--‘Phải sống! Sống để còn trở về tố cáo tội ác của chúng’Thuyền trưởng tàu cứu nạn SAR 412 Phan Xuân Sơn cho rằng, đây chính xác là tội ác giết người. “Đâm chìm xong rồi bỏ chạy, thủ đoạn vừa bất nhân vừa hèn hạ”.
“Tui đang cầm bộ đàm liên lạc với anh em, thì nghe một cái rầm. Tàu xoay ngang, hất tui ngã nhào xuống ghế lái. Nước tràn vào ào ạt. Tui biết ngay là tàu bị đâm nên hít thở, tỉnh táo trở lại kêu gào 2 đứa Nhân và Phương. Xong đâu đấy cầm bộ đàm, hét lên thông báo với tất cả anh em thuyền viên đang thả câu: Tàu bị đâm rồi, về ngay cấp cứu”- người đàn ông vâm vấp xứ biển Bình Minh kể lại đêm kinh hoàng với chất giọng khàn đục.
Thuyền trưởng Thành có lẽ sẽ không bao giờ quên được thời khắc kinh hoàng nhất cuộc đời mình.
Ông nói: “Lúc đó khoảng 23 giờ đêm, trên tàu chỉ còn lại 3 người gồm tui, con trai Phạm Phú Nhân và cháu Võ Thanh Phương. Các ngư dân khác đã đi theo thúng thả câu đằng xa. Đây là may mắn của chúng tôi. Nó mà đâm sớm hơn độ tiếng đồng hồ, cầm chắc nhiều người chết”.
Cú đâm chí mạng của con tàu lạ giữa biển đêm 3/5 khiến tàu câu mực QNa 95959 nứt toác, xoay ngang rồi từ từ chìm hẳn xuống đáy đại dương.
34 ngư dân trên tàu bấu víu thuyền thúng và thân tàu, chiến đấu giành giật mạng sống với tử thần đến 7 giờ sáng 4/5, khi được tàu cứu nạn vớt lên.
16h30 chiều 5/5, người thân, chính quyền các cấp như vỡ òa trong sung sướng đón 34 ngư dân từ cõi chết trở về.
34 ngư dân, dẫn đầu là thuyền trưởng Phạm Phú Thành mệt mỏi bước lên bờ. Nhưng giọt nước mắt của người thân đã cạn trong mấy ngày chờ đợi, giờ lại tuôn rơi.
Phạm Phú Nhân, mặt vẫn còn vương máu, sợ hãi kể: “Cú đâm làm em bất tỉnh. Mãi sau mới gượng dậy được để tìm cha. Lúc đó hoảng thật sự”.
Bản lĩnh thuyền trưởng của anh Thành, người đàn ông hơn 35 năm chinh chiến Hoàng Sa được thể hiện. 2 thuyền viên Nhân và Phương nghe lời anh, bấu víu vào phần nổi con tàu đang dần bị chìm, chờ thúng tới cứu.
Ngư dân già Hồ Hữu kể: Thúng tui lúc đó đi xa nhất, chừng 10 hải lý, đang thả câu thì nghe Thành nói tàu bị đâm. Lập tức quay về tàu.
Ông Hữu cho biết, gần 1 giờ sáng, phải mất nhiều thời gian anh em mới quay lại tàu, lúc này tàu chỉ còn nổi một phần, mũi tàu cũng đang chìm.
Anh Thành cho biết, trong thời khắc chờ thúng về, tàu chìm rất nhanh. 3 người bám phần mũi, nhắc nhở nhau rằng, cần phải sống.
“Tui nói với 2 đứa: phải sống. Sống để còn trở về tố cáo tội ác của chúng”.
Anh Thành cho biết đó là cú cố tình đâm của tàu lạ bởi tàu anh khi neo đậu, bật đèn sáng trưng. Hơn nữa các thiết bị định vị, báo hiệu khi trên biển đều cho biết, không lý do gì để xem đây là vụ tai nạn.
“Phải nói rằng họ cố tình giết người” – anh Thành khẳng định.
Sau hơn 1 giờ bám trụ thân tàu, nhiều thúng đã quây lại. Từ đây, họ bắt đầu hành trình đói lạnh quay quắt giữa đêm đen Hoàng Sa, ngóng chờ hy vọng.
Khoảng 7 giờ sáng hôm sau (4/5), tàu QNa 94998 tới vớt mọi người lên. Những cơ thể rã rời thoát chết!
Thuyền trưởng tàu cứu nạn SAR 412 Phan Xuân Sơn cho rằng, đây chính xác là tội ác giết người. “Đâm chìm xong rồi bỏ chạy, thủ đoạn vừa bất nhân vừa hèn hạ” – anh Sơn khẳng định!
Trắng tay ngày về
34 ngư dân trên tàu, đa phần là những ngư dân dạn dày Hoàng Sa với hơn 15 năm đi biển. Đây là lần thứ 2, họ thoát chết ngoạn mục.
Cách đây 10 năm, họ cũng vương nạn cơn bão Chan Chu (2006) và trắng tay trở về. Lần này, họ cũng trắng tay, nhưng vì tội ác của một con tàu lạ.
Chị Trần Thị Định, vợ ngư dân Bùi Văn Khá (thuyền viên tàu ĐNa 95959) khóc tức tưởi: “Chúng nó ác quá, dân làm ăn chứ làm chi ai mà đâm cho chìm tàu rứa. Ra tết mới sắm được bộ đồ nghề cho ổng đi câu mực hết hơn 30 triệu giờ đổ biển mất rồi…”.
Chị Bùi Thị Luận (trú xã Bình Minh, huyện Thăng Bình), vợ chủ tàu QNa 95959 cho hay, con tàu của gia đình chị được đóng với chi phí 6 tỷ đồng. Tổng cả thiệt hại của ngư dân và hải sản trên tàu ước tính khoảng 10 tỷ đồng.
Để có được con tàu này, gia đình đã vay mượn ngân hàng và bà con hơn 2,5 tỷ đồng. Hiện vẫn còn nợ ngân hàng gần 1 tỷ đồng.
“Vào tối 3/5, anh Thành có điện về cho tôi nói rằng, trên tàu đã đánh bắt được khoảng 28 tấn mực (tương đương 1,5 tỷ đồng). Nghe nói vậy, tôi an tâm và mừng cho anh em bạn, vì đây là chuyến biển đầu tiên của năm.
Ai ngờ, tin vui bị dập tắt vào sáng 4/5, khi anh Phạm Phú Trung (cùng trú xã Bình Mình) chủ tàu cá QNa-94998TS điện về cho tôi nói rằng, tàu anh Thành bị tàu lạ đâm chìm trên biển, tôi như chết điếng…”-chị Luận nói.
Ông Nguyễn Hồng Quang – Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết: “Sau khi nhận thông tin về tàu cá của tỉnh bị đâm chìm, UBND tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu Bộ đội Biên phòng tỉnh thông tin cho các ngư dân khu vực lân cận và các lực lượng chức năng tìm mọi cách cứu hộ ngư dân. Tỉnh đang kiểm tra lại thông tin chính thức để có báo cáo và nêu chính thức quan điểm.
Việc tàu lạ đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Nam là một hành động vô nhân đạo, không những gây thêm tình hình căng thẳng ở Biển Đông mà còn gây thiệt hại nặng cho ngư dân Việt đánh bắt thủy hải sản trên chính vùng biển của Việt Nam”.
Theo Dân Việt
-Đề nghị Trung Quốc làm rõ vụ đâm chìm tàu cá Việt Nam
TT - Sau khi nắm thông tin từ phía ngư dân về vụ tàu cá bị đâm chìm, kiểm ngư VN thông qua đường dây nóng đã có công văn gửi sang phía Trung Quốc đề nghị làm rõ.
Con tàu bị nạn tàn tạ sau khi bị đâm. Nơi ngủ của ngư dân chỉ còn lại miếng ván ghép - Ảnh: Đoàn Cường |
Tàu cá QNg 98459 của ông Huỳnh Văn Thạch (Đức Phổ, Quảng Ngãi) cùng 10 ngư dân đã được tàu cá đồng hương QNg 94429 của ông Huỳnh Bi lai dắt về tới đồn biên phòng Mân Quang (Sơn Trà, Đà Nẵng) vào tối 2-1 với những vết thương trên tàu.
Theo ông Thạch, trưa 1-1, khi tàu cá này đang trên đường di chuyển từ Đà Nẵng ra vị trí cách đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) khoảng 70 hải lý thì bị một tàu cá vỏ thép của Trung Quốc đâm chìm.
Dù đã lên đến đất liền, ông Thạch vẫn chưa hết hoảng sợ, ông cho biết: “Khi các thành viên trên tàu đang ngủ, bất ngờ nghe tiếng ầm ầm. Tôi cầm lái trên cabin ngó sang hông thì thấy một tàu sắt to sừng sững, thân tàu màu xanh, cabin màu xám, trên tàu có ghi chữ Trung Quốc đâm thẳng vào giữa tàu cá.
Sau cú đâm thứ nhất, 7 anh em bị hất tung xuống biển. Thấy vậy tôi la lên, kêu cứu, nhưng có 2 người nói tiếng Trung Quốc với nhau gì đó rồi họ đánh lái ra và tông tiếp cú thứ 2. Sau đó, dù chúng tôi kêu cứu nhưng họ vẫn bỏ đi”.
Hai cú đâm liên tiếp đã khiến phần giữa con tàu QNg 98459 bị bể nát. Cabin sụp tan tành. Nước biển ngập nhanh. Toàn bộ tư trang, máy móc của tàu đều chìm xuống biển.
Cũng may lúc đó, thuyền trưởng Thạch còn một bộ đàm nhỏ kịp gọi “cứu, cứu” vào bộ đàm của tàu cá đồng hương là ông Huỳnh Bi.
Khi nghe tàu ông Thạch kêu cứu, tàu của ông Bi cách đó chừng 5 hải lý đã tăng tốc đến hiện trường thì thấy tàu QNg 98459 đang chìm, chỉ còn cách mặt nước gần 1m.
7 trong số 10 ngư dân đang chới với trên biển.
Cùng lúc đó, tàu cá QNg 98739 do ông Nguyễn Bích chỉ huy cũng kịp thời có mặt để ứng cứu. Gần 30 ngư dân quần quật suốt từ trưa 1-1 cho đến đêm để bơm, tát nước trong tàu bị chìm ra. Đến rạng sáng 2-1, khi sóng biển êm, các ngư dân mới lai dắt tàu bị nạn về Đà Nẵng.
Tối 2-1, trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Hà Lê - phó cục trưởng Cục Kiểm ngư VN - cho biết sau khi nắm thông tin về tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị đâm chìm, kiểm ngư VN thông qua đường dây nóng đã có công văn gửi sang phía Trung Quốc đề nghị làm rõ.
Hiện phía Trung Quốc đang xác minh và đề nghị VN làm rõ hơn về số hiệu tàu sắt. Ông Lê cho biết đang chỉ đạo lực lượng kiểm ngư làm việc với ngư dân, nhận dạng đặc điểm tàu đã tông chìm tàu cá của ngư dân Việt.
Cũng theo ông Lê, thông tin tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm mà lực lượng kiểm ngư tiếp nhận được là từ Bộ Ngoại giao và Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn chứ không nhận được tin từ phía ngư dân bị nạn. Chỉ sau khi ngư dân báo cáo với cơ quan chức năng thì kiểm ngư mới biết.
Đề nghị Trung Quốc xác minh vụ tàu cá Quảng Ngãi bị đâm chìm (MTG 3-1-16) -- Tại sao không "đòi hỏi", hay ít nhất là "yêu cầu" mà chỉ rón rén "đề nghị"? Lá cờ treo trên tàu vỏ sắt đâm tàu cá Việt Nam là cờ Trung Quốc (LĐ 3-1-16) -- Cái tít này có tính làm báo "chuyên nghiệp" rất cao! (Trong lúc ngư dân bị "tàu lạ" đâm chìm thì... Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm, làm việc với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội)
China Lands Test Flight in Disputed Island Chain (WSJ 3-1-16) Vietnam Protests as China Lands Civilian Aircraft on Newly Constructed Spratly Airstrip (Diplomat 3-1-16) China rejects Vietnam protest over sea flight test (AP 3-1-16).. (Trong lúc Trung Quốc ngang ngược xâm phạm chủ quyền của ta như thế thì... Tổng Bí thư giao nhiệm vụ bảo vệ đại hội Đảng cho cảnh sát cơ động)
China defends test flight in South China Sea after Vietnam objects (CNN 4-1-16) -- Có đồ thị so sánh chiều dài phi đạo của Việt Nam và những nước khác trên các đảo ở Biển Đông.
70% tàu Việt Nam bị lưu giữ ở nước ngoài là bởi Trung Quốc (MTG 2-1-16) Tàu cá Việt Nam bị đâm tới tấp, ngư dân rớt xuống biển (TT 2-1-16)
-Đà Nẵng: Xác minh thông tin tàu cá bị thiệt hại trên biển Đông do tàu treo cờ Trung Quốc
(LĐO) HỮU LONG
Trước thông tin chủ tàu cá ĐN 90370 trình báo bị tàu treo cờ Trung Quốc uy hiếp, gây thiệt hại khi đang đánh bắt trên biển. UBND TP Đà Nẵng vừa có văn bản liên quan yêu cầu lực lượng chức năng sớm điều tra, xác minh làm rõ vụ việc.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng giao Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố phối hợp với Sở NNPTNT báo cáo sự việc tàu cá ĐNa 90370 TS (chủ tàu Đào Ngọc Bé) của Đà Nẵng bị tàu treo cờ Trung Quốc gây thiệt hại vừa qua cho Bộ Ngoại giao, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam và Bộ NNPTNT để đề nghị các bộ, ngành Trung ương có biện pháp, giải pháp hỗ trợ ngư dân yên tâm bám biển, bảo vệ chủ quyền quốc gia.
UBND TP Đà Nẵng đồng thời yêu cầu 2 đơn vị nêu trên khẩn trương làm việc với các hộ ngư dân gồm Trương Thị Hằng (chủ tàu ĐNa 90105TS), Lê Hữu Thảo (chủ tàu ĐNa 90589TS), Lê Thị Điệp (chủ tàu ĐNa 90439TS), Huỳnh Thị Như Hoa (chủ tàu ĐNa 90657TS), lực lượng Kiểm ngư, Cảnh sát Biển, Hải quân vùng 3 và các đơn vị liên quan điều tra xác minh mức độ thiệt hại của tàu cá ĐNa 90370 TS, đồng thời báo cáo, đề xuất UBND thành phố xem xét hỗ trợ thông qua Sở NNPTNT trước ngày 10.12.
UBND các quận chủ trì, phối hợp với Hội Nông dân, Sở NNPTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố và các đơn vị liên quan có kế hoạch vận động, tuyên truyền ngư dân yên tâm bám biển sản xuất, góp phần bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Trước đó, như Lao Động đã đưa tin, vào lúc 2h ngày 14.11.2015 tại tọa độ 17,38 độ vĩ Bắc - 107,56 độ kinh Đông, tàu ĐNa 90370 do thuyền trưởng Đào Ngọc Đức (trú phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) điều khiển đang hành nghề đánh bắt thì phát hiện một đoàn tàu sắt khoảng hơn 200 chiếc chạy theo hướng từ bắc vào nam.
Đội hình tàu cá lớn này ngang nhiên chạy qua khu vực tàu ĐNa 90370 thả lưới. Mặc dù tàu ĐNa 90370 và các tàu cá gần đó, cộng thêm 4 tàu kiểm ngư Việt Nam có ra chặn để báo hiệu đây là khu vực đang thả lưới nhưng đoàn tàu này vẫn tiếp tục lao tới, bất chấp cảnh báo. Hậu quả, 40 tấm lưới của tàu cá ĐNa 90370 đã mất và rơi xuống biển, thiệt hại khoảng 300 triệu đồng.
-Ngư dân Việt bị bắn chết ở Trường Sa: Không loại trừ khả năng vi phạm lãnh hải nước bạn- vẫn còn ở đây : VTC đã đổi thành:
- Ngư dân Việt bị bắn chết: Dù bất cứ lý do gì cũng không được bắn vào ngư dân đang hành nghề
-(VTC News) - Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi khẳng định dù bất cứ lý do nào cũng không được nổ súng vào ngư dân đang đánh bắt trên biển.
Sáng 30/11, ông Nguyễn Thanh Hùng, Chủ tịch nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu (huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) xác nhận, một ngư dân Quảng Ngãi bị bắn chết ở Trường Sa.
Tàu cá ngư dân Việt Nam bị nạn đang được cứu hộ khi hoạt động trên biển.
Cùng ngày, nguồn tin từ Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã nhận được tin báo về trường hợp một ngư dân bị bắn chết.
"Chúng ta không nên nóng vội dẫn đến thông tin thiếu chính xác. Không loại trừ trường hợp tàu cá của ta và tàu nước láng giềng xảy ra xô xát dẫn đến nổ súng. Tất cả thông tin đang được cơ quan chức năng thu thập, điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, dù bất cứ lý do gì mà nổ súng vào tàu cá dân sự đang đánh bắt cũng không được phép", nguồn tin này cho biết.
Theo xác nhận của cơ quan địa phương, vào chiều tối 28/11, tàu cá mang số hiệu QNg 95861, do thuyền trưởng Bùi Văn Cu (xã Bình Châu) làm chủ cùng 14 ngư dân đang đánh bắt ở vùng biển Trường Sa thì bị tấn công.
Khi đó, 12 ngư dân đang chia ra 2 xuồng máy hành nghề lặn biển, thuyền trưởng và Bùi Văn Cu và ngư dân Trương Đình Bảy (SN 1970, thôn An Hải, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) ở trên tàu lo hậu cần.
Cảnh sát biển Thái Lan bắn ngư dân Việt: Khi nào được nổ súng?
Cảnh sát Thái bắn ngư dân Việt, bộ đội biên phòng Kiên Giang: 'Hành động nhẫn tâm, vô nhân đạo'
Khi các ngư dân này đang đánh bắt thì xuất hiện tàu dân sự nước ngoài (chưa rõ quốc tịch) trờ tới rồi tấn công 2 ngư dân còn lại trên tàu. Trong lúc giằng co, anh Bảy bị bắn chết, còn thuyền trưởng Cu may mắn thoát.
Ngay sau khi hay tin, rất đông người đã đến nhà ngư dân Trương Đình Bảy để chia sẻ nỗi đau mất mát với gia đình.
Theo người thân gia đình, anh Bảy và con trai cùng đi biển cho tàu QNg 95861 và xuất bến từ ngày 21/11.
Chị Mai Thị Long (SN 1972, vợ anh Bảy) đã ngất xỉu khi hay hung tin chồng bị tử nạn.
"Nhà anh Bảy có 5 miệng ăn, rất khó khăn, nên đều trông chờ vào nguồn thu nhập đi bạn (làm thuê trên tàu cá-PV) của 2 cha con. Giờ cả 2 đều trên con tàu định mệnh ấy", một hàng xóm gia đình ông Bảy nói.
Được biết, sau khi bị tấn công, tàu của ông Bùi Văn Cu đã chạy về đảo Đá Nam, huyện đảo Trường Sa để khai báo và cung cấp các vỏ đạn còn rơi lại trên tàu cho cơ quan chức năng. Dự kiến trong vòng 2-3 ngày tới, tàu QNg 95861 sẽ về bờ.
-Nhiều ngư dân Việt gặp nạn trên Biển Đông
29/11/2015 16:45
Trong lúc đánh bắt ở ngư trường Trường Sa, một ngư dân Quảng Ngãi đã bị tàu lạ bắn chết.Ngày 29-11, ông Nguyễn Thanh Hùng - Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Châu, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) - cho biết tàu cá của ông Bùi Văn Cu, ngụ thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, đang trên đường về đất liền sau khi xảy ra trường hợp một thuyền viên của tàu bị bắn chết ở Trường Sa.
Một ngư dân của Nghiệp đoàn Nghề cá xã Bình Châu bị thương sau khi bị Trung Quốc đánh ở Hoàng Sa trong năm 2014. Ảnh minh họa
Theo lời ông Hùng, vào ngày 28-11, trong lúc tàu cá của ông Cu đang đánh bắt ở khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam thì bất ngờ bị một tàu lạ áp sát. Một nhóm gồm 5 người trên tàu lạ nhảy sang tàu của ông Cu và dùng súng bắn chết thuyền viên Trương Đình Bảy (42 tuổi; ngụ thôn An Hải, xã Bình Châu).
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, các ngư dân đã thông báo với các cơ quan chức năng và đang trên đường trở về đất liền. “Các ngư dân trên tàu vẫn còn lưu giữ 4 vỏ đạn của nhóm người trên tàu lạ sau khi tấn công các ngư dân” - ông Hùng cho biết.-
-Tàu chiến Trung Quốc chĩa súng vào tàu tiếp tế Việt Nam 26/11/2015TTO - "Tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết.
Tàu chiến 995 của Trung Quốc đang đe dọa tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp
Ngày 26-11, ông Nguyễn Duy Hiết, giám đốc Công ty bảo đảm An toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, xác nhận tàu Hải đăng 05 của công ty bị hai tàu hải cảnh số hiệu 2305, 35115 và tàu chiến số hiệu 995 của Trung Quốc vây ép tại Trường Sa vào ngày 13-11.
Cụ thể, theo tường trình của thuyền trưởng tàu Hải Đăng 05 Trần Văn Nga và các thuyền viên, từ 11g - 13g ngày 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đang trên đường từ đảo Sơn Ca về đảo Song Tử Tây thì bị các tàu Trung Quốc vây ép, chĩa súng thẳng vào tàu Việt Nam.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, thuyền trưởng Trần Văn Nga tường trình lại như sau:
Khoảng 9g30 sáng 13-11, khi tàu Hải Đăng 05 đi ngang qua bãi đá Xu Bi (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc chiếm giữ trái phép) khoảng 12 hải lý thì Trung Quốc xua một tàu nhỏ ra đuổi.
Đến 11g cùng ngày, hai tàu hải cảnh mang số hiệu 2305 và 35115 xuất hiện và tổ chức vây ép từ mũi và đuôi tàu Hải Đăng 05.
“Tình huống lúc này rất nguy hiểm. Tàu hải cảnh 35115 xé nước từ phía sau lái tàu Hải Đăng 05. Còn tàu hải cảnh 2305 lại ép từ mạn phải, phía trước mũi tàu. Sau đó các tàu Trung Quốc thi nhau cắt mũi nằm tạo tình huống ngụy tạo là tàu Việt Nam cố va chạm”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.
Khoảng 30 phút sau, tàu chiến 995 xuất hiện. Theo thuyền trưởng Nga thì đây là tàu đổ bộ, có độ giãn nước khá lớn, màu xám và được trang bị pháo 37 ly, cùng nhiều loại vũ khí khác.
Tàu chiến 995 của Trung Quốc ngay lập tức vây ép tàu Hải đăng 05 của Việt Nam. Đồng thời bắn pháo hiệu liên tục qua tàu Hải Đăng 05 với hàm ý đe dọa, xua đuổi. Sau đó tàu chiến 995 phát loa bằng tiếng Trung. Tuy nhiên, các thuyền viên tàu Hải đăng 05 không hiểu được nội dung.
“Nhưng nghiêm trọng nhất là đến khoảng 12g thì tàu chiến 995 của Trung Quốc mở bạt pháo 37 ly, điều khoảng 10 người mặc quân phục dàn đội hình chiến đấu và chĩa AK từ boong tàu 995 sang tàu Hải Đăng 05”, thuyền trưởng Trần Văn Nga cho biết.
“Anh em vẫn bình tĩnh, điều khiển tàu Hải Đăng 05 đi theo đúng hải trình đã định và cố gắng không để xảy ra va chạm, mắc bẫy các tàu Trung Quốc dù hành động của họ là trái với các quy tắc hàng hải và lộ rõ ý độ khiêu khích”, thuyền trưởng Trần Văn Nga kể.
Trước sự kiên cường của tàu Hải Đăng 05, đến 13g30 các tàu của Trung Quốc đã rút đi.
Tàu hải cảnh của Trung Quốc đang vây ép tàu Hải Đăng 05 - Ảnh do thuyền viên tàu Hải Đăng 05 cung cấp
Âm mưu thâm độc
Ông Nguyễn Duy Hiết cho biết đây không phải là lần đầu tiên tàu của công ty bảo đảm an toàn hàng hải Biển đông và hải đảo bị tàu Trung Quốc vây ép.
“Vào tháng 10-2015, khi tàu Thuận Thủy 36 của công ty đi tiếp tế lương thực và thiết bị tại Trường Sa cũng nhiều lần bị phía Trung Quốc xua tàu chiến, tàu hải cảnh, kể cả máy bay ra vây ép”, ông Hiết thông tin.
Trong đó, lần vây ép nguy hiểm nhất là vào ngày 7-10, khi tàu Thuận Thủy 36 đang di chuyển từ đảo Sơn Ca lên Song Tử Tây thì nhiều tàu Trung Quốc đã đeo bám suốt ngày. Sau đó, khi đêm xuống, các tàu Trung Quốc đã dàn đội hình chắn trước mũi tàu Thuận Thủy 36.
Đánh giá tình hình nguy hiểm, không đảm bảo an toàn, tàu Thuận Thủy 36 đã chuyển hướng, nhằm tránh lọt vào mưu đồ khiêu khích của tàu Trung Quốc.
Thông tin thêm với Tuổi Trẻ, thuyển trưởng tàu Hải Đăng 05 cho biết cuộc chạm trán ngày 13-11 không phải là lần đầu tiên tàu tiếp tế hải đăng của Việt Nam gặp. Nhiều chuyến trước đó từ các đảo phía Nam lên phía Bắc Trường Sa, tàu Hải Đăng 05 cũng đã bị tàu Trung Quốc vây ép. Tuy nhiên chưa lần nào mức độ nguy hiểm cao như ngày 13-11 vừa qua.
“Đây là âm mưu rất thâm độc của Trung Quốc. Khi bị ép như vậy thì ngoài việc gây ra nguy hiểm, có thể tạo ra tình huống va chạm thì các tàu Việt Nam có thể phải chạy sát vào các đảo ở Trường Sa đang do Đài Loan, Philippines chiếm giữ trái phép. Và trong tình huống này có thể sẽ tạo ra va chạm giữa tàu của nhiều bên chứ không chỉ của Việt Nam và Trung Quốc”, thuyền trưởng Trần Văn Nga phân tích.
Tàu Việt Nam bị uy hiếp khi đang làm công tác nhân đạo
Trao đổi với Tuổi Trẻ trong chiều 26-11, ông Phạm Quốc Súy, tổng giám đốc Tổng công ty bảo đảm an toàn hàng hải miền Nam, đơn vị quản lý Công ty bảo đảm an toàn hàng hải biển Đông và hải đảo, khẳng định: “Các tàu của Tổng công ty chúng tôi làm nhiệm vụ tiếp tế cho công nhân Hải đăng. Đây là nhiệm vụ nhân đạo. Trung Quốc đưa tàu chiến, tàu bán vũ trang ra ngăn cản, vây ép là vi phạm luật hàng hải quốc tế”.
Ông Súy cho biết thêm hiện nay tại Trường Sa có 13 trạm Hải đăng của Công ty Biển Đông và hải đảo đảm bảo an toàn cho tàu thuyền của tất cả tàu thuyền các nước qua lại khu vực biển Đông. Các hải đăng này hoạt động tuân theo luật pháp quốc tế, được Cơ quan Thủy đạc quốc tế và Hiệp hội Báo hiệu Hàng hải quốc tế ghi nhận trên hải đồ quốc tế.
Tàu chiến 995 có thể chở theo xe tăng, trực thăng
Tàu chiến 995 có trọng tải 4.800 tấn, tốc độ 17 hải lý/ giờ, tầm hoạt động 3.000 hải lý với thủy thủ đoàn lên đến 120 người. Tàu chở được 250 binh lính, 10 xe tăng, 4 xuồng đổ bộ.
Đặc biệt, tàu này được trang bị 6 khẩu pháo 37mm và 2 sàn đỗ máy bay trực thăng. Tàu 995 tàu vận tải đổ bộ lớp Du Đình I+II (LST) thuộc Hạm đội Nam Hải.
Bộ Ngoại giao đang xác minh thông tin
Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, vụ việc các tàu Trung Quốc vây ép tàu tiếp tế đảm bảo hàng hải của Việt Nam đã được báo cho Ủy ban Biên giới quốc gia. Ủy ban Biên giới quốc gia sẽ làm việc với bộ đội biên phòng và lực lượng hải quân để xác minh thông tin. Sau khi xác minh thông tin, Bộ Ngoại giao sẽ có những phản ứng phù hợp.
-