Thứ Ba, 14 tháng 4, 2009

Bauxite Tây Nguyên (tiếp...)

Vấn đề khai thác bô xít: cần một lối ra!
Nguyễn Văn Hiệp
“…Nếu đây đã là một "chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ" thì phải trình Quốc Hội thông qua, nếu không thì dự án này là bất hợp pháp như ý kiến của nhà văn hoá Nguyên Ngọc nên lên. Như vậy việc đầu tiên của một Quốc Hội trách nhiệm là đặt vấn đề về tính pháp lý của dự án bô xít Tây Nguyên này…”

....Có thể nói là hơn 60 năm cầm quyền của Đảng Cộng Sản chưa bao giờ họ phải đối diện với một sự chống đối rộng khắp như thế, công khai và ngấm ngầm, ngay cả từ những người được coi là khai quốc công thần, đến những người đang nắm các cương vị cao cấp trong guồng máy của chế độ. Ngay trong giới giáo chức đại học lần đầu tiên cũng đã bày tỏ thái độ bức xúc mạnh mẽ, khác thường so với truyền thống an vị với công tác khoa học của giới này, một giáo sư đại học làm việc tại Âu, Mỹ, có quan hệ giao lưu mật thiết với giới trí thức đại học cấp tiến trong nước, đã thông tin như thế. Các chống đối chỉ ra tác hại của môi sinh, văn hoá, an ninh quốc phòng, và cả hiệu quả kinh tế sẽ rất âm của dự án khai thác bô-xít này. Trong bối cảnh đó Đảng Cộng Sản vẫn quyết tâm thực hiện, chỉ đạo tiếp tục triển khai dự án tổ hợp bauxite nhôm tại Tân Rai (Lâm Đồng) có công suất 600.000 tấn alumina một năm, nó đang chứng tỏ một hành động thách thức dư luận cùng cực. ....
Con đường xây dựng tài lực của một nhà độc tài
Sự hình thành của dự án bô xít có liên hệ mật thiết với sự hình thành của Tập Đoàn Than Khoáng Sản Việt Nam. Theo Thông Tấn Xã Việt Nam, ngày 4/11/2005, Tổng Công ty Than Việt Nam đã đề nghị Bộ Công nghiệp xem xét trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hành lập Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam theo phương án công ty mẹ là Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam. Chỉ hơn một tháng sau, ngày 26/12/2005, Văn phòng Thủ tướng ký Quyết Định Của Thủ Tướng Chính Phủ số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam. Quyết Định có những điểm đáng chú ý: trong điều 2 có ghi "Tập đoàn Công nghiệp than - Khoáng sản Việt Nam là công ty nhà nước, có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng, Điều lệ tổ chức và hoạt động; được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước...", trong điều 6 có ghi "Vốn Nhà nước cấp cho Tổng công ty khoáng sản Việt Nam để thực hiện dự án khai thác bô xít, sản xuất alumin tại Tân Rai ở Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng", điều 7 có ghi "Nhà nước giao cho Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam quản lý tài nguyên, trữ lượng than, bô xít và các khoáng sản khác để tổ chức khai thác theo quy định của pháp luật và Điều lệ tổ chức, hoạt động của Tập đoàn". Điểm đáng chú ý hơn là Quyết Định số 345/2005/QĐ-TTg này được ban hành trong nhiệm kỳ của Thủ tướng Phan Văn Khải, đến tháng 6/2006 mới về hưu, nhưng lại do Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ấn ký. Đây là điều bất thường, các Phó thủ tướng chỉ ký những Công Điện thay mặt Thủ tướng, Thủ tướng ký các Quyết Định. Một điều đáng được lưu ý nữa là dự án bô-xít Tân Rai được Chính phủ đầu tư 500 tỷ đồng từ nguồn vốn thu do cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công Thương. Như vậy Quyết Định phê duyệt Quy hoạch dự án bô xít ngày 1/11/2007 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, giao cho Tập đoành TKV thực hiện, đơn thuần là một hình thức thực tế hoá một quyết định đã có từ trước.

Những chi tiết này cho thấy có những mắt xích liên hệ giữa Nguyễn Tấn Dũng và Tập đoàn công nghiệp than, khoáng sản Việt Nam (TKV). Thứ nhất là khoảng thời gian chớp nhoáng chỉ hơn một tháng từ ngày đề nghị đến ngày Văn phòng Thủ tướng ký Quyết Định, thành lập một Tập đoàn TKV khổng lồ với 45 công ty con, trong lúc một thư của công thần chế độ như Võ Nguyên Giáp gởi đã hơn 4 tháng vẫn chưa được hồi âm chứ chưa nói các thư khiếu nại của người dân, Quyết Định còn nhấn mạnh là "có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo", nó chứng tỏ sự cấp bách của nỗ lực cho ra đời Tập đoàn TKV. Thứ hai là trong lúc nhà nước đã cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước khác, Tập đoàn TKV lại được thành lập với mức vốn đầu tư khổng lồ, là công ty của nhà nước như điều 2 của Quyết Định nêu ra, đây là một hành động đi lộn ngược bất chấp xu hướng kinh tế thị trường mà ngay cả ĐCS trong thời gian qua cũng lờ đi không nhắc tới cái đuôi "định hướng xã hội chủ nghĩa". Thứ ba là sự chi tiết hoá rất không bình thường về dự định khai thác bô-xít tại Tây Nguyên trong một Quyết Định thành lập Tập đoàn TKV rất chung như thế.

Những mắt xích này chứng tỏ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ động chuẩn bị kỹ cho cá nhân mình mặt tài lực trước khi lên nắm chức Thủ tướng vào tháng 6/2006. Trên thực tế có những chi tiết cho thấy Nguyễn Tấn Dũng hành xử như President & CEO của Tập đoàn TKV, như ngày 19/6/2006 ra văn bản "Yêu cầu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam phải kiểm điểm nghiêm túc về thiếu sót, khuyết điểm và trách nhiệm cụ thể,...". Có sự tương đồng nào giữa những tay độc tài Saudi Arabia dùng tài nguyên dầu lửa để củng cố hệ thống độc tài với việc Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (vào thời điểm 2005) đã muốn dùng tài nguyên bô xít để trước hết xây dựng chắc ngôi vị của mình?
Hậu quả từ một thế cờ bất chợt
....Diễn tiến sau đó cho thấy nhiều điều. Dự án ban đầu nhằm khai thác bô xít ở Tân Rai như Quyết Định 345/2005/QĐ-TTg nêu ra bỗng nhiên được nhân rộng khắp vùng Tây Nguyên, ba trọng điểm khác được dự tính triển khai trong giai đoạn đầu đến năm 2010 là Nhân Cơ (Đăk Nông 1), Kon Hà Nừng (Gia Lai) và 1 dự án hydroxyt nhôm tại Bảo Lộc (Lâm Đồng), hai giai đoạn kế tiếp là từ 2011-2015 và 2016-2025. Một điểm đáng chú ý khác là sau khi TBT Nông Đức Mạnh đi Trung Quốc về ngày 2/6/2008 và trọng điểm khai thác bô xít ở Tân Rai lọt vào tay nhà thầu của công ty nhà nước Chalco của Trung Quốc, ngày 24/6/2008 lễ ký Hiệp định Hợp tác mời gọi Tập đoàn Alcoa của Mỹ vào khai thác mỏ bô xít Nhân Cơ (Đăk Nông), thăm dò mỏ bô xít ở Gia Nghĩa diễn ra ở Hà Nội dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trường thương mại Mỹ Carlos Guiterrez.

Như vậy từ dự định khởi điểm chỉ khai thác một mỏ bô xít ở Tân Rai, chỉ một thời gian ngắn sau quyết định khai thác bô xít cả toàn vùng Tây Nguyên đã được hình thành chóng vánh, được hoạch định cho đến năm 2025! Theo văn hoá ứng xử của ĐCS "mày chơi tao thì tao chơi mày" như thấy giữa Lê Khả Phiêu và Đỗ Mười trước đây, ở đây văn hoá ứng xử này có thể được diễn tả theo câu "mày chơi thì tao cũng chơi, cả hai ta cùng chơi". Cả hai cánh ĐCS và cánh Chính phủ đều tham dự. Nó giải thích sự kiện Nguyễn Tấn Dũng sau đó đã tuyên bố mạnh mẽ "đây là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước". ...Và có phải chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tìm cách đưa Tập đoàn Alcoa của Mỹ vào Tây Nguyên như một thế cân bằng chiến lược trước sự hiện diện đã rồi của người Trung Quốc ở mỏ Tân Rai?......
-------------------
Kiến Nghị Về Vụ Khai Thác Bauxite Ở Tây Nguyên
Kính gửi:
– Ông Nguyễn Minh Triết Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Phú Trọng cùng toàn thể Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam;
– Ông Nguyễn Tấn Dũng cùng các thành viên Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam
Chúng tôi, những nhà trí thức Việt Nam ký tên dưới đây, lo lắng trước vận mệnh nước nhà về vụ khai thác bauxite ở Tây Nguyên, xin kính gửi quý cơ quan bản kiến nghị này.
Thưa quý cơ quan,
Dân tộc Việt Nam chúng ta trải qua nhiều thập kỷ chiến tranh giành độc lập và thống nhất, ngày nay đang huy động tổng lực sức người sức của và sức trí tuệ vào công cuộc xây dựng đất nước theo định hướng đổi mới toàn diện.
Trong công cuộc xây dựng mới đất nước ta, trên nguyên tắc, không có sự đối lập về quyền lợi giữa Nhà nước và nhân dân - nhân dân ta ở trong nước cũng như ở ngoài nước, người giữ cương vị lãnh đạo cũng như người dân bình thường, ai ai cũng muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, ngày càng văn minh, cả dân tộc sẽ là một gia đình vui tươi, ấm no, hạnh phúc.
Tiếc rằng, trong vụ bauxite đang diễn ra, những con người trung thực của đất nước bắt đầu thấy hẫng hụt, lý tưởng chung tay xây dựng đất nước gần như đang ít nhiều suy giảm vì cách làm việc của cơ quan điều hành đất nước, một tình trạng cần được phân tích ngắn gọn như dưới đây.
Thưa quý cơ quan,
Việc khai thác tài nguyên của đất nước, trong đó có tài nguyên bauxite, là việc làm cần thiết, nhưng đó không thể là việc làm bằng mọi giá !
Công việc chuẩn bị cho dự án bauxite đã được nhiều nhà khoa học chỉ ra những thiếu sót toàn diện, mà chỉ riêng hai lá thư của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng đủ cho thấy những bất cập về chính trị, quốc phòng, kinh tế, kỹ thuật, và kiến nghị của Tiến sĩ Nguyễn Thanh Sơn, của Giáo sư Phạm Duy Hiển, và của các nhà nghiên cứu độc lập khác ở trong nước như nhà văn Nguyên Ngọc, học giả Nguyễn Trung, nhà báo Lê Phú Khải, và ở ngoài nước như Tiến sĩ Nguyễn Đức Hiệp chuyên gia về ô nhiễm môi sinh ở Úc, Kỹ sư tư vấn Đặng Đình Cung chuyên gia về mỏ ở Pháp... là những bổ sung toàn diện mang tính chất "kỹ thuật" cho hai lá thư tâm huyết của Đại tướng.
Tất cả các kiến nghị đó đã chỉ ra những kẽ hở hoặc những sai phạm khó chấp nhận trong chủ trương làm dự án bauxite này, mà chỉ ba điều sau cũng đủ để tất cả những ai có lương tri phải suy nghĩ:
- Chủ trương lập dự án được công khai hóa vào cuối năm 2008 sang đầu năm 2009, song thực ra nó đã được "ký tắt" với người Trung Quốc từ nhiều năm về trước mà không hề xin ý kiến nhân dân thông qua Quốc Hội do dân bầu ra; toàn bộ báo cáo tiền khả thi chưa bao giờ được trình ra trước nhân dân và đại diện của nhân dân tức Quốc Hội;
- Người Trung Quốc đóng cửa các mỏ khai thác bauxite của họ để chuyển sang khai thác ở Việt Nam, định trút gánh nặng ô nhiễm môi trường cho các thế hệ Việt Nam hôm nay và nhiều đời mai sau - những hành động y hệt như họ đã và đang làm ở châu Phi với sự giúp sức của những chế độ cai trị tham nhũng tại lục địa đen này, và đang bị dư luận thế giới theo dõi chặt chẽ và hết sức công kích;
- Kỹ thuật, công nghệ và nhân công khai thác dự định du nhập chủ yếu từ Trung Quốc, một cường quốc mới nổi dậy với nền kinh tế đang giàu lên nhưng bên trong vẫn chứa đựng không ít thực trạng bất khả tín, trong đó liên quan đến vấn đề khai thác bauxite là sự "nổi tiếng" của Trung Quốc trên toàn thế giới hiện đại như là một quốc gia ô nhiễm môi trường vào bậc nhất.
Thưa quý cơ quan,
Đất nước là của chung của cả dân tộc, chứ không là của riêng của một nhóm người nào, của một nhóm quyền lợi nào, hoặc một tổ chức nào dù tinh hoa đến đâu cũng vậy.
Tất cả những người có ý thức với dân tộc, với đất nước, xót xa trước những việc làm không được kiểm soát chặt chẽ xoay quanh vụ bauxite, đều thấy cần thiết phải lên tiếng.
Chúng tôi kiến nghị:
1. Phải đưa vấn đề dự án bauxite Tây Nguyên ra trước Quốc Hội và mọi chủ trương liên quan phải được Quốc Hội ra nghị quyết;
2. Dự án bauxite Tây Nguyên phải chính thức dừng ngay lại có giám sát chặt chẽ cho tới khi Quốc Hội xem xét toàn bộ báo cáo tiền khả thi và thông qua nghị quyết thích hợp;
3. Những nghiên cứu tiền khả thi với vấn đề bauxite Tây Nguyên cần được dư luận rộng rãi tham gia và theo dõi.
Thưa quý cơ quan,
Những người trí thức ký tên dưới bản kiến nghị này bày tỏ sự lo lắng không cùng trước phương cách làm việc chưa thấu triệt và hoàn bị về nhiều mặt cho một dự án có tầm chiến lược sống còn của đất nước như dự án bauxite.
Xin quý cơ quan nhận ở đây lòng kính trọng của chúng tôi và rất mong được thông hiểu cho nỗi trăn trở của giới trí thức chúng tôi cả ở trong nước lẫn ở ngoài nước.
Nhân dịp này, chúng tôi cũng kêu gọi giới trí thức Trung Hoa hãy ủng hộ dân tộc Việt Nam, giúp cho môi trường sống của nước láng giềng phía Nam được trong lành, giúp cho nhiều vấn đề còn dở dang giữa hai quốc gia được giải quyết trong hòa bình và hữu nghị.
Việt Nam, ngày 12 tháng 4 năm 2009
Ký tên:
Họ và tên - Ghi chú cần thiết - Địa chỉ và địa chỉ email
01. GS TS Nguyễn Thế Hùng - Trường Đại học Bách khoa, Đà Nẵng, Phó Tổng Thư ký Hội Cơ học Thủy khí Viet Nam - hungntdanang@gmail.com
02. GS Nguyễn Huệ Chi - Nguyên Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện Văn học, Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam - 10 C3, Khu T2 KHXH, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội. nhchihytue@yahoo.com
03. Nhà văn Phạm Toàn - Dạy học, viết văn, dịch sách - 1507, nhà G02, Khu Ciputra, Hà Nội. PhamToanVidai@vnn.vn
-------------------
RFA “Vụ bô xít” đang chuyển hướng ?

------------
Tạm Ngưng Bô-Xít ? Trần Khải

-----------
Qua cuộc hội thảo khoa học: Mọi sự phải minh bạch rõ ràng - Bùi Tín
.......Cho nên các nhà khoa học dự hội thảo là nhằm góp ý trước hết cho Bộ chính trị (BCT) và góp ý trước hết là về vấn đề chủ trương "nên hay không nên" khai thác bôxít lúc này ở nước ta.

Thái độ của BCT là một thái độ không rõ ràng, lờ mờ. Một mặt đồng ý có cuộc hội thảo một cách miễn cưỡng, vì họ biết rằng họ không thể bịt chặt những tiếng nói có trọng lượng xã hội của các nhân sỹ, các nhà khoa học có uy tín, trong sạch, đàng hoàng; mặt khác họ muốn qua cuộc một cuộc họp hình thức, sẽ làm xả hơi, xoa dịu những người chống đối, qua vài lời hứa hẹn điều chỉnh, chú ý, quan tâm, bổ cứu... nhưng trên cơ sở giữ nguyên chủ trương và kế hoạch đã cam kết và ký kết với phía TQ, mà họ kinh nể như cấp trên của họ vậy.

Cho nên không có một ai trong BCT dự cuộc họp thảo luận ngày 9-4 cả. Họ vừa coi thường, vừa sợ. Có lẽ cũng không một ai đọc biên bản.......Lại nhớ câu nói cay đắng của bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch sau cuộc gặp Việt-Trung ở Thành Đô năm 1991 : "Thế là lại bắt đầu một thời kỳ Bắc thuộc mới!"........Không thể chấp nhận một cuộc hội thảo khoa học lại được định hướng trước, bị cưỡng bức về nội dung và kết luận phản dân chủ, phản khoa học, các ý kiến không gửi được đến đúng địa chỉ, các vấn đề không được kết luận rõ ràng minh bạch....
--------
Báo DL: Dự án Bauxite - Nhôm Tân Rai (Lâm Đồng): Đã tính đến nông dân?
-------------
BBC
3 người Thượng ở Tây Nguyên bị tuyên án tù vì dự định tổ chức biểu tình
VOA 13/04/2009
Ba người Thượng ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam đã bị tuyên các án tù tới 12 năm vì dự định tổ chức những cuộc biểu tình chống chính phủ.
Một viên chức tòa án hôm thứ hai cho hãng thông tấn AP biết rằng trong phiên tòa diễn ra hồi tuần trước, 3 bị cáo tuổi từ 42 đến 50 tuổi ở tỉnh Gia Lai đã bị xét là can tội gọi là 'phá hoại tình đoàn kết dân tộc' và bị tuyên các án tù từ 9 đến 12 năm.
Viên chức tòa án, không muốn nêu danh tánh vì không được phép nói chuyện với báo chí, cho biết thêm rằng những người này bị bắt hồi tháng 8 vì định xúi giục dân làng tham gia những cuộc biểu tình chống chính phủ.
Trong những năm gần đây, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã thẳng tay trấn áp những người Thượng ở Tây Nguyên mà họ tố cáo là âm mưu thành lập một quốc gia riêng cho những người thuộc các sắc dân thiểu số.
------------
Hãy nghĩ lại đi chứ , toàn dân lên tiếng từng ngày . Ôi Việt Nam !

Tổng số lượt xem trang