Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Phiên toà phúc thẩm xử nhà bất đồng chính kiến Ngô Hào



Phiên toà phúc thẩm xử nhà bất đồng chính kiến Ngô Hào (RFA).
Sau khi phiên toà kết thúc bà Nguyễn thị Kim Lan khóc ngất vì gia đình chịu quá nhiều bất công.
Sau khi phiên toà kết thúc bà Nguyễn thị Kim Lan khóc ngất vì gia đình chịu quá nhiều bất công.
Citizen video
Thứ hai ngày 23 tháng 12 tại tỉnh Phú Yên đã diển ra phiên toà phúc thẩm ông Ngô Hào. Thông tín viên Tường An có cuộc nói chuyện với con trai ông Ngô Hào là Ngô Minh Tâm về diễn biến phiên toà.
Y án sơ thẩm, 15 năm tù và 5 năm quản chế
Sáng ngày 23 tháng 12 , phiên toà phúc thẩm tại Toà án Nhân Dân tỉnh Phú Yên đã y án sơ thẩm ông Ngô Hào về tội « Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân Dân »  theo điều 79 luật Hình sự Việt Nam. Phiên toà bắt đầu lúc 7.30 giờ sáng, đến 8 giờ thì Hội đồng Xét xử mới đến và chưa đến 10 giờ thì phiên toà đã kết thúc với kết quả là y án sơ thẩm, tức 15 năm tù và 5 năm quản chế.
Có mặt trong phiên toà là vợ ông Ngô Hào : bà Nguyễn thị Kim Lan, con trai trưởng Ngô Minh Tâm và con trai thứ Ngô Minh Trí. Anh Ngô Minh Tâm cho biết gia đình không hề được thông báo để tham dự phiên toà :
« Thành phần tham dự phiên toà về phía người nhà chỉ có 3 mẹ con cùng với bố, chứ ngoài ra không có một ai đến dự chung với gia đình. Ngày diễn ra phiên toà thì gia đình không được cơ quan điều tra cũng như toà án thông báo cho nên gia đình hoàn toàn không biết tin gì hết. Gia đình chỉ biết tin qua luật sư báo là hôm nay có phiên toà nên gia đình mới biết để mà tới dự phiên toà »
Thành phần tham dự phiên toà về phía người nhà chỉ có 3 mẹ con cùng với bố...Ngày diễn ra phiên toà thì gia đình không được cơ quan điều tra cũng như toà án thông báo cho nên gia đình hoàn toàn không biết tin gì hết
Anh Ngô Minh Tâm
Trong phiên toà kéo dài chưa đầy 2 tiếng, luật sư biện hộ là ông Trần Thu Nam của đoàn Luật sư Hà Nội cũng như ông Ngô Hào đều không có cơ hội để biện hộ. Theo anh Tâm, phiên toà chỉ là một hình thức dân chủ trá hình :
« Về phía luật sư cũng như về ba thì hoàn toàn không được bất cứ 1 lời  biện hộ nào. Về phía Ba thì trong phiên sơ thẩm cũng như phúc thẩm Ba vẫn không đứng để trả lời mà phải ngồi  trên ghế để trả lời  và toà chỉ cho phép trả lời có hoặc không thôi. Về phía luật sư thì mọi chứng cứ cũng như lời biện hộ của luật sư đưa ra thì toà án và viện kiểm sát đều bác bỏ và không chấp nhận lời biện hộ. Phiên toà diễn ra rất là chóng vánh vì mọi lời biện hộ từ phía Ba cũng như luật sư thì toà và viện kiểm sát đều bác bỏ cho nên họ kết án rất là nhanh để kết thúc vụ án. Đây chỉ là một hình thức nhằm cho thế giới thấy Việt Nam có dân chủ thôi chứ trong thực chất hoàn toàn không có dân chủ và tự do ở đây  »
Ông Hào bị tuyên án 15 năm tù và 5 năm quản chế trong 1 phiên tòa chớp nhoáng vỏn vẹn chỉ có ba mẹ con đến dự...
Ông Hào bị tuyên án 15 năm tù và 5 năm quản chế trong 1 phiên tòa chớp nhoáng vỏn vẹn chỉ có ba mẹ con đến dự...(Citizen video)
Anh Tâm cho biết tinh thần ông Ngô Hào vẫn vững vàng, tuy nhiên sức khoẻ ông Ngô Hào cũng đã sụt giảm rất nhiều so với lần gặp trước trong phiên sơ thẩm :
«  Về tinh thần tham dự phiên toà thì ngày hôm nay tinh thần ba em cũng rất là vững vàng, tuy nhiên về sức khoẻ thì cũng như phiên sơ thẩm, trong phiên phúc thẩm thì ba em cũng phải ngồi trên ghế để trả lời những câu hỏi của toà, sắc mặc ba em không bình thường như trước mà rất là tái. Trong quá trình tham dự phiên toà, em quan sát thì thấy chân Ba em bị teo đi rất là nhiều »
Về phía Ba thì trong phiên sơ thẩm cũng như phúc thẩm...toà chỉ cho phép trả lời có hoặc không thôi. Về phía luật sư thì mọi chứng cứ cũng như lời biện hộ của luật sư đưa ra thì toà án và viện kiểm sát đều bác bỏ
Anh Ngô Minh Tâm
Anh Tâm cho biết cảm tưởng về bản án 15 năm tù của Cha mình như sau :
« Theo em thấy thì những công việc này là quyền tự do cá nhân đối với một đất nước tự do thì đó là quyền cơ bản của một con người , không có gì để mà đáng ở tù đến 15 năm, em thấy rất là bất công »
Đối xử quá bất công
Anh Tâm cũng cho biết từ lúc ông Ngô Hào bị bắt giam cho đến nay, gia đình chưa hề được gặp mặt, mặc dù có giấy của toà án tối cao Đà nẵng và anh cũng nghĩ rằng trại giam cũng sẽ không cho gia đình gặp ông Ngô Hào trong thời gian sắp tới :
« Trước ngày diễn ra phiên toà phúc thẩm ngày 23/12 1 tuần thì gia đình có làm đơn xin phép cho gia đình được gặp mặt Ba, toà án tối cao Đà nẳng chấp nhận đơn và gửi văn bản về gia đình. Sáng thứ bảy tuần trước thì gia đình có lên trại tạm giam nộp giấy thăm gặp đó cho trại tại giam xin gặp Ba. Tuy nhiên trại tạm giam không cho phép gặp, đồng thời tịch thu luôn giấy của gia đình gửi vô và không nêu lên bất cứ một lý do gì tuy rằng gia đình đã yếu cầu giải thích rỏ. Đây là một tỉnh xa nên mọi thông tin về Ba  rất là khó ra bên ngoài, về mặt truyền thông cũng như dư luận trong nước thì Ba hoàn toàn được ít người biết đến, dẫn đến là bị cô lập về mặt thông tin, cho nên  công an ở đây nó rất là bắt chẹt nên dẫn đến là gia đình bị đối xử rất là bất công  và có thể sẽ không được gặp mặt Ba trong thời gian tới đây »
Theo báo Tin Tức và công an TP HCM, Ông Ngô Hào có nộp đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng Hội đồng xét xử đã không chấp nhận đơn kháng án của bị cáo Ngô Hào. Tuy nhiên, Anh Tâm cho biết sau phiên toà sơ thẩm ngày 11/9, ông Ngô Hào không hề nhận được giấy quyết định bản án sơ thẩm và do đó không hề làm đơn kháng cáo. Anh Tâm cho biết sự lấm liếm của trại giam khi họ nói rằng ông Ngô Hào đã nhận được giấy quyết đinh bản án sơ thẩm :
Trong quá trình diễn ra phiên toà con luôn luôn nhìn xem có ai quen hoặc là họ hàng tới chia sẻ với gia đình, nhưng hoàn toàn không. Bước vào phiên toà chỉ có ba Mẹ con cùng với Ba. Cảm giác đầu tiên trong lòng con là một sự lạc lỏng và rất là buồn
Anh Tâm
«  Sau ngày sơ thẩm 11/9/2013 vừa rồi Ba không được nhận bản án. Sau đó gia đình yêu cầu gửi bản án cho Ba để ba có đủ cơ sở để ba làm đơn kháng cáo. Tuy nhiên trại tạm giam nói rằng Ba trong này đã có rồi. Nhưng tới sáng hôm nay, được tiếp xúc với Ba tại toà phúc thẩm thì Ba xác nhận là Ba không hề nhân được bản án sơ thẩm để làm đơn kháng cáo. Đây là một sự bất công đối với gia đình cũng như đối với Ba. Mọi thông tin bên ngoài cũng như trong đó là Ba hoàn toàn bị cô lập. Đối xử rất là bất công »
Phiên toà ngày 23/12 diễn ra trong lặng lẽ, không bạn bè, không một người thân đến tham dự ngoài vợ và hai người con ông Ngô Hào. Anh Tâm cho biết sự tủi thân của gia đình và nỗi uất ức của Mẹ khi nghe toà tuyên án :
« Trong quá trình diễn ra phiên toà con luôn luôn nhìn xem có ai quen hoặc là họ hàng tới chia sẻ với gia đình, nhưng hoàn toàn không. Bước vào phiên toà chỉ có ba Mẹ con cùng với Ba. Cảm giác đầu tiên trong lòng con là một sự lạc lỏng và rất là buồn. Nhìn chung quanh chỉ có gia đình, nhưng kèm theo đó là trên 50 công an mặc sắc phục, không khí rất là lạnh. Kết thúc phiên toà hoàn toàn là sự sụp đổ. Sau khi phiên toà kết thúc thì Mẹ  không chịu được , Mẹ rất là sốc, Mẹ gào khóc và đòi chạy theo ba, lúc đó con và em con cũng buồn và tủi thân vô cùng. »
Ông Ngô Hào sinh năm 1948 , trước năm 1975, ông phục vụ trong quân đội VNCH, bị bắt năm 1977 vì tội tổ chức đảng Liên Minh Việt Nam, năm 1997 ông được thả ra để chửa bệnh. Ra tù, ông giúp tin đồ Phật giáo Hoà hảo bị đàn áp đưa danh sách 14 tù nhân lương tâm cúa Phật giáo Hoà Hảo vào cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Ngày 8 tháng 2 năm 2013 ông lại bị bắt và trong phiên phúc thẩm ngày 11/9 tại Phú Yên, ông bị cáo buộc bởi nhiều tội danh « từ năm 2008 đến 2012 đã tàng trử, viết bài phát tán, chuyển tiếp tài liệu có nội dung tuyên truyền xuyên tạc chế độ, nói xấu lãnh tụ, liên kết với chính phủ lưu vong ở hải ngoại, âm mưu thành lập nhà nước liên bang Đại việt ,thực hiện Cách mạng Hoà nhài theo hình thức bất bạo động..v.v.. ». Ông Ngô Hào bị kết án 15 năm tù và 5 năm quản chế  và bị giam tại trại tạm giam thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên.
- Tù nhân lương tâm Tạ Phong Tần bị quản giáo ức hiếp (DCCT).

- Dân oan từ các tỉnh phía Nam kéo về Sài Gòn đòi công lý (CTM). – Nhân quyền ở đâu khi quan đánh đập, xua lùa, cấm cản dân đánh trống kêu oan ở chốn công đường? (DCCT).

- Nguyễn Tường Tâm: Mafia cộng sản Việt Nam lừa bịp và đàn áp người dân đến bao giờ? (Dân luận).

- Bùi Tín: Họ sợ những gì? (Blog VOA). – Từ sợ hãi tới hành động (DLB).

- Khi sức tàn lực kiệt, Cộng sản đã chọn bạo lực (Blog RFA).

- Nguyễn Duy Vinh: Giải lý vận nước Việt Nam theo cái nhìn vô ngã (Dân luận).

- Liếm (pro&contra).- Thẩm quyền (Nguyễn Vạn Phú).



***************
Ngày 12.03.2009 Giờ 07:20
Minh bạch và trách nhiệm giải trình
Trong những số báo trước, Sài Gòn Tiếp Thị đã đề cập đến thực tế là bất ổn kinh tế vĩ mô có thể được giảm nhẹ nếu nhiều thông tin được minh bạch hoá. Tiến sĩ Võ Trí Thành của viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chia sẻ thêm về vấn đề này
Ông nói: Minh bạch và trách nhiệm giải trình là hai điều rất quan trọng với các cơ quan nhà nước. Minh bạch không có nghĩa là ai cũng được biết tất cả, và về phần mình, các cơ quan nhà nước cũng không phải cập nhật các số liệu một cách đầy đủ để công bố vì không thể làm được như thế.
Minh bạch quan trọng ở hai điểm. Nó giúp tăng khả năng tiên liệu, giảm rủi ro trong kinh doanh; và củng cố lòng tin thị trường. Một chính phủ, hay một nhà hoạch định chính sách mà phát biểu tiền hậu bất nhất thì khó tạo lòng tin được.
Trách nhiệm giải trình là để các cơ quan nhà nước nói báo chí, nhà nghiên cứu, và người dân rằng, số liệu của tôi như thế có thể còn khiếm khuyết, nhưng tôi giải thích sự (bất) hợp lý của nó.
Nhưng, các số liệu thống kê của Việt Nam thường được cung cấp rất sớm vào ngày 24 hàng tháng. Đó cũng là biểu hiện của tính minh bạch chứ?
Hệ thống thống kê của Việt Nam bị một số vấn đề. Thứ nhất là tính thiếu nhất quán giữa các số liệu; thứ hai, các số liệu không đầy đủ trong hệ thống; và thứ ba, nguy hại hơn, là cách công bố, và nhận dạng số liệu thống kê. Ví dụ, có những số liệu phải công khai, ai cũng cần biết, nhưng ở Việt Nam lại rất bập bõm, thiếu và yếu, như về tiền tệ, ngân sách, cán cân thanh toán quốc tế… Một nhà kinh tế học nước ngoài nói với tôi, với những số liệu thống kê như Việt Nam thì viết một bài luận đã khó, đừng nói đến phân tích định lượng. Tuy nhiên, gần đây đã có nhiều tiến bộ.
Để phục vụ công tác dự báo, ông có tiếp cận được với những con số bên ngân hàng không?
Nói thật, tôi chỉ tiếp cận được không đầy đủ một số số liệu ước tính để phục vụ báo cáo nội bộ thôi. Những con số tôi có được không phải là tổng thể, Ví dụ, báo cáo tổng thể cung tiền tệ hàng năm thì phải có các con số tổng phương tiện thanh toán, ngoại tệ ròng, nội tệ ròng, cho vay, hay tiền gửi nội tệ ngoại tệ, kỳ hạn,… mà tôi không có được.
Tôi dùng những số liệu (ước tính) đó, cộng thêm của quỹ Tiền tệ quốc tế IMF làm dự báo.
...
Theo ông, những con số như vậy có nên là mật không?
Ở các nước thì nó không mật. Ví dụ ở Úc hay Mỹ thì họ công khai các số liệu về cung ứng tiền tệ như M1 (tiền mặt và tiền gửi ngắn hạn), M2 (tổng phương tiện thanh toán), M3 (trái phiếu). Phần lớn các nước họ công khai hết, chậm nhất là hai tuần thôi, vì họ coi đó là hàng hoá công.
Trong khi đó, ở Việt Nam thì nhiều dấu mật, làm hạn chế minh bạch, và hạn chế thảo luận giữa các nhóm xã hội khác nhau. Nhiều khi người ta cũng lạm dụng mật để né tránh trách nhiệm.
Theo kinh nghiệm của ông, người dân có quan tâm đến các con số kinh tế vĩ mô không?
Trong hơn hai năm qua, người dân ngày càng hiểu sự quan trọng của kinh tế vĩ mô, vì họ muốn biết cách giữ giá trị tài sản do lạm phát cao. Tôi thấy, ai cũng quan tâm đến các biến kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá, lãi suất, giá vàng,… Trong chừng mực, người dân cũng quan sát các động thái của Chính phủ, và đòi hỏi tính giải trình, tạo nên sức ép phải làm chính sách tốt hơn. Điều này trở nên rõ hơn.
.....
Việt Nam có cần hệ thống cảnh báo sớm với những bất ổn kinh tế hay không?

Ông dự báo như thế nào về kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn?
Nước mình hiện nay khó khăn hơn các nước khác do bị hai cú đòn (lạm phát và giảm phát) cho sản xuất kinh doanh. Năm ngoái, chúng ta phải chống lạm phát nên phải chấp nhận đánh đổi tăng trưởng, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Bây giờ đã có một số cải thiện vì phản ứng chính sách tốt hơn, và vận may do giá thế giới giảm. Tuy nhiên, chúng ta chưa thoát hẳn những bất ổn kinh tế vĩ mô như cán cân thanh toán, hệ thống tài chính, lạm phát trở lại.
Cái khó nữa là phạm vi điều chỉnh chính sách không còn lớn như các nước Đông Á khác. Thâm hụt ngân sách, thâm hụt cán cân thanh toán, bài toán tỷ giá,… nghĩa là những biến vĩ mô cho thấy, không gian để chúng ta linh hoạt chính sách không còn rộng nữa.
---
Trách nhiệm của Chính phủ là phải minh bạch thông tin... nhưng thực tế dường như chỉ ở lời nói .. dù sao cũng nhớ là ô NTD đã nói vậy để dân biết mà đòi hỏi quyền của mình
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/835886/
Thủ tướng: Dân phải được biết Chính phủ đang làm gì18:36' 13/03/2009 (GMT+7)
Làm việc với Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT) và Tổng Công ty viễn thông Quân đội (Viettel) ngày 13/3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói: "Quyền được thông tin của nhân dân thì nhân dân phải biết Chính phủ đang làm gì và sắp làm gì nhưng nhiều thủ tục hành chính mà người dân chưa biết do triển khai Chính phủ điện tử chậm”.
"Quyền được thông tin của nhân dân thì nhân dân phải biết Chính phủ đang làm gì và sắp làm gì nhưng nhiều thủ tục hành chính mà người dân chưa biết do triển khai Chính phủ điện tử chậm. Như thế là có lỗi với dân”, Thủ tướng nói.
----
Có minh bạch thì mới chống được tham nhũng. Dường như đây là cái vòng luẩn quẩn. Tham nhũng ở VN đã được chuyên môn hóa .
http://vietnamnet.vn/chinhtri/2009/03/835735/
Còn lợi ích cục bộ, còn tham nhũng 05:25' 13/03/2009 (GMT+7)
- "Tham nhũng ở Việt Nam khó đánh giá và định lượng. Vì để xác định tham nhũng luôn phải đòi hỏi bằng chứng, nhưng lấy đâu ra? Ông Huỳnh Ngọc Sĩ trong nghi án hối lộ PCI cuối cùng lại bị bắt vì một tội không liên quan đến số tiền 850 nghìn đôla", bà Phạm Chi Lan bình luận về kết quả nghiên cứu "Hành chính nhà nước, chống tham nhũng và phát triển kinh tế" do Chương trình phát triển LHQ (UNDP) thực hiện.
Đây là 1 trong 6 nội dung nghiên cứu về cải cách hành chính quốc gia để đưa ra những khuyến nghị xung quanh vấn đề phòng chống tham nhũng, cải cách thể chế quản lý hành chính, phát triển nguồn nhân lực, quản lý tài chính công... Nghiên cứu đã được trình bày tại Hội thảo quốc gia về cải cách hành chính công hôm nay (12/3).
Tham nhũng ngày càng chuyên môn hóa
Nhóm nghiên cứu chỉ ra tham nhũng tại Việt Nam "xuất hiện tại mọi cấp, trong tất cả các khu vực, bao gồm cả khu vực công lẫn tư", tham nhũng không chỉ xuất hiện cùng với cơ chế thị trường mà từ thời bao cấp, mức độ "tăng đáng kể từ thời kỳ đổi mới". Theo chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, đây chính là lý do khiến công cuộc chống tham nhũng "loay hoay suốt bao năm nay".
Tham nhũng cũng được nhận diện dưới ba cách thức: tiền bôi trơn, tư nhân hóa bất hợp pháp tài sản Nhà nước và bán quyền lực Nhà nước. Việc bán quyền lực Nhà nước bao gồm việc nhận hối lộ liên quan đến tuyển dụng, đề bạt các chức vụ và bán các dịch vụ thông thường.
Nghiên cứu cũng nhận diện đường đi của tham nhũng như sự hình thành thị trường đất đai, tài chính, hoặc "rút ruột" từ quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Tán thành phân tích này, bà Phạm Chi Lan còn bổ sung thêm "khe cửa" khác mà tham nhũng có thể "lách", đó là "cài cắm lợi ích cục bộ khi soạn thảo luật, cơ chế". Với tư cách người tham gia vào nhiều dự án luật, bà Lan cho hay, con đường để đưa những điều khoản công khai, minh bạch vào luật "rất chật vật". Chừng nào vẫn còn có các nhóm lợi ích thao túng việc làm luật thì vẫn còn một thứ văn hóa tồi là tham nhũng.
Lý giải nguyên nhân tham nhũng, nhóm nghiên cứu của UNDP cho rằng, đang có một khuynh hướng nhìn nhận chức vụ trong chính quyền như một phương tiện để làm giàu cá nhân. Mọi chức vụ đều được ra giá.
Vấn nạn chạy chức chạy quyền được nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Đình Lộc nhận định hiện đã thành "hệ thống": "Tham nhũng đã thành dây. Chẳng hạn, muốn chạy án cũng cần có một đội quân chuyên nghiệp. Tham nhũng đang ngày càng chuyên môn hóa. Ở đâu có quyền lực, ở đó có tham nhũng".
"Tăng thêm một cửa"
Vì những nguyên nhân như trên, cải cách hành chính công được nhóm nghiên cứu của TS David Koh và TS Đặng Đức Đạm chỉ ra là "vẫn còn yếu kém". Tư nhân chỉ được chia sẻ phần không đáng kể để mang lại những tiện ích cho người dân.
Nhóm nghiên cứu đưa ra 7 khuyến nghị như Quốc hội lập ra các cơ quan quản lý đại diện cho Chính phủ để giám sát nhưng không trực tiếp cung cấp dịch vụ công. Mỗi lĩnh vực nên có một cơ quan quản lý; tăng cường cung cấp dịch vụ công ở nông thôn và cải thiện cung cấp dịch vụ giáo dục, y tế...
Thực tế, để nhận dịch vụ công chất lượng, người dân vẫn phải "đi cửa sau". Cơ chế một cửa, theo TS Nguyễn Đình Cung, được hiểu là "tăng thêm một cửa".
Trong khi đó, một khảo sát khác về tinh giản thủ tục hành chính (đề án 30 của Chính phủ) đã cho thấy, lãnh đạo địa phương luôn tự mình đặt ra những quy định và luật lệ mới. Thủ tục hành chính rườm rà là mảnh đất cho tham nhũng. Việc đơn giản hoá thủ tục hành chính được thừa nhận là có những hạn chế và thất bại.
Theo khuyến cáo của giáo sư Martin Painter, việc tinh giản thủ tục hành chính được ưu tiên nhưng gặp nhiều cản trở do đòi hỏi phải có một sự điều phối và kiểm soát tập trung.
Như vậy, tuy đề cao việc áp dụng mô hình các nước và chưa có những khảo sát thuyết phục nhưng các khuyến cáo về chống tham nhũng và cải cách hành chính mà nhóm nghiên cứu đề xuất có ý nghĩa nhất định, cung cấp thông tin cho việc đánh giá 10 năm thực hiện chương trình tổng thể về cải cách hành chính nhà nước 2001 - 2010.
Thông tin chi tiết về chương trình Ngày Sáng tạo VN 2009 được đăng tải trên trang web của Ngân hàng Thế giới: www.worldbank.org/vn, trang web của ngành thanh tra: www.thanhtra.gov.vn và trên báo Thanh Tra.

Tổng số lượt xem trang