Thứ Hai, 20 tháng 4, 2009

Kinh tế VN... và Thế Giới

Các Chồi Non và Các Tia Hy vọng Yếu Ớt
(bài ca GS Krugman đăng trên New York Times ngày 17/4/2009)
(Dr Tran dịch, xin nh
c li, đây ch dch ý, không theo tng ch, cm t)
http://www.nytimes.com/2009/04/17/op...gman.html?_r=1

Ông Ben Bernanke, Chủ tịch Quỹ Dự trữ Liên bang, nhìn thấy "các chồi non xanh tươi". Tổng thống Obama thấy "các tia hy vọng yếu ớt". Và thị trường chứng khoán đang tăng trưởng vô lý.

Như vậy có phải đã đến lúc cho rằng mọi việc đã được giải quyết? Sau đây là bốn lý do vì sao phải nên thận trọng về triển vọng kinh tế:

1. Mọi việc đều vẫn đang trở nên tệ hại. Sản xuất công nghiệp vừa sụt đến mức thấp nhất trong 10 năm qua. Các dự án bắt đầu xây nhà vẫn còn được triển khai chậm chạp đến mức khó tin nổi. Số bất động sản bị thu hồi nay lại tăng cao, sau khi các công ty cho mượn tiền mua nhà tạm dừng việc này để chờ đợi chi tiết từ các kế hoạch cứu bất động sản của chính quyền Obama.

Điều tốt nhất quý vị có thể nói, đó là có một vài dấu hiệu lẻ tẻ cho thấy mọi việc đang trở nên xấu đi một cách chậm chạp hơn - nền kinh tế không rơi rụng nhanh như trong thời gian vừa qua. Và tôi muốn nói "lẻ tẻ": ấn phẩm Beige Book gần đây nhất, do Quỹ Dự Trữ Liên Bang [FED] xuất bản và công bố kết quả cuộc thăm dò dư luận thường kỳ về các tình trạng kinh doanh, tường trình rằng "5 trong số 12 Vùng [Thương mại toàn quốc] nhận thấy mức độ sụt giảm đã dịu lại một chút". Ôi chao!

2. Vài tin tốt không thuyết phục cho lắm. Tin tốt nhất trong vài ngày gần đây đến từ các ngân hàng, công bố rằng họ có lợi nhuận tốt đẹp đáng ngạc nhiên. Nhưng một số trong các bản tường trình lợi nhuận đó có chút gì khá ... buồn cười.

Thí dụ như Wells Fargo công bố một quý có lợi nhuận cao chưa từng có của họ. Nhưng lợi nhuận được báo cáo của một ngân hàng thì không phải là một con số cứng nhắc, như về doanh số chẳng hạn, còn tùy thuộc rất nhiều vào số tiền ngân hàng để qua một bên để chi trả cho các sự lỗ lã được dự tính có thể xảy ra trong tương lai cho các món nợ cho vay này. Và một số nhà phân tích cho biết họ nghi ngờ rất nhiều về các dự tính về thất thoát, lỗ lã, cũng như lợi nhuận trong tương lai do Wells Fargo đưa ra, cũng như nhiều vấn đề hạch toán của ngân hàng này.

Trong khi đó, Goldman Sachs công bố lợi nhuận nhảy vọt từ Quý 4, 2008, đến Quý 1, 2009. Nhưng như các nhà phân tích lập tức nhận ra, Goldman thay đổi định nghĩa của họ về "Quý" (vì một sự thay đổi trong tình trạng hợp pháp của họ), ngõ hầu để - tôi không nói giỡn chơi - tháng 12, cũng là tháng tệ hại cho ngân hàng này - biến mất trong sự so sánh này.

Tôi không muốn đi quá đà tại đây. Có thể các ngân hàng thật sự đã đánh đu từ lỗ nặng sang lợi nhuận to lớn trong một thời gian kỷ lục. Nhưng các điều nghi ngại là tự nhiên trong thời đại Madoff hiện nay.

Ồ, và đối với số người trong đợi các "bài thi chịu lực" của Bộ Ngân khố sẽ làm mọi việc rõ ràng hơn: Phát ngôn Viên Nhà Trắng, ông Robert Gibbs, nói rằng "các bạn sẽ thấy, trong một phương cách có hệ thống và phối hợp chặt chẽ, việc đánh giá và trình bày một số kết quả các "bài thi chịu lực" [mà các ngân hàng phải trải qua] sẽ được minh bạch hóa và công bố cho tất cả những ai có liên quan". Không, tôi không hiểu đó là nghĩa gì nữa.

3. Có thể còn các đôi giày khác chưa rơi rụng. Ngay cả trong cuộc Đại Khủng hoảng, mọi việc không diễn ra thẳng thừng. Khi đó, có một khoảng thời gian ngưng sụt giảm khoảng một năm rưỡi sau khi bắt đầu cuộc khủng hoảng - khoảng chừng thời gian hiện nay của chúng ta. Nhưng tiếp theo sau đó là một dãy ngân hàng sụp đổ trên cả hai bờ Đại Tây dương, cộng vào một số chính sách vô cùng tệ hại đang khi các quốc gia cố gắng bảo vệ bản vị vàng đang giẫy chết, và kinh tế toàn cầu té xuống một vực thẳm khác.

Điều này có thể xảy ra lần nữa hay không? Bất động sản trong các thương nghiệp đang vỡ vụn tại các vết nối [hợp tác kinh doanh], thua lổ trong các thẻ tín dụng đang tăng cao và cho đến lúc này không ai biết mọi việc sẽ trở nên tệ hại thế nào tại Nhật bản và Đông Âu. Chúng ta có thể sẽ không gặp thảm họa như năm 1931, nhưng còn quá xa đễ nói chắc chắn rằng thời kỳ tệ hại nhất đã qua đi.

4. Ngay cả khi mọi việc qua đi, chúng vẫn không kết thúc. Cuộc suy thoái năm 2001 chinh thức kéo dài chỉ 8 tháng, chấm dứt vao tháng 11 năm đó. Nhưng nạn thất nghiệp vẫn tăng cao một năm rưỡi sau đó. Các việc này cũng xảy ra sau kỳ suy thoái năm 1990-1991. Và có mọi lý do để tin rằng lần này cũng vậy. Đừng ai ngạc nhiên nếu nạn thất nghiệp vẫn tiếp tục tăng trong trọn năm 2010.

Tại sao? Việc hồi phục "hình chữ V", trong đó việc làm trở lại mạnh mẻ, chỉ xảy ra khi có sức cầu gia tăng mạnh mẻ. Thí dụ, năm 1982, kinh doanh nhà đất bị thiệt hại do lãi suất cao, vì vậy khi FED hạ lãi suất, số nhà bán gia tăng. Việc này sẽ không xảy ra lần này, ngày nay, nền kinh tế bị suy thoái, nói cách khác, bởi vì chúng ta có quá nhiều nợ và xây dựng quá nhiều thương xá, và không ai còn tinh thần nào để xài tiền ra thêm nữa.

Các công ăn việc làm cuối cùng sẽ trở lại, luôn luôn như vậy, chỉ là sẽ không xảy ra mau chóng.

Và như trên đây, tôi đã làm mọi người bị trầm cảm, vậy thì đâu là câu trả lời? Phải kiên định.

LỊch sử cho thấy rằng một trong các nguy hiểm lớn về chính sách, khi phải đối mặt với nền kinh tế sa sút nặng nề, là việc lạc quan quá sớm. F.D.R. [Tổng thống Franklin D. Roosevelt] đối phó với các dấu hiệu phục hồi bằng việc cắt Works Progress Administration* xuống còn phân nửa và tăng thuế; cuộc Đại Khủng hoảng lập tức trở lại với sức mạnh toàn diện. Nhật bản chậm chạp trong mọi cố gắng vào khoảng giữa "thập niên lãng phí" của họ, tạo thêm 5 năm trì trệ.

Các kinh tế gia trong chính quyền Obama hiểu rõ các điều này. Họ nói toàn các điều rất đúng về việc phải theo đuổi các việc đang thực hiện [để cứu nguy kinh tế]. Nhưng có một nguy cơ rõ ràng rằng các tuyên bố về chồi non xanh tươi và tia hy vọng sẽ tạo ra tính tự mãn nguy hiểm.

Và như vậy, điều tôi muốn dặn dò đến công chúng và các nhà lập pháp: Đừng ghi nhận các sự hồi phục trước khi chúng được hình thành.

GS Paul Krugman
-------------
Vay vốn bù lãi suất: 70% là đảo nợ?: Nếu toàn bộ dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất được đưa vào sản xuất thì tăng trưởng tín dụng phải đạt khoảng 16%. Thực tế, tín dụng chỉ tăng trưởng hơn 2%.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất của các NH thương mại tính đến ngày 17-4 là 236.820 tỉ đồng.
Theo phân tích của TS Nguyễn Quang A, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển, tỉ lệ đảo nợ chiếm khoảng 70% trong tổng số tiền đã giải ngân, như vậy hiệu quả của gói kích cầu sẽ không đạt được như chủ trương đề ra.
Theo số liệu của Cục Phát triển DN nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch - Đầu tư), trong quý I/2009 có hơn 2.500 DN nhỏ và vừa ngừng hoạt động, thấp hơn nhiều so với con số phá sản, giải thể bình quân của năm 2008 là 7.700 DN nhỏ và vừa/quý. Có phải việc đảo nợ đã khiến một bộ phận DN lẽ ra đã chết lại được lay lắt tồn tại?
Tuy nhiên, nếu đảo nợ tràn lan, đảo nợ cho cả những DN yếu kém là hiện tượng cần ngăn ngừa. Khủng hoảng cũng là cơ hội để nền kinh tế thanh lọc những DN yếu kém ra khỏi thị trường, nếu hỗ trợ lãi suất không đúng chỗ, rót đến những DN yếu kém này sẽ khiến nền kinh tế thêm gánh nặng...
----------
Đảo nợ: Thực tế “lách” chính sách
(Toquoc)- Trong một bài viết cuối tháng 3/2009, Báo điện tử Tổ Quốc đã phản ánh việc trước các thông tin nhiều doanh nghiệp, thậm chí một số chuyên gia kinh tế có ý kiến đề nghị xem xét vấn đề đảo nợ trong cho vay hỗ trợ lãi suất, ngày 24/3, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, ông Nguyễn Văn Giàu đã bày tỏ rõ ràng quan điểm với khẳng định “Không có đảo nợ trong cho vay hỗ trợ lãi suất”.
Tuy nhiên, trong phân tích qua bài viết cũng như những tìm hiểu sau đó, có thể thấy một thực tế ngược lại với khẳng định của người đứng đầu Ngân hàng Nhà nước: Không thể không có đảo nợ!
---------
Xóa điều kiện nợ đọng thuế với DN cần bảo lãnh vay 17:56' 19/04/2009 (GMT+7)
Đối tượng được Ngân hàng Phát triển Việt Nam bảo lãnh vay vốn là doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (kể cả Hợp tác xã) có vốn điều lệ tối đa 20 tỷ đồng hoặc sử dụng dưới 1.000 lao động.
Đây là một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung của Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại các ngân hàng thương mại đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 21/1/2009.
Thủ tướng Chính phủ cũng quyết định sửa đổi phạm vi bảo lãnh. Theo đó, không bảo lãnh cho các doanh nghiệp vay vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực tư vấn, kinh doanh bất động sản, kinh doanh chứng khoán; dịch vụ; vay vốn để thanh toán nợ vay của các hợp đồng tín dụng khác.
---
Chứng khoán ồ ạt xả hàng
Thị trường chứng khoán đã chứng kiến phiên đảo chiều giảm điểm mạnh, hàng loạt cổ phiếu kết thúc phiên ngày 20-4 trong tình trạng giảm sàn và bên mua đã trống trơn.
Xem Chứng khoán đi về đâu?
Sự kiện Index đột ngột quay đầu khá mạnh trong phiên 17-4 đã khiến một số nhà đầu tư hình dung tới từ “tháo chạy”, hậu quả là trong phiên giao dịch sáng nay nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng “thanh lý” số cổ phiếu mà mình đang nắm giữ bất kể tốt xấu.
.... Giá đô tăng .... có vẻ tình hình vẫn xấu .. xem tin cũ tiền đâu đổ vào chứng khoán
--------------
Ông Dũng đã phải trấn an dư luận: Dự trữ ngoại hối đảm bảo phục vụ nhập khẩu trong 20 tuần (CafeF) - Thông tin được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam chiều 20/4.
Chiều nay (20/4) tại Hongkong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dự Diễn đàn Đầu tư Việt Nam được kết nối trực tuyến qua truyền hình và kết nối trực tuyến toàn cầu qua kênh truyền thanh và mạng internet.
Tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết: Năm 2008, tổng FDI vào Việt Nam là 64 tỷ USD nhưng giải ngân chỉ 11 tỷ USD. Quý I/2009, thặng dư thương mại khoảng 1,7 tỷ USD, cán cân thương mại Việt Nam thặng dư, cán cân thanh toán cũng duy trì khá tốt.
Tôi cần nói rằng cán cân thanh toán được duy trì khá tốt và hiện nay dự trữ ngoại hối ở mức an toàn, có khả năng cung cấp ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu trong 20 tuần
Vốn IDA (quỹ của Hiệp hội Phát triển quốc tế của WB dành cho các nước nghèo nhất) để dành cho các chương trình xã hội như giảm nghèo và IBRD cho xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng hay giáo dục bậc cao.
Thủ tướng khẳng định: Khả năng thanh toán đồng USD của Việt Nam an toàn, khả năng thanh toán bằng đồng USD tốt hơn thời gian trước. Phần ngoại hối này do Ngân hàng Nhà nươc quản lý. Hiện nay, chúng đang đang duy trì biên độ giao dịch hợp lý ở mức 5%.
Về phía Ngân hàng Thế giới (World Bank) cho biết: Việt Nam là nước vay IDA lớn nhất của World Bank và đang tiếp nhận vốn IBRD. Những số liệu trong quý I đã thấy cho thấy Việt Nam đã có khả năng duy trì tăng trưởng. Đây là thời điểm để tiếp tục cảo cách kinh tế và đặt Việt Nam vào vị trí tốt hơn sau khủng hoảng, tạo môi trường đầu tư tốt hơn cho nhà đầu tư.
"World Bank đang tạo ra nhiều nguồn lực hơn cho Việt Nam, trong đó cung ứng IBRD và cả IDA, chúng tôi sẽ cung cấp tổng cộng 1,2 tỷ USD cho kinh tế VN."

---------------
Trước câu hỏi của nhà đầu tư nước ngoài về đối sách với đà suy giảm kinh tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, Việt Nam sử dụng 8 tỷ USD cho gói kích cầu. Trong số 8 tỷ USD để kích thích kinh tế, Việt Nam đã sử dụng khoảng 1 tỷ USD để bù 4% lãi suất ngân hàng, nhằm giúp doanh nghiệp mở rộng sản xuất; miễn, giảm, giãn thuế, đặc biệt là cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ...Tại diễn đàn, tốc độ tăng trưởng GDP hay việc phân bổ gói kích cầu như thế nào không thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư bằng phản ứng của Việt Nam trước các thách thức của suy thoái toàn cầu và cải cách kinh tế.
Một đại diện của cộng đồng doanh nghiệp tại TP HCM đặt vấn đề về những dấu hiệu căng thẳng về ngoại tệ trong thời gian gần đây tại các ngân hàng. "Thủ tướng có thể bình luận về tình trạng Việt Nam thiếu đôla và cho biết các biện pháp Chính phủ sẽ tiến hành để giải quyết ?", vị doanh nhân này nêu câu hỏi.
Người đứng đầu Chính phủ cho biết, cán cân thương mại của Việt Nam trong thời gian qua được duy trì khá tốt, với thặng dư 1,7 tỷ USD và hiện dự trữ ngoại hối ở mức an toàn.
Ông không nêu con số dự trữ ngoại hối, song cho biết: "Chúng tôi có khả năng cung cấp ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu nhập khẩu trong 20 tuần. Với biên độ tỷ giá 5%, những biến động hiện vẫn an toàn, và khả năng thanh toán của Việt Nam hiện tốt hơn trước".
Sau câu trả lời của Thủ tướng, ông Lito Camacho, Phó chủ tịch Credit Suisse cho rằng, các nhà đầu tư đều có thể yên tâm, vì người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng từng làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. ????
Trong năm 2008, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 11 tỷ USD, dù tổng vốn đăng ký là 64 tỷ USD. Việt Nam xuất siêu 1,7 tỷ USD trong quý I năm nay, trong đó hoạt động tái xuất vàng và đá quý mang về 2,3 tỷ USD.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Việt Nam có kế hoạch huy động vốn đầu tư từ nước ngoài vào các lĩnh vực hạ hạ tầng, với tỷ lệ vốn trong nước và nước ngoài lần lượt chiếm 60% và 40% tổng vốn đầu tư xã hội. Người đứng đầu Chính phủ cũng cho biết thêm, Việt Nam cũng sẽ tận dụng nguồn vốn ODA từ các nhà tài trợ song phương và đa phương. Cùng với đó là các khoản vay IDRB của Ngân hàng Thế giới dành cho các nước có thu nhập trung bình và vốn vay từ Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).
-----------
Ngân hàng Nhà nước sẽ cấm các ngân hàng thương mại mua và góp vốn vào các tổ chức tài chính khác. heo đó, ngân hàng thương mại không được mua, nắm giữ cổ phiếu của các tổ chức tín dụng khác, trừ trường hợp nắm giữ cổ phiếu do xử lý nợ hoặc theo chỉ định của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổ chức tín dụng gặp khó khăn có nguy cơ đổ vỡ.
Trong trường hợp nắm giữ cổ phiếu do xử lý nợ, ngân hàng thương mại phải bán số cổ phiếu này trong vòng 06 tháng, kể từ ngày xử lý tài sản bảo đảm là cổ phiếu.
Tuy nhiên, ngân hàng thương mại được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, dịch vụ hỗ trợ thanh toán, thông tin tín dụng. Dự thảo cũng nhấn mạnh lại quan điểm, ngân hàng thương mại không được kinh doanh bất động sản, trừ trường hợp sử dụng làm trụ sở và phục vụ kinh doanh hoặc nắm giữ bất động sản do việc xử lý nợ vay có bảo đảm bằng bất động sản liên quan với thời hạn không quá 3 năm.
-------- Tình hình liệu có đáng ngại ???

Tổng số lượt xem trang