Thứ Tư, 27 tháng 5, 2009

Việt Nam và sự thách thức của xã hội công dân chính trị

Nguyễn Anh

Tâm tình với các chiến sĩ QĐND Việt Nam

Lời mở ‒ Người viết là một cựu sĩ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, cựu tù nhân trong các trai tù khổ sai, nhân ngày kỷ niệm của lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) 19/06 sắp tới, chạnh nhớ tới các bằng hữu năm xưa, cũng lại nhớ lại cuộc nội chiến tương tàn Nam Bắc 34 năm trước. Hiện nay đã sống yên vui ở một đất nước giầu có và hùng mạnh nhất thế giới trong khi các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam đang hứng chịu những đe dọa từ kẻ thù truyền kiếp phương Bắc, người viết chỉ muốn chia xẻ cùng các bạn những suy nghĩ của cá nhân tôi về chuyện cũ cũng như chuyên mới đang tiếp diễn.

Cầu mong các bạn chân cứng đá mềm vượt qua tất cả mọi trở ngại, vững tay gìn giữ quê hương.

Riêng gửi bạn nguoivehuu, nguoitrongnuoc và các chiến hữu của các bạn.

© DCVOnline <<<<:: tham khảo >>
  • Carlyle Thayer: Vietnam and the Challenge of Political Civil Society (Contemporary Southeast Asia May 2009) -- "Việt Nam và sự thách thức của xã hội công dân chinh trị". Bài (THD trả tiền, thiệt là đáng đồng tiền bát gạo!) có liệt kê những đảng phái chống chính phủ! (Xin các đ/c "chức năng" sau khi dịch bài này trình sếp thì lén gửi một bản cho viet-studies để bà con đọc ké! Cám ơn lắm lắm!) ◄◄ (Lưu ý: Bài của Lữ Phương được Thayer trích dẫn chính là bài này)
Cần thay đổi cơ chế điều hành xuất khẩu gạo
(VOV) - Việc điều hành xuất khẩu gạo vừa qua của Hiệp hội Lương thực Việt Nam đã “đẩy nông dân ra rìa” và người đại diện của họ là Hội nông dân cũng không được tham gia đầy đủ.

Khẳng định trước Quốc hội trong phiên họp chiều 26/5, đại biểu Danh Út (đoàn Kiên Giang) nói: Mối quan hệ hiệp hội với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không rõ trách nhiệm, tỉnh lo tìm thị trường xuất khẩu gạo nhưng lại không được xuất khẩu, do địa phương không có quyền quyết định trong điều hành xuất khẩu gạo.

Đại biểu Danh Út lấy ví dụ ở Kiên Giang: hàng năm sản lượng lương thực của địa phương đạt khoảng 3,4 triệu tấn lúa tương đương 1,2 triệu tấn gạo, nhưng chỉ được Hiệp hội cho phép xuất khẩu khoảng 600.000 tấn. “Vậy còn khoảng 600.000 tấn nữa thì Kiên Giang đem đi đâu, xin đề nghị Hiệp hội lương thực Việt Nam trả lời cho nông dân Kiên Giang được biết”-đại biểu Danh Út nói.

Không chỉ thế vào tháng 4/2009, Công ty du lịch Thương mại Kiên Giang tìm được thị trường xuất khẩu gạo 53.500 tấn, nhưng bị bế tắc vì rào cản điều kiện của Hiệp hội lương thực Việt Nam. Hiệp hội là tổ chức xã hội nghề nghiệp, là cơ quan tham mưu lại điều hành như cơ quan quản lý Nhà nước là không phù hợp cả về nguyên tắc và qui chế tổ chức. Cách điều hành trên không tạo ra sức mạnh, không đảm bảo yếu tố “bốn nhà” mà còn dẫn tới thiếu dân chủ, không hài hòa về quyền lợi ích các bên, đặc biệt là lợi ích của người nông dân.

Đại biểu Danh Út kiến nghị: Chính phủ không nên giao nhiệm vụ điều hành xuất khẩu gạo cho Hiệp hội lương thực mà nên để Bộ Công thương làm thì đúng chức năng hơn và giao quyền điều hành nhiều hơn nữa cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để chủ động trong sản xuất, thu mua, tìm đối tác xuất khẩu.

Đại biểu Danh Út khẳng định: “Đồng bằng sông Cửu Long là vựa lúa của cả nước, nhưng việc điều hành xuất khẩu gạo vừa qua của Hiệp hội lương thực Việt Nam bộc lộ nhiều tồn tại và yếu kém, được giá thì cấm xuất khẩu (vào tháng 2/2009), mất giá lại cho xuất khẩu (vào tháng 5/2009). Cách điều hành này lại một lần nữa khiến doanh nghiệp và nông dân lỡ mất cơ hội thu bạc tỷ từ xuất khẩu gạo.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ điều chỉnh sửa đổi cơ chế điều hành xuất khẩu gạo theo hướng gắn sản xuất với bao tiêu sản phẩm, nhằm tiêu thụ hết lúa gạo, đảm lợi nhuận suất hài hòa giữa người nông dân và người kinh doanh./.

----------------

Vô trách nhiệm với người dân có đất bị thu hồi -

(LĐ) - Ngày 26.5, hàng loạt trở ngại, vướng mắc trong thực hiện Quỹ Hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất bị thu hồi (gọi tắt là Quỹ 156) đã được Hội đồng quản lý quỹ nêu ra tại buổi giám sát với Ban VHXH - HĐND TPHCM.

Hàng chục nghìn hộ dân có đất bị thu hồi cần được hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm, nhưng hầu hết chủ đầu tư trên địa bàn TP đã quay lưng, thờ ơ với việc đóng góp Quỹ 156.

Thiếu trầm trọng

Tổng số lượt xem trang