Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt

-Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt.
 26/12/2013
Hàng chục hộ dân đào hố sâu chừng 3- 5m, rộng chừng 2-3m2, rải vôi bột rồi phủ lên lớp nilong cáu bẩn, sau đó chôn chanh, quất, sấu xuống hố, phủ lớp muối lên, để cả chục ngày bốc mùi hôi nồng nặc, rồi đem bán cho các cơ sở khác làm ô mai, mứt.
Hàng tấn quất bốc mùi được người làm nghề phơi khô để làm ô mai
Hàng tấn quất bốc mùi được người làm nghề phơi khô để làm ô mai
Đó là cảnh quy trình ủ chanh, quất, sấu… để làm ô mai, mứt của hàng chục hộ dân thuộc địa bàn xã Đồng Mai (quận Hà Đông – Hà Nội). Theo tìm hiểu của PV, thì phần lớn các cơ sở ủ quất, sấu thối ở đây xuất khẩu đi Trung Quốc, cơ sở đặt hàng trong nước chỉ chiếm số ít.
Trong vai một cơ sở cần tìm mua quất, sấu khô để làm ô mai, PV chúng tôi đã tìm về Đồng Mai để tìm hiểu quy trình làm nguyên liệu ô mai, mứt. Tiếp cận được chị T, một cơ sở chuyên ủ quất, sấu làm ô mai, mứt, chị T vừa trả lời vừa dò xét, chú cần mua nhiều không? Cơ sở địa chỉ ở đâu? Nếu đặt mua để lại số điện thoại, khi nào có mẻ ủ mới ra, tôi sẽ gọi điện cho!
PV hỏi về quy trình làm nguyên liệu ở đây, chị T cho rằng, những mẻ ủ nguyên liệu này đã có cơ sở đặt hàng từ đầu năm và những hộ làm nghề cả chục năm nay chuyên ủ sấu, quất cho các cơ sở làm ô mai, mứt.
PV được tận mắt chứng kiến quy trình ủ quất, sấu thối của cơ sở chị T. Bước chân vào đây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ruồi nhặng bay vo ve, mùi khó chịu và ô nhiễm vậy khiến bất cứ ai bước chân vào đây cũng thấy rợn người… bởi cảnh quá mất vệ sinh.
Quy trình ủ quất, sấu thối ở đây rất lạ đời. Người dân đào hố sâu chừng 3 -5m, rộng chừng 2 -3m2, rồi dựng vài tấm prôximăng che nắng, che mưa. Sau đó rắc lớp vôi bột rồi rải nilong lên, đổ quất, sấu, chanh… xuống ủ. Khi đã đổ một lớp quất, sấu, chanh người làm nghề phủ 1 lớp muối lên trên và cứ để như vậy chừng 10 ngày khi sấu, quất, chanh chảy nước, bốc mùi, vỏ thâm xì rồi “vớt” lên phơi khô.
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 2
Nhìn hình ảnh này không ít người rùng mình khi nghĩ đến ô mai, mứt tết.
Sau khi người làm nghề “vớt” những đống quả dưới hố đem đi phơi, nhưng không hề có động tác vệ sinh hố đất hay lớp nilong trải đựng sấu, quất, chanh ủ mà chỉ phơi khôi qua loa, để vài hôm lại cho ủ mẻ khác.
PV tìm vào cơ sở của anh H, một người làm nghề ủ sấu, quất, chanh thối nhiều năm qua. Dựng xe bước vào sân, chúng tôi chứng kiến cả sân các loại quả này đã thối, chuyển màu thâm thâm, bốc mùi khó chịu được anh H đánh thành từng luống phơi ở sân. Theo anh H, anh mới “vớt” quả lên hôm trước, chưa được nắng, phải phơi vài hôm nắng to thì “hàng” khô quắt lại rồi đóng tải nilong bán cho các cơ sở làm ô mai, làm mứt…
PV đặt vấn đề mua lại một vài tấn để làm ô mai, mứt. Anh H không ngừng giới thiệu sản phẩm của cơ sở mình làm ra cho chúng tôi biết. Quy trình làm cũng tương tự cơ sở của chị T, nhưng quy mô của anh H lớn hơn. Theo anh H, vào những mùa này, hàng tiêu thụ rất chậm. Chỉ vào những tháng cuối năm, nhu cầu làm mứt, ô mai tăng cao. Người ta gọi điện về đây đặt mua hàng chục tấn một…
Nhưng theo anh H, vào những tháng cuối năm, người làm nghề chúng tôi không được nắng để phơi khô sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi phải tranh thủ mùa nắng ráo làm để tích trữ rồi bán cho những cơ sở trong nước và nước ngoài.
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 3
Những chiếc hố sâu được người làm nghề đào để ủ quất, sấu làm ô mai.
Nguyên liệu chính của những cơ sở này là mua nguyên liệu sấu xanh, quả quất, chanh đóng thành từng tải chuyển về sau đó người ta “vô tư” đổ xuống hố. Người ta thu mua chỉ vài ba trăm ngàn đồng đến gần 1 triệu/tấn quất, sấu nguyên liệu… Sau quá trình “chế biến” có thể xuất xưởng tới vài triệu đồng/tấn, tùy từng loại quả, giá khác nhau. Quy trình vận chuyển những quả dập, thối, nát… đều được người làm nghề ở đây tận dụng đưa hết xuống ủ muối. Sau vài ngày, bốc mùi hôi thối, nồng nặc cả một khu vực…
Lấy lý do đi tìm hiểu tham khảo vài cơ sở khác, PV rời cơ sở của anh H. Anh H không quên nhắn nhủ: “ Các chú cứ đi tìm hiểu kỹ đi, quyết được thì quay lại đặt hàng của anh. Đảm bảo giá rẻ hơn và chất lượng hơn…”
Một vài hình ảnh làm nghề ô mai, mứt
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 4
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 5
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 6
Quất, sấu được đưa xuống hố, lẫn cả muối trắng.
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 7
Những chiếc hố được che chắn sơ sài
Rùng mình cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt 8
Sau khoảng 10 ngày, người ta vớt nguyên liệu làm ô mai lên đây


Tin tức nguồn: http://www.xaluan.com/modules.php?name=News&file=article&sid=780329#ixzz2oah2ncXI
doc tin tuc www.xaluan.com
.




- Dân chặn xe chở rác vì không chịu nổi ô nhiễm (TN).- Khô heo “hô biến” thành khô bò (PNTP).- Vì sao rau sạch không sạch? (PT). - Lo hoa quả tiêm thuốc độc, đổ xô mua bưởi “sạch” (Infonet).- Phát hiện 1 tấn nội tạng thối giữa thủ đô (TP). – Công nhân “được ăn” nội tạng động vật đã thối của Trung Quốc(ANTĐ).


Không dám ăn! 
TT 05/ 2011-  29 là số phản hồi cho loạt bài “Cơm công nhân từ bếp tới bàn”, khởi đăng trên Tuổi Trẻ từ ngày 14-5. Bạn đọc chỉ ra nhiều công ty cho công nhân ăn uống rất kém, trong đó vệ sinh an toàn thực phẩm gần như bị bỏ qua.
* Tôi có người chị ruột năm ngoái đi làm công cho một công ty chuyên chế biến, cung cấp suất ăn cho công nhân làm việc tại các công ty ở Bình Dương. Sau vài tháng đi làm, chị trở nên gầy guộc và xanh xao thấy rõ. Gia đình thắc mắc, chị cho biết do thiếu ăn, ít ngủ. Ngạc nhiên, gia đình hỏi tại sao làm cho cơ sở cung cấp suất ăn mà lại đói thì chị bảo không phải thiếu ăn mà là... không dám ăn.
Chị cho biết nguyên tắc chung của cơ sở chị làm là không được bỏ bất cứ thứ gì, từ rau củ, thịt cá mới mua về hay trữ trong kho. Theo chị, việc xử lý nguyên liệu bữa ăn bằng... chân là bình thường, cũng như việc chủ cơ sở sử dụng rau già, rau héo cùng những gì Tuổi Trẻ nêu là hoàn toàn chính xác, song vẫn chưa thấm vào đâu so với việc chế biến bữa ăn nơi chị từng làm. Do cơ sở chị làm rất đắt hàng nên người làm công đôi khi được huy động sang làm nhiều khâu khác nhau. Công việc chính của chị là chuẩn bị, chia suất ăn và phụ vận chuyển suất ăn ra xe để chở đến các công ty. Tuy nhiên nhiều lần chị được điều xuống phụ ở khâu xử lý nguyên liệu và nấu ăn.
Chị nói sợ nhất là khâu xử lý nguyên liệu. Nhiều lần chị và các bạn làm chung phát nôn khi xử lý thịt gà. Hàng đống bao thịt gà nghe nói mới nhập về được bốc từ xe tải xuống nước nhỏ ròng ròng, mùi hôi tanh nồng nặc. Khi mở bao ra, chất lỏng từ trong bao chảy tràn ra nền nhà, trông sền sệt, đùng đục, thịt gà đã rã như bắt đầu giai đoạn phân hủy. Nhiều thau nước tẩm hóa chất được bày ra, thanh niên mạnh tay khiêng bao thịt gà đổ ào vào thau. Nước hóa chất trong thau bỗng chốc “sủi tim”. Thịt gà được vớt ra, tiếp tục cho vào thau khác tương tự... Nhiều lần như thế, thịt gà từ trạng thái nhầy nhụa, vàng đục bỗng dưng được “hóa kiếp” trắng phau, rắn lại. Rửa qua nước lạnh một lần, thế là xong công đoạn xử lý thịt gà và đưa vào chế biến.
Ngoài ra, củ cải trắng, cà chua, rau xanh được mua về bất kể non già, cũ mới, tươi úa mục ruỗng gì cũng đều được trộn chung (cùng loại). Không phải ngâm và rửa trong thau, chúng được để trong rổ và rửa bằng cách dùng vòi nước xịt như người ta... rửa xe vậy. Gọi là cắt rau cho sang chứ thật ra là... băm trên những cái thớt to đùng ít khi được rửa.
Chị bảo trước kia khi chưa được điều vào phụ khâu nấu ăn thì còn dám ăn cơm tại cơ sở, nhưng từ khi xuống phụ ở khâu này thì chị sợ thức ăn của chính cơ sở mình làm ra. “Nấu cho người ta ăn chứ hầu hết người làm ở đây không ăn” - chị bảo vậy. Cơ sở chị làm rất xa chợ, lại là người ở xa đến không rành đường đi nước bước nên chị đành trung thành với mì gói và trứng luộc cùng với ít rau chọn kỹ khi cơ sở mua về. Sau vài tháng, chị phải “bỏ của chạy lấy người” do sức khỏe ngày càng sút giảm...
CHÁNH TÂM (Trà Vinh)
* Thời này ăn bữa cơm một người 8.000-9.000 đồng thì hỏi họ sẽ được ăn gì ngon? Các cơ quan chức năng nên can thiệp mạnh tay hơn, chứ cứ tình trạng này cơm công nhân cũng chỉ là món đồ ăn không hơn không kém thức ăn thừa cho heo.
NGUYỄN THANH HẢI (nguyenthanhhai.bh@...)
* Tôi làm công nhân trong một khu công nghiệp ở TP.HCM, nhìn vào khay cơm là thấy bẩn liền, nhưng không ăn thì đói, sao làm việc nổi. Công ty không cho phép mang thức ăn vào, ngay cổng khu công nghiệp đã có bảo vệ xét rồi. Nhưng đành phải ráng ăn thôi, nhiều bữa ăn canh còn có cả miếng rửa chén trong đó!
LE TU (letu@...)

Tổng số lượt xem trang