Thứ Năm, 7 tháng 5, 2009

Đâu là nhân tố dân chủ hóa Trung Quốc?

Một bài càng đọc càng thấy buồn. Giống như nghe được rằng TT Dũng tiếp thu ý kiến của tướng Giáp . Dân chủ của Việt Nam còn tệ hơn TQ, hay nói cách khác là, ĐCS VN còn dẻo mỏ hơn ĐCS TQ.....
Giai cấp trung lưu đã trở thành một bộ phận của chính quyền và tìm được lợi ích riêng....??? vậy hy vọng vào cái gì đây ??? liệu lòng yêu nước còn đủ không ???
Quan hệ nhà nước với công dân vẫn là câu hỏi nan giải ở Trung Quốc

Sau ba thập niên cải cách và mở cửa, kinh tế Trung Quốc đã làm thế giới bị choáng vì thành công lớn. Liệu sự thay đổi không gian kinh tế ở Trung Quốc có đưa tới chuyển đổi chính trị từ một chính thể độc đoán sang dân chủ?

Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm, đặc biệt lại trong dịp kỷ niệm 20 năm phong trào 4.6. Dự đoán tương lai chính trị Trung Quốc là điều rủi ro, nhưng với môi trường nội và ngoại mà Trung Quốc đang đối diện, viễn cảnh thay đổi dân chủ nhanh chóng có thể làm bực bội những ai nuôi hy vọng lớn.

Ba yếu tố

Thực tế, có cả hạt mầm tích cực và tiêu cực cho sự chuyển đổi chính trị ở Trung Quốc hôm nay. Một yếu tố tích cực đến từ xã hội dân sự phát triển hơn trước, với ý thức tăng cao về dân chủ và nhân quyền do tăng trưởng kinh tế và cải thiện giáo dục.

Cũng vì thế chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều các vụ biểu tình ở Trung Quốc liên quan việc lấy đất, ô nhiễm môi trường, tham nhũng, vân vân. Thứ hai, sức ép từ phương Tây do Mỹ dẫn đầu cũng có thể giúp thúc đẩy thay đổi chính trị ở Trung Quốc, mặc dù ý định của các nước có thể đan xen nhiều động cơ khác.

Thứ ba, ta không thể bỏ qua những thay đổi bên trong Đảng Cộng sản - chúng có thể tích lũy xung lực cho thay đổi.

Những đổi thay này bao gồm cơ chế rõ ràng hơn cho việc lựa chọn lãnh đạo cấp cao, kiểm tra các quan chức chính phủ, bầu cử ở cấp địa phương. Đặc biệt đáng chú ý là những tiếng nói bên trong chính thể cộng sản ủng hộ một Trung Quốc cởi mở và dân chủ hơn, mặc dù đa số họ đồng ý tạm thời duy trì sự thống trị của một đảng. Những đổi thay này có thể không làm thỏa mãn một số người, nhưng dẫu sao chúng mang tính tích cực và là dấu hiệu đóng góp vào tiến bộ của Trung Quốc.

Trong khi đó, cũng có những xung lực mạnh cản trở sự dân chủ hóa, cả bên trong và bên ngoài Đảng Cộng sản.

Khủng hoảng chính trị xã hội ở một số chính thể dân chủ của Á châu đã được chính phủ Trung Quốc hiểu là kết quả của việc thực thi dân chủ. Dễ thấy nhất là hai trường hợp Đài Loan và Thái Lan.

Nhìn chung quanh

Đặng Tiểu Bình được cho là người đã đem lại đổi mới cho Trung Quốc

Tại Đài Loan, dân chủ được cho là đã không ngăn được tham nhũng. Tại Thái Lan, dân chủ được cho là cản trở phát triển kinh tế. Đặc biệt, Bắc Kinh đã thành công khi làm người Trung Quốc tin rằng dân chủ là nguồn gốc của loạn lạc và chia rẽ ở cả Đài Loan và Thái Lan.

Đáng lo hơn là hình hài của giai cấp trung lưu ở Trung Quốc. Kinh nghiệm dân chủ hóa ở phương Tây chứng tỏ tầng lớp trung lưu là lực đẩy của dân chủ. Nhưng một vai trò như thế cho trung lưu lại đang thiếu ở Trung Quốc.

Thay vì đi đầu trong việc đòi dân chủ hóa, giới trung lưu gắn chặt mình với chính thể vì họ nhận thức đây là cách duy nhất bảo đảm và bành trướng quyền lợi của mình. Thay vì làm lực đẩy dân chủ hóa, trung lưu ở Trung Quốc phần lớn trở thành một phần của chính thể.

Tương tự, các doanh nghiệp quốc doanh là đồng minh của chính thể độc đoán, khi mà nhiều công ty có quyền lực kinh tế nhờ vào vị thế độc quyền. Còn các hãng đa quốc gia làm ăn ở Trung Quốc cũng chẳng nên được cho là tác nhân "diễn biến hòa bình". Sau nhiều năm kinh doanh ở Trung Quốc, nhiều công ty đa quốc gia đang hưởng lợi từ chính thể hiện nay.

Phong trào 4.6

Phong trào 4.6 là dịp kỷ niệm đáng nhớ cho những ai ủng hộ dân chủ, nhưng với chính quyền, đó là toa thuốc độc gây hại cho tính chính danh. Cho tới nay, lịch sử ngày 4.6 vẫn là vùng cấm cho nghiên cứu ở Trung Quốc. Hậu quả là đa số giới trẻ biết rất ít về sự kiện, và họ cũng không quan tâm.

Nếu Hồ Diệu Bang còn sống, ông có thể buồn bã khi thấy hy vọng duy nhất lại nằm ở chính Đảng Cộng sản.

S.F. Chen

Thị trường việc làm khó khăn cũng gây sức ép cho giới trẻ; đa số người tốt nghiệp đại học lo cho công ăn việc làm hơn là câu hỏi dân chủ hóa. Vì thế, sự kiện 4.6 có nguy cơ trở thành lịch sử bị quên lãng trong thế hệ trẻ ở Trung Quốc.

Sự chuyển đổi sang kinh tế thị trường đã cải thiện mạnh mẽ đời sống của người dân Trung Quốc, cả xã hội này tập trung vào chủ nghĩa vật chất. Với nhiều người ở thành thị, không trải qua cay đắng của thời Cách mạng Văn hóa hay trận đói ba năm, họ mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ.

Họ cho rằng là đại cường đang lên, Trung Quốc là số một ngược với các nước phương Tây đang chịu họa vì khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Theo họ, không nước nào dám đụng đến Trung Quốc.

Từ phân tích trên, chúng ta có thể hỏi ai có thể dẫn dắt tiến trình dân chủ hóa Trung Quốc. Gần như không thể xảy ra thay đổi chính trị chớp nhoáng.

Nếu Hồ Diệu Bang, cố Tổng Bí thư được xem là ủng hộ cởi mở chính trị, còn sống, ông có thể buồn bã khi thấy hy vọng duy nhất lại nằm ở chính Đảng Cộng sản.

Nhưng cũng sẽ phụ thuộc vào Đảng Cộng sản khi quyết định tốc độ, tính chất và mô hình dân chủ ở Trung Quốc. Như thế đó sẽ là một phiên bản dân chủ khác với phương Tây.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, một trí thức Trung Quốc.

Tổng số lượt xem trang