Thứ Năm, 28 tháng 5, 2009

Tại sao Trung Quốc có thái độ trái chiều với Mỹ - Nhật - Hàn về vấn đề Triều Tiên

Tại sao Trung Quốc có thái độ trái chiều với Mỹ - Nhật - Hàn về vấn đề Triều Tiên
Vụ thử hạt nhân lần thứ hai của CHDCND Triều Tiên hôm 25/5 bằng cách phóng 3 tên lửa tầm ngắn và 1 hỏa tiễn tầm ngắn vào đêm 26/5 đã trở thành chủ đề nóng trên các mặt báo của Thế giới.Theo nhận định của các chuyên gia Trung Quốc, quan điểm của nước này so với quan điểm của Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc về vấn đề phóng tên lửa của Triều Tiên cũng khác nhau, trong đó căng thẳng nhất là Nhật Bản.

Sau khi Triều Tiên thử xong tên lửa hạt nhân, “tam hùng” Mỹ, Nhật, Hàn cùng muốn đưa lên Liên Hợp Quốc những bản chế tài nghiêm khắc về việc phong tỏa đối với Triều Tiên. Trong khi đó phát ngôn viên của Trung Quốc lại bày tỏ hy vọng các bên cần phải nhanh chóng kiềm chế. Phía Trung Quốc cho rằng thái độ mà Liên Hợp Quốc cần có đó là thái độ trân trọng và vừa phải đối với các vấn đề của Triều Tiên. Bản thân phía Trung Quốc cũng sẽ có thái độ thành thực trên tinh thần hợp tác và trách nhiệm đối với vấn đề Triều Tiên. Đến nay, thái độ của Trung Quốc với Nhật, Hàn, Mỹ về vấn đề Triều Tiên về cơ bản là không giống nhau. Tại sao Trung Quốc lại làm như vậy? Tại sao Trung Quốc lại không liên minh với Nhật, Mỹ, Hàn để có thể khống chế Triều Tiên? Tại sao Trung Quốc không áp dụng lệnh trừng phạt với Triều Tiên?

Thứ nhất, hiện tại Triều Tiên đã là nước có vũ khí hạt nhân, thời đại một bán đảo nói không với vũ khí hạt nhân đã qua đi. Triều Tiên hoàn toàn có thể dựa vào việc phóng thành công tên lửa mà củng cố năng lực hạt nhân đã hoàn thiện của mình. Con đường mà Triều tiên đang đi cũng là vết xe mà Trung Quốc đã đi hồi những năm 60 khi nước này bị Thế giới phong tỏa. Có thể nói, thái độ hiện tại của Trung Quốc đối với Triều Tiên chính là “bắt được bệnh” rồi mới “bốc thuốc”. Từ con đường đã đi qua, Trung Quốc hoàn toàn có thể hiểu được rằng, Triều Tiên đã trở thành một nước có vũ khí hạt nhân, đây chính là “ngọc quý” để bảo vệ đất nước này và Trung Quốc cũng nên thừa nhận sự thật. Một bán đảo Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân hoàn toàn là hy vọng của Trung Quốc, nhưng nếu Triều Tiên có vũ khí hạt nhân đối với Trung Quốc lúc này cũng chưa phải là một uy hiếp quá lớn. Quan hệ của Trung Quốc và Triều Tiên không phải là quan hệ của hai nước thù hằn lẫn nhau, mà là quan hệ của những nước láng giềng. Phía Trung Quốc đã từng khẳng định rằng nếu như Triều Tiên không có bất cứ thù hằn gì với Trung Quốc thì Trung Quốc cũng chưa cần phải quá lo lắng với vũ khí hạt nhân của Triều Tiên. Việc Triều Tiên công bố vũ khí hạt nhân, mục đích cũng không phải là nhằm vào Trung Quốc vì vậy nên nước này vẫn chưa vội khi xem xét đến việc cấm vận hay phong tỏa bán đảo Triều Tiên.

Thứ hai, mặc dù Trung Quốc là nước chủ trì cho hội đàm 6 bên, nhưng cũng đã vất vả để đi đến thỏa thuận. Trung Quốc muốn ra điều kiện với cộng đồng quốc tế không nên coi Triều Tiên là “kẻ thù”, cung cấp viện trợ kinh tế cho Triều Tiên, đổi lại sẽ buộc Triều Tiên phải từ bỏ hạt nhân. Sau khi thỏa thuận này được hình thành, các bên đều phải tuân theo, phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên là có thể thực hiện được. Tuy nhiên, Mỹ - Nhật – Hàn lại đi ngược với quy định. Trước kia, sau khi Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân, không những ba nước Mỹ - Nhật – Hàn không thực hiện lời hứa của mình, trái lại còn tiết lộ ý định tiến hành xâm lấn quân sự vào Triều Tiên. Trước sự việc này, Trung Quốc không phải là không nhận ra, Trung Quốc đã không thể đảm bảo cho sự an ninh quốc gia của Triều Tiên sau khi đã phi hạt nhân hóa, vì thế mà Trung Quốc không thể kiểm soát được các cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên trong thời gian vừa qua. Trung Quốc cho rằng, mình không cần thiết phải gây sức ép cho người bạn truyền thống này của mình.

Thứ ba, trong vấn đề bán đảo Triều Tiên, Trung Quốc muốn áp dụng lập trường vừa độc đáo vừa nhân nhượng, không muốn đặt nhiều gánh nặng lên Triều Tiên, cũng không muốn đắc tội với Mỹ - Nhật – Hàn. Tình hình thực tế đó là, mọi người muốn phát động cuộc chiến tranh Triều Tiên lần thứ hai, muốn tận dụng thế cô lập của Triều Tiên hiện nay để hủy hoại Triều Tiêu, để Hàn Quốc thống nhất Triều Tiên. Đây không phải là một việc mà Trung Quốc không nhận ra, càng không muốn cuộc chiến tranh lần thứ hai của Triều Tiên này phá hỏng cửa ngõ của quốc gia mình. Trung Quốc ngày nay đang khôi phục lại nhận thức kẻ địch của thời đại Mao Trạch Đông, tìm kiếm lại mối quan hệ địch và bạn trong các cuộc cạnh tranh quốc tế của 50 năm trước. Cho nên, Trung Quốc sắn lòng mong muốn Triều Tiên lớn mạnh và vô địch hơn. Nếu như vậy, Trung Quốc không cần phải che dấu “nụ cười” trước những cuộc thử nghiệm hạt nhân của Triều Tiên.

Thứ tư, Trung Quốc phát hiện, Triều Tiên là một “khẩu súng” của Trung Quốc chĩa vào Nhật. Mối thù của Nhật Bản và Trung Quốc đã đi vào xương tủy của người dân Trung Quốc, Trung Quốc muốn dùng một cuộc chiến để báo thù. Tuy nhiên, Nhật Bản cũng là một nước khôn ngoan, Nhật đã dựa vào Mỹ, đứng dưới cái ô che chở của Mỹ, khiến cho Trung Quốc không thể “ra tay”. Vì thế mà Trung Quốc rất kiêng kị khi bắt tay với Nhật Bản, bởi vì đằng sau Nhật còn có Mỹ hậu thuẫn. Nhưng khi Triều Tiên trở nên mạnh mẽ và có vũ khí hạt nhân thì Triều Tiên có thể đối chọi với Nhật Bản, như thế sẽ hóa giải những khó khăn cho Trung Quốc. Trung Quốc phát hiện ra rằng, Triều Tiên có vũ khí hạt nhân sẽ đe dọa đến sự an toàn của Nhật Bản. Việc này có ý nghĩa quan trọng đối với Trung Quốc, Trung Quốc có thể tiếp tục duy trì mối quan hệ chiến lược đôi bên cùng có lợi với Nhật, tiếp tục hợp tác kinh tế chính trị. Khi đó, nếu thực tế Triều Tiên có chĩa mũi nhọn vào Nhật Bản khiến cho Nhật chịu nhục và khó chịu, nhưng không thể trách cứ được Trung Quốc.
-----------
Trung Quốc thâm kinh khủng và không làm cái gì mà không có chủ đích cả . VN cứ coi chừng đó khi theo đít ông anh cả này .....
--------------
Mỹ-Hàn nâng mức báo động sau đe dọa của Triều Tiên

Mỹ cam kết bảo vệ Hàn Quốc và Nhật Bản

Tổng số lượt xem trang