Sinh viên bao giờ cũng là lực lượng đi đầu và lực lượng thực hiện các cuộc thay đổi xã hội. Nhìn lại Hàn Quốc , Malaysia , Thái Lan.. , Hàn Quốc từ chế độ độc tài chuyển sang dân sự cũng nhờ các cuộc biểu tình của sinh viên, Malaysia và Thái Lan cũng vậy...sinh viên cùng với các lực lượng xã hội khác.
Tại Việt Nam thì sao, đáng buồn là cuộc biểu tình của sinh viên phản đối Trung Quốc đòi chủ quyền tại Hoàng Sa - Trường Sa đã bị chính quyền dập tắt. Đấy chỉ là cách sinh viên thể hiện lòng yêu nước chính đáng. Vậy thì bao giờ đến lúc sinh viên có thể đấu tranh cho công bằng, cho chính nghĩa, cho dân chủ và dân quyền. Nhân đọc bài Những điều kiện cần cho phản biện xã hội khi ông Lê Minh Tiến cho rằng, tại Việt Nam không có văn hóa tranh luận, không có một cấu trúc xã hội thuận lợi cho tranh luận diễn ra, cũng chưa có một xã hội dân sự. Như trong bài Con mèo- Nụ cười và XHDS thì thấy để cho một xã hội dân sự đúng nghĩa được hình thành và phát triển thì cần có cả 3 yếu tố: Nhà Nước Pháp Quyền- Kinh Tế Thị Trường - Tổ Chức XH Dân Sự. Nhìn lại Việt Nam, trong gia đình liệu con cái đã được tự do tranh luận. Thôi thì mỗi nhà mỗi cảnh, cứ cho là đứa trẻ có thể được tranh luận. Nhưng ra xã hội vào nhà trường thì sao? ĐH KTQD không chịu nối mạng cho sinh viên cho dù sinh viên có nhu cầu. Internet ngày nay là cách dễ nhất giúp sinh viên học hỏi và mở ra chân trời mới, nhưng chính nhà trường lại là nơi kìm hãm sinh viên. Những SV sống trong KTX của Trường Cao đẳng Xây dựng Hà Nội 1 (CĐ XD) cũng trong tình trạng tương tự. Thử nhìn xem cách mà các trường đối xử với sinh viên như thế nào? • Sinh viên nản lòng bỏ về ngay giữa buổi đối thoại • Cấm sinh viên sử dụng internet bằng...dán băng keo ổ điện
Suy nghĩ của họ vẫn theo kiểu xin- cho, không "nối" vì e khó quản lý ??? Xa hơn nữa, không chỉ sinh viên, lớp người đang có trách nhiệm đầu tiên với sự nguy nan của đất nước. Các hiệp hội, những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho một xã hội dân sự cũng đang bị ngăn cản. Quyền lập Hội vẫn chưa được tôn trọng. Quyền lập Hội vẫn chưa được tôn trọng, nội dung nặng tính “xin-cho”, chưa tạo điều kiện cho xã hội dân sự phát triển..., dự thảo sửa đổi Nghị định 88/2003/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội do Bộ Nội vụ soạn thảo tiếp tục gây thất vọng cho các tổ chức trong hệ thống Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam. Tiếp cận thông tin chính là quyền giúp cho mỗi người dân nhận thức được quyền lợi của chúng ta và giúp họ hiểu và dạy họ phải biết cách đứng lên đỏi hỏi quyền của mình. Đây chính là quyền làm người và không ai có thể chối bỏ nó. Chúng ta mới chỉ có dự án. Chuyện bauxite Tây Nguyên cũng vậy, dân cần phải biết và được tham gia quyết định. Chuyện này ảnh hưởng đến văn hóa và an ninh quốc phòng và sau đó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người dân. Nếu mất nước thì ai sẽ chịu trách nhiệm đây. Cũng chẳng nên lấy cớ tuyệt mật mà lạm dụng rồi chối bỏ đi quyền chính đáng của mỗi người dân. Chúng ta, mỗi người hãy vì tương lai sau này mà hãy làm từ những hành động nho nhỏ. Hãy dạy con em hãy biết trân trọng cuộc sống của chính mình. Xem bài này.
ttngbt