13/04/2009 14:33 (GMT + 7) (TuanVietNam) - Theo đánh giá của một chuyên gia về an ninh châu Á người TQ, tình trạng an ninh của nước này đang ở thời kỳ tốt đẹp nhất. Tuy nhiên, tất cả các nước trong khu vực đều là “các yếu tố chính đe dọa an ninh TQ”...
Mới đây, đại tá - tiến sĩ Chu Thụy Sâm, chuyên gia về an ninh châu Á và kỹ thuật quân sự, đồng thời là một quan chức ngoại giao của Trung Quốc, đã có bài viết phân tích tình trạng an ninh hiện tại và chính sách an ninh của CHND Trung Hoa.
Trong bài viết mang tựa đề "Tình trạng an ninh hiện tại và chính sách an ninh của CHND Trung Hoa" cho Chuyên san An ninh và Quân sự của Học viện Quốc phòng Hungary (nơi Chu Thụy Sâm làm TS), ông Chu cho rằng xét trên phương diện địa chính trị, tình trạng an ninh hiện tại của Trung Quốc đã tới thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, qua việc Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác với một loạt quốc gia.
.........9 yếu tố chính đe dọa an ninh Trung Quốc
Mặc dù tình hình chung được đánh giá là tốt đẹp như vậy, nhưng Trung Quốc vẫn giữ một cái nhìn đầy cảnh giác và mang màu sắc thời Chiến tranh lạnh với tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực. Quan điểm của họ về các yếu tố chính đe dọa an ninh quốc gia cho thấy điều đó.
Chu Thụy Sâm liệt kê các yếu tố đó như sau:
Thứ nhất là việc Mỹ củng cố sự hiện diện quân sự ở châu Á, kể từ sau biến cố 11/9. "Hiện tại, các lực lượng quân sự Mỹ đang tiến đến gần Trung Quốc từ hướng đông, nam và tây và gần như bao vây xung quanh Trung Quốc".
Thứ hai là Nhật Bản, với hy vọng trở thành cường quốc chính trị và quân sự trên thế giới, những chính sách nội trị và ngoại giao của Nhật Bản "ngày càng trở nên cực đoan".
Thứ ba là Ấn Độ cũng phát triển các vũ khí hạt nhân, "nhằm mục đích chiếm quyền lực trong khu vực hoặc trên thế giới".
Thứ tư là vấn đề phi vũ khí hạt nhân trong khu vực trở nên gay go hơn với sự tồn tại của vũ khí nguyên tử tại CHDCND Triều Tiên.
Thứ năm là hiềm khích trên đất liền hoặc trên biển xảy ra trong từng dịp giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyudao) (*), giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vì các quần đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông).
Thứ sáu là sự gia tăng mạnh mẽ của những nỗ lực độc lập của Đài Loan, sự căng thẳng ngày càng tăng tiến quanh tình hình an ninh eo biển Đài Loan.
Thứ bảy là "tam quỷ" - chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa thông linh và những hiểm họa cực đoan - thường xuyên đe dọa an ninh Trung Quốc. Bài viết của Chu Thụy Sâm nhắc tới "các phần tử khủng bố" ở khu tự trị Tân Cương (ám chỉ những nỗ lực tự trị của sắc dân Ngô Duy Nhĩ), cùng những hành vi phạm tội quốc tế diễn ra thường xuyên trong khu vực, chẳng hạn tại "tam giác vàng" biên giới Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.
Thứ tám là thử thách xuất phát từ những quá trình toàn cầu của nền kinh tế, ví dụ sự khan hiếm năng lượng ngày càng trầm trọng.
Thứ chín là thiên tai. Tại Trung Quốc, năm nào cũng có những thiên tại như lụt lội, hạn hán, động đất, bão, dịch bệnh, v.v...
Những dự tính an ninh mới
Cơ sở của những toan tính an ninh thời xưa là liên minh quân sự, công cụ của nó là sự củng cố kỹ thuật quân sự và sự chuẩn bị.
Trong khi đó, bản chất của những dự tính an ninh mới do Trung Quốc đề xướng là "sự tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng, hợp tác". Và Chu Thụy Sâm lý giải "12 chữ vàng" ấy như sau:
Tin tưởng lẫn nhau là vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, thoát khỏi những tư tưởng thời Chiến tranh lạnh và tham vọng quyền lực chính trị, không ngờ vực và đối đầu nhau.
Lợi ích chung là tôn trọng những lợi ích an ninh lẫn nhau, trong quá trình thực hiện những lợi ích an ninh cá nhân, phải tôn trọng những điều kiện an ninh của các bên khác và chung cuộc, thực hiện an ninh chung.
Bình đẳng là các quốc gia tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế theo hướng dân chủ.
Hợp tác là giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình và theo con đường đối thoại, tăng cường hợp tác trong những vấn đề an ninh vì lợi ích chung, giảm căng thẳng, đề phòng nảy sinh chiến tranh hoặc xung đột.
Cuối bài viết, tác giả kết luận: Tin tưởng lẫn nhau là cơ sở, lợi ích chung là mục tiêu, bình đẳng là sự đảm bảo, hợp tác là phương pháp.
Gần đây, những diễn biến trong tranh chấp lãnh thổ tại Đông Nam Á - đặc biệt là đụng độ Mỹ - Trung trên biển ngày 10/3 - khiến vấn đề an ninh trong khu vực trở nên nóng bỏng.
• Nguyễn Hoàng Linh (Theo Chuyên san An ninh và Quân sự, Học viện Quốc phòng Hungary)
(*) Còn gọi là quần đảo Senkaku (Tiêm Các chư đảo), một quần đảo nằm ở phía bắc Đài Loan. Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư Đài.
Tuy hiện nay đang được Nhật Bản cai quản (Nhật coi nó thuộc quần đảo Lưu Cầu - Nansei - của Nhật Bản trên biển Hoa Đông), nhưng quần đảo này vẫn là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).
----------------
Ở Việt Nam, người Trung Quốc đã di dân vào xây dựng hãng xưởng ở Đắc Nông, Bảo Lộc, Cà Mau và Tiền Giang; Ở Lào Trung Quốc đã xây dựng thành phố China Town ở thủ đô Vạn Tượng
Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc
Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008
By DENIS D. GRAY, AP Writer VIENTIANE, Laos
người dịch Trần Hoàng
Vạn Tượng, Lào - Một thành phố Hoa kiều hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào, đang bừng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vĩ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.
Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; chiến dịch giải thích cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.
“Thị trấn người Trung quốc” (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, và phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết về một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất*.
Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt động ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một ” Dự án Phát triển Thành phố Mới” chứ không phải là “thị trấn của người Trung quốc”
Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. ” Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?” Ông ta nói với những phóng viên người Lào.
Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.
Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái.
Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)
Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới, thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.
Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat, một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết khi hết hạn) để biến 16 km vuông (4000 mẫu tây) “ruộng lúa thành một thành phố hiện đại”, mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
Phó thủ tướng Somsavat**, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau.
Khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc.
Ngân hàng TQ đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.
Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 - 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty từ chối không trả lời các câu hỏi. Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.
Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc).
“Người Lào không có cá tính mạnh mẻ, vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc,” ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào. Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu.
Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc gia Miến điện nay đã đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc
Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần dinh thự Parliament là nơi họp của Vua Lào và các quan trong quá khứ và Đền Vàng That Luang được xây dựng từ thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.
Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, “một cái cống lớn” cho một thành phố không có hệ thống thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá, rau, và các thực vật khác dùng làm thức ăn cho người dân nghèo.
“Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy,” Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nói
Thị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường.
Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm theo kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, một nơi nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.
Nhưng, những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay. “Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe– trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi,” ông Sithong nói.
Martin Stuart - Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay ” dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi.” Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
*Nhớ lại ở VN, nhà nước đã bí mật thỏa thuận cho Trung Quốc khai thác bô xít (alumin) cũng diễn ra trong bí mật từ năm 2005. Dân chúng ở Đắc Nông và Bảo Lâm (Bảo Lộc) cho biết, chính phủ TQ đã cấp họ bổng cho sinh viên VN qua TQ học tiếng Hoa kể từ bốn năm nay 2005, 2006, 2007, 2008. Đến nay, số sinh viên ấy một số đã về nước và số còn lại chuẩn bị về vào mùa hè nầy và họ sẽ làm thông dịch cho các hãng xưởng Trung Quốc ở Đắc Nông, Bảo Lộc, (và các hãng mới xây dựng xong của TQ ở Tiền Giang và Cà Mau).
**Phía Việt Nam, có Phó thủ tướng Hoảng Trung Hải, cũng được đưa ra nói chuyện về vấn đề nầy. TTX Vĩa Hè nghe lén bà con nói rằng ông nầy ăn nói và hành động rất khó ai lường được. Chỉ đăng ở đây hình của ông nầy sang họp ở Trung Quốc 2008.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải,(đeo cà vạt màu xanh) và một viên chức người Trung Quốc tại Quảng Tây 2008. Ông Hải 50 tuổi là kỹ sư điện (Ba Sàm bình: “Học ăn, học nói, … học cười” - phải cười sao cho có tư thế, đừng lộ cái hèn, nhục quốc thể) .
“với hy vọng có thêm sự hợp tác của Trung Quốc cho các miền duyên hải“
Đền Vàng That Luang ở thủ đô Lào
Bài đọc thêm bài Anh ngữ về đề tài nầy 1-12-2008
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7757896.stm
—————————————————————–
Posted by: hygrozyme Apr 7 2008, 11:25 AM
Asia Finest Discussion Forum _ Lao Chat _
Laos fears China’s footprint
Sun Apr 6, 12:39 PM ET
By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer VIENTIANE, Laos
Mới đây, đại tá - tiến sĩ Chu Thụy Sâm, chuyên gia về an ninh châu Á và kỹ thuật quân sự, đồng thời là một quan chức ngoại giao của Trung Quốc, đã có bài viết phân tích tình trạng an ninh hiện tại và chính sách an ninh của CHND Trung Hoa.
Trong bài viết mang tựa đề "Tình trạng an ninh hiện tại và chính sách an ninh của CHND Trung Hoa" cho Chuyên san An ninh và Quân sự của Học viện Quốc phòng Hungary (nơi Chu Thụy Sâm làm TS), ông Chu cho rằng xét trên phương diện địa chính trị, tình trạng an ninh hiện tại của Trung Quốc đã tới thời kỳ tốt đẹp nhất trong lịch sử, qua việc Trung Quốc đã ký hiệp định hợp tác với một loạt quốc gia.
.........9 yếu tố chính đe dọa an ninh Trung Quốc
Mặc dù tình hình chung được đánh giá là tốt đẹp như vậy, nhưng Trung Quốc vẫn giữ một cái nhìn đầy cảnh giác và mang màu sắc thời Chiến tranh lạnh với tất cả các nước có liên quan trong và ngoài khu vực. Quan điểm của họ về các yếu tố chính đe dọa an ninh quốc gia cho thấy điều đó.
Chu Thụy Sâm liệt kê các yếu tố đó như sau:
Thứ nhất là việc Mỹ củng cố sự hiện diện quân sự ở châu Á, kể từ sau biến cố 11/9. "Hiện tại, các lực lượng quân sự Mỹ đang tiến đến gần Trung Quốc từ hướng đông, nam và tây và gần như bao vây xung quanh Trung Quốc".
Thứ hai là Nhật Bản, với hy vọng trở thành cường quốc chính trị và quân sự trên thế giới, những chính sách nội trị và ngoại giao của Nhật Bản "ngày càng trở nên cực đoan".
Thứ ba là Ấn Độ cũng phát triển các vũ khí hạt nhân, "nhằm mục đích chiếm quyền lực trong khu vực hoặc trên thế giới".
Thứ tư là vấn đề phi vũ khí hạt nhân trong khu vực trở nên gay go hơn với sự tồn tại của vũ khí nguyên tử tại CHDCND Triều Tiên.
Thứ năm là hiềm khích trên đất liền hoặc trên biển xảy ra trong từng dịp giữa Trung Quốc và Nhật Bản vì quần đảo Điếu Ngư Đài (Diaoyudao) (*), giữa Trung Quốc và các quốc gia Đông Nam Á vì các quần đảo ở Nam Hải (tức Biển Đông).
Thứ sáu là sự gia tăng mạnh mẽ của những nỗ lực độc lập của Đài Loan, sự căng thẳng ngày càng tăng tiến quanh tình hình an ninh eo biển Đài Loan.
Thứ bảy là "tam quỷ" - chủ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa thông linh và những hiểm họa cực đoan - thường xuyên đe dọa an ninh Trung Quốc. Bài viết của Chu Thụy Sâm nhắc tới "các phần tử khủng bố" ở khu tự trị Tân Cương (ám chỉ những nỗ lực tự trị của sắc dân Ngô Duy Nhĩ), cùng những hành vi phạm tội quốc tế diễn ra thường xuyên trong khu vực, chẳng hạn tại "tam giác vàng" biên giới Trung Quốc, Myanmar và Thái Lan.
Thứ tám là thử thách xuất phát từ những quá trình toàn cầu của nền kinh tế, ví dụ sự khan hiếm năng lượng ngày càng trầm trọng.
Thứ chín là thiên tai. Tại Trung Quốc, năm nào cũng có những thiên tại như lụt lội, hạn hán, động đất, bão, dịch bệnh, v.v...
Những dự tính an ninh mới
Cơ sở của những toan tính an ninh thời xưa là liên minh quân sự, công cụ của nó là sự củng cố kỹ thuật quân sự và sự chuẩn bị.
Trong khi đó, bản chất của những dự tính an ninh mới do Trung Quốc đề xướng là "sự tin tưởng lẫn nhau, lợi ích chung, bình đẳng, hợp tác". Và Chu Thụy Sâm lý giải "12 chữ vàng" ấy như sau:
Tin tưởng lẫn nhau là vượt qua sự khác biệt về ý thức hệ, thoát khỏi những tư tưởng thời Chiến tranh lạnh và tham vọng quyền lực chính trị, không ngờ vực và đối đầu nhau.
Lợi ích chung là tôn trọng những lợi ích an ninh lẫn nhau, trong quá trình thực hiện những lợi ích an ninh cá nhân, phải tôn trọng những điều kiện an ninh của các bên khác và chung cuộc, thực hiện an ninh chung.
Bình đẳng là các quốc gia tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, thúc đẩy các mối quan hệ quốc tế theo hướng dân chủ.
Hợp tác là giải quyết các tranh chấp quốc tế một cách hòa bình và theo con đường đối thoại, tăng cường hợp tác trong những vấn đề an ninh vì lợi ích chung, giảm căng thẳng, đề phòng nảy sinh chiến tranh hoặc xung đột.
Cuối bài viết, tác giả kết luận: Tin tưởng lẫn nhau là cơ sở, lợi ích chung là mục tiêu, bình đẳng là sự đảm bảo, hợp tác là phương pháp.
Gần đây, những diễn biến trong tranh chấp lãnh thổ tại Đông Nam Á - đặc biệt là đụng độ Mỹ - Trung trên biển ngày 10/3 - khiến vấn đề an ninh trong khu vực trở nên nóng bỏng.
Trong bối cảnh ấy, không thể không quan tâm đến việc, Trung Quốc, một cường quốc trong vùng, quan niệm ra sao về vấn đề an ninh của họ.
Tác giả bài viết vừa là một chuyên gia an ninh, lại vừa là nhà ngoại giao, nên bài viết của ông - bên cạnh tính "chính thống" - có thể có cái nhìn rộng hơn, và "mềm" hơn của các học giả khác.
Một điều chắc chắn, bài viết cho thấy Trung Quốc ý thức được về vị thế "thượng phong" hiện tại của họ trong vùng và trên thế giới, khi ngành ngoại giao của họ đã đạt được những kết quả không thể phủ nhận trong những năm gần đây. Và như thế, có lẽ chưa bao giờ Trung Quốc ít bị đe dọa về an ninh như bây giờ.
Nhất là trong hoàn cảnh do phải đối phó với chủ nghĩa khủng bố và vướng vào những cuộc chiến tại Iraq và Afghanistan sau mốc 11/9, Hoa Kỳ đã giảm đáng kể sức ép quân sự lên Trung Quốc. Cạnh đó, Đài Loan cũng không còn thái độ chống đối đại lục như thời kỳ trước.
Nhưng Trung Quốc lại vẫn giữ cái nhìn cũ khi coi tất cả những quốc gia có liên quan đến họ, nhất là các nước láng giềng, là "những yếu tố chính đe dọa an ninh Trung Quốc". Đây là điều các nước cần lưu tâm.
• Nguyễn Hoàng Linh (Theo Chuyên san An ninh và Quân sự, Học viện Quốc phòng Hungary)
(*) Còn gọi là quần đảo Senkaku (Tiêm Các chư đảo), một quần đảo nằm ở phía bắc Đài Loan. Trung Quốc gọi là quần đảo Điếu Ngư Đài.
Tuy hiện nay đang được Nhật Bản cai quản (Nhật coi nó thuộc quần đảo Lưu Cầu - Nansei - của Nhật Bản trên biển Hoa Đông), nhưng quần đảo này vẫn là đối tượng tranh chấp chủ quyền giữa Nhật Bản, CHND Trung Hoa và Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan).
----------------
Ở Việt Nam, người Trung Quốc đã di dân vào xây dựng hãng xưởng ở Đắc Nông, Bảo Lộc, Cà Mau và Tiền Giang; Ở Lào Trung Quốc đã xây dựng thành phố China Town ở thủ đô Vạn Tượng
Lào Lo Sợ Vết Chân của Trung Quốc
Chủ Nhật 6 tháng 4, 2008
By DENIS D. GRAY, AP Writer VIENTIANE, Laos
người dịch Trần Hoàng
Vạn Tượng, Lào - Một thành phố Hoa kiều hiện đại đang nổi lên kế bên thủ đô uể oải của nước Lào, đang bừng lên những nổi lo sợ rằng nước láng giềng vĩ đại phía bắc của Lào đang nuốt dần dần quốc gia nhỏ bé nầy.
Những người Lào hoảng hốt quá đến nổi chính quyền của đảng cộng sản Lào (một chính quyền hiếm khi nào cắt nghĩa việc làm của họ với dân chúng) buộc lòng phải lên tiếng giải thích hành động của họ với công luận; chiến dịch giải thích cho quần chúng về hành động của chính phủ là một chuyện chưa từng xẩy ra từ trước.
“Thị trấn người Trung quốc” (ở giữa thủ đô nước Lào) là một đề tài nóng hổi trong các câu chuyện kèm theo những lời đồn đại, và phần lớn những câu chuyện nầy đã xen lẫn với những lo ngại và giận dữ mà chế độ cộng sản Lào đã bưng bít, che dấu, giữ bí mật không cho dân chúng biết về một thỏa thuận thuộc vào hàng quan trọng nhất*.
Nhiều viên chức của chính phủ Lào và những tổ chức của các quốc gia đang hoạt động ở Lào đang bàn tán ầm ỉ về chuyện nầy thì được chính phủ Lào nhắc nhở cho họ biết đây là một ” Dự án Phát triển Thành phố Mới” chứ không phải là “thị trấn của người Trung quốc”
Phó thủ tướng Lào Somsavat Lengsavad nhấn mạnh cuộc hợp tác với Trung quốc không để lại những đe dọa. ” Điều này là bình thường. Hầu hết nước nào trên thế giới cũng có một thi trấn của người Trung quốc, thế thì tại sao Lào lại không nên có một thị trấn như thế?” Ông ta nói với những phóng viên người Lào.
Theo hình ảnh được ghi nhận từ một nghệ sĩ làm việc trong báo của chính phủ, dự án thành phố mới nầy sẽ có cao ốc cao chọc trời giống như khu Manhattan ở New York. Vẫn chưa có văn kiện nào nói rằng có bao nhiêu người Trung quốc sẽ sống ở trong thành phố nầy. Con số 50 ngàn gia đình người Trung Quốc sẽ đến sinh sống trong thành phố mới được mọi người suy đoán rộng rãi, nhưng phó thủ tướng Lào Somsavat phủ nhận không có chuyện đồng ý trước là sẽ có bao nhiêu người Hoa kiều sẽ đến đây sinh sống.
Ý tưởng về 50 ngàn người Trung quốc đến sống trong một thành phố có 460 ngàn người Lào là một yếu tố làm người Lào không an tâm và thoải mái.
Thêm vào đấy là yếu tố vị trí: thành phố mới sẽ được xây dựng trên đầm lầy That Luang, đầm lầy nầy nằm kế bên một vùng di tích lịch sử (Parliament monument có từ thế kỷ 15) tượng trưng cho chủ quyền của quốc gia và vùng đầm lầy nầy cũng là một vùng sinh thái quan trọng (cho động vật và thực vật trong tự nhiên.)
Hiện nay là lúc mà Trung quốc đang nhanh chóng trở thành quốc gia có quyền lực về chính trị và kinh tế hàng đầu ở Lào. Khi những di dân người Hoa, với túi tiền đầy ắp, và phong tục tập quán của họ vượt tràn qua miền biên giới, thì những miền đất phía Bắc của Lào hiện nay đang bắt đầu trở thành giống như một tỉnh lỵ của Trung quốc.
Theo phó Thủ tướng Lào Somsavat, một công ty Trung quốc đã có được hợp đồng mướn đất dài hạn 50 năm (có thể tái ký kết khi hết hạn) để biến 16 km vuông (4000 mẫu tây) “ruộng lúa thành một thành phố hiện đại”, mục đích là kích thích bầu không khí đầu tư và doanh nghiệp của một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới
Phó thủ tướng Somsavat**, một người Lào gốc Trung quốc với nhiều liên hệ gần gủi với nhà cầm quyền Bắc kinh đã cắt nghĩa chuyện làm ăn nầy như sau.
Khi Lào thiếu những món tiền để xây dựng một sân vận động cho Đông Nam Á vận hội mà quốc gia này sẽ đăng cai tổ chức vào năm 2009, Lào đã liên lạc với Ngân hàng Phát triển Trung quốc.
Ngân hàng TQ đề nghị cho một công ty Trung quốc, tên là Suzhou Industrial Park Overseas Investment Co, mượn tiền để xây dựng sân vận động, và đổi lại, chính quyền Lào phải cho ngân hàng phát triển Trung quốc thuê mướn miếng đất nói trên.
Hợp đồng nầy đã được ký kết vào tháng 9 - 2007, theo như nguồn tin hành chánh, mà dân chúng Lào không hề hay biết trước gì hết. Khi báo chí liên lạc với công ty này ở Suzhou, công ty từ chối không trả lời các câu hỏi. Tại một cuộc họp báo, Thị trưởng thủ đô Vạn tượng Sinlavong Khoutpahythoune nói rằng có 3 công ty người Trung quốc làm việc trong dự án nầy.
Ngay cả những cán bộ cách mạng lão thành của Lào cũng lên tiếng chỉ trích, họ nói rằng họ đã chiến đấu để không cho Mỹ và các quốc gia khác vào đóng quân ở Lào suốt chiến tranh Việt nam (1954-1975) và bây giờ họ đang nhìn thấy chính quyền Lào mở rộng cửa cho những quốc gia ngoại quốc đến đây (ám chỉ Trung quốc).
“Người Lào không có cá tính mạnh mẻ, vì thế họ sợ rằng những người Trung quốc sẽ đến ở và rồi sẽ và gia tăng dân số và biến quốc gia của chúng tôi thành nước Trung quốc,” ông Sithong Khamvong nói thế, ông là một người dân thuộc giới trung lưu của thủ đô Vạn tượng và cũng là cựu đảng viên đảng cộng sản Lào. Chưa có văn bản hành chánh nào nói rõ là những người Trung Quốc phải hội đủ điều kiện nào mới được cho phép để định cư trong vùng ngoại ô của phố Tàu.
Theo một đánh giá không chính thức, hơn 300,000 người Trung quốc đang sống ở Lào, nhưng con số thật sự thì không thể nào biết được vì nhiều người Tàu đã làm giấy tờ giả giống như họ đang dùng các loại giấy giả nầy để sống trong các nước láng giềng vùng Đông nam Á châu, Miến điện. Vùng đất phía bắc của quốc gia Miến điện nay đã đầy rẫy những biểu tượng về văn hóa, kiến trúc, và ngôn ngữ của Trung quốc
Cũng làm chướng tai gai mắt nhiều người Lào là vùng đất mà thành phố nầy được lên kế hoạch nằm gần dinh thự Parliament là nơi họp của Vua Lào và các quan trong quá khứ và Đền Vàng That Luang được xây dựng từ thế kỷ 16, một biểu tượng quan trọng nhất của chủ quyền quốc gia và cũng là nơi thánh địa của phật tử.
Theo một nghiên cứu thực hiện bởi Quỹ Tài Nguyên Thiên nhiên của thế giới đặt căn cứ ở Tân Tây Lan cho biết vùng đầm lầy này là nơi nước lụt trong thành phố rút ra đây, “một cái cống lớn” cho một thành phố không có hệ thống thoát nước thải, và một nguồn cung cấp cá, rau, và các thực vật khác dùng làm thức ăn cho người dân nghèo.
“Điều quan tâm chính của tôi là dự án thành phố mới này sẽ phá vỡ cả ba yếu tố ấy,” Pauline Gerrard, tác giả của cuộc nghiên cứu vùng đất nầy, nói
Thị trưởng Vạn Tượng (bệnh vực cho dự án ấy) đã phản đối rằng: cánh đầm lầy nầy đã bị ô nhiễm và sự phát triển đúng đắn sẽ cải thiện môi trường.
Một số báo cáo tường thuật rằng khu vực nầy đang được thiết kế để khuyến dụ những người giàu có và sẽ được làm theo kiểu mẫu dựa trên thành phố Suzhou, một nơi nổi tiếng về hệ thống kênh rạch và cây xanh.
Nhưng, những người ngoại quốc sống lâu năm ở Vạn tượng không thể nhớ được là có lần nào trong quá khứ mà giai cấp trung lưu Lào lại tỏ ra giận dữ như hiện nay. “Nhiều ký giả Lào đã rất thích viết về những phẩn uất này, nhưng họ không thể nào làm được. Không có những cuộc biểu tình ngoài đường phố ngoại trừ là những phản đối trong những quán cafe– trong những cuộc bàn bạc của chúng tôi,” ông Sithong nói.
Martin Stuart - Fox, một tác giả của nhiều cuốn sách về người lào, nói rằng thế hệ của người Lào lớn tuổi đã biết cách làm thế nào để quân bình ảnh hưởng của người Trung quốc và Việt nam, và tránh bị đè bẹp giữa những nước láng giềng hùng mạnh nầy. Nhưng thế hệ lớn tuổi này đang chết dần dần, và hiện nay ” dường như sự thăng bằng ấy đang bị mất đi.” Stuart đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn từ Úc.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
*Nhớ lại ở VN, nhà nước đã bí mật thỏa thuận cho Trung Quốc khai thác bô xít (alumin) cũng diễn ra trong bí mật từ năm 2005. Dân chúng ở Đắc Nông và Bảo Lâm (Bảo Lộc) cho biết, chính phủ TQ đã cấp họ bổng cho sinh viên VN qua TQ học tiếng Hoa kể từ bốn năm nay 2005, 2006, 2007, 2008. Đến nay, số sinh viên ấy một số đã về nước và số còn lại chuẩn bị về vào mùa hè nầy và họ sẽ làm thông dịch cho các hãng xưởng Trung Quốc ở Đắc Nông, Bảo Lộc, (và các hãng mới xây dựng xong của TQ ở Tiền Giang và Cà Mau).
**Phía Việt Nam, có Phó thủ tướng Hoảng Trung Hải, cũng được đưa ra nói chuyện về vấn đề nầy. TTX Vĩa Hè nghe lén bà con nói rằng ông nầy ăn nói và hành động rất khó ai lường được. Chỉ đăng ở đây hình của ông nầy sang họp ở Trung Quốc 2008.
Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải,(đeo cà vạt màu xanh) và một viên chức người Trung Quốc tại Quảng Tây 2008. Ông Hải 50 tuổi là kỹ sư điện (Ba Sàm bình: “Học ăn, học nói, … học cười” - phải cười sao cho có tư thế, đừng lộ cái hèn, nhục quốc thể) .
“với hy vọng có thêm sự hợp tác của Trung Quốc cho các miền duyên hải“
Đền Vàng That Luang ở thủ đô Lào
Bài đọc thêm bài Anh ngữ về đề tài nầy 1-12-2008
http://news.bbc.co.uk/2/hi/asia-pacific/7757896.stm
—————————————————————–
Posted by: hygrozyme Apr 7 2008, 11:25 AM
Asia Finest Discussion Forum _ Lao Chat _
Laos fears China’s footprint
Sun Apr 6, 12:39 PM ET
By DENIS D. GRAY, Associated Press Writer VIENTIANE, Laos