Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2009

Nhìn ra thế giới : Quyền được thông tin và vấn đề Bô-Xít

Quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do thông tin .... những quyền cơ bản của xã hội dân sự. ...
---------
Hôm nay Đoàn Thanh Niên Cấp Tiến xin gởi đến các bạn một bài viết hay và đặc sắc của một tác giả người Việt Nam đang sinh sống tại nước ngoài . Ở một nước tân tiến ông đã thấy rõ được những cái hay cũng như cái dở , và ông đã và đang có rất nhiều trăn trở đối với vận mệnh đất nước và dân tộc . Vấn đề bô-xít ở tỉnh Đắk Nông Tây Nguyên đang là vấn đề nhức nhối cho nhân dân cũng như chính phủ Việt Nam , nó làm dậy lên làn sóng những ý kiến trái chiều giữa an nguy tổ quốc và lợi ích phát triển kinh tế . Tác giả có những ý kiến riêng và theo chúng tôi rất bổ ích để cho chúng ta cùng nghiền ngẫm và suy nghĩ .

Tác giả : Ngô Dân Dụng

Ngày hôm qua có một cuộc hội thảo về vấn đề khai thác bauxite ở Tây Nguyên Việt Nam, do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, do một ông phó thủ tướng chủ trì. Liên Hiệp Các Hội Khoa Học Kỹ Thuật Việt Nam đóng vai nghiên cứu và thuyết trình. Tuy người ta có cảm tưởng liên hội này là một tổ chức tư nhân nhưng trong thực tế các thứ hội trên đều do đảng Cộng Sản nắm đầu, qua hệ thống Mặt Trận Tổ Quốc. Nghĩa là các ý kiến và đề nghị của họ nhiều phần phải được “ở trên” duyệt trước.

Tuy nhiên, cho bàn luận về vấn đề khai thác bauxite là một điều tiến bộ. Dư luận dân Việt Nam đã bàn tán sôi nổi về đề tài này, nhất là trong giới thanh niên và trí thức. Người ta đã bàn từ khi những hoạt động khai thác bắt đầu, sau cả năm trời mới thấy chính quyền cho phép đem bàn công khai. Tuy chậm, nhưng vẫn hơn là tiếp tục bịt tai, bịt miệng không cho ai nói, không cho ai nghe.

Nhưng các tin tức về nội dung các cuộc thảo luận rất tổng quát. Tựu chung người dân Việt không thể biết tại sao trước đây mấy chục năm các cố vấn Nga đã khuyến cáo không nên khai thác bauxite (vì lo việc khai mỏ sẽ tác hại đến tài nguyên thiên nhiên khác và hủy hoại môi trường sống của người dân) mà bây giờ đảng Cộng Sản lại làm ngược lại. Tại sao chính quyền cộng sản, từ Bộ Chính Trị trở xuống lại quyết định cho người nước ngoài vào khai thác bauxite một cách vội vàng và kín đáo như thế? Tại sao trong số các công ty nước ngoài thì Trung Quốc lại đóng vai trò chính? Có ai biết bao nhiêu nhân viên người Trung Quốc đã vào làm việc ở Tây Nguyên, họ có giấy phép làm việc tạm thời hay theo quy chế nào hay không? Và bao nhiêu câu hỏi khác.

Không biết sau cuộc hội thảo này chính quyền cộng sản có thay đổi gì trong chương trình khai thác bauxite, được ông Nguyễn Tấn Dũng nói là một “chính sách đường lối lớn của Ðảng” hay không? Thay đổi lớn hay chỉ thay đổi son phấn đủ cho dân Việt Nam tưởng là nhà nước đã lắng nghe và đã đổi mới? Những câu hỏi trên đây có hy vọng bao giờ được trả lời hay không?

Thông tin là một quyền của người dân mỗi nước. Ở những nước Dân Chủ, báo chí được tự do như ở xứ Mỹ, chính quyền chẳng giữ được thứ bí mật nào cả. Không những người dân có quyền tìm hiểu mà những người nắm quyền hành tự coi có bổn phận phải để cửa ngỏ cho dân tha hồ nhìn vào, bên trong làm gì dân có quyền thấy hết. Không phải chỉ có chuyện chính trị, ngay cả những quyết định chuyên môn về kinh tế, tài chánh cũng vậy.

Ngày Thứ Tư vừa qua, Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, gọi là Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang (Fed) mới công bố biên bản buổi họp gần đây nhất của Ủy Ban Chính Sách Tiền Tệ (tên gọi là Open Market Committee) trước đó ba tuần. Chính sách tiền tệ là một vấn đề mọi người kinh doanh quan tâm để đặt kế hoạch làm ăn. Các cụ thống đốc Hệ Thống Dự Trữ Liên Bang Trung Ương cùng với năm vị chủ tịch Quỹ Dự Trữ Liên Bang Ðịa Phương (luân phiên trong số 12 vị) họp nhau trong phòng mật để quyết định về số phận đồng tiền trong túi của 280 triệu dân Mỹ. Cho nên người dân bình thường cũng quan tâm. Vì những quyết định của họ, như mua nhà, mua xe, mua trả góp hay trả tiền mặt, để dành tiền cho con đi học sau này, để dành tiền cưới vợ, đều có thể chịu ảnh hưởng của chính sách về lãi suất, về số tiền lưu hành trong xã hội. Ủy Ban Tiền Tệ của Ngân Hàng Trung Ương quyết định chính sách đó, cho nên ba tuần lễ sau khi họp xong, người ta cho dân Mỹ, tất cả mọi người dân được biết trong phiên họp các cụ đã bàn thảo với nhau như thế nào.

Cứ một vài tháng các nhà kinh doanh, giới đầu tư, và các nhà báo lại chờ đợi phiên họp Ủy Ban Thị Trường của Fed. Trước ngày họp bình thường đã có bao nhiêu người bàn ra tán vào. Kỳ họp vừa qua ai cũng biết các cụ sẽ không tăng lãi suất, vì kinh tế đang xuống; nhưng cũng không giảm, vì nó xuống gần sát số zero rồi, nhưng ai cũng vẫn hồi hộp chờ đợi, coi các cụ trong Ủy Ban Thị Trường họp xong thì kết quả ra sao. Và khi các quyết định được công bố, Fed sẽ bơm thêm hơn một ngàn tỷ đô la vào thị trường bằng cách in 300 tỷ đô la mua công trái, và mua những trái khoán về địa ốc khác, thì thị trường chứng khoán tăng lên ngay lập tức.

Nhưng tại sao quý vị trong ủy ban lại đi tới quyết định tăng số tiền lưu hành lớn như thế? Ngày hôm qua các báo đều loan tin chi tiết về những ý kiến được thảo luận trong phiên họp ngày 18 Tháng Ba vừa qua. Những cuộc thảo luận trong Quỹ Dự Trữ Liên Bang được công bố trễ để cho thị trường nguội bớt trước khi đọc các ý kiến dị biệt; nếu đọc sớm quá nhiều người có thể bị ảnh hưởng do mấy lời bàn cãi, rồi mò đoán mà phản ứng vội vàng. Nhưng sau một thời gian ngắn, mọi người đều có quyền được biết các tin tức gây ảnh hưởng đến đời sống của họ. Chúng tôi không thuật lại các ý kiến khác biệt trong biên bản phiên họp, vì tính chất chuyên môn mà nhiều độc giả không hiểu hết. Trong biên bản phiên họp không những các ý kiến do 12 thành viên của Hội Ðồng Tiền Tệ nói được nêu rõ, mà cả những ý kiến của các chuyên gia trong ngân hàng trung ương nêu lên cũng được kê ra. Các vị trong hội đồng phải biết ý kiến của các chuyên gia, vì họ nghiên cứu các dữ kiện cụ thể, khách quan, và họ đưa ra các đề nghị dựa trên hiểu biết về kinh tế học. Dân Mỹ cũng cần biết điều nào là những kết luận của các chuyên gia, điều nào là ý kiến, phán đoán của các thành viên trong hội đồng. Ðiều quan trọng là việc bàn luận đưa tới những quyết định có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống người dân phải được công bố chi tiết, để dân phê phán. Và để những người đóng vai quyết định chịu trách nhiệm trước công chúng. Trách nhiệm lớn nhất là uy tín của mỗi người, danh dự nghề nghiệp và tương lai của mỗi người đều tùy thuộc vào các ý kiến đó; cho nên không nên giữ bí mật.

Quý vị trong Ủy Ban Tiền Tệ nước Mỹ không do dân chúng bầu ra. Không có luật lệ nào bắt buộc họ phải công bố các biên bản phiên họp về chính sách tiền tệ. Nhưng họ ý thức là họ chịu trách nhiệm với người dân. Ở nước Mỹ chuyện kinh tế là chuyện trọng đại hạng nhất. Những quyết định của Ngân Hàng Trung Ương ảnh hưởng tới đồng tiền trong túi tất cả mọi người dân. Họ có thể làm cho đồng tiền xuống giá (vì gây lạm phát cao) hay lên giá (khi lạm phát xuống thấp). Ðó là chuyện quan trọng, dân phải biết lý do của những quyết định đã ban hành.

Ở Mỹ, những quyết định ảnh hưởng đến đời sống người dân là dân họ muốn biết, họ còn muốn biết rõ các ông nghĩ ngợi thế nào, bàn bạc ra sao mà đi quyết định như vậy. Cho nên các phiên họp của Quốc Hội phải công khai. Ngay cả khi họp bàn những chuyện đại sự như chiến tranh hay hòa bình, cũng phải họp công khai. Có thể nói các phiên họp của Quỹ Dự Trữ Liên Bang, tức Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, đối với 280 triệu dân Mỹ nó cũng quan trọng không khác gì các phiên họp của Bộ Chính Trị ở Hà Nội đối hơn 84 triệu dân Việt Nam! Khi các giới chức thuộc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ đem biên bản cuộc thảo luận của họ ra công bố cũng chẳng khác gì Bộ Chính Trị của một đảng Cộng Sản đang cầm quyền tiết lộ biên bản các phiên họp của họ.

Nhưng không biết bao giờ thì người Việt Nam mới biết lý do tại sao Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản lại quyết định nhanh chóng việc cho Trung Quốc vào khai thác bauxite ở núi Trường Sơn nước ta? Họ có đọc lại những khuyến cáo của các chuyên gia Nga bác bỏ việc khai thác bauxite trước đây 20, 30 năm không? Khi quyết định cho khai thác, có ông bà nào trong Bộ Chính Trị tỏ ý ngần ngại, còn ông bà nào thì hăng hái ủng hộ việc mở cửa Trường Sơn cho người Trung Quốc vào làm việc? Sau này sử sách sẽ phê phán quyết định của quý vị như thế nào? Có ai chịu trách nhiệm về quyết định đó chăng, hay là lại đổ tội tất cả lên đầu “tập thể?”

Những câu hỏi trên đây cho thấy sự khác biệt giữa những xã hội dân chủ và độc tài. Người dân một nước dân chủ có quyền biết tin tức. Họ được phép giám sát những người nắm quyền, trong những quyết định có ảnh hưởng trên đời sống của họ, dù đó là người do họ trực tiếp bầu lên hay được những người dân cử bổ nhiệm. Nếu không biết tin tức nào cả thì làm sao mà giám sát? Báo chí độc lập và tự do là khí cụ để người dân giám sát. Các định chế cân bằng kiểm soát lẫn nhau giúp người dân dễ giám sát. Và các cơ quan chính quyền tự nguyện mở cửa cho dân vào coi các quyết định của họ, để dễ làm việc giám sát.

Trong các chế độ độc tài thì không như vậy. Những người cầm quyền chẳng cần cho thằng dân biết gì cả. Các cụ quyết định cái gì cũng làm trong bí mật. Sau khi gây tai họa cho đất nước rồi thì các cụ vẫn được về nghỉ hưu an nhàn, để các đống rác lại cho đám tới sau lo.

Thấy vậy chúng ta mới cảm thương những người dân sống dưới chế độ độc tài!

Ngô Nhân Dụng
-------------
Thông cáo báo chí của Bộ Công Thương (9-4-09)
Thứ Năm, 23/10/2008, 08:19 (GMT+7)
Tây nguyên sẽ “chết” vì... khai thác bôxit

TT - Đây là cảnh báo của những nhà khoa học tại hội thảo với chủ đề “Tìm giải pháp giảm thiểu tác động tiêu cực do khai thác, chế biến quặng bôxit, sản xuất alumin và luyện nhôm tại khu vực Tây nguyên và Nam Trung bộ” do UBND tỉnh Đắc Nông, Viện Tư vấn và phát triển (CODE) và Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản VN (TKV) tổ chức ngày 22-10 tại tỉnh Đắc Nông.
Báo cáo của đại diện TKV về chương trình khai thác quặng bôxit tại các tỉnh Tây nguyên do tập đoàn này làm “tổng chỉ huy” đã hứng ngay một “trận lũ quét” những ý kiến phản biện. Không chỉ những nhà khoa học xuất thân từ vùng đất Tây nguyên hoặc có nhiều năm nghiên cứu về Tây nguyên lên tiếng phản đối mà chính cả cán bộ của TKV cũng cho rằng đây là một dự án “chẳng giống ai”.
Sai lầm chiến lược?

Tàn phá môi trường

Cư dân bản địa, văn hóa dân tộc sẽ về đâu?
Ông Ngọc cho rằng: “Chúng ta đã hành động ở Tây nguyên rất thản nhiên, không hề quan tâm đến chỗ đây là một vùng đất và người rất đặc biệt về nhiều mặt. Thậm chí có thể nói chúng ta đã làm mọi việc ở Tây nguyên như là trên một vùng đất không người”.

Những câu hỏi này chưa được giải đáp và cuộc hội thảo còn tiếp tục đến hết hôm nay. Chúng tôi xin mượn lời của nhà văn Nguyên Ngọc để tạm kết thúc bài viết này: “Theo tôi, chúng ta đang đứng trước một quyết định mất còn. Và sẽ rất kỳ lạ nếu chúng ta làm chuyện quá ư to lớn này ở đây mà không hề nghĩ, không hề nhớ đến những gì đã diễn ra trong 30 năm qua. Những bài học lớn, sâu và cay đắng 30 năm ấy còn để lại, sờ sờ ra đấy, rất có thể lại dạy ta lần nữa, và thường vẫn vậy, lần sau bao giờ cũng nghiêm khắc hơn lần trước”!
---------------
Ý nghĩa văn hoá xã hội của chương trình bô-xít Tây Nguyên

Nguyên Ngọc
NGUỒN : bài do tác giả cung cấp
đã được đọc tại hội thảo 9.4.2009 ở Hà Nội
PHỤ CHÚ
Trong cuộc thảo luận, nhà văn Nguyên Ngọc đã nói thêm mấy ý :
Về mặt chiến lược phát triển, nó đã chọn hướng phát triển dở nhất : khai thác và xuất khẩu tài nguyên thô, hoàn toàn ngược với tinh thần của báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ 10 “ Có chính sách hạn chế xuất khẩu tài nguyên thô ”. Báo cáo đó cũng hoàn toàn không nhắc gì đến bôxit ”.
Về quyết định của Chính phủ, cũng có chỗ không ổn. Thủ tướng đã tuyên bố đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, vậy mà chủ trương lớn đó đến nay không hề được trình ra Quốc hội, cơ quyền lực Nhà nước cao nhất ”.
Về kinh tế chắc chắn thua lỗ nặng ”.
Trả lời phỏng vấn của đài BBC, Nguyên Ngọc nói rõ thêm :
Tôi cho rằng một cái chương trình mà chính ông Thủ tướng đã tuyên bố rằng đây là chủ trương lớn của Đảng và của nhà nước, vậy thì vì sao mà không đưa ra trước Quốc hội ? Phải trình Quốc hội chứ. Tôi có đặt vấn đề về cái tính hợp pháp của quyết định này. Tôi cho như thế là không hợp pháp (...) Thực ra hôm qua một cái hội thảo như thế thời gian nó cũng chỉ đến thế thôi mà, cho nên họ trả lời đến thế thôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục có ý kiến. ” (xem toàn văn bài phỏng vấn ngày 10.4.2009)
-----------
Chúng ta cần phải có nhiều thực hành về các hoạt động của xã hội dân sự. ..
Cái giá của minh bạch thông tin và đối thoại
11/04/2009 08:30 (GMT + 7)
(TuanVietNam) - Những lãng phí về tiền bạc đã được thấy rõ khi phải đình hoãn, di chuyển địa điểm thực hiện dự án do tiến hành mà thiếu công khai và trao đổi thông tin. Nhưng nguy cơ về cái mất lớn hơn, khó định lượng là lòng tin với chính quyền. Bài học về minh bạch thông tin và đối thoại nóng hổi với bô-xít Tây Nguyên, chợ 19-12 và khách sạn Novotel on the park. (Cố gắng sao cho bô xít Tây Nguyên có kết quả tốt đẹp như chợ 19-12 và kh/s Novotel. Cố lên ...)
>> Chính phủ sẽ xem lại hiệu quả kinh tế bô-xít Tây Nguyên
>> Đại dự án bô-xít Tây Nguyên và ý kiến nhiều chiều

Lãng phí tiền của - lòng tin bị tổn thương

Hà Nội đang xem xét khả năng bố trí một khu đất khác cho dự án khách sạn Novotel on the park “lỡ” khởi công trong khuôn viên công viên Thống Nhất, trên cơ sở phải rà soát lại khoản tiền đã bỏ ra làm móng và tầng hầm mà chủ đầu tư công bố là hơn 14 triệu USD!

Trước đó, thành phố cũng đã phải bố trí diện tích gần 1000 m2 ở 41 Hai Bà Trưng để “đền bù” cho chủ đầu tư của dự án Trung tâm thương mại 19/12 vốn gây nhiều bất bình trong dư luận.
Tiền đền bù chắc sẽ phải lấy từ ngân sách thành phố, mà cuối cùng đó cũng chính là tiền thuế của dân đóng góp.

Nếu không phải chi vào những vụ đền bù tốn kém đó thì sẽ có bao nhiêu công trình công cộng như bệnh viện và trường học là những thứ mà Thủ đô gần 1000 năm tuổi đang rất thiếu sẽ được xây dựng trong nay mai?

Kinh nghiệm từ sau câu chuyện khách sạn Novotel on the park, theo Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị, là với những dự án có tính chất phức tạp, kéo dài, nhạy cảm, "phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đưa ra để có sự đồng thuận trong dư luận xã hội".

Mới nhìn lướt qua 2 vụ việc còn nóng hổi đó (thực tế là có nhiều dự án tai tiếng tương tự, xin không nêu tên hết ở đây) đã thấy những khoản chi phí bằng tiền mà xã hội phải bỏ ra quả là không nhỏ, nhất là trong lúc chúng ta còn nghèo cần thực hiện tiết kiệm và thắt lưng, buộc bụng để tiến hành công nghiệp hóa.

Còn một loại chi phí xã hội nữa tuy nó vô hình nhưng lại là một yếu tố rất quan trọng không thể không tính đến đó là sự xói mòn lòng tin của quần chúng vào năng lực điều hành và sự công tâm của những người có trách nhiệm trong bộ máy công quyền.

Quy chế dân chủ ở cơ sở đòi hỏi phải công khai thông tin về những dự án xây dựng trên địa bàn dân cư đã không được tôn trọng.

Thậm chí một số cán bộ chức năng còn đưa ra những thông tin sai lệch (hay đã lạc hậu “quá đát” chẳng hạn như vẫn xác định chủ đầu tư KS Novotel là Thụy Điển, đất nước có nhiều ân tình với Việt Nam để sau đó Đại sứ nước bạn phải công khai cải chính!).
Cộng hưởng sức mạnh....Muốn đồng thuận phải minh bạch

...Trong thời đại của toàn cầu hóa và hội nhập, ngày nay, xã hội Việt Nam đang phải thích nghi giữa một bên là những yêu cầu nghiêm ngặt của quá trình xây dựng một Nhà nước pháp quyền, người dân phải tuân thủ pháp luật và bên kia là những tác động quyết liệt của cơ chế thị trường (quốc tế và nội địa) buộc mọi người phải đối mặt cả với những mặt trái tiêu cực của nó.

Cách thức hữu hiệu nhất để giữ được ổn định xã hội chính là xây dựng những định chế cho phép người dân được chia sẻ nhiều thông tin hơn, có tiếng nói đóng góp hơn đối với những vần đề chung (ví dụ như các dự án đầu tư trên địa bàn, vấn đề giám sát ô nhiễm môi trường.v.v…)

Không phải ngẫu nhiên mà tại các nước văn minh, tiên tiến đều có Luật trưng cầu dân ý để phát huy trí tuệ tập thể và hạn chế những hình thức biểu thị sự bất bình bằng bạo lực đường phố hoặc sự bất hợp tác ngấm ngầm trong xã hội.

Việc Chính phủ vừa tổ chức hội thảo về khai thác bô-xít ở Tây Nguyên vừa qua là một minh chứng cho thấy lợi ích của việc thu thập và xử lý thông tin đa chiều trước một quyết định đầu tư mà lúc đầu có vẻ như chỉ đơn thuần mang tính thị trường.

Có thể nói, công khai và minh bạch chính là những công cụ có thể góp phần tiết kiệm chi phí xã hội và hơn thế nữa nó sẽ tạo ra sự cộng hưởng, đưa xã hội nâng tầm cao hơn về chất trên con đường phát triển.
* TS. Phạm Gia Minh (Thăng Long – Hà Nội ngày 10/4/2009)

Tổng số lượt xem trang