Tòa án ở Ý phán quyết rằng lấy cắp lượng thực phẩm nhỏ trong thế cùng cực “không cấu thành tội phạm”.The Telegraph-Cướp đồ ăn vì đói bụng – 2 thanh niên đối mặt mức án 20 năm tù
Trên đường đi xin việc làm, đói bụng nhưng cả hai cùng không có tiền, lại nảy sinh ý định cướp đồ ăn. Ổ bánh mì ngọt, chuối sấy, đậu phộng, me có tổng trị giá 45 ngàn đồng do 2 thanh niên cướp của chủ một tiệm tạp hóa, nhưng cả hai đối diện với đề nghị mức án từ 3 đến 10 năm tù/người.
Theo lịch xét xử, thì TAND quận Thủ Đức sẽ đưa vụ án “cướp đồ ăn” ra xét xử vào ngày 17.5 tới. Tuy nhiên, dư luận đang băn khoăn là mức đề nghị truy tố của cáo trạng VKSND quận Thủ Đức là quá nặng đối với 2 thanh niên gây án vì… quá đói bụng này.
Theo cáo trạng của VKSND quận Thủ Đức, khoảng 12h ngày 18.10.2015, Nguyễn Hoàng Tuấn (SN 1998, ngụ huyện Củ Chi) và Ôn Thành Tân (SN 1998, ngụ quận 9) chở nhau trên xe gắn máy đến địa bàn quận Thủ Đức để xin việc làm. Trên đường đi, Tuấn và Tân đói bụng, nhưng cả hai không có tiền. Cả hai nảy sinh ý định đi cướp đồ ăn để giải quyết cơn đói.
Cả hai đến một tiệm tạp hóa, Tuấn ngồi sau xe gọi chủ tiệm tạp hóa bán 2 bọc chuối sấy, 1 ổ bánh mì ngọt, 1 bịch đậu phộng rang muối và 3 bịch me trộn đường (gói đồ ăn này có tổng giá bán là 45 ngàn đồng). Khi chủ tiệm mang gói bánh ra, thì Tuấn giật lấy và Tân phóng xe bỏ chạy. Chủ tiệm tạp hóa tri hô, người dân đuổi theo bắt được cả hai rồi chuyển cho công an xử lý.
Tại Cơ quan điều tra, Tuấn và Tân cùng khai nhận hành vi phạm tội của mình. Cáo trạng của VKSND quận Thủ Đức cho rằng, hành vi phạm tội của Tuấn và Tân là “cướp tài sản” thuộc trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm và truy tố Tuấn và Tân theo Khoản 2, Điều 136 Bộ luật hình sự, với mức hình phạt mỗi đối tượng từ 3 đến 10 năm tù.
Về vụ án này, luật sư Đỗ Hải Bình (Trưởng Văn phòng luật sư Quốc Anh, Đoàn luật sư TPHCM) cho rằng: “Căn cứ vào khoản 4 điều 8 BLHS thì mặc dù đủ yếu tố cấu thành tội phạm nhưng tính nguy hiểm cho xã hội không có thì có thể xử lý cảnh cáo hay giáo dục phạt hành chính. Không nên truy tố hình sự tạm giam các bị cáo như thế, sẽ phản tác dụng…”.
Luật sư Nguyễn Văn Tài (Trưởng Văn phòng luật sư Mai Trung Tín, Đoàn Luật sư TPHCM) cho biết: “Về tố tụng, hành vi là có, nhưng hậu quả là chưa xảy ra, khi xem xét vụ án, cần biết nguyên nhân và động cơ phạm tội. Ở đây cần xem đạo lý và luân lý khi hai đối tượng đói quá mà làm liều. Thử hỏi nếu biết bị đề nghị từ 3 đến 10 năm tù thì hai đối tượng có dám cướp để ăn hay không?”
Truy tố 2 bị can 'cướp' bánh mì để chống đói
Phán quyết bất thường trên được đưa ra cho trường hợp người đàn ông vô gia cư Roman Ostriakov bị bắt quả tang lấy cắp 2 miếng phó mát và một hộp xúc xích trị giá 4 euro (hơn 100.000 đồng) từ một siêu thị ở thành phố Genoa, tây bắc Ý vào năm 2011.
Sau khi bị bắt và đưa đến tòa án, ông Ostriakov, 36 tuổi, bị tuyên án 6 tháng tù giam và bị phạt 100 euro, khoản tiền ông không đủ khả năng nộp.
Luật sư của ông Ostriakov sau đó đã kháng cáo nhưng bản án vẫn không thay đổi. Trong giai đoạn thứ 2 và cuối cùng của quá trình kháng cáo, việc kết án đã được lật ngược và bản án đã bị hủy bỏ.
Thông báo về quyết định nói trên ngày 2.5 (giờ địa phương), tòa án tối cao ở Rome phán quyết rằng lấy cắp lượng thực phẩm nhỏ trong thế cùng cực “không cấu thành tội phạm”.
“Điều kiện của bị cáo và hoàn cảnh ông ấy cố lấy hàng hóa cho thấy ông lấy lượng rất nhỏ thực phẩm cần thiết để vượt qua nhu cầu thiết yếu và cấp bách về dinh dưỡng của ông”, tòa án phán quyết. “Người ta không phải bị trừng phạt nếu bị buộc lấy cắp lượng nhỏ thực phẩm để đáp ứng nhu cầu cơ bản là được ăn”.
Sau đó, báo Ý La Stampa lập tức đăng bài xã luận trên trang nhất với nội dung ca ngợi phán quyết trên như một chiến thắng về lòng thương cảm trong lúc khủng hoảng kinh tế và nạn thất nghiệp gia tăng đẩy nhiều người vào cảnh nghèo đói.
“Phán quyết của tòa án nhắc nhở chúng ta rằng trong một quốc gia văn minh, không ai được phép chết vì đói”, La Stampa nhấn mạnh trong bài bài xã luận.
Tòa án Ý: Trộm thực phẩm vì nghèo đói không phải là tội