Thứ Ba, 3 tháng 5, 2016

Mỹ ép Nga trả lại Crimea, ngăn EU dỡ lệnh cấm vận

-Mỹ ép Nga trả lại Crimea, ngăn EU dỡ lệnh cấm vận
(Quan hệ quốc tế) - Mỹ ra điều kiện cho Nga phải từ bỏ Crimea, đổi lấy việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, đồng thời sẽ nỗ lực ngăn cản EU dỡ lệnh cấm vận Nga.

Nghị sĩ Mỹ đòi Nga “đổi” Ukraine lấy lệnh trừng phạt


Ngày 2-5, truyền thông Mỹ cho biết, các hạ nghị sĩ Eliot Engel (đảng Dân chủ) và Adam Kiesinger (đảng Cộng hòa) đã đề nghị Hạ viện Mỹ xem xét Văn bản về ổn định và dân chủ đối với Ukraine do họ soạn thảo.

Các tác giả dự luật đề xuất ràng buộc chặt chẽ quyền hạn của Tổng thống Mỹ về dỡ bỏ lệnh trừng phạt Nga với qui chế của Crimea.

Theo đó, lệnh trừng phạt Moscow chỉ có thể được xóa bỏ nếu Tổng thống Mỹ trình bày trước Quốc hội xác nhận "Ukraine đã phục hồi chủ quyền trên bán đảo Crimea" hoặc có "một quyết định về qui chế bán đảo được thông qua dưới sự kiểm soát quốc tế và được công nhận bởi chính phủ Ukraine bầu một cách dân chủ".

Ngoài ra, văn bản đề xuất phủ nhận bất kỳ hình thức công nhận (theo luật định hay trong thực tế) bản thân báo đảo Crimea, vùng trời và lãnh hải của bán đảo này như là một phần thuộc lãnh thổ Liên bang Nga.

Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu Văn phòng in ấn chính phủ Mỹ (GPO) không phát hành bản đồ hoặc bất kỳ tài liệu nào, mà trên đó Crimea được liệt kê như là một phần của Nga.

Tuy Hạ viện Mỹ chưa bỏ phiếu thông qua nhưng nhiều chuyên gia đã dự đoán rằng, với thái độ chống Moscow quyết liệt của Washington, bản dự thảo Nghị quyết này sẽ được chấp nhận một cách dễ dàng.

Phát biểu về vấn đề này, nghị sĩ Adam Kinsinger phát biểu: "Chúng ta lại một lần nữa đang chứng kiến hành vi ‘thiếu tôn trọng trật tự thế giới’ của Vladimir Putin, đặc biệt là trong trường hợp Ukraine. Đối với Hoa Kỳ, đã đến lúc chúng ta không chấp nhận sự xâm lăng của Nga".



Nghị viện Pháp đã bỏ phiếu chấp thuận việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga


Trong bối cảnh đó, chính quyền Đức cho rằng, Nga sẽ không bao giờ được quyay trở lại G8, định dạng này sẽ biến mất vĩnh viễn và sau này sẽ chỉ còn có G7.

Theo một nguồn tin trong cơ quan Thủ tướng Cộng hòa Liên bang Đức Angela Merkel, chính quyền Đức tin rằng, việc khôi phục cơ cấu đàm phán trong hình thức có sự tham gia của Nga là không thể, bởi Moscow sẽ không đáp ứng được những điều kiện cần thiết để trở về nhóm G8.

Spiegel dẫn nhận định của quan chức chính quyền Đức rằng, "định dạng nhóm G8 đã tử vong”. Ngoài ra, một nguồn tin từ Văn phòng nội các Đức nhận xét rằng, cả Washington cũng phản đối khả năng Nga trở lại nhóm các nước công nghiệp phát triển này.

Về vấn đề này, người đứng đầu Ủy ban Duma Nga về các vấn đề quốc tế, ông Alexei Pushkov cho rằng việc khôi phục sự tham gia của Nga vào cơ cấu G8 là cần thiết cho phương Tây chứ không phải Nga, bởi G7 đã biến thành dạng "câu lạc bộ bạn bè Hoa Kỳ" hay là “một biến tướng của NATO”.Hôm 28-5, Quốc hội Pháp đã lần đầu tiên bỏ phiếu về việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống lại Nga. Nghị quyết này được thông qua với đa số phiếu. Có 98 đại biểu Hạ nghị viện tham gia bỏ phiếu với kết quả 55 phiếu thuận, trên nguyên tắc số phiếu thuận tối thiểu phải là 50.

Nghị quyết này do phe đối lập soạn thảo nhưng việc nó được quá nửa số nghị sĩ Pháp bỏ phiếu thuận, cho thấy các đại biểu Quốc hội Pháp đồng thuận kêu gọi chính phủ lên tiếng phản đối việc mở rộng các biện pháp trừng phạt của EU đối với Liên bang Nga.

Tuy nghị quyết này chỉ mang tính khuyến nghị và không bắt buộc chính quyền Paris phải có các hành động cụ thể nhưng điều này cũng cho thấy xu hướng ủng hộ Nga đã tăng cao ở các nước châu Âu. Nó cũng cho thấy rằng, trong tương lai không xa, Paris sẽ dỡ bỏ các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Ngay sau đó, vào ngày 1-5, nghị sỹ Hội đồng châu Âu Rebecca Harms nói rằng, Liên minh châu Âu (EU) sẽ không áp dụng biện pháp trừng phạt mới chống Nga, vì có nhiều quốc gia phản đối.

Nhiều nước trong Liên minh châu Âu muốn trở lại quan hệ bình thường với Nga, như Pháp hay phe Xã hội-Dân chủ trong chính phủ Đức. Họ thích quan hệ bình thường với Nga, vì vậy, sẽ không thực tế nếu EU thông qua các biện pháp trừng phạt mới chống Nga.

Ngoài ra, theo nghị sỹ Harms, các nước châu Âu cũng không thông qua “danh sách Savchenko” (do Ukraine đưa ra), bởi hiện giờ mới chỉ có Litva chấp thuận. Các nước vùng Baltic có thể tham gia, nhưng các thành viên EU khác không hỗ trợ sáng kiến này.



Mỹ sẽ làm mọi cách để chống EU bình thường hóa quan hệ với Nga



Mặc dù xu thế ủng hộ việc bình thường hóa quan hệ với Nga đang dâng cao ở các nước chủ chốt châu Âu như Pháp, Đức…, nhưng nhiều chuyên gia nhận định rằng, Mỹ sẽ tiếp tục gây áp lực lên châu Âu

Theo chuyên gia Nikolai Troshin từ Trung tâm nghiên cứu kinh tế, Viện Nghiên cứu chiến lược Nga (RISI), kết quả của cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Pháp cho thấy rõ rằng, dư luận châu Âu không hài lòng với tình trạng kinh tế, mà các biện pháp trừng phạt có tác động trực tiếp.

Ông nói thêm, chắc là một số nước khác cũng sẽ thông qua nghị quyết ủng hộ việc bãi bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga. Tuy nhiên, vị chuyên gia này nhận định rằng, các lệnh trừng phạt sẽ không bị dỡ bỏ trong triển vọng ngắn hạn.

Theo ông Troshin, Mỹ sẽ yêu cầu châu Âu gia hạn lệnh trừng phạt, vì điều đó đáp ứng lợi ích của Washington. Các nhà chức trách Mỹ cho rằng, trong điều kiện này, châu Âu sẽ tỏ ý sẵn sàng ký kết thỏa thuận về Hiệp định thương mại tự do xuyên Đại Tây Dương (TTIP).

Tuy nhiên, thái độ thẳng thắn của các nghị sĩ Pháp bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết dỡ bỏ lệnh trừng phạt chống Nga, sẽ có tác động lớn đến các chính phủ châu Âu.

Cuối cùng, chính quyền các nước châu Âu sẽ nhận thức được rằng, việc xây dựng một châu Âu tự do từ Lisbon đến Vladivostok là tốt hơn so với việc tiếp tục trò chơi với Hoa Kỳ liên quan đến TTIP, đang bị cư dân châu Âu phản đối - chuyên gia Nikolai Troshin cho biết.


Nhật Nam

-Ông Putin muốn có quan hệ tốt đẹp hơn với Mỹ
-
17.12.2015
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 17/12 tuyên bố ông muốn phát triển mối quan hệ tốt đẹp hơn với Hoa Kỳ, bất kể ai sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm tới.

Trong cuộc họp báo thường niên với các phóng viên quốc tế, ông Putin nói rằng ông sẵn sàng hợp tác với bất kỳ tổng thống nào mà người Mỹ bầu lên.

Ông cũng cho biết rằng các cuộc thảo luận giữa ông và Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đầu tuần này cho thấy Hoa Kỳ sẵn sàng tiến tới việc "giải quyết các vấn đề mà chỉ có thể xử lý thông qua nỗ lực chung".

Liên quan tới Syria, ông Putin nói rằng chiến dịch quân sự của Nga sẽ tiếp tục cho tới khi nào một tiến trình chính trị bắt đầu.

Ông nói rằng người dân Syria phải tự xác định ai sẽ nắm quyền, đồng thời cho hay ông không biết là liệu Nga có cần một căn cứ quân sự thường trực ở Syria hay không.

Về vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia mới đây đã bắn hạ một chiến đấu cơ của Nga, ông Putin nói rằng ông không thấy có triển vọng vượt qua mối quan hệ căng thẳng với giới lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ hiện thời.

Ông nói rằng ông rất sốc khi thấy rằng Thổ Nhĩ Kỳ không tìm cách giải thích hành động của mình mà lại tìm kiếm sự giúp đỡ của NATO.

Về Ukraine, Tổng thống Nga một lần nữa bác bỏ tin về việc binh sĩ Nga đang hoạt động ở miền đông Ukraine, nơi các lực lượng ly khai thân Nga đang chiến đấu chống lại binh sĩ chính phủ. Nhưng ông nói Moscow chưa bao giờ phủ nhận rằng "có những người nào đó" đang thực hiện các nhiệm vụ "trong lĩnh vực quân sự" ở đó. Ông nói Nga không có kế hoạch áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Ukraine, nhưng tuyên bố sẽ không áp dụng các ưu đãi về thương mại cho Kiev.

Về kinh tế, ông Putin nói rằng "đã vượt qua khủng hoảng, ít nhất là thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng nhất".






-Tổng thống Putin xuống nước một cách bất ngờ?
(VnMedia) 17/04/2015- Tổng thống Putin tuyên bố không đòi tiền phạt Pháp về hành động huỷ bỏ hợp đồng siêu tàu chiến Mistral, đồng thời bày tỏ mong muốn khôi phục quan hệ với Kiev. Phải chăng đây là sự xuống nước của Nhà lãnh đạo quyền lực của nước Nga trong bối cảnh Moscow đang chịu sức ép mạnh mẽ từ phương Tây vì cuộc khủng hoảng ở nước láng giềng Ukraine.



Tổng thống Putin

Nga không đòi tiền phạt của Pháp 


Trong cuộc hỏi-đáp hàng năm trên truyền hình diễn ra ngày hôm qua (16/4), Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, Moscow sẽ không đòi tiền phạt đối với Pháp vì việc nước này không thực hiện hợp đồng bán 2 siêu tàu chiến lớp Mistral trị giá 1,2 tỉ euro cho Nga.

"Chúng tôi không có ý định tìm kiếm khoản tiền phạt... nhưng việc Pháp phải trả cho chúng tôi mọi chi phí mà chúng tôi đã chi ra trong thời gian qua là cần thiết”, ông Putin cho biết.

"Tôi tin giới lãnh đạo Pháp và người Pháp nói chung là người tốt và họ sẽ trả lại tiền cho chúng tôi”, ông chủ điện Kremlin nói thêm.

Nga đã ký hợp đồng mua 2 siêu tàu chiến lớp Mistral của Pháp với trị giá 1,2 tỉ euro (1,5 tỉ USD) từ hồi tháng 6 năm 2011. Theo hợp đồng, Pháp phải bàn giao chiếc tàu chiến đầu tiên được đặt tên là Vladivostok cho Nga vào ngày 14/11 năm ngoái trong khi chiếc thứ hai mang tên Sevastopol sẽ được bàn giao vào cuối năm nay. Tuy nhiên, Paris đã không giao tàu chiến lớp Mistral cho Nga đúng như thời hạn hợp đồng đưa ra.

Pháp đã phải chịu sức ép rất mạnh mẽ từ các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Mỹ, trong việc phải hủy bỏ hợp đồng bán siêu tàu chiến lớp Mistral cho Hải quân Nga.

Sau một thời gian dài chờ đợi với đủ những lời cảnh báo, đe dọa, Pháp vẫn chần chừ không chịu giao tàu chiến lớp Mistral đầu tiên cho Nga theo đúng như hợp đồng quy định. Điều này đã khiến Moscow hết kiên nhẫn. Nga giờ đây liên tục yêu cầu Pháp thực hiện hai phương án, một là giao tàu hoặc hai là trả lại tiền cho họ.

Tổng thống Putin khẳng định, năng lực quốc phòng của Nga chẳng bị hề hấn gì trước quyết định của Pháp.

Nga sẵn sàng khôi phục quan hệ với Kiev 

Cũng trong cuộc trả lời những câu hỏi của người dân ngày hôm qua, ông chủ điện Kremlin quyền lực đã thể hiện một thái độ mềm mỏng với chính quyền Kiev.

Theo lời ông Putin, việc khôi phục lại quan hệ giữa Moscow và Kiev là lợi ích của Nga. "Chúng tôi sẽ tìm cách khôi phục lại quan hệ với Ukraine. Đây là vì lợi ích của chúng tôi”, ông Putin phát biểu trong khi tiếp tục kêu gọi Kiev chớp lấy cơ hội để thực thi nghiêm túc các thoả thuận Minsk.

Nhà lãnh đạo nước Nga phàn nàn rằng Kiev dường như không sẵn sàng tận dụng thoả thuận ngừng bắn được ký kết hồi tháng 2 và đã nhiều lần bỏ lỡ cơ hội thiết lập hoà bình.

"Tôi cho rằng những hành động hung hăng, hiếu chiến của Kiev là sai lầm hết sức to lớn. Những động thái như vậy đẩy tình hình vào tình trạng bế tắc”, ông Putin nói.

Tổng thống Putin cho biết, Nga cũng quan tâm đến việc khôi phục nền kinh tế cho Ukraine. "Chúng tôi quan tâm đến sự ổn định và trật tự ở biên giới của chúng tôi cũng như cơ hội để xây dựng và phát triển mối quan hệ kinh tế với một đối tác thịnh vượng”, ông Putin cho hay.

Ukraine đã rơi vào một cuộc suy thoái kinh tế nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ nay và nước này cần nguồn viện trợ khoảng 40 tỉ USD trong 4 năm tới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính như vậy.

Ông Putin cho biết, vì hiểu tình hình khó khăn kinh tế của Ukraine nên Nga mới tiếp tục kéo dài thời gian giảm giá khí đốt cho Kiev.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev hôm 1/4 đã ký sắc lệnh kéo dài thời gia giảm giá khí đốt không quá 100 USD/1.000 mét khối khí đốt cho Ukraine thêm 3 tháng nữa, đến ngày 30/6.

Tổng thống Putin kêu gọi chính phủ Kiev hãy xem Nga là “một đối tác bình đẳng”. Ông chủ điện Kremlin cũng “trực tiếp” khẳng định “một cách kiên quyết" rằng không có binh lính Nga ở Ukraine đồng thời nhấn mạnh khả năng xảy ra  một cuộc chiến giữa Nga với Ukraine là không thể.

Sau những phát biểu mềm mỏng, Tổng thống Putin cũng thẳng thừng chỉ trích chính quyền Kiev đã bỏ rơi người dân miền đông Ukraine. Ông Putin cho rằng, Kiev đã phong toả khu vực Donbass (từ dùng để chỉ hai khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine) bằng cách loại bỏ những người dân của khu vực ra khỏi hệ thống tài chính quốc gia.

"Có những người đầu tranh cho quyền lợi của họ bằng vũ lực.... nhưng cũng có những người không làm điều gì như vậy. Họ làm việc để có được lương hưu... Vậy tại sao các bạn lại không trả lương hưu cho họ?", ông Putin đặt câu hỏi.

Nhà lãnh đạo nước Nga nói tiếp: "Như vậy, chúng tôi có thể nói rằng, giới chức ngày nay ở Ukraine đang tự tay loại bỏ vùng Donbass".

Ông Putin nói về các biện pháp trừng phạt 

Các vấn đề kinh tế trở thành chủ đề chính trong cuộc hỏi-đáp của Tổng thống Putin ngày hôm qua. Nhà lãnh đạo Nga đã nhận được khoảng 3 triệu câu hỏi từ người dân trên rất nhiều lĩnh vực và trong đó có nhiều câu hỏi về vấn đề kinh tế.

Nền kinh tế Nga gần đây đã chứng kiến nhiều xu hướng tích cực nhưng vẫn tồn tại các nhân tố tiêu cực, ông Putin cho biết.

Theo lời ông chủ điện Kremlin, "chúng ta đang đối mặt với những biện pháp hạn chế kinh tế từ nước ngoài và điều đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng cũng như sự phát triển của chúng ta theo cách này hay cách khác. Tuy nhiên, nói chung, chúng ta đang chứng kiến đồng rúp mạnh trở lại và thị trường chứng khoán lại đang lên. Chúng ta đang nỗ lực ngăn chặn tình trạng vòng xoáy lạm phát”.

Nhà lãnh đạo Nga nhấn mạnh, thay vì chịu đựng các biện pháp trừng phạt của phương Tây, Nga nên tận dụng chúng để vươn tới những chân trời phát triển mới. Ông cũng nói thêm rằng, Nga không sợ bất kỳ mối đe doạ nào khi mà xã hội được củng cố vững chắc như hiện nay.
  
Trong suốt gần 4 giờ đồng hồ, ông Putin đã trả lời hơn 70 câu hỏi được người dân từ khắp mọi miền gửi về với nội dung đa dạng từ các vấn đề trong nước của Nga đến mối quan hệ đối ngoại với phương Tây và cuộc khủng hoảng ở Ukraine.-

Tổng thống Putin bất ngờ tiết lộ chiến dịch bí mật sáp nhập Crimea
Tổng thống Vladimir Putin vừa bất ngờ tiết lộ việc ông bí mật ra lệnh sáp nhập bán đảo Crimea vào lãnh thổ Nga và yêu cầu quân đội sẵn sàng chiến đấu để giải cứu cựu Tổng thống Ukraine bị lật đổ khi đó.
Trong đoạn quảng cáo cho một bộ phim tài liệu sắp được công chiếu trên kênh truyền hình nhà nước Rossiya-1 mang tên "Homeward bound", ông chủ Điện Kremlin đã công khai tiết lộ về quyết định sáp nhập bán đảo Crimea gây tranh cãi cách đây một năm.Ông hồi tưởng lại cuộc họp thâu đêm với các quan chức an ninh hàng đầu của Nga để thảo luận về vấn đề này.

"Chúng tôi kết thúc cuộc họp vào khoảng 7h sáng. Khi giải tán, tôi nói với các cấp dưới của mình rằng chúng ta phải bắt đầu nỗ lực đưa Crimea về lại với Nga", ông chủ Điện Kremlin nhấn mạnh.

Sau cuộc họp diễn ra vào tháng 2.2014, bán đảo Crimea ở phía nam Ukraine chính thức được sáp nhập vào lãnh thổ Nga ngày 18.3 sau một cuộc trưng cầu dân ý bất chấp sự phản đối gay gắt của Ukraine và phương Tây.
Ngoài ra, trong đoạn quảng cáo phim, ông Putin cũng cho hay, cuộc họp xuyên đêm giữa ông và giới chức an ninh hàng đầu của Nga còn thảo luận cách giải cứu cựu Tổng thống bị lật đổ của Ukraine, Viktor Yanukovych. Ông Yanukovych lúc đó đang phải chạy trốn làn sóng bạo loạn chống chính phủ, ủng hộ phương Tây làm rung chuyển thủ đô Kiev.


Tổng thống Putin xác nhận, quân đội Nga đã sẵn sàng để tiến vào thành phố miền đông Ukraine, Donetsk để đón ông Yanukovych.

"Ông ấy có thể bị giết. Chúng tôi đã sẵn sàng đưa ông ấy ra khỏi Donetsk bằng đường bộ, đường biển hoặc đường không. Các súng máy hạng nặng đã được triển khai ở đó để đảm bảo kế hoạch thuận lợi", ông Putin nhấn mạnh.

Ông Yanukovych cuối cùng đã đặt chân đến Nga và xuất hiện ở thành phố Rostov. Đến nay, ông này vẫn chưa quay lại Ukraine, song ông nhiều lần tuyên bố sẽ về nước ngay khi có thể.
Kênh truyền hình Rossiya-1 hiện vẫn chưa khẳng định thời gian phát sóng bộ phim tài liệu một cách đầy đủ.


Kể từ khi Crimea về với Nga, giới chức lãnh đạo Kiev đã nhiều lần cắt điện, nước của bán đảo này và nhiều lần tuyên bố sẽ lấy lại Crimea bằng mọi giá. Gần đây nhất là vào ngày 23.2, đương kim Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko tuyên bố sẽ sớm giành lại quyền kiểm soát Crimea, đưa bán đảo trở về với “đất mẹ Ukraine”.

Việc Nga sáp nhập Crimea vào lãnh thổ đã khiến quan hệ giữa Moscow với Kiev và phương Tây căng thẳng trầm trọng.

Mỹ và phương Tây đã liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt nhắm vào Nga cũng như Crimea khiến cho kinh tế và đời sống nhân dân trên bán đảo hết sức khó khăn.

Gần đây nhất, vào ngày 18.12.2014, Liên minh châu Âu (EU) thông qua các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Crimea. Cùng lúc đó, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng ký sắc lệnh trừng phạt bổ sung toàn diện nhắm vào bán đảo này vì đã sáp nhập vào Liên bang Nga.


-Tổng thống Putin tiết lộ chiến dịch đặc biệt đưa Crimea trở về Nga
Baotintuc.vn
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kể về những sự kiện tháng 2/2014, theo đó chính quyền nước này tiến hành chiến dịch đặc biệt đưa Crimea (Crưm) trở lại thành phần LB Nga. Một số chi tiết cụ thể của chiến dịch được ông phác họa trong bộ phim "Con ...
Tổng thống Nga Putin tiết lộ chỉ thị mật về việc sáp nhập Crimea


Ông Putin tiết lộ lệnh bí mật thâu tóm Crimea-

Nga giải cứu cựu Tổng thống Ukraine khỏi âm mưu ám sát
Thanh Niên
(TNO) Trong phim tài liệu nói về Crimea sáp nhập Nga phát sóng trên truyền hình quốc gia Nga ngày 15.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nói Nga đã cứu mạng cựu Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovych khỏi âm mưu bị ám sát, đồng thời cho biết vụ đảo ...
Báo phương Tây: Bác sĩ Áo đến Moskva chữa bệnh cho ông Putin
Công chiếu phim “Crimea - Đường về quê hương”: Ông Putin “bài ...
Một năm nhìn lại: Putin được gì khi sáp nhập Crimea?

-Ông Putin đã cứu cựu TT Ukraine Yanukovych như thế nào?

1thegioi - Ngày 24.10, một số phương tiện truyền thông đã đăng tin cho rằng Tổng thống Putin thừa nhận đã giúp cựu Tổng thống Ukraine Yanukovych trốn chạy. Tuy nhiên có một số thông tin lại cho rằng phát biểu của Tổng thống Putin đã bị diễn dịch sai.
Toàn văn phát biểu của ông Putin ngày 24.10 tại Hội nghị ở Sochi về vấn đề Yanukovych đã được đăng tải trên trang web của điện Kremlin. Một Thế Giới xin trích đăng lại. 
Tôi không biết đã bao nhiêu lần tôi đã nói về điều này, nhưng tôi sẽ nói lại lần nữa. Ngày 21.2 Kiev đã ký thỏa thuận hòa bình giữa Tổng thống Yanukovych và phe đối lập. Biên bản thỏa thuận có chữ ký của ba bộ trưởng ngoại giao của các nước châu Âu như là một bảo đảm việc thực hiện các thỏa thuận này. Buổi tối ngày 21, tôi gọi cho Tổng thống Obama, chúng tôi đã thảo luận về những vấn đề này và bàn việc chúng tôi sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện các thỏa thuận như thế nào....
 Cùng ngày tôi cũng gọi điện cho Tổng thống Yanukovych, ông ấy cho biết  đã ký thỏa thuận, tin rằng tình hình đã ổn định và ông ấy sẽ đi đến Kharkov dự hội nghị. Thành thật mà nói, tôi đã bày tỏ một mối quan ngại: Có nên rời thủ đô trong tình hình này hay không? Ông ấy trả lời rằng ông có thể, vì đã có văn bản ký kết với phe đối lập, và các bộ trưởng ngoại giao của các nước châu Âu là bảo lãnh thực hiện thỏa thuận này. 
Tôi sẽ nói với bạn nhiều hơn, tôi nói với ông rằng tôi nghi ngờ mọi thứ sẽ không tốt như vậy, nhưng đó là cảm nhận của tôi. Cuối cùng, ông Tổng thống (Yanukovych), ông ấy biết tình hình ở đó, ông ấy biết rõ nên làm thế nào. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, như đối với tôi, không nên rút lực lượng an ninh khỏi Kiev, tôi nói với ông ấy điều đó. Ông nói: "vâng, tôi hiểu". Nhưng ông lại cho lệnh rút toàn bộ lực lượng an ninh khỏi Kiev. 
Ở Kiev, những gì xảy ra, chúng ta đã biết. Ngày hôm sau, mặc tất cả các điện thoại nói chuyện của chúng tôi, mặc việc ký kết các giữa các bộ trưởng ngoại giao, Yanukovych và phe đối lập Kiev, ngay lập tức đã có một cuộc lật đổ chính quyền của Yanukovych. Trong cùng một ngày đoàn xe hộ tống Tổng thống Ukraine bị tấn công, làm bị thương một bảo vệ của Yanukovych.
Yanukovych gọi điện cho tôi và bày tỏ mong muốn trực tiếp gặp tôi để bàn bạc. Tôi đồng ý. Ông ấy muốn gặp tôi tại Rostov vì không muốn đi quá xa. Chúng tôi đã thống nhất như vậy. Tôi đã sẵn sàng bay đến Rostov. Thế nhưng sau đó hóa ra ông ấy không thể đến Rostov. Người ta đã dùng vũ lực với ông ấy, người ta dùng súng máy bắn thẳng về hướng ông ấy. Yanukovych cùng các đồng sự hiểu rằng chẳng còn nơi nào để lánh nạn. 
Tôi sẽ không che giấu, chúng tôi đã giúp ông ấy di chuyển đến Crimea, và ông đã cư trú ở đó trong vài ngày, ở Crimea. Vào thời điểm đó Crimea là một phần của Ukraine. Rồi các sự kiện tại Kiev phát triển rất nhanh chóng, ngày càng xấu đi. Và như chúng tôi biết – nhưng công chúng rộng rãi không biết, ở đó xảy ra hàng loạt vụ giết người, nhiều người bị thiêu sống. 
Người ta xông vào trụ sở đảng các khu vực, giết  các nhân viên văn phòng, người ta phóng hỏa thiêu những người trong nhà, dưới tầng hầm. Trong các điều kiện như vậy, Yanukovych có trở lại Kiev chăng nữa cũng là vô nghĩa. Tất cả mọi người đã quên các Thỏa thuận Hòa bình với phe đối lập mà bên dưới có các chữ ký chưa ráo mực của các vị bộ trưởng Ngoại giao. Chẳng ai còn nhớ những cam kết trong các cuộc điện đàm với tôi. Vâng, tôi xin nói thẳng, ông Yanukovych đã xin tôi  đưa ông ấy đến Nga. Và chúng tôi đã làm điều đó. Vậy đó, tất cả chỉ có thế….Thiên Hà (theo Kremlin.ru


Tỷ phú Nga ‘Hốt’ tài sản nhà nước, một bước lên tài phiệt

20141022171155-abramovich-1
Mạnh Hà – VEF – 23 Oct 2014
Nhiều tài phiệt Nga có chung con đường ngắn nhất để kiếm tiền tỷ một cách nhanh chóng, khá dễ dàng, đó là nhờ các phi vụ mua bán, thâu tóm tài sản nhà nước bán rẻ mà nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett cũng chào thua.
Túi tiền “khủng” và sức mạnh của tài phiệt Nga
Đầu tháng 10/2014 vừa qua, cựu tỷ phú Mikhail Khodorkovsky một lần nữa thách thức Tổng thống Nga Vladimir Putin. Trên tờ WSJ, cựu trùm dầu mỏ cho biết ông sẽ thúc đẩy một hội nghị về hiến pháp hướng vào việc phân tán quyền lực của tổng thống Nga sang bên lập pháp và tư pháp.
Kể từ khi cuộc khủng hoảng Ukraine nổ ra, đây là lần thứ hai người từng giàu nhất nước Nga có phát biểu hướng mũi dùi trực diện tới Tổng thống Nga Putin. Hồi cuối tháng 9, cựu tỷ phú 52 tuổi này đã công khai ý định muốn dẫn dắt nước Nga, cho dù trước đó đã từng tuyên bố không dính dáng tới chính trị khi được ông Putin ân xá vào cuối năm 2013.
Những tuyên bố mang tính chính trị của Khodorkovsky rất được quan tâm, bởi chính tham vọng chính trị đã từng khiến nhà tài phiệt này lao đao với 10 năm ngồi tù và hiện vẫn sống lưu vong ở nước ngoài.
Trước khi bị bắt, Forbes đánh giá Khodorkovsky có khoảng 15 tỷ USD. Sau khi ra tù, cựu tài phiệt này đã mất phần lớn tài sản nhưng vẫn giàu có với cuộc sống sa hoa không kém so với trước.
Trái với Khodorkovsky, nhiều tỷ phú trong nước khác lại sẵn sàng hy sinh hoặc xa rời quyền lực chính trị để đảm bảo sức mạnh tài sản. Nửa cuối năm ngoái, hàng loạt nghị sĩ và quan chức nằm trong danh sách 200 người giàu nhất nước Nga đã đệ đơn từ chức, hy sinh quyền lực chính trị để bảo vệ tài sản của mình, tránh đạo luật chống tham nhũng do ông Putin đề ra. Tỷ phú nổi tiếng Roman Abramovich đầu năm ngoái cũng tự nguyện từ chức lãnh đạo khu tự trị Chukotka.
Các tỷ phú khác đang ra sức bảo vệ khối tài sản khổng lồ kiếm được trong hơn một thập kỷ trước đó. Ông trùm khai thác thép và kim loại giàu nhất nước Nga và đứng thứ 40 trên thế giới, Alisher Usmanov, chứng kiến tài sản gia tăng trở lại thêm gần 200 triệu USD, lên 17,7 tỷ USD sau khi đã mất 2,7 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm.
Tỷ phú kiếm tiền từ ngành thép, đường sắt và giao vận Vladimir Lisin cũng đã mất khoảng 2,6 tỷ USD, xuống còn 12,3 tỷ USD. Andrey Melnichenko – ông trùm ngành tài chính Nga – vẫn duy trì được túi tiền gần 9 tỷ USD, sau khi đã mất khoảng 2 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm.
Theo Forbes, nhiều tài phiệt Nga khác sở hữu khối tài sản nhiều tỷ USD như Roman Abramovich (9,5 tỷ USD), Mikhail Fridman (15,7 tỷ USD), Viktor Vekselberg (15,6 tỷ USD), Vladimir Potanin (14 tỷ USD), Leonid Mikhelson (13,9 tỷ USD), Gennady Timchenko (13,6 tỷ USD), Vagit Alekperov (12,2 tỷ USD), Mikhail Prokhorov (9,9 tỷ USD)…
Tính tới 22/10, tổng cộng Nga có 11 tỷ phú có tài sản trên 10 tỷ USD và có thêm 12 tỷ phú có tài sản trên 5 tỷ USD.
Giàu nhanh vì đâu?
Không giống như ở nhiều nước khác, quá trình làm giàu của phần lớn các nhà tài phiệt Nga có liên quan tới quá trình tư nhân hóa của nền kinh tế nước này dưới thời Boris Yeltsin.
Rất nhiều tỷ phú USD đã gây dựng khối tài sản khổng lồ của mình nhờ vào các thương vụ cổ phần hóa các DNNN với giá mua rẻ mạt.
Khodorkovsky xuất thân từ một gia đình bình dân nhưng đã phất lên nhanh chóng nhờ mở ngân hàng Menatep và từ đó có tiền để mua cổ phần DNNN với giá rất rẻ. Khodorkovsky đã mua công ty lớn nhất nước Nga Yukos với giá thanh lý vài trăm triệu USD trong khi giá thị trường trước đó lên tới nhiều tỷ USD. DN này sau đó đã trở thành cỗ máy kiếm tiền khổng lồ cho ông trùm dầu mỏ một thời.
Giữa tháng 9 vừa qua, Nga bắt giữ ông Vladimir Yevtushenkov, chủ tịch Sistema Group, một trong những tập đoàn lớn nhất nước này với cáo buộc liên quan đến việc tư nhân hóa công ty dầu lửa Bashneft.
Ngay lập tức, Tổng thống Nga Putin đã có cuộc họp trấn an các nhà đầu tư với tuyên bố cho rằng: Sẽ không có việc rà soát toàn diện về các kết quả tư nhân hóa trong quá khứ, trừ một số trường hợp ngoại lệ.
Sự việc trên cho thấy một thực tế: Không ít các tài phiệt Nga giàu lên một cách nhanh chóng và lọt vào tốp những tỷ phú giàu nhất trên thế giới là nhờ vào việc ‘hốt’ tài sản nhà nước giá rẻ.
Các tỷ phú hàng đầu của Nga hầu hết đều liên quan tới các vụ mua bán DNNN, ở vào thời điểm nước Nga đang chuyển đổi, giảm tỷ trọng nắm giữ cổ phần tại các DNNN.
Tỷ phú giàu nhất nước Nga Usmanov khởi nghiệp từ kinh doanh túi nilon nhưng thực sự phất sau khi trở thành cổ đông chính tại Metalloinvest – hãng sản xuất quặng kim loại lớn nhất Nga và thứ năm thế giới.
Tỷ phú Mikhail Fridman sở hữu phần lớn cổ phần trong hãng khai thác dầu mỏ TNK-BP; Leonid Mikhelson mua hơn 50% cổ phần trong công ty hóa dầu Sibur; Vladimir Lisin là cổ đông lớn tại hãng thép hàng đầu Nga Novolipetsk…
Quá trình làm giàu siêu tốc của nhiều tài phiệt khá rõ ràng. Đó là một phần của lịch sử khó thay đổi và lực lượng này đang có nhiều ảnh hưởng tới nền kinh tế, tới xã hội nước Nga. Tuy nhiên, sự mất vốn, sự mất công bằng và một nền kinh tế kém đa dạng có lẽ là hậu quả khó khắc phục.
Mạnh Hà
Tạp chí Forbes định giá tài sản của TT Putin khoảng 70 tỉ USD
Theo “Một Thế Giới” – 25 Oct 2014
Trong bài viết “Prince Charles Or Vladimir Putin — Who’s Richer?(Thái tử Charles hoặc Vladimir Putin – Ai giàu hơn?)”, trang tin www.inquisitr.com dẫn lại nguồn từ tạp chí Forbes cho rằng tổng thống Nga 62 tuổi đang “sở hữu một tài sản cá nhân chóng mặt lên đến 70 tỉ USD”.
Trang tin này nhận định ông Putin đã thu lợi từ vị trí điều hành nước Nga của mình trong thời gian vừa qua và cho rằng “nếu đem tài sản của thái tử Charles so với tổng thống Putin thì chẳng khác nào một giọt nước so với đại dương”.
Thái tử Charles đang ở vị trí số 1 kế vị ngai vàng của Vương quốc Anh và vị vua tương lai của xứ sương mù này luôn được xem là một trong những người giàu nhất thế giới.
Tuy nhiên, trang tin này dẫn bản báo cáo mới nhất cho biết tài sản riêng của thái tử Charles chỉ ước tính ở khoảng 370 triệu USD và so với những người giàu có nhất thế giới thì vị vua tương lai này được xếp vào dạng những người nghèo khổ.
Tài sản của ông Putin cho thấy việc kiểm soát một cường quốc hạt nhân số 2 thế giới đã đem lại cho ông Putin số tiền chỉ kém ông vua Microsoft Bill Gate có 10 tỉ USD mà thôi. Bill Gate, 59 tuổi, với tổng tài sản 80 tỉ USD hiện đang xếp thứ nhì danh sách người giàu nhất thế giới , sau ông trùm điện thoại Carlos Slim người Mexico.
Và nếu đúng tài sản của ông Putin nhiều như Forbes loan tải,  vị tổng thống Nga sẽ xếp hạng 3 trong danh sách này.
Tờ Forbes cho rằng trong khi tài sản của vị thái tử Anh 65 tuổi  chủ yếu đến từ các nguồn thừa kế bất động sản hoàng gia thì ông Putin đã kiếm được miếng bánh lớn trong từ việc sở hữu hơn 1/3 công ty dầu mỏ khổng lồ Surgutneftegas của Nga và một miếng bánh lớn nữa trong công ty gaz tự nhiên Gazprom.
L.H.L (nguồn: www.inquisitr.com)



Tổng số lượt xem trang