Thứ Năm, 4 tháng 6, 2009

Điểm tin ...Hàng trăm tàu cá nằm bờ là không có gì bất thường ""

Doanh nghiệp Trung Quốc quan tâm đến KCN tại Quảng Ninh
(CafeF) - Đến 2015 Quảng Ninh sẽ có khoảng 12 KCN, hiện nay đã có 5 KCN được cấp phép đầu tư, trong đó Viglacera land đầu tư 2 KCN và vừa cho doanh nghiệp Trung Quốc thuê đất.
“Đừng bao giờ chơi với tụi cộng sản! Chúng nó bạc như vôi!” <<<<::: dạ đừng chơi với TQ ạ >>>> nhìn nó nhòm nhòm mình mà ức muốn chết !!!
--------------

Hàng trăm tàu cá nằm bờ là không có gì bất thường (LD)

(LĐ) - Xung quanh chuyện "ngư dân miền Trung nằm bờ ngay trong vụ cá", ngay trong ngày 2.6, Bộ trưởng Bộ NNPTNT - ông Cao Đức Phát - đã cử Thứ trưởng Vũ Văn Tám vào miền Trung để thị sát, kiểm tra tình hình.

Ngày 3.6, Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng tổ chức họp báo, thông báo lại kết quả kiểm tra thực tế của bộ này. Ông Trần Văn Hào - GĐ Sở NNPTNT TP.Đà Nẵng - cho biết, hiện chỉ có 247 tàu cá của Đà Nẵng nằm bờ. Có nhiều lý do để tàu cá không ra khơi và việc nằm bờ của hàng trăm tàu cá như vậy là không có gì bất thường.

Giải thích về việc hàng loạt tàu cá ở Đà Nẵng chuyển vào khai thác gần bờ hoặc bán tàu, ông Lưu Quang Khánh - Phó Chi cục trưởng Thuỷ sản Đà Nẵng - cho biết: Trong số 160 tàu công suất lớn (trên 200CV) của quận Thanh Khê chuyển đổi khai thác gần bờ và bán, có 30 tàu chuyển thành nghề lộng, 25 tàu lưới vây và chỉ còn 18 tàu vươn khơi câu mực. Có đến 15 tàu bán ra ngoài TP và 12 tàu bán cho các quận, huyện khác nhưng vẫn thuộc TP.Đà Nẵng.

Hiện có đến 1.400 tàu trong tổng số 2.000 tàu cá của Đà Nẵng đánh bắt nghề giã cào, lưới kéo gần bờ.

--------------- dạ em chẳng dám có ý kiến ý cò gì, nhưng sau khi đọc thế thì theo em hiểu là do dân phải chuyển sang đánh bắt gần bờ và phải bán tàu đi.... nhưng đây chỉ là hiện tượng... vậy nguyên nhân là do đâu ạ, em chưa nghe thủng... vì em nghe là cứ ra đánh bắt xa bờ là bị 'tàu lạ ' đâm chìm .... vấn đề ở đây ạ .

Kinh tế biển: cần chính sách nhất quán và hợp tác QT

(TuanVietNam)- Với ba mặt giáp Biển Đông, VN ở vị trí cực kỳ thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, tiềm năng đó vẫn bị bỏ phí và chúng ta đang bị đánh giá là có trình độ khai thác biển kém nhất khu vực. Vì sao, và làm gì để thoát khỏi tình trạng này?

Ông Giang nhận định, trong bối cảnh hiện nay, hợp tác quốc tế trên Biển Đông là cách tốt nhất để giữ gìn ổn định và hòa bình, xây dựng lòng tin và sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau, tiến tới đàm phán hòa bình giữa các nước.

Chia sẻ quan điểm của TS Giang, ông Hoàng Việt, ĐH Luật TP HCM, cho rằng “phương án hợp tác khai thác chung có lẽ là khả thi nhất vào lúc này. Vấn đề là hợp tác như thế nào, bởi đã và đang xảy ra việc có quốc gia sử dụng chiêu bài “khai thác chung” để khai thác vùng biển… của quốc gia khác”.

Để ngăn chặn mọi sự “lạm dụng” có tính chất yêu sách, bá quyền, hai ông khuyến nghị một số điểm như: đẩy mạnh mô hình hợp tác đa phương; đảm bảo phương thức hợp tác phải trên cơ sở luật quốc tế, tôn trọng chủ quyền, các bên đều bình đẳng cùng có lợi.

Trước mắt, có thể tập trung vào các khu vực địa lý không nhạy cảm và ưu tiên lựa chọn các lĩnh vực hợp tác phi kinh tế (ví dụ tìm kiếm cứu nạn, chống cướp biển, nghiên cứu khoa học, v.v...) Từ đây, sẽ xây dựng lòng tin để có thể tiến tới hợp tác quốc tế về kinh tế, mà mỗi nước vẫn có thể phát triển các ngành kinh tế biển riêng của mình.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Trường Giang cũng khuyến cáo: “Cần tuyên truyền, phổ biến các thỏa thuận khai thác chung (nếu có) để người dân hiểu và cùng thực hiện. Phải có sự đồng thuận trong xã hội, nếu không rất khó tiến hành một chủ trương nào, nhất là khi vấn đề Biển Đông đã bị chính trị hóa ở một số nước.


(Nguồn ảnh: image.google.com)


Phải có chính sách nhất quán và “tư duy biển”

Điều quan trọng và cấp thiết là Việt Nam phải có một chính sách quốc gia về biển mang tầm chiến lược và tổng hợp hơn, theo nghĩa phải quán triệt tư duy về biển cho toàn xã hội. Ông Hoàng Việt nhận xét: “Như hiện nay, chúng ta đang bị phân tán. Nhà nước chưa có chính sách nhất quán, hoặc có mà chưa phổ biến cụ thể tới các “công dân biển”, còn người dân thì... không biết”.

Ông Nguyễn Chu Hồi - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo - cũng có ý cho rằng chúng ta đang “có vấn đề” từ chiến lược: “Việt Nam thiếu tính nhất quán về đường lối. Các chính sách, ví dụ Luật Biển, được ban hành rất chậm, chứng tỏ một sự ngắn hạn, thiếu tầm nhìn, thiếu tư duy về biển. Chúng ta đang “vươn ra biển lớn” với cái thế, cái tư duy rất “thuyền thúng””.

Nếu so với khu vực, thì Trung Quốc đã có tầm nhìn chiến lược về Biển Đông từ rất lâu, với nhiều nghiên cứu khoa học bài bản và chiến dịch tuyên truyền rộng khắp về giá trị kinh tế cũng như chủ quyền của Trung Quốc tại đây. Một số nghiên cứu của họ cho rằng trữ lượng dầu khí tại quần đảo Trường Sa lên tới 100 tỷ thùng (tuy rằng chưa nước nào trong khu vực thật sự tiến hành công tác thăm dò, tìm kiếm, khai thác dầu ở đây).

Về phần mình, Việt Nam vẫn chưa có một chương trình khai thác và bảo vệ tài nguyên biển một cách toàn diện, tổng hợp. Tình trạng yếu kém về cơ sở hạ tầng, nhân lực, trình độ kỹ thuật như hiện nay đòi hỏi phải có đầu tư lớn về vốn, công nghệ cho các ngành kinh tế biển. Vậy mà ngay đến mô hình quản lý Nhà nước về biển, chúng ta cũng đang lúng túng, khi đây là một vấn đề có sự tham gia của nhiều cơ quan trong các lĩnh vực khác nhau: thủy hải sản, vận tải, hải quan, dầu khí, an ninh quốc phòng, thậm chí môi trường.

--------- Vâng, các bác đọc bài trên đi ạ, từ xa bờ đang chuyển thành gần bờ .....

VIỆT NAM - Việt Nam đẩy mạnh hợp tác dầu khí với Hàn Quốc (RFI)
----------------------------

China, Malaysia promise to solve island disputes : Asia World bọn nó đi đêm với nhau... Nhưng xem bản dịch của VIT này..... thiệt ngộ nhưng cũng thấy được cách nhìn của VIT .... thông cảm với VIT


Quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc, Malaysia cam kết giải quyết tranh chấp trên Biển Đông
VIT - Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo và Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Razak ngày 03/6 cho biết, Trung Quốc và Malaysia sẽ phối hợp giải quyết các tranh chấp đối với các hòn đảo trên Biển Đông và phát triển quan hệ thương mại thân thiết hơn.

Hai nước cần phải “quan tâm đến lợi ích và những công việc của nhau để thúc đẩy mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới,” Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc dẫn lời Thủ tướng Ôn Gia Bảo nói với Thủ tướng Najib.

Hai biên sẽ cần phải tăng cường hợp tác để vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu này, tăng vốn đầu tư lẫn nhau và tăng cường phối hợp giải quyết những vấn đề khu vực, ông Ôn Gia Bảo nói.

Tại buổi tiếp Thủ tướng Malaysia tại Bắc Kinh, ông Ôn Gia Bảo cho rằng Tuyên bố về Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông phải được tuân thủ một các nghiêm túc.

Chuyến thăm Trung Quốc lần đầu tiên trên cương vị thủ tướng Malaysia của ông Najib
trùng với dịp kỷ niệm 35 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Malaysia và Trung Quốc.

Cả hai bên phải tôn trọng các hiệp định liên quan đến Biển Đông và hợp tác để “giữ gìn hoà bình và ổn định trong khu vực Biển Đông,” ông nói. Ông cho rằng những vấn đề liên quan đến Biển Đông rất “phức tạp”, nhưng “Malaysia sẵn sàng hợp tác với Trung Quốc để giải quyết vấn đề này theo luật pháp quốc tế.”

Thủ tướng Najib và chính phủ mới của ông có kế hoạch sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc về thương mại, tài chính và năng lượng.

Trong những năm gần đây thương mại song phương giữa Malaysia và Trung Quốc liên tục tăng nhanh chóng, năm 2008, thương mại song phương giữa hai nước đã đạt 39,06 tỷ USD, tăng 10% so với năm 2007.

Được biết trước đó, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh giữa các nước ASEAN và Hàn Quốc được tổ chức tại đảo Jeju, Hàn Quốc, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Malaysia Datuk Seri Najib Tun Razak, đã có cuộc trao đổi và đi đến thống nhất chung về ranh giới thềm lục địa của hai nước tại biển Đông để làm cơ sở để đề nghị lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc.

Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền của mình trên các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, và thực hiện việc quản lý hành chính trên các đảo và quần đảo này liên tục từ hàng trăm năm nay. Thực tế là Trung Quốc đã dùng vũ lực đánh chiếm xâm lược các đảo và quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.

Tiếp theo việc dùng sức mạnh quân sự để đánh chiếm các đảo trên quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam; những động thái "quan hệ quốc tế" có tính toán từ phía Trung Quốc nhằm đặt Việt Nam vào thế tiến thoái lưỡng nam là những toan tính rất nham hiểm của Trung Quốc để chiếm đoạt vĩnh viễn các đảo và quần đảo này, tiến tới độc chiếm biển Đông.

Nguồn tin
Ngọc Linh (Theo Earthtimes)

Đài Loan cân nhắc giảm nửa số quân tại các hòn đảo gần Trung Quốc
VIT - Ngày 3/6, có thông tin cho rằng, Đài Loan đang lên kế hoạch giảm một nửa số binh lính được triển khai tại 3 quần đảo gần Trung Quốc, nhằm xoa dịu căng thẳng giữa 2 bên.


------------
US calls for China to account for Tiananmen dead (r).
U.S. urges China to come to terms with Tiananmen Square (CNN)
Twenty years after China's bloody crackdown on demonstrators at Tiananmen Square in Beijing, the United States is urging the government to come to terms with its violent actions.

China's US debt overhang needs Chinese cure - Wei Gu (g).

Người tiêu dùng ngại hàng trung quốc: Cơ hội cho hàng Việt
Tuổi Trẻ Online
TT - Tại nhiều tiệm bán các mặt hàng Trung Quốc (TQ) lượng khách hàng đã giảm mạnh. Sau những thông tin về chất độc hại trong hàng TQ, nhiều người tiêu dùng giờ đây đã thận trọng hơn và hàng Việt đang là một trong những lựa chọn thay thế.
<<<<::: cảm ơn- la làng cũng có tác dụng >>>>
BỘ TRƯỞNG NGUYỄN THỊ KIM NGÂN TRẢ LỜI ” KHÔN NHƯ RẬN”…(Blog Phạm Viết Đào)
Lao động mất việc làm sẽ tiếp tục tăng (Người LĐ)
Trung Quốc: Đàm phán giá khoáng sản – khó càng thêm khó (Vitinfo).
Cần cảnh giác: Nguy cơ đánh mất các dự án bauxite (bauxitevietnam.info).

China Town tại Lạng Sơn – 1000 năm đô hộ đã quay lại (blog Tran N)
“Đột phá đầu tiên phải là cải cách hành chính” (Đầu Tư)
VN sẽ kiểm tra hóa chất độc hại trong các sản phẩm TQ (VOA).
Nhức đầu hàng Trung Quốc (BBC).

Tăng cường xử lý việc nhập lậu hàng Trung Quốc (Thanh Niên).

Chuyên xa của lãnh đạo và những câu chuyện liên quan (Blog Dongsongxanh).

- Y tế, giáo dục chưa tiêu nổi một đồng trái phiếu (VNN).

Đàng hoàng và lén lút (Blog Nhà văn Nguyễn Quang Thân).
Giới chức Cục con nuôi VN định kiện báo Úc (VOA). <<<::: hihi >>>
Khi internet chỉ là vật trang trí (TBKTSG).
Ba Lan kỷ niệm Cách mạng Dân chủ (BBC).
Mỹ gây áp lực với TQ về Thiên An Môn (BBC)
Hong Kong từ chối cho một cựu lãnh đạo biểu tình Thiên An Môn nhập cảnh ngay trước đợt kỷ niệm 20 năm sự kiện này.

Mỹ bán bom phá hầm cho Hàn Quốc (VNExpress).

Nhật Bản: đối đầu Mỹ và lo sợ Trung Quốc (Vitinfo).


Việt Nam xếp thứ 37 trong danh sách các địa điểm bình yên nhất thế giới

Trong một nghiên cứu công bố ngày 3/6 của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Hòa bình (có trụ sở tại Sydney), Việt Nam ở vị trí thứ 37 trong danh sách xếp hạng các địa điểm bình yên trên thế giới


Sử: Hồ sơ về tướng Dương Văn Minh (Hồn Việt 29-5-09)


Hàng trăm mặt hàng nhập từ Nhật Bản được miễn thuế

Vải vóc, vật liệu xây dựng, máy in phun, sắt thép, đá quý, động cơ máy bay và hàng trăm nhóm mặt hàng khác nhập khẩu từ Nhật Bản sẽ được hưởng thuế xuất nhập khẩu ưu đãi 0% đến hết tháng 3/2012.
> Hoàn tất đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế với Nhật

Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt này thực hiện Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) giai đoạn 2009 - 2012 đang được Bộ Tài chính lấy ý kiến các đơn vị có liên quan. Có hơn 8.870 dòng thuế sẽ nằm trong nhóm xem xét cắt giảm. Các mặt hàng sẽ được phân loại theo cấp độ 12 và căn cứ theo biểu thuế hiện hành và thực tế của thị trường các nước.

Các mặt hàng dự kiến được hưởng thuế suất 0% giai đoạn 2009-2012 gồm các loại máy móc vật tư, thiết bị thuộc các lĩnh vực xây dựng đường sắt, bệnh viện... Nằm trong diện miễn thuế còn có xơ, sợi vải tổng hợp chưa gia công, kéo sợi, gốm sứ chịu lửa chứa trên 50% tính theo trọng lượng graphit hoặc carbon; thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu dạng khối; đá quý (trừ kim cương) đã được gia công hoặc chưa gắn mạn, dát, chưa gia công, đá quý tổng hợp tái tạo...

Ngoài ra, vật liệu xây dựng cho đường sắt, phế liệu, thép hợp kim, đồng, dụng cụ cầm tay không gắn động cơ, khuôn đúc, dụng cụ khoan, cắt, nghiền đá, máy ép rượu vang, trái cây, chế biến bột giấy, máy in, máy bán hàng tự động, lò phản ứng hạt nhân, điều hòa và động cơ dùng cho máy bay... cũng được hưởng thuế suất ưu đãi 0% trong giai đoạn đến tháng 3/2012.

Các mặt hàng còn lại như ôtô con, xe máy, hàng điện tử, linh kiện phụ tùng ôtô... không nằm trong diện được giảm thuế lần này. Bộ Tài chính cũng đề nghị không cắt giảm nhanh hơn lộ trình đã cam kết để tránh phải tham vấn điều chỉnh tăng nếu thấy cần thiết sau này.

Theo hiệp định Việt Nam - Nhật Bản, trong vòng 10 năm, khoảng 92% hàng hóa sẽ được miễn thuế khi vào thị trường của mỗi bên. Trong đó, hàng nông sản, may mặc và thủy sản của Việt Nam sẽ được miễn thuế khi vào thị trường Nhật.

Trong giai đoạn đầu của Hiệp định, hai bên còn xây dựng một số dự án hợp tác hỗ trợ cho Việt Nam như triển khai hệ thống kiểm định nghề nghiệp cho Việt Nam, thiết lập cơ chế đối thoại doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ, hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng cho Việt Nam... >>>. ừa Nhật nối lại ODA thì cũng phải có điều kiện gì chứ nhỉ ?

Tổng số lượt xem trang