Thứ Tư, 15 tháng 4, 2009

Con mèo - Nụ cười và Xã Hội Dân Sự

Xã hội dân sự, Trung Quốc và Việt Nam

Nguyễn Ngọc Giao

Tổ chức bầu cử chỉ cần 6 tháng, lập nên một nền kinh tế thị trường thì một năm, còn muốn tạo ra một xã hội dân chủ phải cả một thế hệ. Mà không có xã hội dân sự thì không thể có dân chủ.
Ralf Dahrendorf

---- Bài của ô NNG viết về XHDS mà không khô khan tẹo nào, gợi nhớ về nụ cười không mèo, hihi...
Có lẽ về cơ bản, giữa hai “xã hội dân sự” Trung Quốc và Việt Nam, cũng mặc nhiên có một mối quan hệ “16 chữ vàng”. Ở Việt Nam, bộ luật về hội đoàn vẫn chưa được thông qua. Dự án vẫn duy trì chế độ “mẹ chồng con dâu” mà ta gọi là “cơ quan chủ quản”.
Đây là vấn đề cốt lõi, vì nó liên quan tới thực chất quan niệm về tổ chức xã hội dân sự: đó là những tổ chức tự lập của xã hội dân sự, của công dân, hay chỉ là tổ chức để chính quyền “nắm” từng bộ phận nhân dân, và nếu vậy, ở thời đại hiện nay, nó chỉ có thể là môt tổ chức có trên giấy tờ. Chỉ cần nêu ra hai thí dụ: những cuộc gặp gỡ xuân thu nhị kì giữa đại biểu Quốc hội với “đại diện” cử tri (ít nhất các đại biểu quốc hội cũng đã được bầu ra, còn các “đại diện” cử tri thì chỉ được ai đó chỉ định), và việc từ nhiều năm nay, chưa hề có một cuộc đình công nào do công đoàn khởi xướng hay chủ trương.
Nhân đây, cũng xin mở dấu ngoặc, tuy không ra ngoài đề: Là một “Việt kiều”,[12] tôi không thể không bàng hoàng khi được đọc Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg của Thủ tướng về “VỀ VIỆC TIẾP TỤC TĂNG CƯỜNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CÔNG TÁC VỚI NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI” (ngày 08.06.2008). Văn bản này xác nhận một lần nữa các nhiệm vụ của Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài từ nay là một tổng cục, trong đó có nhiệm vụ này: “d) Chỉ đạo các cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài tiến hành tổ chức, thành lập các hội đoàn người Việt Nam ở địa bàn có thể triển khai được, định hướng và phát triển các hoạt động của hội đoàn người Việt Nam ở nước ngoài nhằm củng cố sự ổn định lâu dài tại chỗ, cùng nhau đoàn kết hướng về Tổ quốc. Danh sách ban chấp hành hội cần được Bộ Ngoại giao (Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài ) thẩm định và ra quyết định chuẩn y trên cơ sở giới thiệu của các hội và cơ quan đại diện ngoại giao tại địa bàn”[13]
Hegel vẫn có thể ngủ yên trên quan niệm của ông về “phương Đông”.
Càng dễ ngủ yên vì ở Trung Quốc cũng như ở Việt Nam, ba chữ NGO đã từng bị đồng hoá với âm mưu “diễn biến hoà bình”, đối trọng và/hay độc lập được ghép thành một chữ là đối lập, nhẹ nhất là “rách việc”... Cách đây chưa đầy 15 năm, cuốn Từ điển Xã hội học trong đó lần đầu tiên, thuật ngữ Xã hội dân sự được định nghĩa một cách hoàn chính, tác giả của nó, nhà nghiên cứu Nguyễn Kiến Giang, còn phải mượn tên của bác sĩ Nguyễn Khắc Viện.
Hơn mười năm đã trôi qua, xã hội công dân, rồi xã hội dân sự xuất hiện trên báo chí, có bài còn nói lên tại sao có người sợ nó... Trên các cuốn sách, bìa 1 vẫn mang tên Nhà xuất bản, còn tên của “Công ti X” hay “Trung tâm Y” mà ai cũng biết mới thực là người xuất bản, mới chỉ ở bìa 4 – đôi lần nó leo lên bìa 1 nhưng đã bị huýt còi ngay. Tương tự, “ trên thực tế, hiện nay đã hình thành rất nhiều các tổ chức xã hội dân sự như các hội, các ngành kinh tế, các lĩnh vực khoa học và công nghệ, các lĩnh vực dịch vụ. Sự thực, một khuôn mặt xã hội dân sự kiểu mới ở nước ta đang hình thành, có thể coi đó là bước tiến của nền dân chủ, khác về bản chất với xã hội trước đổi mới. Tuy vậy, về mặt thể chế, phạm trù xã hội dân sự chưa được xác định trong văn bản, tức là chưa dám đặt viên gạch thứ ba (là xã hội dân sự) tạo cơ sở đầy đủ cho mối quan hệ thể chế kinh tế chính trị nước ta.”[14] (viên gạch thứ ba: hai viên gạch đầu là kinh tế thị trường và Nhà nước pháp quyền).
Có thể tác giả hơi lạc quan. Nhưng không hẳn: ngày 23.07.08, ông Theodore Huang, chủ tịch Hội Công Thương Quốc Gia của Đài Loan kêu gọi chính quyền Việt Nam phải “xử lý” các cuộc đình công ngày càng gia tăng. Ông Hoàng nói: “Kinh tế không phải là vấn để lớn ở Việt Nam, vì tư bản nước ngoài sẽ tới (đầu tư). Khó khăn thực sự là làn sóng đình công” [15]. Ta đừng trách ông Hoàng coi nhẹ vấn đề lạm phát, đầu tư, pháp chế đầu tư... Ta cũng không cần biết ông ta hiểu chữ “xử lý” là như thế nào. Chắc ông không nghĩ tới phương pháp xử lý của Phác Chung Hy hay cha con họ Tưởng ở Nam Hàn và Đài Loan cách đây 20 năm. Chính quyền xử lí ra sao là chuyện của chính quyền. Chỉ biết đó trước hết là việc của công đoàn: Tổng công đoàn Việt Nam, nếu nó không muốn đóng mãi vài trò “công đoàn vàng”, hay một công đoàn độc lập sẽ phải ra đời, nếu không. Tác giả đoạn trích dẫn trên có thể hơi lạc quan, nhưng ông hoàn toàn có lý khi nhấn mạnh tới việc “dám” đặt viên gạch thứ ba cho xã hội dân sự / công dân. xã hội dân sự/CD là chân kiềng thứ ba của bộ ba Nhà nước Pháp quyền – Thị Trường – Xã hội dân sự/công dân của thời đại hôm nay.
Trở lại con mèo Cheshire của cô bé Alice và nhà toán học lôgic Lewis Carroll. Nói đến xã hội dân sự ở Việt Nam hay ở Trung Quốc, đọc những bài viết về vấn đề này, kể cả bài này, nhiều khi chúng ta không biết người ta nói đến con mèo hay cái cười của nó. Hay nếu không muốn nói tới mèo, cũng có thể nói tới chuột. Con chuột chũi (taupe) nổi tiểng của Hegel, mù loà, nhưng cứ lầm lũi, âm thầm, dưới lòng đất, đào những địa đạo. Mèo hay chuột, đằng nào xã hội dân sự cũng vẫn “lừng lững”[16] tiến tới....
-- Ừ, đúng là gán NGOs với 'diễn biến hòa bình'.....nghe cũng thấy buồn ... chỉ thấy tại VN.

Tổng số lượt xem trang