là xác suất chiến thắng của quí vị vẫn cao trong các cuộc bầu cử ban đầu do chính quyền tổ chức và việc quí vị không tham gia sẽ gây thêm nhiều phức tạp cho việc điều hành của quí vị sau này.
Bộ 3c: dành cho các nhà dân chủ hóa ở cả hai phía, đối lập và chính quyền độc tài, trong dạng thức Hóa thế [vi]
1. Điều kiện chính trị thuận lợi cho việc đàm phán để chuyển đổi thể chế không bao giờ kéo dài hay chờ đợi. Hãy nắm ngay lấy cơ hội có thể và nhanh chóng cùng giải quyết những vấn đề hệ trọng.
2. Phải ý thức được tương lai chính trị của quí vị và của cả đối tác của quí vị phụ thuộc hoàn toàn vào việc có đạt được thỏa thuận về sự chuyển đổi sang dân chủ không.
3. Phải làm tắt được các yêu sách (trong nội bộ của quí vị) có nguy cơ trì hoãn đàm phán hoặc đe dọa tới lợi ích chính yếu của đối tác đàm phán.
4. Phải tin tưởng thỏa thuận mà quí vị đạt được là giải pháp khả dĩ duy nhất; những nhóm cứng đầu (1a) và cực đoan (2a) có thể lên án, phản đối nhưng họ không có khả năng đưa ra được giải pháp khác có sự ủng hộ rộng rãi.
5. Mỗi khi băn khoăn, không chắc chắn, hãy thỏa hiệp.
IV. Bộ số 4: dành cho việc xử lý các tội ác của chính thể độc tài [vii]
1. Nếu chuyển đổi ở dạng thức chuyển hóa hoặc hóa thế, quí vị đừng cố truy tố các quan chức độc tài vì những xâm hại nhân quyền trước đây của họ. Tổn phí chính trị của những hành động như thế sẽ lớn hơn bất cứ giá trị gì đạt được.
2. Nếu là thay thế-lật đổ và nếu quí vị cảm thấy việc truy tố là cần thiết về chính trị và đúng đắn về đạo đức, thì hãy truy tố nhanh gọn các lãnh đạo cao nhất của chính thể độc tài (tốt nhất là trong năm đầu tiên của chế độ mới). Và quí vị phải cho mọi người hiểu rõ: cấp trung và thấp của chế độ cũ sẽ không bị truy tố.
3. Hãy tạo dựng một cơ chế để có thể tổng hợp, phân tích, đánh giá một cách thấu đáo và bình tĩnh các tội ác đã xảy ra trong thời độc tài.
4. Quí vị phải nhận thức được rằng cả hai giải pháp “truy tố và trừng phạt” hay “tha thứ rồi quên đi” đều có những khiếm khuyết nghiêm trọng và giải pháp ít mất lòng nhất có thể là: đừng truy tố, đừng trừng phạt, đừng tha thứ và trên hết, đừng quên lãng.
V. Bộ số 5: dành cho việc kiểm soát quân đội và xây dựng quân đội chuyên nghiệp [viii]
1. Phải nhanh chóng đưa ra ngoài hoặc cho về hưu tất cả các sỹ quan có nguy cơ thay lòng, kể cả các nhân vật từng ủng hộ mạnh nhất cho độc tài lẫn các nhân vật có tư tưởng cải cách có thể đã từng giúp quí vị. Nhóm thứ hai này thường chóng chán dân chủ và thích can dự vào chính trị.
2. Trừng phạt nặng tay các tướng lĩnh dám âm mưu lật đổ chế độ mới, “sát nhất nhân vạn nhân cụ” [ix].
3. Hệ thống chỉ huy và trách nhiệm trong quân đội phải được củng cố và làm cho thật rõ ràng. Loại bỏ mọi điểm mập mờ, bất thường và khẳng định rõ tổng chỉ huy quân đội thuộc về nghạch dân sự – người đứng đầu chính quyền.
4. Cắt giảm mạnh số lượng quân ngũ. Một quân đội đã từng vận hành chính quyền thường có qui mô quá lớn và có quá nhiều sỹ quan.
5. Nếu giới sỹ quan còn tại ngũ cảm thấy thiếu thốn, khó khăn, hãy dùng ngân sách tiết kiệm được từ cắt giảm quân ngũ để tăng lương, thêm trợ cấp, cải thiện cuộc sống cho họ. Các phí tổn đó sẽ được bồi hoàn hậu hĩnh bằng những thành công khác.
6. Hãy hướng lực lượng quân đội vào các nhiệm vụ quốc phòng. Một lý do rất hợp lý là cần phải giải quyết xung đột với ngoại bang. Thiếu vắng mối đe dọa từ nước ngoài dễ làm cho quân đội của quí vị mất đi sứ mạng chính đáng cao cả và khiến họ lãng tâm nhiều hơn sang lĩnh vực chính trị. Cần phải cân bằng cho được giữa các lợi ích từ việc không có mối đe dọa từ bên ngoài với các thiệt hại từ bất ổn nội tại.
7. Đồng thời với việc định hướng cho quân đội vào các mục tiêu quân sự, phải cắt giảm mạnh lực lượng quân đội đóng tại hoặc gần thủ đô. Điều chuyển số đó về vùng biên hoặc tới những nơi xa xôi, vắng người.
8. Cấp cho quân đội đồ để chơi. Mua cho họ xe tăng, máy bay, xe bọc thép, súng pháo đời mới, hấp dẫn và các thiết bị điện tử cao cấp (tàu chiến không quan trọng lắm, còn hải quân thì không làm đảo chính được). Các quân nhân sẽ sung sướng và bận bịu (phải nghiên cứu, phải học cách dùng…) với những thứ đó. Khi quí vị biết chơi tốt những lá bài kiểu như thế và tạo được ấn tượng tốt đẹp ở Washington, quí vị sẽ có thể chuyển được nhiều chi phí sang cho những người đóng thuế ở Mỹ. Ngoài ra, quí vị còn nhận được thêm một điều lợi: cảnh báo giới quân nhân phải xử sự cho đúng nếu muốn tiếp tục có những đồ chơi như thế, vì các nhà lập pháp Mỹ không mấy thiện cảm với việc quân đội can dự vào chính trị.
9. Binh lính, giống như mọi người, đều thích được thích. Hãy tận dụng mọi cơ hội để gắn bó hình ảnh của quí vị với các quân nhân. Dự các sự kiện, các buổi lễ của quân đội; trao tặng huy chương cho họ; ca ngợi binh sỹ như biểu tượng cho những giá trị cao cả nhất; và nếu phù hợp với hiến pháp, hãy xuất hiện trong một bộ đồ lính.
10. Tổ chức và duy trì một tổ chức chính trị có khả năng huy động lực lượng ủng hộ tràn ra đường phố của thủ đô bất kỳ lúc nào có hành động đảo chính.
(The Economist, ra ngày 29/08/1987, cũng đưa ra một số tư vấn cho các lãnh đạo của chế độ dân chủ mới trong việc xử sự với quân đội: 1. Hãy tha thứ những lỗi lầm cũ hoặc ít nhất không cố trừng phạt,… 2. Phải tự tin và khéo léo,… 3. Hành xử đại lượng,… 4. Làm cho họ bận bịu,… 5. Giúp, dạy họ tôn trọng dân chủ,… 6. Kéo họ về phía bạn – nhưng đừng hứa hẹn nhiều hơn khả năng có thể của bạn,… 7. Nếu tất cả những điều trên không hiệu quả, giải tán quân đội.)
(Còn 1 kì)
© Phạm Hồng Sơn & pro&contra
[i] Trang 141-142.
[ii] Trang 149-151.
[iii] Trang 162.
[iv] Trang 162.
[v] Bản thân Huntington cũng cảnh báo khiếm khuyết của điểm (bầu cử) này. Một học giả khác trẻ hơn của Hoa Kỳ, Fareed Zakaria, đã phê phán điểm này rất kỹ trong bài luận The Rise of Illiberal Democracy(1997) (bản tiếng Việt: Sự trỗi dậy của các nền dân chủ phi tự do) hoặc trong sách The Future of Freedom (2003).
[vi] Trang 162-163.
[vii] Trang 231.
[viii] Trang 251-252.
[ix] Nguyên văn: Ruthlessly punish the leaders of attempted coups against your new government, pour décourager les autres.
Tháng 12 20, 2013
Phạm Hồng Sơn biên soạn
C. Một số lưu ý quan trọng khác
Sau đây là một số điểm khác, trong The third wave – democratization in the late twentieth century của Huntington, có thể hữu ích cho những người quan tâm tới vấn đề dân chủ hóa. Thứ tự được xếp theo trình tự xuất hiện của chúng trong tác phẩm, không ngụ ý mức độ quan trọng.
1. Một đặc tính riêng biệt của chế độ độc tài toàn trị so với độc tài truyền thống là độc tài toàn trị nỗ lực định hình lại xã hội và cố uốn nắn bản thể con người theo ý họ. [i]
2. Các chế độ độc tài thường được thay thế bằng một chế độ độc tài khác. Các tác nhân làm chấm dứt một chế độ độc tài có thể khác xa các tác nhần cần cho dân chủ. [ii]
3. Khởi tạo dân chủ đòi hỏi giới tinh hoa (trí thức và chính trị) phải đạt được “đồng thuận thủ tục” (procedural consensus). Nói cách khác, giới tinh hoa phải tin và cùng nhau hành động vì dân chủ. [iii]
4. Bên cạnh các yếu tố khác, lãnh đạo chính trị và kỹ năng chính trị là những thứ tối cần cho dân chủ hóa. [iv]
5. Đôi khi thành công của dân chủ hóa lần này chỉ là hệ quả của những cố gắng dân chủ hóa đã thất bại trước đó. [v]
6. Có nhiều quốc gia gần như chưa từng trải nghiệm dân chủ đã chuyển đổi thành công sang dân chủ. [vi]
7. Các chế độ độc tài độc đảng xuất thân từ các phong trào dân tộc thường có cơ sở chính trị vững chắc hơn các loại độc tài tương tự. [vii]
8. Sự sống còn của một chế độ độc tài thường là biểu hiện của sự vận hành một cấu trúc xã hội hơn là sự vận hành của một chính thể. [viii]
9. “Không được tham gia chính trị thì không đóng thuế” là một yêu sách chính trị. Còn “Không đóng thuế thì không được tham dự chính quyền” là một hiện thực chính trị. [ix]
10. Một mô hình kinh tế thuận lợi cho dân chủ hóa là: tăng trưởng kinh tế cao xen với tình trạng suy thoái hoặc khủng hoảng ngắn. [x]
11. Các điều kiện kinh tế, xã hội, ngoại giao dù quan trọng đến mấy nhưng hoàn toàn vô nghĩa nếu không có những con người dám mạo hiểm làm dân chủ. [xi]
12. Chế độ độc tài độc đảng có hai nhóm khó khăn lớn cho dân chủ hóa: khung thiết chế ràng buộc hệ thống quyền lực nhà nước với các cơ quan của đảng; hệ thống tư tưởng (ý thức hệ) làm nhập nhằng giữa đảng với tổ quốc. [xii]
13. Dân chủ hóa một chế độc tài độc đảng cũng có nghĩa việc kiểm soát chính quyền của đảng đó bị thách thức và bản thân đảng đó biến chuyển thành một đảng chấp nhận cạnh tranh hơn. [xiii]
14. Độc tài cá nhân ít có xu hướng rời bỏ quyền lực hơn độc tài quân sự. [xiv]
15. Sinh viên là lực lượng đối lập phổ quát đối với mọi chế độ. Nhưng sinh viên sẽ bất lực khi thiếu ủng hộ mạnh mẽ. [xv]
16. Nguy cơ chia rẽ giữa các lãnh đạo, các nhóm phía đối lập luôn cao hơn và khó xử lý hơn nhiều so với cả nội bộ của một chính quyền độc tài đang rệu rã. [xvi]
17. Sự tự tin, huênh hoang của các lãnh đạo độc tài thường là kết quả từ một hệ thống phản hồi yếu kém, thiếu trung thực. [xvii]
18. Dân chủ cần bầu cử, cần tinh thần hợp tác, đàm phán, thỏa hiệp nhưng việc đối lập đồng ý tham dự các hoạt động của chính quyền độc tài có thể chỉ có tác dụng mang thêm tính chính đáng cho kẻ độc tài và làm hoang mang công luận. [xviii]
19. Chính quyền được sinh ra bằng ôn hòa, thỏa hiệp sẽ vận hành bằng đối thoại, chia sẻ trách nhiệm. Chính quyền được sinh ra từ bạo lực sẽ vận hành bằng dùi cui, nắm đấm. [xix]
20. Dân chủ hóa cần một nhận thức phân biệt quan trọng: không nên nhầm giữa năng lực yếu kém của lãnh đạo (hoặc đảng cầm quyền) với hệ thống chính trị dân chủ. [xx]
21. Một dấu hiệu của dân chủ non trẻ đã bén rễ chắc: qua hai vòng bầu cử liên tiếp, lãnh đạo đương nhiệm đồng ý chuyển giao quyền lực cho người thắng phiếu thuộc phía đối lập.[xxi]
22. Tinh thần trợ giúp, cổ xướng dân chủ từ Hoa Kỳ có thể sẽ tiếp tục hoặc không. [xxii]
23. Khủng bố, khủng hoảng xã hội và các chương trình cải cách kinh tế-xã hội quá lớn, quá nhanh là những thứ không có lợi cho những nền dân chủ non trẻ. [xxiii]
24. Các chế độ dân chủ ở Đông Á có thể bị suy yếu nếu Trung Cộng vẫn duy trì chính thể độc tài, vẫn tăng trưởng kinh tế và mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. [xxiv]
25. Bên cạnh nhiều dạng độc tài đã xuất hiện, tương lai có thể sẽ có thêm một dạng chính thể độc tài với các lãnh đạo kỹ trị điện tử – dựa trên khả năng thao túng thông tin và vận dụng các phương tiện truyền thông tinh xảo. [xxv]
26. Phép thử cho tư tưởng dân chủ của chính trị gia là những thể hiện của người đó lúc tại vị chứ không phải khi đã về hưu. [xxvi]
27. Một dấu hiệu sớm sủa của dân chủ là việc chính quyền không hoặc ít cản trở, gây hấn sự tham gia một cuộc bầu cử công khai và công bằng từ các đảng đối lập. [xxvii]
28. Một khó khăn cho dân chủ hóa ở Trung Cộng là những nhà phê bình theo thiên hướng dân chủ thuộc dòng chính vẫn gắn bó với các thành tố cơ bản của Khổng giáo (thích hài hòa, đoàn kết hơn khác biệt, cạnh tranh; thích danh vị, chính thống hơn tự do cá nhân, ly khai…). [xxviii]
29. Nếu thừa nhận nền văn hóa Hồi giáo và Khổng giáo không tương thích với dân chủ thì cũng cần phải nhận thấy trong Hồi giáo và Khổng giáo vẫn có thể có những đặc tính thuận lợi cho, hoặc ít nhất không chống lại, dân chủ. Và văn hóa luôn luôn biến động, năng động. [xxix]
30. Lịch sử không bao giờ tiến theo đường thẳng nhưng nó chỉ tiến lên được nhờ những cú đẩy từ những con người hiểu biết và quyết đoán. [xxx]
Lời kết của người biên soạn
Qua những gì vừa trình bày, quí độc giả có thể đã nhận thấy hai điều:
1. Có một số từ có tính thuật ngữ, như hóa thế, tính chính đáng hồi cố,nhà dân chủ hóa…, dù đã lĩnh hội được nhiều góp ý tận tình, có thể chưa phải là cách chuyển ngữ tối ưu. Nhưng người biên soạn hy vọng mọi độc giả vẫn hiểu giống nhau về nghĩa của chúng khi độc giả đọc kỹ những nội dung đi sau các từ đó. Và cũng hy vọng trong tương lai những cách chuyển ngữ đó sẽ được những thức giả quan tâm bổ khuyết.
2. Lập trường chính trị của Huntington thuộc trường phái realpolitik(tạm dịch: chính trị thực dụng) có nguồn gốc từ Niccolò Machiavelli (1469-1527). “Thực dụng”, nhất là đối với người phương Đông, không phải là một từ đáng xiển dương tuyệt đối về đạo đức. Bản thân Huntington cũng nhận ra điều đó, nhưng ông hy vọng độc giả hiểu cho: “thực dụng” của ông là nhiệt tâm vì dân chủ. Ngoài ra, Huntington cũng nhận thức rất rõ về những thiếu sót có thể hoặc đương nhiên trong công trình nghiên cứu của ông. [xxxi] Đó cũng là những điều mà người biên soạn muốn chia sẻ thêm với độc giả Việt Nam hôm nay – những người đang phải sống dưới một chế độ thuộc loại vài chính thể độc tài độc đảng toàn trị còn sót lại từ thế kỷ trước-thế kỷ XX.
© Phạm Hồng Sơn & pro&contra
[i] Trang 12.
[ii] Trang 35.
[iii] Trang 36.
[iv] Trang 39.
[v] Trang 42-44
[vi] Trang 44.
[vii] Trang 47,48.
[viii] Trang 64.
[ix] Trang 65.
[x] Trang 72.
[xi] Trang 107, 108.
[xii] Trang 117-120.
[xiii] Trang 120.
[xiv] Trang 120, 142, 143.
[xv] Trang 144.
[xvi] Trang 157.
[xvii] Trang 144, 181, 182.
[xviii] Trang 186-190.
[xix] Trang 207.
[xx] Trang 260-262.
[xxi] Trang 266, 267.
[xxii] Trang 285.
[xxiii] Trang 290-291.
[xxiv] Trang 293.
[xxv] Trang 294.
[xxvi] Trang 297.
[xxvii] Trang 305.
[xxviii] Trang 300-303.
[xxix] Trang 300-311.
[xxx] Trang 316.
[xxxi] Trang xv.
Con đường dân chủ Việt Nam
Trương Thái Du
Người viết báo độc lập, TP. HCM
Ghi nhận sự dân chủ hóa tại 35 quốc gia trong giai đoạn 1974 – 1990, Huntington gọi đấy là làn sóng dân chủ hóa thứ ba của nhân loại. Ông chia thành ba nhóm: Độc tài một đảng (11 nước, có Đài Loan, Liên Xô), Độc tài cá nhân (7 nước, có Ấn Độ, Philippine), Độc tài quân sự (16 nước, có Hàn Quốc, Pakistan) và Độc tài dân tộc (1 nước là Nam Phi). Ông cũng chú thích Đài Loan không dân chủ cho tới năm 1990, Nigeria và Sudan thì đảo ngược từ dân chủ về độc tài.
***
Trên cơ sở các khái niệm Huntington đưa ra, ta thấy rằng từ giữa thế kỷ 20 đến nay, tại Trung Quốc và Việt Nam luôn tồn tại chế độ một đảng. Tuy vậy, đi sâu vào thực chất, lại thấy có sự chuyển động nội tại không thể phủ nhận: Chế độ một đảng với nhiệm kỳ lãnh tụ suốt đời đã được cải tiến thành chế độ một đảng, lãnh tụ tối đa hai nhiệm kỳ, diễn ra tại Trung Quốc năm 1978 và Việt Nam 1986. Câu hỏi ở đây là Trung Quốc và Việt Nam có hoàn toàn nằm ngoài trào lưu dân chủ hóa thứ ba kia hay không? Biến cố Thiên An Môn 1989 là phong trào dân chủ dân túy hay chỉ là bi kịch chính trị đẫm máu, nơi Triệu Tử Dương đấu đá và giành quyền lực với Lý Bằng, gián tiếp thách thức vai trò nguyên lão của Đặng Tiểu Bình?
Các yếu tố ảnh hưởng đến vận động dân chủ dễ thấy nhất là kinh tế kiệt quệ, xã hội băng hoại, lãnh tụ qua đời. Chúng ta nhìn rõ điều này ở Singapore. Sự ổn định của nhà nước một đảng, dù đã được thu nhỏ chỉ trong một đô thị, cũng nên lấy làm tham chiếu. Theo tôi, hiện tượng mê tín thần quyền và lãnh tụ của xã hội châu Á nói chung cũng cần được tham khảo. Chẳng hạn gia tộc Nehru, thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, đã củng cố nền độc tài của mình bằng họ của thánh Gandhi. Sự mị dân giúp họ giữ vững quyền lực liên tục mấy đời. Công thức nghị sĩ ông truyền, cha tiếp, con nối (dù có thông qua bầu cử) tại Nhật nhiều khi đã được các cử tri tỉnh táo mô tả là “ngán đến tận cổ”. Hiện tượng bình dân Trung Quốc ngưỡng mộ họ Mao phải được nhìn nhận trong bức tranh chung của cả một lục địa.
Giai đoạn thể chế một đảng, lãnh tụ suốt đời ở Trung Quốc và Việt Nam lần lượt là 29 năm (1949 – 1978) và 41 năm (1945 – 1986). Các con số này nói chung chỉ mang tính tượng trưng, chọn mốc khác chúng ta sẽ con số khác. Song, chúng đều khiến tôi hình dung về một chặng đường dài mang tính chu trình, không ngừng tự tiến hóa và va đập với các xu hướng khu vực lẫn toàn cầu.
Đa nguyên chính trị có cần nền tảng đa nguyên của xã hội không? Xã hội Việt Nam chưa bao giờ thân thiện với phản biện, các quan điểm khác nhau ít khi có cơ hội đứng bình đẳng cạnh nhau, bổ khuyết cho nhau.
Mới đây trả lời phỏng vấn RFA luật sư Trần Lâm nêu ra ý tưởng lobby để tách đảng cầm quyền tại Việt Nam làm hai. Ông nói: “Làm hai thì nó có cái lợi là có hai Đảng, ba Đảng thì nó có đấu tranh với nhau, nó có phản biện nó có công khai”.
Thực ra ý tưởng này không mới và về bản chất, do yếu tố căn cước vùng miền rất nặng nề trong cơ cấu chính trị, đảng cầm quyền tại Việt Nam có thể nói là đã bao gồm ít nhất ba phân nhánh (bắc – trung – nam). Chúng ta lại phải chờ? Chờ cho sự phát triển và đồng hóa tự nhiên xóa nhòa căn cước vùng miền? Sử gia Keith Taylor đã có lý khi cho rằng ở khía cạnh nào đó, từ ngày khai sinh, lịch sử Việt Nam là những cuộc tranh chấp vùng miền liên miên.
Tôi cảm thấy thú vị với khái niệm vận động dân chủ hành lang (lobby dân chủ). Nó loại bỏ được nhóm người có âm mưu đầu cơ chính trị, những cá nhân thích mơ tưởng quyền lực (chức vụ bộ trưởng, thủ tướng chẳng hạn) hơn là trăn trở hoàn toàn với vận mệnh quốc gia, ấp ủ tình yêu nước thuần khiết. Họ chống độc tài và cũng chống cả dân chủ, như chính Huntington đã chỉ ra nhan nhản tại các phong trào dân chủ trên thế giới: “They used the rhetoric of democracy in their efforts to replace the existing authoritarian regime with one of their own[3]”.
Đa nguyên chính trị có cần nền tảng đa nguyên của xã hội không? Xã hội Việt Nam chưa bao giờ thân thiện với phản biện, các quan điểm khác nhau ít khi có cơ hội đứng bình đẳng cạnh nhau, bổ khuyết cho nhau. Lấy ví dụ cộng đồng Việt kiều tại Mỹ, dường như hiện nay chỉ có một quan điểm thống trị, bất cứ cái nhìn cá nhân và khác biệt nào cũng bị đưa ra công luận đấu tố dữ dội. Brian Đoàn, Nguyễn Hữu Liêm là những ví dụ nóng hổi. Khi những kẻ có cái đầu rực lửa dễ dàng bước lên làm chủ diễn đàn, tấn công vào cảm tính của xã hội, đó là lúc con người đang bị dẫn vào chiếc rọ độc tài một cách tự nguyện và hả hê hạnh phúc!
Con đường dân chủ văn hóa, đa nguyên tư tưởng chỉ có ngòi bút là vũ khí. Nó tụng ca thanh tẩy và cho rằng thanh tẩy bao giờ cũng nhân văn hơn phủ định, đạp đổ.
***
Tiếp cận nội hàm “ở Việt Nam không có dân chủ” hay cho rằng nó đang trên hành trình đi đến dân chủ, sẽ dẫn chúng ta đến hai cái nhìn trái ngược, song hết sức cần thiết. Con đường dân chủ văn hóa, đa nguyên tư tưởng chỉ có ngòi bút là vũ khí. Nó tụng ca thanh tẩy và cho rằng thanh tẩy bao giờ cũng nhân văn hơn phủ định, đạp đổ. Người hoạt động dân chủ kiểu này vô nhiễm trước quyền lực và quyền lợi, họ thân thiện hóa những đối lập và tránh được đối đầu không cần thiết. Chính thái độ ấy sẽ điều chỉnh công thức dân chủ Âu – Mỹ, khi áp dụng vào Á Đông. Nó dễ dàng nhận ra những yếu tố phản dân chủ và cạm bẫy, trong một qui trình dân chủ kiểu mẫu.
[1] Bìa 4, Đại dự đoán Trung Quốc thế kỷ 21, tác giả Phùng Lâm, Nguyễn Văn Mậu dịch, NXB VH-TT 1999.
[2] Samuel P. Huntington, “How Countries Democratize”, Political Science Quarterly, Vol. 124, Number 1, 2009.
[3] Tạm dịch: Họ dùng cái hoa mỹ của dân chủ trong nỗ lực thay thế chế độ độc tài hiện hữu bằng chế độ (độc tài) của riêng họ.