Thứ Năm, 12 tháng 3, 2009

Thiếu cơ chế bảo đảm thực thi Hiến pháp

http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=245648
11-03-2009 23:41:48 GMT +7
ĐỨC MINH
(PL)- Hôm qua (11-3), Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo tổng kết Chỉ thị 12 ngày 12-7-1992 của Ban Bí thư về công tác nhân quyền.
Theo Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Hoàng Thế Liên, Việt Nam đã có bước tiến dài trên các mặt bảo vệ, đấu tranh, tuyên truyền về quyền con người. Không có pháp luật thì không bảo đảm quyền con người nhưng có pháp luật mà không thực thi được thì quyền con người có như không.

Nguyên Viện trưởng Viện Khoa học pháp lý - TS Dương Thanh Mai cho rằng một trong những hạn chế trong việc bảo đảm quyền hiến định của công dân Việt Nam hiện nay là chưa có quy định bảo đảm các quy định của Hiến pháp được thực thi trên thực tế và xử lý các vi phạm Hiến pháp...
Đánh giá về 17 năm thực hiện Chỉ thị 12, Bộ Tư pháp cho biết đã tham gia thể chế hóa các quy định về quyền con người và thực thi quyền con người vào các văn bản pháp luật được giao chủ trì hoặc tham gia soạn thảo. Bộ cũng đã thực hiện trao quyền tiếp cận pháp lý cho người nghèo - đối tượng dễ bị tổn thương nhất thông qua các hoạt động như trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật...
---
Đánh giá của các trang khác: Freedom House: Việt Nam không có tự do
Nhã Trân, phóng viên RFA
2009-03-11
Xếp hạng của Freedom House
Phúc trình mới nhất của Freedom House về tình trạng nhân quyền toàn cầu là kết quả nghiên cứu về các quyền chính trị cũng như dân sự của ngưòi dân thế giới trong năm 2008.
Các quốc gia được kể là quốc gia hoàn toàn hay gần như hoàn toàn có tự do trong suốt hơn một phần tư thế kỷ vừa qua có thể kể Hoa Kỳ, Canada, Anh, Đức, Pháp, Nhật, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Australia, Italy, Mexico, Nam Hàn, Israel, Áo, Ukraine, Romania, Norway, New Zealand, Mexico, Luxembourg, Ireland, Ấn Độ, Hungary v.v…
Các nước chỉ có tự do phần nào gồm Thái Lan, Singapore, Phillipines, Trung Quốc, Iraq, Bangladesh, Iran, Jordan, Qatar….
Các nước bị xem là không có tự do có thể kể Việt Nam, Campuchia và ẢRập Xê-út.
-----
ttngbt: Trong số 17 nước bị đánh giá là tồi tệ nhất trong những gì tệ nhất có Miến Điện, Bắc Triều Tiên, Trung Quốc, Cu Ba, Lào..
Việt Nam nằm trong 42 nước không có tự do.

Tiêu chí xếp hạng bao gồm quyền chính trị (PR) và tự do công dân (CL).
Tải bản đánh giá của FreedomHouse: http://www.freedomhouse.org/uploads/WoW09/WOW%202009.pdf
Worst of the Worst 2009 report released in Geneva
-------------
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/03/090311_do_minh_khoi.shtml
Đại học Luật TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên thành lập một trung tâm nghiên cứu pháp luật về nhân quyền hôm 6/03/09.
Việc thành lập trung tâm này liên quan tới khuôn khổ một hợp tác mà qua đó Chính phủ Đan Mạch tài trợ chính thức nhiều triệu đô-la cho Việt Nam trong lĩnh vực cải cách quản lý công và hành chính.
TS. Đỗ Minh Khôi: Từ quan điểm cá nhân, tôi cho rằng cũng có những cái khác và cái giống nhau. Nhân quyền chia sẻ những giá trị chung, nhưng điểm khác là con người lại không có con người chung, mà là những con người cụ thể, ở nước này, nước kia.
Nhân quyền là một giá trị chung. Cả thế giới đều phấn đấu đạt đến nó.
Khó có thể nói giống nhau hay khác nhau hoàn toàn. Việt Nam cũng là những con người, nhưng con người sống ở hoàn cảnh, điều kiện nào, thì có những giá trị, tiêu chí văn hoá phù hợp với hoàn cảnh đó. Do đó, tôi nghĩ, nhân quyền có những điểm giống nhau, nhưng cũng có những đặc thù.
BBC: Theo ông thì có đúng là ở Việt Nam không có điều luật nào quy định hạn chế, hay ngăn cản các luật sư hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ nhân quyền?
TS. Đỗ Minh Khôi: Về mặt pháp lý, không có quy định nào của pháp luật nói rằng anh bị hạn chế cái này, hay hạn chế cái kia vì anh thực hiện nhân quyền. Vì chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước công khai hướng tới phát triển toàn diện con người, không chỉ là ở nhân quyền mà nhiều thứ khác nữa. Do đó, về mặt hình thức pháp lý, tôi nói rằng, chưa có, không có. Còn trên thực tế, tôi chưa rõ là chuyện hạn chế đó xuất phát từ nhân quyền, hay từ việc anh ta vi phạm một chuyện nào đó. Cũng có những chuyện luật sư vi phạm pháp luật như trốn thuế. Nhưng nhân cái đó, nếu kết nối lại thành nguyên nhân - kết quả thì cũng mệt lắm. Tôi không biết rõ, nên không dám trả lời.
BBC: Ở Việt Nam, như người ta thường nói, ba lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp (hay còn gọi là tam đầu chế) đều do Đảng Cộng sản Việt Nam nắm, làm sao có khách quan của pháp luật?
TS. Đỗ Minh Khôi: Xin nói là vấn đề này không phải chỉ ở Việt Nam. Ở Anh cũng vậy, với chế độ đại nghị, tất cả đều nằm trong tay nghị viện và cũng một đảng nắm trong tay quyền lực mấy chục năm trời. Như thế liệu ở Anh có dân chủ hay không? Ở Nhật, đảng NPD cũng thực hiện sự quản lý liên tục trong liền 55 năm thì cũng vậy. Tôi không dám đánh giá là có dân chủ hay không vì giữa vấn đề anh nói và dân chủ không phải là kết luận tất yếu mà là hai chuyện khác nhau. Theo tôi, mô hình thể chế và vận hành quyền lực là bài toán mà mỗi quốc gia phải giải. Nhưng dân chủ là kết quả của bài toán đó. Và có nhiều yếu tố khác ảnh hưởng nữa, chứ không chỉ phải là tam đầu chế hay tập quyền như ở Việt Nam, hay phân quyền như ở Mỹ.
Tiến sĩ Đỗ Minh Khôi là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Pháp luật về Nhân quyền mới thành lập, thuộc Đại học Luật TP Hồ Chí Minh. Ông trả lời với tư cách cá nhân của một chuyên gia nghiên cứu về pháp luật nhân quyền. Chúng tôi xin trích đăng một số ý kiến của quý vị.
(nhận xét chung của người đọc là ô TS trả lời loanh quanh quá)

Tổng số lượt xem trang