Một Vấn Đề Không Thể Chìm Vào Quên Lãng-Thiếu nhi Việt Nam trong mạng lưới mại dâm ở Kampuchia:
Thanh Trúc, phóng viên đài RFA 2009-04-02
Những em gái Nhỏ Việt Nam ở vùng quê giáp giới Kampuchea tiếp tục trở thành nạn nhân của mạng lưới mại dâm thiếu nhi bên Xứ Chùa Tháp. Một lần nữa, thảm trạng này được nhân chứng là Linh mục Martino từng dấn thân vào những hang ổ tối tăm ở Kampuchia để tìm hiểu và cứu giúp các nạn nhân tuổi nhỏ khốn khổ ấy.
......Thực sự chúng ta là những người lớn, chúng ta nghe đài đều hiểu Thái Lan được biết đến như là thiên đường của tình dục, nhưng mà hầu hết những người qua Thái Lan là những người đã lớn tuổi, tức là những cô gái điếm tuổi đã lớn rồi. Còn qua Kampuchea thì hầu hết họ đến đó, nói thật với quý vị là họ tìm những đứa bé. Có những em giống như quý vị đã từng nhìn thấy qua video, nó chỉ 5 hay 7 tuổi, thân thể các em chưa phát triển. Ở Kampuchea thì chuyện đó nhan nhãn khắp nơi. Dĩ nhiên là chính phủ lâu lâu cũng phải bắt một vụ để cho có tiếng như vặy, nhưng mà thực sự phải nói là vô cùng đau lòng, thưa quý vị, và nó rất là kinh hoàng. Tôi biết là ở Việt Nam cũng có nhưng thực sự nó rất là kín đáo và là số ít nếu so với Kampuchea...........Khi vô trong đó, khi nghe tiếng Việt là ngôn ngữ chính, các em không biết tiếng Kam, tức tiếng Kampuchea mà bên đó người ta gọi là tiếng Kam. Điều đó chứng minh cho tôi biết những em này không phải được sinh ra và lớn lên ở Kampuchea, mà những em này là những em bị đưa từ Việt Nam qua Kampuchea, bởi vì chúng tôi cũng có ghé thăm những ngôi nhà Việt Nam bên đó cùng với những tổ chức làm từ thiện thì chúng tôi thấy nếu các em sinh ra và lớn lên ở Kampuchea thì ít nhất các em còn biết tiếng Kam và tiếng Kam là ngôn ngữ chính. Nhưng mà những em này lại không biết nói tiếng Kam, có nghĩa là đa số các em đó bị đưa qua từ Việt Nam............Nếu dựa trên con số các em bị bán vô với con số chúng ta cứu thoát thì có thể gọi là như một hạt cát trên bãi biển. Đó là điều chúng tôi muốn nói cho quý vị biết chúng ta là những người nghe đài, những người đọc được những điều này thì chúng ta phải có trách nhiệm nói lên tiếng nói
----------
Trẻ em ăn xin Chuyện Có Thật - True Story
Nếu ai đã một lần về thăm gia đình tại Việt Nam, thì hình ảnh những cụ già, những em bé nhếch nhác xin ăn trên đường phố Sài Gòn, hay các thành phố lớn đã trở nên quá quen thuộc. Nhưng đằng sau những số phận cùng khổ này là gì? Trong số báo tháng này với chủ đề "bóc lột sức lao động" mời bạn cùng làm "phóng viên" với tôi nhé để lần theo dấu vết và một sự thật được phơi bày hết sức tàn nhẫn...
Tôi lân la, trong vai "đoàn thanh niên" giúp các trẻ em nghèo đi học lại đến khu nhà trọ đó tìm hiểu thì được những người hàng xóm cho biết rằng vợ chồng ông Nghĩa chỉ có hai việc đó là: ngủ và thu tiền trên sức lao động của các em.
Cô con gái chủ phòng trọ thẳng thắn cho biết ông Nghĩa thuê phòng làm ăn ở đây được nhiều năm. Hai vợ chồng ông Nghĩa thuê mấy người này cùng quê với họ ở Thanh Hoá với giá 300.000 đồng một tháng, họ đi ăn xin từ mờ sáng đến 12g trưa mới về ăn cơm và chiều đi tiếp. Cô con gái chủ phòng trọ nói: "Mấy đứa nhỏ bị thay liên tục, ổng tuyển người mới hoài".
Cũng theo cô, các em và các cụ già đi xin ăn mỗi ngày kiếm được khoảng trên dưới 100.000 đồng, có ngày gặp may thì 200.000 hay 300.000. Trung bình một tháng các em xin được khoảng 4-5 triệu đồng. Tuy nhiên, khách có cho 1.000 đồng hay 100.000 đồng mỗi lần các em cũng không vui vì tất cả đều bị chủ "chăn dắt" thu trọn. Hằng ngày các em phải dậy để đi ăn xin từ sáng sớm đến nửa đêm nên em nào cũng ốm o gầy mòn và thiếu ngủ trầm trọng.
Theo tôi được biết thì ông Nghĩa chỉ là nhóm nhỏ trong các tay "chăn dắt" gốc Thanh Hoá vào Nam "làm việc" - Có những nhóm lên đến cả 30 hay 40 chục em và được "bảo kê" rất kỹ. Cũng như những việc làm "tối" khác - họ chia vùng ra rất rõ ràng và như là luật bất thành văn - ai ở vùng người đó! Tuy nhiên... máu vẫn đổ ra vì nhiều khi "lính" của người này qua "địa bàn" bên cạnh làm ăn!
Những Hợp Đồng "Béo Bở" Đong Đầy Nước Mắt và Máu!
Trong những bám gót các em, tôi được biết hầu hết các em bị đưa vào Sài Gòn đều có "hợp đồng" hẳn hỏi - Hợp đồng của bố mẹ các em ký nhận tiền ứng trước và cho con "đi làm!"
Tôi không có giờ để ra tận Thanh Hoá "điều tra" tiếp - nhưng đã gởi một người bạn "khá tin cậy" đi thay tôi và khi trở về người đó tường trình như sau:
Ở Huyện Quảng Xương, Thanh Hoá thì vấn đề đi ăn xin đã có từ lâu đời - Xuất phát từ Làng Đồn Điền, Xã Quảng Thái! Vấn đề đi ăn xin ở đây không chỉ thuần túy về kinh tế mà nó còn trên phương diện lịch sử và văn hoá! Người dân có tục đi ăn xin từ xa xưa và nay đã lây sang nhiều xã khác!
Thế nhưng, người bạn tôi nói tiếp: "Họ nghèo lắm, hễ nghe ai bảo mỗi tháng vào miền Nam kiếm được ba hay bốn trăm ngàn là họ cho con em đi ngay! Họ không cần biết con em của họ vào đó làm gì! Các tay chăn dắt công khai về các xã, các thôn để "Tuyển nhân viên" rồi dùng cả xe bò, hay công nông chở về "trại tập trung" đó!
.........
Tại Sài Gòn ngoài ăn xin, trẻ em còn bị bóc lột trong các hãng may, phải đi bán hoa ... Đã có một số bài viết về chuyện này..
Trang của LM Martino Nguyễn Bá Thông: www.hayyeuthuongnhau.org và www.onebodyvillage.org
Người viết: LM Martino Nguyen Ba-Thong
--- Người đi lao động mà bị bỏ rơi, bị lừa cũng thuộc buôn người: Xem thêm tại Sự đểu cáng thời ...
-------------
Nói thêm chút về Cambodia: Tại Cambodia người Việt sinh sống tại đây bị xem như những công dân hạng hai. Hiện nay đã là thế hệ thứ 2- 3, phần lớn có thể không có giấy tờ, như khai sinh..cho nên việc người Việt làm mại dâm không hề hiếm.
Nói trẻ em còn quá nhỏ mà vẫn có thể làm gái mại dâm tại Cambodia thì phải kể tới luật pháp tại Cambodia. Ngoài ra hệ thống pháp luật và tòa án phát triển rất chậm tại Cambodia. Có rất nhiều khó khăn trong môi trường xã hội tại Cambodia như tham nhũng, xu hướng chính trị, trì trệ và sức ép từ Nhà Nước, cảnh sát và quân đội. Văn hóa không xét xử tại Cambodia còn có nguồn gốc từ nỗi sợ hãi bị trả thù trong giới cảnh sát và tòa án. Thủ tục hình sự được quy định theo luật, rất hiếm khi được thi hành. Các vụ bắt bớ được thực hiện không cần trát tòa, và xảy ra thường xuyên. Lực lượng cảnh sát và quân đội Cambodia phần nào cũng đứng trên luật pháp. Chưa có một học viện cảnh sát nào để đào tạo cảnh sát. ... Nói chung sống tại Cambodia cũng không đơn giản.