Thứ Bảy, 7 tháng 5, 2016

Chuyện thật như đùa ....bê tông “cốt gỗ”, “trụ không móng” ở cây cầu 40 tỷ đồng giữa Thủ đô

Có thể nói chuyện xảy ra ở Việt Nam nhiều khi phải giỏi tưởng tượng lắm mới dám tin ...
-Bờ kè 'tiền tỉ' vừa nghiệm thu đã bị mưa cuốn trôi
03:10 PM - 06/05/2016 Thanh Niên Online

Những đoạn kè bê tông của cầu Xóm Mai (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa, Đồng Nai) vừa mới nghiệm thu đã bung ra, sập xuống nước chỉ sau một cơn mưa ngày 5.5


Sáng 6.5, nhiều người dân P.Trảng Dài đã tập trung trên cầu Xóm Mai để “ngắm” công trình bờ kè vừa mới được nghiệm thu bị sụp xuống dòng nước.


Vụ sập bờ kè vừa nghiệm thu, thu hút sự quan tâm của người dân Ảnh: Hoàng Tuấn


“Cơn mưa hôm qua không lớn lắm, vậy mà công trình đã tan hoang như thế này rồi, Nếu mưa to hơn, thì còn gì nữa... Bờ kè gì mà làm không có móng thì sao chịu nổi sức nước”, ông Nguyễn Văn Thắng (60 tuổi, ngụ P.Trảng Dài) nhận xét.
“Với hiện trạng như thế này, thì những mảng kè còn lại có thể sụp bất cứ lúc nào”, ông Thắng tiếp lời.
Theo quan sát của PV Thanh Niên tại hiện trường, bờ kè cầu Xóm Mai dài khoảng 100 m nhưng phần lớn đều đã bị xói hết chân đế, lộ ra những cột xà cừ chống đỡ những khối bê tông đồ sộ.

Với những mảng bê tông ngã xuống nước, nhìn bằng mắt thường cũng thấy cốt bê tông rất yếu, chỉ có một vài sợi thép nhỏ lòi ra ngoài.



Những mảng bê tông bể ra chỉ thấy 1 vài sợi thép nhỏ Ảnh: Hoàng Tuấn


Sáng 6.5, Ban quản lý dự án TP. Biên Hòa đã họp khẩn với đơn vị thi công dự án cầu Xóm Mai (Công ty cổ phần công trình giao thông Đồng Nai) để khắc phục sự cố sạt lở bờ kè.
Trao đổi với PV Thanh Niên sau cuộc họp, ông Nguyễn Lộc Kha, Giám đốc Ban quản lý dự án TP. Biên Hòa (chủ đầu tư cũng là đơn vị giám sát công trình) cho biết dự án cầu và bờ kè Xóm Mai có tổng dự toán 9 tỉ đồng (riêng bờ kè trị giá gần 1 tỉ đồng)
“Phần bờ kè có kết cầu bê tông cốt thép, chân móng thiết kế đóng cừ tràm vừa được nghiệm thu khoảng 1 tháng nay. Chiều ngày 5.5, sau cơn mưa lớn nước từ thượng nguồn đổ về đã cuốn sập một đoạn và làm xói đáy nhiều đoạn khác. Đây là sự cố công trình do thiên tai”, ông Kha nói.
“Trước mắt phải khắc phục sự cố, còn lỗi ai (thiết kế, thi công…) thì phải kiểm tra để xem đơn vị nào phải chịu trách nhiệm”, ông Kha nói thêm.



Đế chân công trình bị xói lở lộ ra toàn cừ tràm Ảnh: Hoàng Tuấn


Ông Bì Long Sơn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần công trình giao thông Đồng Nai, nói: “Do mưa lớn, lực nước đổ về quá lớn làm đổ bờ kè. Ngoài ra, bên dưới thượng nguồn đang thi công nạo vét làm nước mạnh hơn dẫn đến sập bờ kè”.
Ông Sơn khẳng định quá trình thi công thực hiện đúng với thiết kế. Về thông tin nghi ngờ bê tông không có cốp thép, ông Sơn đồng ý cho nhân viên đập bể các mảng bê tông trước mặt nhiều người để chứng minh.
Trưa 6.5, một nhân viên công ty đã dùng búa tạ đập bể một đoạn bê tông kè, nhưng vẫn chưa lộ ra cốt thép. Ông Trần Ngọc Dũng, đội trưởng đội thi công, sau đó đã yêu cầu "dừng đập" để chiều nay (6.5) đưa thiết bị phá mảng bê tông nhằm chứng minh "bên trong có thép" được tốt hơn.



Công ty cổ phần công trình giao thông Đồng Nai đưa nhân viên đến đập mảng bê tông để kiểm tra cốt thép Ảnh: Hoàng Tuấn


Mảng bê tông bị bể nhưng cốt thép vẫn chưa thấy đâu Ảnh: Hoàng Tuấn






-24/04/2016-Tin khó tin: Móng trụ điện 500KV làm bằng đũa, truy tìm động cơ khởi tố phở

Những chiếc đũa trong trụ điện 500KV và 13km đường đội vốn trên 3 nghìn tỉ

Một trụ điện của đường dây truyền tải điện 500KV tại Bắc Giang đã bị đổ sập. Hôm qua, chính những người trong ngành điện đã không thể tin vào mắt mình khi hiện trường vụ đổ trụ điện lòi ra ở chân đế những mảng bê tông sơ sài, những thanh thép nhỏ như chiếc đũa. Người ta thốt lên, không thể tưởng tượng được là với những chiếc đũa thép trong mớ bê tông gần như không có xi măng thế này mà đỡ nổi cả một cột trụ của đường dây 500KV.





Cột truyền tải điện 500 KV đổ sập, lộ ra móng được làm bằng những que sắt bằng chiếc đũa.

Đây là một trụ trên tổng chiều dài 139km từ Quảng Ninh đi qua các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang. Nói dại mồm, chẳng qua lâu nay nó níu nhau là nhờ có hệ thống dây điện ở trên, chứ một ngày xấu trời những trụ điện được xây bằng đũa như thế rủ nhau đổ sập thì không biết hậu quả sẽ như thế nào.





Cột truyền tải điện 500 KV đổ sập, lộ ra móng được làm bằng những que sắt bằng chiếc đũa.



Lại chuyện đường. Hôm nay là đường số 5 tại Hà Nội. Chỉ 13 km với 2.260 tỉ ban đầu đã đội lên thành 6.661 tỉ sau 6 năm thi công. Thanh tra đã kết luận có gần 700 tỉ sai phạm. Sai phạm là từ nói nhẹ đi, đúng bản chất là tham ô, tham nhũng. Dân Trí gọi đây là một điển hình về dự án đầu tư gây lãng phí ngân sách nhà nước, hiệu quả đầu tư thấp.


Xem tại đây

Và tại đây-





-Nghi vấn “cốt gỗ”, “trụ không móng” ở cây cầu 40 tỷ đồng giữa Thủ đô
(GDVN) - Không chỉ bị nghiêng, sai thiết kế, cầu Am trên đường Vạn Phúc, quận Hà Đông (Hà Nội) còn có hiện tượng “bê tông cốt gỗ”, trụ không móng.

Dự án xây dựng cầu Am được triển khai từ tháng 3/2009, đến tháng 1/2012 cầu được thông xe kỹ thuật và đưa vào sử dụng.

Dự án này do Sở Giao thông và Vận tải TP.Hà Nội làm chủ đầu tư, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Tập đoàn Thăng Long.

Được biết, cây cầu này có tổng vốn đầu tư khoảng 40 tỷ đồng, hiện UBND TP.Hà Nội đã giải ngân khoảng 30 tỷ đồng. Tuy thông xe kỹ thuật từ tháng 1/2012, nhưng đến nay dự án vẫn chưa thực hiện xong các thủ tục quyết toán.

Bên trong phần bê tông của cầu xuất hiện lõi gỗ. Ảnh cắt từ clip của Hải Ninh


Ngoài các hiện tượng nứt vỡ bề mặt bê tông dầm dưới chân cầu, nhiều trụ cầu bị nghiêng, thực hiện sai thiết kế ban đầu… cầu Am còn bị phát hiện “bê tông cốt… gỗ. Không những vậy, mỗi lần nước rút, một số trụ cầu lại có hiện tượng móng cầu chỉ toàn là đất bùn và tre…

Có hiện tượng nứt vỡ bề mặt bê tông dầm dưới chân cầu. Ảnh Hải Ninh


Sau khi xem hình ảnh, clip quay về hiện tượng trên do phóng viên cung cấp, ngày 04/5/2015, ông Đỗ Xuân Thành, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án giao thông 1 (Sở GTVT Hà Nội) giải thích: Hiện tượng nứt bê tông đấy thực chất là khe hở giữa 2 hạng mục bê tông cốt thép và đá hộc xây. Nguyên nhân là do thời gian xây dựng 2 hạng mục cách nhau 3 năm, đồng thời giữa 2 thành phần này có kết cấu khác nhau.

Khi xuất hiện khe hở thì nhà thầu đã cho khắc phục bằng cách trát trét xi măng vào. Kết cấu này không chịu lực nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình.

Mỗi lần nước rút lại xuất hiện tình trạng trụ cầu không móng. Ảnh Hải Ninh


Về hình ảnh khi nước rút xuất hiện trụ cầu “không móng”, chỉ có đất bùn và tre, ông Thành cho biết: “Từ hôm có thông tin đến nay chưa có hôm nào nước rút, chờ hôm nào nước rút thì bọn mình kiểm tra lại xem vị trí nào? nguyên nhân vì sao?”.

Về hình ảnh có “bê tông cốt… gỗ”, ông Thành giải thích: “Trong quá trình đổ bê tông có ván khuôn, khi tháo dỡ ván khuôn thì nó còn sót lại, nó dính vào phần bê tông thừa ra nhưng sau đó (nhà thầu-PV) vệ sinh tẩy bỏ bê tông đó đi rồi…”.

Trước đó, Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đã phản ánh, tuy mới đưa vào sử dụng nhưng cầu Am đã có hiện tượng nứt vỡ bề mặt bê tông dầm dưới chân cầu. Cầu mới đưa vào sử dụng được 2 năm nhưng theo quan sát của người dân nơi đây thì vết nứt của khối bê tông đỡ mặt cầu đã dài hàng mét.

“Vết nứt sâu, tôi nhận thấy rõ sự tách rời nhau của khối bê tông này” một người dân cho biết.

Không chỉ có hiện tượng nứt, lún, cầu Am còn có hiện tượng nghiêng. Theo quan sát của phóng viên, có nhiều trụ cầu có hiện tượng bị nghiêng, vẹo.

Làm việc với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, đại diện Ban Quản lý Dự án giao thông 1 (Sở Giao thông và Vận tải Hà Nội) thừa nhận có nhiều trụ cầu bị nghiêng và có ít nhất 01 cọc nhồi bị sai thiết kế.


Cây cầu 40 tỷ đồng: Nghiêng, vẹo, nứt, sai thiết kế nhưng vẫn đạt… chuẩn

Ông Đỗ Xuân Thành, Phó Giám đốc Ban quản lý Dự án giao thông 1 cho biết: “Khi thông xe kỹ thuật vào tháng 1/2012, do sức ép tiến độ nên về mỹ quan thì không được đẹp lắm.

Gần đây khi khảo sát, chúng tôi phát hiện tại Trụ T3, bên trái có 3 cái nghiêng nhưng vẫn chưa xác định được nguyên nhân.

Chúng tôi có mời đơn vị độc lập vào kiểm định nhưng đến nay chưa có kết quả. Theo nhận định của chúng tôi, việc nghiêng này không ảnh hưởng đến chất lượng công trình”.​

Không chỉ bị nghiêng, một số hạng mục của cầu Am còn làm sai thiết kế ban đầu, giải thích về nguyên nhân này, ông Thành cho biết: “Khi khảo sát xây cầu, chúng tôi không tìm được hồ sơ thiết kế cầu cũ.

Việc khảo sát trước khi xây dựng cũng chỉ là khảo sát tầng địa chất, chứ không khảo sát được các dị vật.

Khi khoan 36 cọc nhồi thì có 01 cọc bị vướng vào cọc bê tông cầu cũ nên không khoan xuyên qua được. Nên chúng tôi sửa thiết kế thành 02 cọc nhỏ hơn nằm ở 2 bên, việc sửa này chúng tôi có báo cáo Sở.Chúng tôi cho rằng, việc này cũng không ảnh hưởng đến chất lượng công trình”.-

Mặt đường 5 kéo dài trơ lõi thép khi vừa thông xe
Cầu Ngũ Huyện Khê (Đông Anh, Hà Nội) nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, vừa đưa vào hoạt động được gần 2 tháng nhưng mặt đường đã bị vỡ, khe co giãn trơ lõi thép và cót ép.

Thông xe cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài

Khe co giãn trên cầu Ngũ Huyện Khê, trơ lõi thép và cót ép. Ảnh: Phương Sơn.


Cầu Ngũ Huyện Khê đoạn qua trường cấp 2 xã Đông Hội (Đông Anh, Hà Nội), nằm trên trục Quốc lộ 5 kéo dài, khánh thành cách đây 2 tháng. Những ngày qua, một số đoạn trên cầu bị nứt. Vị trí qua khe co giãn, lớp nhựa đường bên trên bị bong bật, phía dưới lộ ra lõi được làm bằng ván ép, bao tải cát và khe rộng khoảng 5 cm.

Một số hạng mục như vỉa hè, dải phân cách, mặt cầu còn khá ngổn ngang, treo biển theo dõi lún. Trong khi đó, tại cầu Đông Trù cách cầu Ngũ Huyện Khê không xa, các phương tiện chỉ được qua lại trên một làn theo chiều Hà Nội - Đông Anh, làn còn lại bị chặn để thi công.



Ban quản lý dự án tả ngạn giải thích, do chạy tiến độ thông xe theo yêu cầu của thành phố nên đã thi công tạm thời rồi hoàn chỉnh sau. Ảnh: Phương Sơn.


Lý giải việc khe co giãn ở cầu Ngũ Huyện Khê vừa khánh thành đã trơ lõi cót ép, ông Nguyễn Sỹ Cường, Phó Giám đốc Ban QLDA hạ tầng tả ngạn cho rằng, do gấp rút phục vụ thông xe ngày 9/10 nên các vị trí khe co giãn được chèn tạm bằng bao tải cát, ván gỗ ép rồi trải bê tông nóng chảy lên trên. "Phương án này là đề xuất của nhà thầu và đã được tư vấn giám sát đồng ý", ông Cường khẳng định.

Theo thiết kế, khe co giãn cầu này được làm bằng thép và lót các tấm tôn chèn chặt bởi bao tải cát, tiếp đến sẽ được thảm một lớp bê tông át-phan, rồi đơn vị thi công sẽ cắt một vệt rộng từ 20 đến 30 cm để đặt khe co giãn.

Vị phó giám đốc Ban QLDA tả ngạn cho biết, đơn vị thi công sẽ cắt bỏ lớp bê tông nóng chảy tại vị trí khe co giãn trên cầu, đào bỏ bao tải cát và tấm ngăn, vệ sinh lại lớp cốt thép, lắp đặt khe co giãn đảm bảo đúng trình tự, yêu cầu kỹ thuật.

Liên quan việc cầu Đông Trù bị Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước cho là chưa đạt tiêu chuẩn, đại diện Ban QLDA tả ngạn lý giải là do thi công gấp để thông xe sớm nên một số dây cáp giữ lực chưa đạt yêu cầu. Việc khắc phục sẽ hoàn tất vào ngày 31/12 để phương tiện lưu thông cả hai bên cầu.

Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, khi nắm được sự việc, Cục đã cử đại diện đi kiểm tra và yêu cầu chủ đầu tư dự án là Ban QLDA hạ tầng tả ngạn,TP Hà Nội báo cáo sự việc.

Sáng nay, trao đổi với VnExpress, ông Lê Quang Hùng, Thứ trưởng Xây dựng cho biết, Ban QLDA tả ngạn phải báo cáo giải trình xem sự việc cụ thể như thế nào, sau đó tùy mức độ ảnh hưởng lớn hay nhỏ, tính chất nghiêm trọng đến đâu mới có thể quyết định vào giám định, kiểm tra chất lượng.
Phương Sơn


Không có gian dối trong thi công dự án đường 5 kéo dài
Thứ Ba 06:46 16/12/2014

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dự lễ thông xe dự án đường 5 kéo dài
Động lực phát triển khu vực Bắc sông Hồng

(HNM) - Đó là khẳng định của lãnh đạo Ban Quản lý dự án Hạ tầng Tả ngạn tại buổi làm việc với phóng viên Báo Hànộimới chiều 15-12 về việc thi công khe co giãn cầu Ngũ Huyện Khê, cầu Phương Trạch và lắp đặt cáp giằng dự ứng lực tại Dự án đường 5 kéo dài. Toàn bộ quy trình, tiêu chuẩn kỹ thuật đều đã được các cơ quan chức năng chấp thuận chứ không có chuyện gian dối hay xử lý tình huống khi sự cố xảy ra.

Biện pháp thi công thông thường

Trước đó, một số người dân và cơ quan thông tin đại chúng phản ánh tình trạng mặt cầu Ngũ Huyện Khê và cầu Phương Trạch thuộc Dự án đường 5 kéo dài, sau khi thông xe và đưa vào khai thác được hai tháng đã trơ lõi gỗ ép. Về vấn đề này, ông Lê Văn Sỹ - Trưởng phòng Thực hiện dự án 1 (Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn) cho biết: Trước khi tổ chức thông xe kỹ thuật vào ngày 9-10, đúng dịp chào mừng 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô vừa qua, đơn vị đã báo cáo UBND thành phố và các cơ quan chức năng về việc một số hạng mục chưa hoàn thành nhưng sẽ triển khai một số giải pháp để bảo đảm yêu cầu thông xe kỹ thuật. Công trình sẽ vừa khai thác vừa thi công hoàn thiện dự kiến sẽ hoàn thành ngày 31-12-2014. Trong đó, việc xử lý khe co giãn sẽ áp dụng 2 phương pháp: Thứ nhất là lắp khe co giãn trước rồi mới thảm bê tông asphalt; thứ hai là thảm bê tông asphalt trước rồi mới lắp đặt khe co giãn. Cuối cùng thì phương pháp thứ hai được chấp thuận vì sẽ bảo đảm giao thông êm thuận và phục vụ được yêu cầu thông xe ngay.

Cũng cần nói thêm là cầu Đông Trù và nhiều cầu khác ở Việt Nam khi lắp đặt khe co giãn cũng thực hiện theo cách này. Theo đó, tại vị trí khe co giãn (bề rộng khoảng 20cm), nhà thầu phải rải lớp lót bằng gỗ và chèn bao tải cát để không rơi rớt bê tông, sau đó thảm trùm lên rồi lu lèn. Tiếp đó, nhà thầu sẽ tiến hành cắt lớp bê tông, làm vệ sinh rồi lắp đặt khe co giãn bằng thép đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật và bảo đảm chất lượng công trình. Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn khẳng định, biện pháp thi công này đã được các cơ quan chức năng chấp thuận, không có chuyện làm ăn gian dối hoặc "xử lý tình huống" khi xảy ra sự cố. Tuy nhiên, trong quá trình lắp đặt khe co giãn, nhà thầu phải phân luồng giao thông, lắp đặt hệ thống cảnh báo, hướng dẫn giao thông nên không tránh khỏi ảnh hưởng tới người tham gia giao thông. Hiện quá trình lắp đặt khe co giãn trên hai cầu Ngũ Huyện Khê và Phương Trạch đã hoàn thành khoảng 50% và sẽ sớm hoàn thành ngay trong vài ngày tới. Ngày 15-12, Ban đã có văn bản gửi Cục Giám định (Bộ Xây dựng) để báo cáo về việc này.
Hệ thống đường dẫn nối giữa cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài. Ảnh: khampha
Hệ thống đường dẫn nối giữa cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài. Ảnh: khampha

Cầu Đông Trù: Tập trung hoàn thành phía hạ lưu để thông xe

Liên quan đến gói thầu số 13 xây dựng cầu Đông Trù thuộc Dự án đường 5 kéo dài, sau hai tháng thông xe mới chỉ lưu thông được một bên (phần hạ lưu), ông Lê Văn Sỹ giải thích: Cầu Đông Trù gồm 2 cầu độc lập (phía hạ lưu và thượng lưu). Cây cầu này với công nghệ lần đầu được áp dụng tại Việt Nam, ban đầu do nhà thầu Trung Quốc đảm trách thi công, tuy nhiên sau đó nhà thầu này rút nên công trình bị đình trệ. Đến tháng 1-2013, UBND TP Hà Nội giao Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) thực hiện với thời gian hoàn thành sau 18 tháng thi công để phục vụ thông xe chào mừng 60 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Do khối lượng công việc rất lớn trong khi tiến độ gấp nên Ban và nhà thầu Cienco1 đã thống nhất tập trung hoàn thành phần hạ lưu. Sau đó, phần hạ lưu đã được thử tải và kịp phục vụ lễ thông xe. Với phần thượng lưu, cũng phải nói thêm là vào thời điểm đó, một số cáp giằng dự ứng lực nhập từ nước ngoài về, sau khi tiến hành thí nghiệm đã không bảo đảm yêu cầu, vì vậy Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn đã báo cáo UBND TP Hà Nội và Hội đồng nghiệm thu nhà nước và các cơ quan này đã yêu cầu, nếu kết quả thí nghiệm không bảo đảm thì phải nhập mới. Hiện số cáp mới nhập về đang được nhà thầu lắp đặt, dự kiến đến ngày 20-12 tới sẽ kết thúc, sau đó tổ chức thử tải nếu bảo đảm yêu cầu mới chính thức đưa vào khai thác. Quá trình thử tải, phải bảo đảm các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng. Như vậy, toàn bộ công trình đường 5 kéo dài sẽ hoàn thành vào ngày 31-12-2014, theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Dự án đường 5 kéo dài do Ban QLDA Hạ tầng Tả ngạn (trực thuộc UBND TP Hà Nội) làm chủ đầu tư, với tổng kinh phí 6.661 tỷ đồng. Tuyến đường có tổng chiều dài 13,5km, điểm đầu tại Km3+200 nối với dự án Bắc Thăng Long - Vân Trì, điểm cuối tại Km16+500 nối với nút giao trung tâm quận Long Biên và quốc lộ 5. Toàn tuyến có 10 gói thầu, trong đó có 3 gói thầu về cầu, 7 gói thầu về đường.



Phát hiện hàng loạt bêtông cốt tre
Lao Động Điện tử Cập nhật: 9:20 AM, 16/05/2009
(LĐĐT) - Tại gói thầu xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu tái định cư Khu kinh tế cửa khẩu Thường Phước, huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp), nhân dân phát hiện ra bê tông cốt tre khi một tấm đan đậy nấp cống bị vỡ.
Ngay sau đó, người dân còn phát hiện nhiều tấm đan khác cũng chỉ toàn "cốt tre", loại vật liệu được cố tình đưa vào để thay thế thép.

Công trình trên thuộc gói thầu số 2 khu tái định cư mở rộng của Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Thường Phước rộng 7,3 ha do Doanh nghiệp tư nhân Chí Hồng (thị xã Hồng Ngự) trúng thầu thi công, hoàn thành đưa vào sử dụng được 10 tháng.
Khi sự việc được phanh phui, các ngành chức năng đã vào cuộc thanh, kiểm tra. Qua khảo sát ban đầu, trong tổng số 56 vị trí đặt đan thì có 10 tấm được đổ bằng cốt tre, 35 tấm bằng cốt thép theo qui cách, 11 tấm còn lại bị mất cắp không xác định được.
Chủ doanh nghiệp Chí Hồng đã đổ lỗi do công nhân thi công, còn doanh nghiệp không hay biết.
Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Trương Ngọc Hân và ông Nguyễn Vạn Lý - Trưởng Ban Quản lý Khu Kinh tế cửa khẩu Đồng Tháp - cùng quan điểm trong vụ việc này: Các ngành chức năng tỉnh Đồng Tháp đang vào cuộc làm rõ, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.
---------------
Những chuyện như thế cứ xảy ra hàng ngày hỏi làm sao để dân còn biết tin vào đâu chứ ???
Lao Động Xuất khẩu gạo lại lỗi nhịp bạc tỉ! , 15/05/2009
số 105 Ngày 15/05/2009 Cập nhật: 8:57 AM
(LĐ) - Gạo đang được giá, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) lấy lý do an ninh lương thực và cân đối nguồn, không cho ký tiếp hợp đồng mới. Đến khi các nước tháo kho, gạo ứ hự, tụt giá, VFA vội vã cho DN ký tiếp mà "quên" lý do an ninh lương thực, trong khi khách hàng lại "hờ hững".
Thế là DN và nông dân lại lỗi nhịp, mất đi cơ hội thu lời bạc tỉ...
Được giá thì cấm, mất giá cho xuất...Từ cuối tháng 4.2009, Thái Lan - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới - công bố sẽ giải phóng 3,8 triệu tấn gạo tồn kho để tiếp tục mua vào trong vụ mùa tới. Ấn Độ chuẩn bị tung ra bán khoảng 1 triệu tấn. Khách hàng tận dụng nguồn cung dồi dào này giảm giá, thậm chí chưa muốn mua vào. Tất cả các yếu tố trên đã làm giá lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam tụt giảm. Theo các DN, hiện khách nước ngoài chỉ trả giá khoảng 380-410USD/tấn tuỳ từng loại - giảm 20-40USD/tấn so với hồi giữa tháng tư. Giá lúa, gạo nguyên liệu trong nước cũng bởi thế tụt giảm trung bình từ 500- 600đồng/kg. Điều oái oăm, nhè đúng thời điểm các nước "tháo kho" giá gạo tụt giảm, khách hàng o ép giá, VFA lại ra văn bản gửi các DN xuất khẩu gạo cho phép ký hợp đồng xuất mới, với thông báo: Hiệp hội tiếp tục cho đăng ký hợp đồng cho số lượng đã ký kết, nhưng chưa đăng ký giao hàng trong 6 tháng đầu năm còn tồn đọng.Cung cách điều hành này đã khiến hàng loạt DN cung ứng, chế biến và xuất khẩu gạo bức xúc. "VFA lại lần nữa khiến DN và nông dân lỡ mất cơ hội thu bạc tỉ! Mà hơn thế nữa, dù giá lúa gạo nguyên liệu trong nước đang thấp nhưng với tình cảnh cung vượt cầu hiện nay, ngay cả DN chúng tôi cũng chả dại thu mua. Thế nên người cuối cùng gánh khổ lại là nông dân - những người làm ra hạt lúa, hạt gạo" - ông Trần Bảo Toàn (GĐ DNTN Thanh Lịch- Đồng Tháp) bức xúc! Với thâm niên hơn 15 năm bám sát ngành chế biến và xuất khẩu gạo Việt Nam, là GĐ Cty mỗi năm cung ứng khoảng 800.000 tấn gạo cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, ông Phạm Vỹ Bền - GĐ Cty CP Tháp Sơn (Đồng Tháp) - khẳng định: "Hơn 15 năm qua, đây là lần thứ ba DN và nông dân bị tổn thất lớn khi cơ hội bán lúa gạo giá cao không còn. Lần thứ nhất xảy ra năm 1998 do hiện tượng El Nino, nhiều nước như Philippines, Indonesia, Trung Quốc mất mùa gây nên cơn sốt gạo, nhưng ta lại ngừng xuất. Khi dỡ bỏ lệnh ngừng, thì giá đã tụt. Năm 2008 cũng xảy ra tương tự, DN và nông dân đã lỡ mất hàng trăm triệu USD. Và năm nay lại... theo vết xe đổ!".
DN mất niềm tin vào VFA Tháng 2.2009, khi thông báo ngừng ký mới hợp đồng, VFA lấy lý do là để đảm bảo an ninh lương thực (ANLT) vì lượng gạo XK đã ký là trên 3,6 triệu tấn vượt quá khả năng cung ứng của sản xuất trong nước. Thế nhưng, tại văn bản cho DN ký mới, giao dịch lại ngày 4.5.2009, VFA lại không đả động đến vấn đề ANLT. Điều này khiến nhiều DN nghi ngờ có dấu hiệu thao túng thị trường lúa gạo, bởi Chủ tịch VFA - ông Trương Thanh Phong, lại là Tổng GĐ Tổng Cty Lương thực Miền Nam (Vinafood 2). "Lúa gạo chứ không phải nguyên liệu hoá thạch, với khoa học kỹ thuật hiện nay, chỉ sau 3 tháng gieo trồng, chúng ta đã có vụ mùa mới. ANLT là điều quan trọng, song cần được xử lý linh hoạt để chúng ta không bị thiệt" - một DN bức xúc.Phóng viên chất vấn: Việc điều hành thị trường lúa gạo có tổ điều hành của Chính phủ chứ không phải VFA quyết định. Việc ngừng hay ký mới còn phụ thuộc vào dự báo sản lượng của Bộ NNPTNT. Năm 2008, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát đã phải nhận trách nhiệm trước Quốc hội liên quan đến dự báo sai dẫn tới ngừng xuất khẩu, trong lúc giá cao khiến DN và nông dân mất đi cơ hội thu lợi bạc tỉ. Một DN xin giấu tên lắc đầu: "Năm 2008, lệnh tạm ngừng xuất khẩu gạo nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ đề nghị của VFA! Trong ngành với nhau, chúng tôi hiểu rõ mà" (?). Có lẽ, để củng cố lại niềm tin của DN, nông dân, giải toả cho VFA, Cty liên quan, cần thanh - kiểm tra việc điều hành ký kết xuất khẩu gạo của VFA.
------- Khi dân không tin thì lại bảo nói họ có nghe đâu ??? Phải làm sao mới thế chứ . "Tiên trách kỷ. Hậu trách nhân "..... sao mãi không hiểu ??
Nói tiếp chuyện dân Việt là cánh tay nối dài của Trung Quốc khi vận chuyển hàng Trung Quốc giá rẻ rồi về đầu độc dân mình, nếu không thì cũng tiếp tay tiêu thụ hàng cho Trung Quốc, kích cầu cho họ trong thời buổi khó khăn này . Dân ngu dốt cũng chỉ là một phần nhưng quản lý thị trường thì sao ?? Liệu họ có lỗi không ?? NLĐO Quản lý thị trường chỉ “đánh” vụ lớn? 17/05/2009
Hàng hóa không nhãn mác, thực phẩm không rõ nguồn gốc bày bán và vận chuyển công khai khắp thị trường TPHCM nhưng có vẻ như lực lượng quản lý thị trường lại không mấy quan tâm
Quản lý thị trường chỉ “đánh” vụ lớn? “Hàng này rẻ tiền, chỉ có đợt nước tương nhiễm chất ung thư (3 MCPD – PV) mới bị kiểm tra gắt chứ bình thường ít ai để ý”. Khó “đánh” vụ nhỏ lẻ!Trước việc biết rõ ràng nơi bán thực phẩm không rõ nguồn gốc nhưng QLTT không bắt tận gốc, anh T., một cán bộ lâu năm trong ngành này, giải thích: Trong barem phạt không có mức phạt cho hàng có giá trị dưới 1 triệu đồng. Một lô hàng nhìn thì nhiều như vậy nhưng giá trị rất ít. Nếu bắt nước tương, bột ngọt, mì gói, đường... không nhãn mác là phải chờ có chiến dịch gom hết về để đi kiểm tra một thể. Nhìn bằng mắt thường, QLTT không có cơ sở để kết luận rồi đưa ra mức phạt mà phải đem đi kiểm tra chất lượng sản phẩm, kinh phí kiểm tra chất lượng không phải lúc nào cũng được duyệt. Những vụ việc quá nhỏ bé, có khi cả sạp hàng giá trị chưa đến 1 triệu đồng thì đúng là phạt làm gì cho mất công? Khổ thay những sạp hàng có giá trị nhỏ bé này lại là nguồn cung cấp thực phẩm hằng ngày cho tuyệt đại nhân dân lao động! >>> vậy thì nhân dân thì sao đây ??? ai quan tâm đến họ ??? Ngẫm đi ngẫm lại liệu có phải là cơ chế không ???

Tổng số lượt xem trang