-Những tỳ vết của viên ngọc Singapore-Phan Châu Thành (Danlambao) - Gần đây vụ nổi loạn của cư dân khu Little India của đảo quốc Singapore khiến không ít người nước ngoài phải nhìn lại và đặt câu hỏi: Đằng sau vẻ hoàn hảo của Singapore – được thế giới đánh giá rất tốt đẹp hầu như về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội – liệu có điều gì không ổn?
- Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (2)
-Vụ Dương Chí Dũng: Tại sao Citibank bị kiến nghị điều tra? (GDVN)- HĐXX Toà án Nhân dân TP Hà Nội kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an cần tiếp tục điều tra làm rõ những sai phạm tại Ngân hàng Citibank.
Ngọc nào mà không có tỳ vết, và chính vì có những tỳ vết thì đó mới là ngọc thật. Singapore cũng vậy, theo tôi, cũng có những tỳ vết bẩm sinh của nó mà trong những góc nhìn hay/và ánh sáng nhất định, chúng mới hiện ra. Vụ bạo loạn của cư dân Little India vừa qua đã hé lộ một góc tối như vậy của Singapore.
Thực ra, mâu thuẫn giữa người lao động nhập cư với cư dân Sing gốc - cả tầng lớp lao động và trí thức, không phải là điều mới lạ đối với tôi, vì đã có nhiều lần sống và làm việc dài hạn ở Sing. Hơn 30 năm nay, đảo quốc nhỏ bé này đã đi lên một phần nhờ chính sách khai thác khôn ngoan lực lượng lao động rẻ của các nước láng giềng, đầu tiên chủ yếu làMalaysia và Indonesia, sau đến Philippines, Miamma và Thailand là chủ yếu, và hiện nay là Trung Quốc, Ấn độ và cả Việt Nam…
Nói chung, đó đều là những mỏ tài nguyên con người hầu như vô hạn đối với hơn ba triệu dân ít ỏi của Singapore, nhưng Singapore lại không bao giờ “khai thác” bền vững “chúng”, mà chỉ sau dăm năm đến chục năm là phải “đổi thị trường”. Tại sao vậy, nếu đó là quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi? Hỏi là trả lời. Đó thường không phải quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, mà phần thiệt thòi quá lớn luôn luôn ở phía bên ngoài đảo quốc này, mà chỉ sau hàng chục năm“hợp tác” họ mới nhận ra.
Quan hệ hợp tác kinh tế của Singapore với các nước láng giềng Asean và châu Á không chỉ diễn ra trên lãnh thổSingapore mà chủ yếu là ngoài lãnh thổ nhỏ bé của Singapore, tại các nước đối tác của Sing. Và chính tại những nơi đó, tức là khắp nơi, những mâu thuẫn giữa giới đầu tư và chủ doanh nghiệp Singapore với các lực lượng đầu tư và lao độngvà cả các chính quyền địa phương, mới tiềm ẩn nhiều nguy cơ lớn.
Với entry này tôi chỉ xin bàn một vấn đề nhỏ: phong cách hay đạo đức kinh doanh.
Nếu chúng ta để ý, hầu như trong tất cả những vụ tham nhũng lớn tiền chính phủ ở các quốc gia đối tác của Singapore, từ Malaysia đến Indonesia, từ Phillipines đến Thailand và Mianma, và nhất là tại Việt Nam và Trung Quốc, đều thấp thoáng bóng dáng các công ty và các doanh nhân Singapore… Tôi đã nhiều lần nói chuyện về vấn đề trên với các doanh nhân Malaysia, Indonesia, Philippines và Thailand… và chúng tôi thường rút ra kết luận khá đồng thuận, như trên…
Hãy lấy ví dụ Việt Nam, chúng ta có thể kiểm tra để rồi khẳng định, có lẽ khoảng 80-90% các vụ án tham nhũng lớn có liên quan yếu tố nước ngoài ở Việt Nam từ mở cửa 1986 đến nay, nhất là trong các ngành công nghiệp như dầu khí, xăng dầu, hàng hải…, đều có bóng dáng các công ty và các doanh nhân Singapore… Cả Vinashin, cả Vinalines, tất cả các vụ án chống tham nhũng ngành dầu khí, xăng dầu, điện lực… đều có những doanh nghiệp/doanh nhân Sing tham gia. Nhưng mọi điều tra chống tham nhũng của các nước đến cửa ngõ Sing thì… đều dừng lại.
Tại sao thế? Bởi vì, một mặt, các “doanh nhân” cộng sản của VN ta khi muốn tham nhũng lớn thì họ làm việc đó với các đối tác nước ngoài như Singapore là an toàn nhất. Nhưng mặt khác, các doanh nhân Singapore luôn là số những doanh nhân nước ngoài tích cực khuyến khích và mồi chài đối tác mình làm như vậy nhất, bởi vì “kinh doanh” như thế là “hiệu quả” nhất, “thành công” nhất… Và, bằng cách nào đó, dù luôn tham gia sâu vào tham nhũng ở nước ngoài, họ luôn được an toàn và được pháp luật Singapore bảo vệ hiệu quả… Mr.Goh của Công ty AP trong vụ án Vinalines đang diễn ra, môi giới và rửa tiền cho Dương Chí Dũng mua ụ nổi 83m, là một ví dụ điển hình. DCD có thể sẽ phải dựa cột, nhưngMr.Goh thì vẫn yên tâm xài hang triệu đô đã kiếm được. Cá nhân tôi có thể gọi mặt điểm tên hàng chục doanh nhânSing như thế trong rất nhiều vụ án lớn ở VN trong khoảng 15-20 năm qua…
Câu hỏi của tôi ở đây là, nếu không phải Mr.Goh từ Sing, mà là Mr.Smith của một công ty Mỹ hay Mr.Bill của công ty Úchay Mr.Tanaka từ Nhật làm việc đó thì liệu họ có được yên với luật pháp của họ không? Nhưng Mr. Goh thì chắc chắn sẽ được yên ổn sống hưởng thụ. Có khi Mr. Goh còn sẽ quay lại Việt nam làm ăn tiếp, và tất nhiên sẽ được các “doanh nhân” cộng sản VN chào đón tiếp (như nhiều người Sing khác tôi từng biết!).
Sau trên ba chục năm làm việc, hợp tác với các doanh nhân nước ngoài trong đó số đông là với các doanh nhânSingapore như thế, tôi nhận thấy các doanh nhân Singapore dường như công khai sống hai mặt về đạo đức kinh doanh: họ làm ăn khá nghiêm chỉnh trong nước họ, và rất rất maphia – chủ yếu dựa vào mua chuộc, hối lộ và rửa tiền (tạo ra cơ hội tham nhũng cho các đối tác) ở nước ngoài. Cách “làm ăn” như thế khiến họ trở thành những đối tác lý tưởng của những “doanh nhân lớn” tiêu tiền chùa tại các nước cộng sản như VN và TQ như Phạm Thanh Bình của Vinashin, Dương Chí Dũng của Vinalines. Ở vụ án Vinashin đảng không lôi được các “yếu tố nước ngoài” ra đó thôi, nếu không chúng ta đã có thủ tướng khác từ lâu.
Tìm hiểu và quan sát kỹ một thời gian dài, tôi đi đến kết luận là cả hệ thống pháp lý và chính sách kiểm soát tài chính quốc gia, chính sách thuế… rất thoáng và thực dụng của Singapore dường như khuyến khích và tạo điều kiện, thâm chí bảo vệ cho các “doanh nhân” của họ làm như vậy.
Có lần, tâm sự với người bạn thân là một doanh nhân Singapore đích thực mà tôi biết rõ, tôi đã nói, đại ý: Các nước trong khu vực Asean nói riêng và châu Á nói chung phải cảm ơn các doanh nhân Singapore vì đã đi đầu và làm cầu nối cho họ với các nền kinh tế, các hãng đa quốc gia, nhất là trong các ngành kinh tế kỹ thuật cao của thế giới. Nhưng, các doanh nhân Singapore cũng phải chịu trách nhiệm liên đới về việc đi đâu cũng mua chuộc và hối lộ để kinh doanh như là biện pháp hàng đầu, góp phần tạo ra những tác phong kinh doanh tham nhũng tràn lan tại các nước đó, nhất là tại Việt Nam này....
Hiểu rõ ý tôi muốn nói gì và tại sao tôi nói thế, bạn tôi trả lời chua chát: “Tao cũng rất đau lòng vì nhìn thấy thực tế đó. Đó dường như là “chính sách xuất khẩu” của các doanh nhân Singapore chúng tao rồi. Ở đâu tao cũng chỉ nghe họ khoe nhau: “Tôi đã đầu tư và mua được ông lớn này và ông lớn kia ở nước này và nước kia, và bây giờ là chỉ “khai thác” họ dài dài…” Đúng là không có kinh doanh đích thực, chỉ có coruptions và coruptions mà thôi! Nghệ thuật kinh doanh đã được chúng tao biến thành nghệ thuật mua chuộc và rửa tiền rồi. Và vì rửa tiền giỏi cho các đối tác nên các doanh nghiệp doanh nhân Singapore chúng tao rất thành công trên thị trường khu vực, ngoài Singapore. Ở Singapore chúng tao chả là gì và phải nhường sân cho các tập đoàn đa quốc gia thống lĩnh hoàn toàn…”
Mấy năm sau gặp lại trên đất Sing, bạn tôi hồ hởi khoe đã chuyển cả gia đình sang Canada, mua quốc tịch thứ hai và mở doanh nghiệp kinh doanh bên đó, với vẻ mặt rạng ngời. Tôi mừng vì thấy bạn mình không muốn và không còn phải làm dịch vụ rửa tiền cho đối tác nữa. Lý do đích thực sau này tôi mới được bạn tâm sự: “Vì kinh doanh chủ yếu bằng rửa tiền cho người khác thì nhục lắm, và nhất là không mặt mũi nào dậy được con cái thành người, chứ chưa nói đến dạy kinh doanh…” Ôi, Richard, bạn tôi, chắc chắn tôi sẽ nhớ mãi lời tâm sự đó của bạn, cho mình, suốt đời.
Từ đó, cứ nghe đến Singapore là tôi như thấy nụ cười, giọng nói của bạn mình – một người Singapore tiêu biểu.
Tôi nhìn rộng ra cả đảo quốc Singapore, thấy đúng là họ rất giỏi, đúng là họ rất thành công mọi mặt thật, và họ xứng đáng được cả thế giới ca ngợi.
Nhưng việc mấy chục năm qua nhiều người (hay đa số?) “doanh nhân” Singapore đã gián tiếp “xuất khẩu tham nhũng” sang các nước láng giềng như VN cũng là sự thật không thể chối cãi, ở khắp nơi nơi. Đó là một tỳ vết của viên ngọcSingapore khiến những người doanh nhân đích thực như bạn tôi phải bỏ đi tìm quê hương mới cho thế hệ “Sing” tương lai của họ? Chỉ biết tôi cũng biết khá nhiều người Sing khác “di tản vì đạo đức kinh doanh không phù hợp” sang Canada,Úc… như vậy.
Câu hỏi ở đây là, liệu đất nước Singapore có sẽ phải trả giá cho những gì mình làm không đúng trong quá khứ, nếu có, không? Hay, liệu những tỳ vết của viên ngọc sáng Singapore có sẽ làm nó sứt mẻ?
Bởi vì, khi bạn đi tha hóa người khác vì lợi ích của mình, bạn đã tha hóa chính mình trước đó…
Tôi mong rằng không, vì Singapore có những người rất tốt như tôi biết, không phải chỉ Lý Quang Diệu, mà là cả Doanh nhân Richard, bạn tôi.
- Những tỳ vết của viên ngọc Singapore (2)
Phan Châu Thành (Danlambao) - Trong bài trước, cùng tên, tôi đã nói về một hiện tượng theo tôi là một dạng tỳ vết của cái gọi là viên ngọc Singapore – tỳ vết do họ quá và chỉ chăm chăm khai thác tỳ vết thâm căn cố đế về đạo đức và năng lực của các “danh nhân” cộng sản (như VN, TQ) – những kẻ tham ác nhưng lại tự cướp cho mình toàn quyền quản lý không có kiểm soát tài sản “toàn dân” nước họ - để kiếm lợi cho họ.
Cái tỳ vết đó, đúng như có người đã comment, phải “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, tức do các quan cộng sản “đảng ta” luôn cố tình để người ta khai thác mình thì họ mới “nương theo” mà kiếm chác từ của cải “toàn dân” chứ… Vì, các “doanh nhân” Singapore có tung tác được như thế (luôn tích cực có mặt và đứng sau những vụ tham nhũng của các cán bộ cộng sản…) thì là chỉ ở những nước cộng sản như VN hay TQ thôi, mà không phải ở Nhật, hay Âu hay Mỹ.
Nhưng nói đi cũng phải nói lại, cũng ở VN hay TQ đó thôi, có rất nhiều các doanh nhân khác từ châu Á, châu Âu, châu Úc hay châu Mỹ, kể cả Canada và Nam Mỹ, tại sao chỉ có “doanh nhân” Singapore xuất sắc hơn hẳn trong việc tham gia hỗ trợ và rửa tiền cho các quan tham cộng sản? Là vì, họ có lợi lớn quá dễ dàng và vẫn luôn an toàn cho họ… An toàn, đó mới là vấn đề. Công dân một đất nước mà cảm thấy rằng mình có thể tham nhũng mà vẫn an toàn chính vì là công dân nước đó, thì hệ thống pháp lý (và cả đạo đức kinh doanh) của nước đó nhất định phải có vấn đề, dù việc tham nhũng xảy ra ở đâu, trong hay ngoài lãnh thổ của họ. Bởi vì, nếu không thì việc cha mẹ dậy con cái đừng ăn cắp hay gian lận chỉ nên giới hạn trong nhà, trong xóm ngõ mình thôi sao? Đi xa, bọn trẻ có thể tự do kết bè và trộm cắp, miễn là về nhà chúng vẫn ngoan?
Người Sing có vẻ không bận tâm về vấn đề này, họ không thấy xấu hổ khi các “doanh nhân” của họ thường xuyên dính líu đến tham nhũng ở các nước hàng xòm, nhất là các nước cộng sản, và họ càng không giúp đưa ra các tội phạm kinh tế như thế. Đất nước họ trở thành thiên đường cho các quan tham cộng sản Việt Nam múa may và hưởng thụ, miễn là đừng để lại dấu vết quá lộ liễu, nhé Mr.Goh…
Vì thế, dù có ngưỡng mộ đất nước Singapore bao nhiêu tôi cũng không thể chấp nhận được cách họ làm ngơ với việc các “doanh nhân” của họ giúp “doanh nhân” hàng xóm tham nhũng, miễn đó không phải tiền của họ.
Hôm nay, tôi muốn nói đến một khía cạnh nhỏ khác, một tỳ vết khác chăng, của viên ngọc Singapore, đó là cách họ khai thác không chỉ “những con người ưa tham nhũng” của nước khác mà qua đó khai thác rẻ mạt tài nguyên thiên nhiên của các nước xung quanh, sẵn sang gậy hại cho các nước đó, bằng và theo chính sách “hiệu quả kinh tế” của chính phủ Singapore hẳn hoi. Đây không còn là vấn đề cá nhân của các công dân “doanh nhân” Sing nữa…
Chúng ta biết, Singapore là một đảo quốc nhỏ tách ra từ bán đảo Malay, có nền kinh tế gắn kết khăng khít với kinh tế Malaysia, nhất là bang Johor Baru. Thành phố Singapore cần có nguồn cung cấp nước sạch, thực phẩm nông nghiệp, vật liệu xây dựng thô… từ hàng xóm vốn là cố quốc của họ - Malaysia. Lẽ ra, đó sẽ là lợi thế win-win cho cả hai nước. Cả hai bên đều có thể có lợi từ sự phát triển của Singapore và cả Malaysia.
Nhưng, vì thường quen và chỉ muốn “hơn người”, chỉ muốn có những kiểu quan hệ mà chỉ mình là có lợi, còn bên kia chỉ có vài cá nhân (mà họ mua chuộc được) có lợi “cỏn con”, nên các mối quan hệ vốn phải khăng khít của họ với các quốc gia hàng xóm, thì lại không bễn vững và không phát triển được.
Ví dụ, thay vì mua nước sạch từ Malay, rẻ cho họ và lợi cho Malaysia, Singapore phải tự chế nước sạch từ nước thải để được “độc lập” (Vì Malaysia quyết không “bán nước” cho họ nữa)… Họ cũng nắn dòng sông (Singapore Strait) chia cắt hai nước Malay-Sing để cố thay đổi dòng chảy tự nhiện sao cho có lợi cho họ hơn (như TQ đã và đang làm với các dòng sông biên giới…), khiến hai bên phải kéo nhau ra Trọng tài Quốc tế nhiều năm nay… Họ cũng đang mua cát san lấp để lấn biển phía Đông và Tây đảo quốc (phía Bắc là Malaysia và phía Nam là eo biển quốc tế Malaca rồi). Đầu tiên là họ mua từ Malaysia, sau Malaysia là từ Indonesia, nay cả hai nước này đều cấm xuất khẩu cát san lấp và xây dựng cho Sing (Tại sao “ngon” vậy lại cấm thế?), và họ đang mua chúng từ các quan tham Việt Nam (có “đèn xanh” từ cấp chính phủ)…
Hàng năm, Việt Nam đang xuất từ 20 đến 30 triệu m3 cát sông cho Sing, chủ yếu theo “tiểu ngạch” do họ mua cát (sau khi mua quan tham) thẳng từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, làm hủy hoại nghiêm trọng đời sống và môi trường hạ lưu MêKong, khiến cả khu vực này của nước ta vốn đang chìm dần vì thay đổi khí hậu toàn cầu, lại càng bị lún nhanh hơn... Và với tốc độ khai thác cát sông Cửu Long thế này, nhiều làng mạc ven sông đồng bằng sông Cửu Long sẽ “biến mất qua đêm” mà chính quyền cộng sản này vẫn sẽ vô tư không quan tâm… như hiện nay.
Cái giá để Singapore rộng ra và cao hơn sẽ là cát rẻ của đồng bằng sông Cửu Long, là đời sống của dân nghèo đang mưu sinh nơi đây, là chính đồng bằng sông Cửu Long! Và vựa lúa này của nước ta trong vài chục năm tới sẽ bị biển nhấn chìm trên 30% diện tích nhanh hơn tốc độ thay đổi khí hậu, chính là nhờ các quan tham cộng sản hút và bán được nhiều cát hơn cho chính phủ Singapore!
Hiện nay, cát tặc đang là nguyên nhân hay tác giả của những tai họa sụt lún ven sông khắp các khu vực miền Tây mà chính quyền đều làm ngơ và bảo kê cho chúng hại dân hại nước (đúng 100% nghĩa đen của từ đó), chỉ vì đồng đô la Sing bán cát cho chính quyền Sing đang chạy thẳng vào hệ thống túi vô đáy của các quan tham, đến tận thủ tướng (tay chân và người nhà TTg đang cai quản đường dây này…).
Dường như chính quyền Singapore cố tình nhắm mắt làm ngơ không quan tâm (và tất nhiên sẽ không chịu trách nhiệm) hậu quả việc mua cát lấn biển bằng mọi giá rẻ nhất của họ hiện nay. Nếu hàng năm có thêm hàng trăm hàng nghìn mái nhà, mảnh vườn ven sông của người nghèo Việt Nam (cụ thể ở đồng bằng Miền Tây) bị biến mất, bị nhấn chìm… do các quan cộng sản đã miệt mài hút cát dưới đó bán rẻ cho họ-Singaporeans làm sân bay mới trên biển… thì đó là việc của người Việt.
Vâng đúng là việc của người Việt gây ra cho người Việt, nhưng họ - chính phủ Singapore biết rõ tại sao- vì lợi ích gì những kẻ “người Việt” đó làm thế, và biết rõ chính họ - Sinaporeans đã làm tất cả để những “kẻ đó” làm thế - tự giết đồng bào mình, tự phá đất nước mình…. vì quyền lợi của Singapore, thì họ có hoàn toàn vô can?
Cũng giống như ví dụ “mua cát” trên, các dự án kinh doanh, đầu tư mà của chính phủ Singapore hậu thuẫn ở nước ngoài, họ chỉ quan tâm “hiệu quả kinh tế” trước mắt, bất chấp các nguyên tắc đạo đức kinh doanh để hai bên phát triển bền vững. Có lẽ cộng sản Việt nam có thể giết hết nông dân để lấy đất giao cho họ làm các khu công nghiệp VSIPs, họ cũng không quan tâm?
Chả thế mà, khi thủ tướng Lý Quang Diệu của Sing sang tư vấn kinh tế cho các quan chức cộng sản Việt Nam, họ đã không dạy được điều gì và các quan cộng sản VN đã không học được điều gì. Bởi vì, người Sing không thực sự quan tâm lợi ích của người khác? Người Sing không hướng đến những hợp tác bên kia cũng có lợi bền vững?
Và bởi vì, không chỉ cái “hiệu quả và lợi ích kinh tế” trước hết và trước mắt mà Singaporean tôn sùng – đối với hai bên quá khác nhau, mà trước hết là vì bản thân người dạy thường không làm đúng những điều họ dạy, là trong bản chất của kinh doanh, đó là các hoạt động hai bên đều phải có lợi minh bạch để cùng phát triển bền vững.
Thế nhưng, người Việt (cụ thể là chính quyền cộng sản Việt Nam) lại rất say mê và có lẽ đã học được từ người Sing, từ chính phủ Sing “nhiều điều” trong một lĩnh vực khác hẳn mà chính những người thầy Singapore cũng không ngờ.
Đó là cách nội trị và xử lý các đảng phái khác chính kiến (ở ta gọi là “các thế lực thù địch” đó) của họ - chính phủ Singapore hay đảng PAP, từ ngày họ dựng nước đến nay, để đạt được cái gọi là “ổn định chính trị”. Tôi không coi đó là điều đáng học từ Singaporeans, mà tôi coi đó cũng là một dạng tỳ vết khác của Viên ngọc Singapore. Nhưng có lẽ đó sẽ là đề tài cho entry sau của tôi trong loạt entry này, khi có điều kiện.
Tuy nhiên, tôi vẫn xin nhắc lại quan điểm của mình: ngọc nào mà không có tỳ vết, và chính vì có những tỳ vết đó chúng mới là ngọc thật. Bởi vì, khi con người ta đang tạo ra những gì sau này bị gọi là “tỳ vết” của mình, lúc đó chúng ta đang cố gắng làm điều chúng ta tin rằng sẽ tốt đẹp nhất, không phải là sẽ để lại những tỳ vết…
-Vụ Dương Chí Dũng: Tại sao Citibank bị kiến nghị điều tra? (GDVN)- HĐXX Toà án Nhân dân TP Hà Nội kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an cần tiếp tục điều tra làm rõ những sai phạm tại Ngân hàng Citibank.
Vinalines thanh toán 9 triệu USD tiền ụ nổi cho Công ty AP qua Ngân hàng Citibank. |
- Vụ Dương Chí Dũng: “Mất cán bộ, mất đảng viên đau lắm nhưng phải làm"
- Thấy gì qua án tử hình Dương Chí Dũng
- Vụ Dương Chí Dũng: Kiến nghị điều tra ở Bộ GTVT và ngân hàng Citibank
- Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc lĩnh án tử hình
- Vụ xử Dương Chí Dũng: Nhiều bị cáo bật khóc khi được nói lời cuối cùng
- Trưởng ban Nội chính TƯ Nguyễn Bá Thanh dự phiên xét xử Dương Chí Dũng
Liên quan đến việc chuyển 9 triệu USD tiền thanh toán ụ nổi 83M của Vinalines cho Công ty AP, HĐXX Toà án Nhân dân TP Hà Nội kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an cần tiếp tục điều tra làm rõ những sai phạm tại Ngân hàng Citibank, nếu có dấu hiệu hình sự thì khởi tố theo quy định pháp luật.
Theo hồ sơ vụ án, Vinalines đã chuyển 9 triệu USD tiền thanh toán mua ụ nổi 83M cho Công ty AP qua tài khoản ký quỹ mở tại Ngân hàng Citibank. Sau khi nhận được khoản tiền này, Công ty AP lại chuyển về Việt Nam 1,666 triệu USD để Dương Chí Dũng và đồng phạm chia nhau. Trong khi đó, ụ nổi 83M đã cũ nát, không hoạt động được. Việc làm này đã gây thất thoát tài sản Nhà nước.
Toàn cảnh việc thanh toán hợp đồng mua bán ụ nổi 83M thông qua Ngân hàng Citibank được thực hiện như sau:
Theo cáo trạng, việc Vinalines vay vốn của Ngân hàng Citibank – Chi nhánh Hà Nội được Dương Chí Dũng quyết định tại Nghị quyết HĐQT Vinalines ngày 20/9/2007. Do vậy, khi thực hiện Hợp đồng mua, bán ụ nổi 83M số 01-07/VNL-AP ngày 15/3/2008 giữa Vinalines và Công ty AP, Singapore có quy định:
Điều 18: Vinalines thanh toán 900 nghìn USD (tiền đặt cọc 10%) cho Công ty AP qua tài khoản ký quỹ tại Ngân hàng Citibank – Chi nhánh Hà Nội.
Điều 19: Vinalines thanh toán 8,1 triệu USD (90% giá trị hợp đồng) cho Công ty AP qua thư tín dụng do Ngân hàng Citibank – Chi nhánh Hà Nội phát hành. Trước khi Vinalines thanh toán số tiền 90% giá trị hợp đồng, Công ty AP phải chuyển cho Vinalines đủ 18 loại tài liệu liên quan đến ụ nổi quy định tại Phụ lục II của hợp đồng mua, bán số 01-07/VNL-AP.
Thực hiện nghĩa vụ thanh toán, Bùi Thị Bích Loan, Trưởng ban Tài chính - Kế toán Vinalines biết được Vinalines mua ụ nổi 83M không đúng các quy định của Nhà nước. Trước đó, ông Trịnh Quang Huy, nhân viên ban Tài chính - Kế toán khi kiểm tra hồ sơ thanh toán đã phát hiện Công ty AP không cung cấp đầy đủ tài liệu như Điều 19 và Phụ lục II của hợp đồng đã cam kết. Bởi vậy, ông Huy đã báo cáo với Loan.
Ngày 17/3/2008, Bùi Thị Bích Loan ký uỷ nhiệm chi số 17 chuyển 900 nghìn USD tiền đặt cọc vào tài khoản ký quỹ. Đây là tài khoản chung của Vinalines và Công ty AP được mở tại Citibank – Chi nhánh Hà Nội.
Ngày 31/5/2008, Mai Văn Phúc ký chỉ dẫn thanh toán đề nghị Citibank – Chi nhánh Hà Nội giải toả, chuyển 900 nghìn USD tiền ký quỹ cho Công ty AP.
Đối với việc thanh toán khoản 8,1 triệu USD, Công ty AP không có đủ tài liệu để chuyển cho Vinalines làm căn cứ thanh toán, chỉ bao gồm: Thư thoả thuận mua bán ụ nổi 83M; Hợp đồng mua bán ụ nổi số 01-07/VNL-AP ngày 15/3/2008; Hợp đồng ký quỹ ngày 10/3/2008.
Mặc dù vậy, Mai Văn Phúc vẫn chỉ đạo Trần Hữu Chiều lập 3 tờ trình đề nghị thanh toán để có bút phê vào 3 uỷ quyền thanh toán để Ngân hàng Citibank – Chi nhánh Hà Nội chuyển 8,1 triệu USD cho Công ty Ap vứi nội dung: “Đồng ý, chuyển Ban Tài chính - Kế toán căn cứ thực hiện”.
Như vậy, hồ sơ thanh toán ụ nổi 83M không đủ điều kiện, có nhiều mâu thuẫn và việc chỉ đạo giải ngân 8,1 triệu USD của Mai Văn Phúc và Trần Hữu Chiều là pháp luật. Với chức trách nhiệm vụ được giao, Bùi Thị Bích Loan phải có biện pháp ngăn chặn và báo cáo bằng văn bản lên HĐQT Vinalines, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính về sai phạm này.
Nhưng Loan vẫn lập các thủ tục chi thanh toán 8,1 triệu USD cho Công ty AP qua Ngân hàng Citibank – Chi nhánh Hà Nội, tạo điều kiện cho Dương Chí Dũng và các đồng phạm chi mua ụ nổi 83M với giá 9 triệu USD không đúng với các quy định của Nhà nước.
Tại biên bản Kết luận giám định ngày 26/9/2013, Giám định viên tư pháp kết luận: “Việc Vinalines cùng Công ty AP ký chỉ dẫn thanh toán để giải toả số tiền ký quỹ 9 triệu USD, thanh toán 90% giá mua mà không bàn giao tài liệu liên quan được đề cập tại Phụ lục 2 của hợp đồng mua bán là trái với quy định tại khoản 2, Điều 50 Luật Thương mại.”
HĐXX kiến nghị Bộ Công an tiếp tục điều tra ở Ngân hàng Citibank, nếu có dấu hiệu hình sự thì khởi tố theo quy định pháp luật. |
Khoản 2, Điều 50 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thoả thuận và theo quy định của pháp luật.”
Điều 58 Luật Đấu thầu năm 2005 quy định: “Giá hợp đồng và các điều khoản cụ thể về thanh toán được ghi trong hợp đồng là cơ sở để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu.”
Kết quả xác minh tại Vinalines, Ngân hàng Citibank, Ngân hàng UOB Chi nhánh TP Hồ Chí Minh cho thấy, đến ngày 13/6/2008, Vinalines đã thanh toán đủ 9 triệu USD tiền hợp đồng mua ụ nổi 83M vào tài khoản Công ty AP tại Ngân hàng UOB, Singapore.
Ngày 16/6/2008, thời điểm 5 ngày sau khi nhận được 9 triệu USD, Công ty AP đã chuyển 1,666 triệu USD vào tài khoản mở tại Ngân hàng UOB Chi nhánh TP Hồ Chí Minh của Công ty Phú Hà. Công ty này do Trần Thị Hải Hà, em gái Trần Hải Sơn làm Giám đốc. Trước đó, để hợp thức hoá việc chuyển tiền, Hà đã không đọc nội dung mà ký vào một bộ hồ sơ khống do Sơn đã lập sẵn.
Sau khi nhận được tiền, Hà rút làm nhiều lần đưa Sơn. Theo lời khai của Sơn, sau đó Sơn đã chia cho Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng, Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng, Trần Hữu Chiều 340 triệu đồng, còn lại Sơn chi tiêu cá nhân.
Trong khi Dương Chí Dũng cùng đồng bọn nhận được 1,666 triệu USD tiền “lại quả” chia nhau như trên thì ụ nổi 83M lại cũ nát, không hoạt động được, phải chi phi để tiến hành sửa chữa tại Nhà máy sửa chữa tàu biển Huyndai Vinashin, Nha Trang. Đồng thời, cho đến nay, Vinalines vẫn phải tiếp tục bỏ ra một nguồn tiền lớn cho việc neo đậu, trong coi, bảo quản ụ nổi (khoảng 1 tỷ đồng mỗi tháng).
Tại biên bản Kết luận giám định ngày 26/9/2013, Giám định viên tư pháp kết luận: Việc mua ụ nổi 83M của Vinalines đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 366.930.032.432 đồng sau khi đã trừ đi những khoản chi phí hợp lý như chi phí mua ụ nổi, chi phí vận chuyển, chi phí lai dắt về Việt Nam…
Liên quan đến hoạt động chuyển tiền của Citibank trong vụ việc này, trong bản Kết luận điều tra của Cơ quan CSĐT Bộ Công an có ghi: “Giám định viên không có kết luận sai phạm. Do vậy Cơ quan điều tra không có căn cứ xem xét, xử lý.”
Tuy nhiên, tại phiên toà xét xử sơ thẩm Dương Chí Dũng và đồng phạm, HĐXX nhận xét: Quá trình điều tra vụ án, Cơ quan CSĐT Bộ Công an phát hiện, hồ sơ thanh toán 9 triệu USD tiền mua ụ nổi của Vinalines cho Công ty AP có nhiều vi phạm pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế. Mặc dù vậy, Citibank vẫn chuyển tiền cho Công ty AP dẫn đến việc thất thoát 9 triệu USD của Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam.
Trên cơ sở đó, HĐXX kiến nghị Cơ quan CSĐT Bộ Công an tiếp tục điều tra làm rõ sai phạm của Ngân hàng Citibank. Nếu có dấu hiệu hình sự thì cần tiến hành khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật Việt Nam./.