Tây Nguyên một vùng chiến lược ...
Tây Nguyên một vùng chiến lựợc tuyệt quý của đất nước. Nếu như ví Hạ Llong và sông Bạch Đằng là tuyến phòng thủ chiến lược bằng đường biển, đưởng thủy của nước ta thì Tây nguyên chính là tuyến phòng thủ chiến lược về đường bộ của Việt Nam.
Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta mỗi lần đánh đuổi giặc phương Bắc đều nhờ voi và ngựa từ đây cung cấp cho mình.
Tới thời vua Quang Trung thì Tây Nguyên lại càng có vị trí quan trọng hơn, ông đã lấy đây để làm hậu cứ chống nhà Thanh và tấn công đè bẹp Chiêm khi muốn tạo thế gọng kìm giúp nhà Thanh quấy phá nước ta.
Đến thời chống Pháp và Mỹ thì Tây Nguyên trở thành chuyện sống còn của cách mạng nước ta, tạo thế chân kiềng kết nối với các nước bạn Lào và Campuchia để đánh giặc.
Chính Tây Nguyên mà cụ thể là Buôn Mê Thuột đã khởi đầu sự kết thúc chiếm đóng của quân đội Mỹ và mở màn cho chiến dịch giải phóng đất nước năm 1975.
Vì thế những nhà quân sự Pháp đã không giấu diếm khi nói rằng: “Tây Nguyên là xương sống Việt Nam và là chỗ dựa không gì hơn của đất nước này. Nếu mất nó là Việt Nam mất nước, nếu giữ vững nó thì không kẻ thù nào có thể đánh bại được họ. Mỹ thua vì không bao giờ nắm được Tây Nguyên mà chỉ là chủ nhân miệng chứ chưa bao giờ có thực quyền. Người Tây Nguyên ban ngày thì hiền hòa, nhẫn chịu, nhưng đêm đến thì theo Việt minh chống Mỹ và từ đây những đoàn quân chân đất từ Bắc đã vào Sài Gòn. Đêm đến người ta nghe rõ tiếng chân họ đi, tiếng ca họ hát bài giải phóng miền Nam”.
Đó là những dòng nhận xét của các nhà báo Pháp khi viết về chiến dịch Buôn Ma Thuột.
Còn nói về phong thủy thì Trường Sơn là con rồng chạy dài từ Bắc vào Nam. Miệng của nó là Hàm Rồng, Thanh Hóa. Não của nó là Nghệ an nên ở đây hay sinh ra hào kiệt anh hùng. Đuôi của nó là tới vùng Bình Thuận. Còn lưng nó là Tây Nguyên.
Nó cũng tương tự như thế của con rồng vùng Đông Bắc nước ta. Miệng thì nằm ở Yên Tử. Đầu là đất Kinh Bắc nơi sinh ra hào kiệt xứ này.
Vì thế ngay từ xa xưa vua chúa phong kiến Việt Nam thường đưa thi hài cha mẹ, về an tang tại Nghệ An và Kinh Bắc là vậy.
Dưới thời phong kiến, các vua chúa Việt nam theo dõi rất sát sao dấu chân của những thầy địa lý phương Bắc không cho họ phù chú, hay đặt yểm gì ở đây chính là để bảo vệ tương lai dân tộc này.
Tà-Ao, một đại nhân sỹ giỏi về tà thuật, uyên bác về địa lý đặt mộ bùa chú Trung Hoa đã không hoàn thành sứ mạng sang nước ta là vì vậy.
Cho nên nếu đào bới Tây Nguyên thì như là dùng dao cắt lưng rồng mà điều này là kỵ. Xưa cha ông ta đã phải xây chùa Trấn Quốc ở Hà Nội để bảo vệ thế Rồng chầu ở Thăng Long, nhiều nhà địa lý Trung Quốc sang đã không được phép đến đây.
Các bia trên chùa, đền nơi đây còn ghi lại rõ lý do tại sao nhà vua cho xây chùa và yểm bùa, thảo sớ dâng lễ Ngọc Hoàng, tạ trời đất, cầu xin Phật cho dựng chùa Trấn Quốc ở đây.
Rất tiếc đáng lẽ nếu không có chiến tranh đằng Trong, Đằng Ngoài thì các vua Việt Nam cũng sẽ dựng một chùa Bảo-Quốc tại Tây-Nguyên rồi.
Nếu chúng ta có đức tin đất nước có hồn thiêng sông núi luôn theo con cháu phù hộ chở che cho, hay tin vào Trời, Phật thì điều trên đây là sự thật 100%, còn với nhà tu hành và các nhà chiêm tinh học, các nhà Nho, Lão nếu nói điều này họ sẽ phải công nhận ngay.
Còn nói về Thiên nhiên thì Tây Nguyên là lá phổi xanh của không chỉ Việt Nam mà còn cả của Thế giới nữa.
Thời đại công nghiệp, kinh tế đang cuốn hút, nhiều nước sẵn sàng đào bới vùng biển nhưng tuyệt nhiên họ không cho phá hoại rừng là vì lý này.
Việt Nam đang rơi vào đô thị hóa, nhiều khu rừng trong chiến tranh bị tàn phá, diện tích rừng đang bị thu hẹp lại thì việc bảo vệ Tây Nguyên có ý nghĩa sống còn cho hôm nay và cả cho mai sau.
"Trường Sơn xa xanh, ngút ngàn cây xanh / Bài ca Tây-Nguyên em yêu trọn đời!" - bài hát đó đã theo mọi người Việt Nam hôm xưa và hôm nay vào trong tiềm thức và chuyện đào bới Tây Nguyên, chặt phá rừng cổ, san ủi thảo mộc, làm đất đỏ tuôn trào nhìn khác nào như cơ thể con người bị chảy máu không?
Chúng ta phải nhìn thấu vào trong những tâm thức của chính mình, của dân tộc để trả lời có nên khai thác chút kẽm rẻ tiền hay không?
Chúng tôi hoan hô quyết định quý báu hợp thời của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc cho rà soát lại toàn bộ dự án khai thác Bau-xít này sau khi có nhiều ý kiến phản đối việc cho khai thác tài nguyên ở đây, đặc biệt là ý kiến quý báu của Đại-tướng Võ-Nguyên-Giáp và của các nhà khoa học hàng đầu của Việt nam gửi Đảng và Nhà nước ta và rất nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa qua.
Đó là những quyết định dũng cảm và sáng suốt chắc chắn sẽ được toàn quân và toàn dân hoan nghênh nhiệt liệt.
Những vết đau của rừng Tây Nguyên qua những cuộc kháng chiến, xin hãy đừng đào xé rộng ra và các vết loang lổ đỏ loét của rừng Tây Nguyên hôm nay xin hãy để có thời gian bình phục, rồi đây nó có nên sẹo và tái sinh lại hay không đang chờ sự quyết định của những người chủ đất nước hôm nay.
"Trường Sơn xa xanh! Ngút ngang cây xanh / Bài ca Tây-Nguyên em yêu trọn đời"
Hà-Lan, Ngày 25 tháng 4 năm 2009.
Cập nhật: 3:02 PM, 26/04/2009
Môi trường sinh thái Tây Nguyên (ảnh: dvpub-chanelvn). |
Bài viết đặc biệt hiến tặng đất nước và cho những ai yêu quý giang sơn đất nước Việt Nam và thân tặng quý báo Lao Động và đông đảo bạn đọc của báo này mà tôi yêu quý.
Chào mừng sự kiện Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam vừa ra quyết định rà soát lại việc khai thác bô - xít ở Tây Nguyên.
Tây Nguyên một vùng chiến lựợc tuyệt quý của đất nước. Nếu như ví Hạ Llong và sông Bạch Đằng là tuyến phòng thủ chiến lược bằng đường biển, đưởng thủy của nước ta thì Tây nguyên chính là tuyến phòng thủ chiến lược về đường bộ của Việt Nam.
Ngay từ thời xa xưa, cha ông ta mỗi lần đánh đuổi giặc phương Bắc đều nhờ voi và ngựa từ đây cung cấp cho mình.
Tôi xin các bạn có lẽ phải mở riêng chuyên mục về diễn đàn này rồi vì số bạn đọc đông quá. Nhiều bạn bè tôi đã giới thiệu nhau tìm đọc bài này của anh Nguyễn Hoàng Hà. Riêng tôi đọc bài của anh tôi đã phải khóc. Cảm ơn báo và tác giả, người bạn rất yêu quý của bạn đọc xưa nay. Lâm Quốc Dũng Bộ đội biên phòng Tây-Nguyên. Lâm Quốc Dũng |
Xem tiếp |
Đến thời chống Pháp và Mỹ thì Tây Nguyên trở thành chuyện sống còn của cách mạng nước ta, tạo thế chân kiềng kết nối với các nước bạn Lào và Campuchia để đánh giặc.
Chính Tây Nguyên mà cụ thể là Buôn Mê Thuột đã khởi đầu sự kết thúc chiếm đóng của quân đội Mỹ và mở màn cho chiến dịch giải phóng đất nước năm 1975.
Vì thế những nhà quân sự Pháp đã không giấu diếm khi nói rằng: “Tây Nguyên là xương sống Việt Nam và là chỗ dựa không gì hơn của đất nước này. Nếu mất nó là Việt Nam mất nước, nếu giữ vững nó thì không kẻ thù nào có thể đánh bại được họ. Mỹ thua vì không bao giờ nắm được Tây Nguyên mà chỉ là chủ nhân miệng chứ chưa bao giờ có thực quyền. Người Tây Nguyên ban ngày thì hiền hòa, nhẫn chịu, nhưng đêm đến thì theo Việt minh chống Mỹ và từ đây những đoàn quân chân đất từ Bắc đã vào Sài Gòn. Đêm đến người ta nghe rõ tiếng chân họ đi, tiếng ca họ hát bài giải phóng miền Nam”.
Đó là những dòng nhận xét của các nhà báo Pháp khi viết về chiến dịch Buôn Ma Thuột.
Còn nói về phong thủy thì Trường Sơn là con rồng chạy dài từ Bắc vào Nam. Miệng của nó là Hàm Rồng, Thanh Hóa. Não của nó là Nghệ an nên ở đây hay sinh ra hào kiệt anh hùng. Đuôi của nó là tới vùng Bình Thuận. Còn lưng nó là Tây Nguyên.
Nó cũng tương tự như thế của con rồng vùng Đông Bắc nước ta. Miệng thì nằm ở Yên Tử. Đầu là đất Kinh Bắc nơi sinh ra hào kiệt xứ này.
Vì thế ngay từ xa xưa vua chúa phong kiến Việt Nam thường đưa thi hài cha mẹ, về an tang tại Nghệ An và Kinh Bắc là vậy.
Dưới thời phong kiến, các vua chúa Việt nam theo dõi rất sát sao dấu chân của những thầy địa lý phương Bắc không cho họ phù chú, hay đặt yểm gì ở đây chính là để bảo vệ tương lai dân tộc này.
Tà-Ao, một đại nhân sỹ giỏi về tà thuật, uyên bác về địa lý đặt mộ bùa chú Trung Hoa đã không hoàn thành sứ mạng sang nước ta là vì vậy.
Cho nên nếu đào bới Tây Nguyên thì như là dùng dao cắt lưng rồng mà điều này là kỵ. Xưa cha ông ta đã phải xây chùa Trấn Quốc ở Hà Nội để bảo vệ thế Rồng chầu ở Thăng Long, nhiều nhà địa lý Trung Quốc sang đã không được phép đến đây.
Các bia trên chùa, đền nơi đây còn ghi lại rõ lý do tại sao nhà vua cho xây chùa và yểm bùa, thảo sớ dâng lễ Ngọc Hoàng, tạ trời đất, cầu xin Phật cho dựng chùa Trấn Quốc ở đây.
Rất tiếc đáng lẽ nếu không có chiến tranh đằng Trong, Đằng Ngoài thì các vua Việt Nam cũng sẽ dựng một chùa Bảo-Quốc tại Tây-Nguyên rồi.
Nếu chúng ta có đức tin đất nước có hồn thiêng sông núi luôn theo con cháu phù hộ chở che cho, hay tin vào Trời, Phật thì điều trên đây là sự thật 100%, còn với nhà tu hành và các nhà chiêm tinh học, các nhà Nho, Lão nếu nói điều này họ sẽ phải công nhận ngay.
Còn nói về Thiên nhiên thì Tây Nguyên là lá phổi xanh của không chỉ Việt Nam mà còn cả của Thế giới nữa.
Thời đại công nghiệp, kinh tế đang cuốn hút, nhiều nước sẵn sàng đào bới vùng biển nhưng tuyệt nhiên họ không cho phá hoại rừng là vì lý này.
Việt Nam đang rơi vào đô thị hóa, nhiều khu rừng trong chiến tranh bị tàn phá, diện tích rừng đang bị thu hẹp lại thì việc bảo vệ Tây Nguyên có ý nghĩa sống còn cho hôm nay và cả cho mai sau.
"Trường Sơn xa xanh, ngút ngàn cây xanh / Bài ca Tây-Nguyên em yêu trọn đời!" - bài hát đó đã theo mọi người Việt Nam hôm xưa và hôm nay vào trong tiềm thức và chuyện đào bới Tây Nguyên, chặt phá rừng cổ, san ủi thảo mộc, làm đất đỏ tuôn trào nhìn khác nào như cơ thể con người bị chảy máu không?
Chúng ta phải nhìn thấu vào trong những tâm thức của chính mình, của dân tộc để trả lời có nên khai thác chút kẽm rẻ tiền hay không?
Chúng tôi hoan hô quyết định quý báu hợp thời của Bộ Chính trị Đảng Cộng Sản Việt Nam về việc cho rà soát lại toàn bộ dự án khai thác Bau-xít này sau khi có nhiều ý kiến phản đối việc cho khai thác tài nguyên ở đây, đặc biệt là ý kiến quý báu của Đại-tướng Võ-Nguyên-Giáp và của các nhà khoa học hàng đầu của Việt nam gửi Đảng và Nhà nước ta và rất nhiều ý kiến từ các đại biểu Quốc hội Việt Nam vừa qua.
Đó là những quyết định dũng cảm và sáng suốt chắc chắn sẽ được toàn quân và toàn dân hoan nghênh nhiệt liệt.
Những vết đau của rừng Tây Nguyên qua những cuộc kháng chiến, xin hãy đừng đào xé rộng ra và các vết loang lổ đỏ loét của rừng Tây Nguyên hôm nay xin hãy để có thời gian bình phục, rồi đây nó có nên sẹo và tái sinh lại hay không đang chờ sự quyết định của những người chủ đất nước hôm nay.
"Trường Sơn xa xanh! Ngút ngang cây xanh / Bài ca Tây-Nguyên em yêu trọn đời"
Hà-Lan, Ngày 25 tháng 4 năm 2009.
Nguyễn Hoàng Hà