Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Trần Huỳnh Duy Thức - Con đường nào cho Việt Nam

Trần Huỳnh Duy Thức - Con đường nào cho Việt Nam

Link view PDF: http://bit.ly/1059g6O
Download PDF: http://bit.ly/1awVlLd


****************



Bộ Ngoại giao trả lời về vụ LS Định BBC
Bộ Ngoại giao nói theo thông tin của Bộ Công an, luật sư Lê Công Định đã có hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.

Thủ tướng: 'Báo chí phải tạo sự đồng thuận cao trong xã hội' - VnExpress.net
"Thông tin trên báo chí phải xuất phát từ cái tâm trong sáng của nhà báo vì lợi ích của quốc gia dân tộc, vì quyền lợi chính đáng của nhân dân và phải nhằm tạo nên sự đồng thuận cao trong xã hội", Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ trong bài viết chúc mừng 84 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Cung cấp dịch vụ viễn thông kém chất lượng phải bồi thường (LD) <<<<::: l="" m="" mong="" thay="">>>
Việt Nam nhận 2.400 tỷ đồng đối phó với biển đổi khí hậu
(Dân trí)- Ngân hàng Đầu tư châu Âu vừa cấp cho Việt Nam vay khoản tín dụng trị giá 100 triệu Euro (khoảng 2.400 tỷ đồng) để giảm nhẹ tình trạng biến đổi khí hậu.

Chính thức báo TQ thừa nhận nha :Green Dam developers face copyright suit XINHUA
BEIJING, June 18 -- Chinese developers of a controversial ...

Ai xóa cái "Tôi" của nhà báo?
(TuanVietNam)- Quá nhiều các bài viết lờ nhờ, nhạt nhẽo trên báo chí mà người viết không đưa ra một quan điểm nào. Họ biện hộ: Đó chính là tính "khách quan" của báo chí. Hay đó chỉ là sự vô trách nhiệm và ngại chịu trách nhiệm của nhà báo?

Nga khoan giếng dầu đầu tiên ở Việt Nam (RFA)
Tập đoàn dầu khí Gazprom của Nga đã bắt đầu khoan giếng dầu đầu tiên ở ngoài khơi Vịêt Nam ở khu vực đựơc đánh số 112, theo tin tức từ Matxcơva.

Hoa Kỳ duy trì thuế chống phá giá trên cá basa và cá tra (RFA)
Việt Nam lên tiếng phản đối quyết định của Hoa kỳ duy trì thuế chống phá giá đánh trên cá basa và cá tra nhập khẩu từ Việt Nam.

"Chúng ta đang làm báo ở thời kỳ tế nhị"
(TuanVietNam) - "Báo chí có khả năng tạo ra dư luận xã hội, hướng dẫn thị hiếu. Mỗi người làm báo chúng ta là một công dân, có trách nhiệm với đất nước. Trong kháng chiến mục tiêu chung là tất cả cho chiến thắng. Ngày nay, là vì dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vì sự ổn định để phát triển trong quá trình hội nhập. Là công dân, nhà báo phải sống theo luật pháp” - Nhà báo Hữu Thọ trò chuyện nhân ngày 21/6.


"Bảo vệ mình không phải để cầu an"

-
So với hồi ông làm báo cách mạng, thì hiện nay, mục tiêu và trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ chủ quyền và lợi ích dân tộc cụ thể của mỗi người làm báo là gì?
Nhà báo Hữu Thọ: Trên thế giới đang xuất hiện nhiều khái niệm mới như biên giới mềm, xâm lăng văn hóa, đế quốc thông tin. Do đó, để giữ vững chủ quyền quốc gia, anh phải tham gia một cuộc chiến đấu toàn diện chứ không như trước đây.
Đồng thời, trong quá trình hội nhập, chúng ta góp phần xây dựng nền kinh tế, văn hóa tự chủ. Đóng cửa, cô lập là trì trệ nhưng hòa tan là rất nguy. Sự phức tạp đó đòi hỏi bản lính của mỗi người làm báo.
Nhà báo Hữu Thọ: "Phải giữ được vị thế thì mới có cách để bày tỏ quan điểm, thái độ"

- Như ông vừa nói là sự tự chủ của dân tộc, vậy còn sự tự chủ của báo chí nên hiểu như thế nào?
Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội đồng thời là diễn đàn của nhân dân, như Luật đã nêu. Nhưng báo chí có vai trò chủ động rõ nhất là trong việc ủng hộ sự nghiệp đổi mới như khoán sản phẩm trong nông nghiệp, giao đất rừng cho nông dân, thực hiện một giá... Vì báo chí có khả năng nắm chân lý từ thực tiễn. <<<::: hi="" n="" o="" th="" u="" y="">>>>
Tất nhiên, phải dũng cảm và khôn khéo lắm, vì đổi mới bao giờ cũng là phủ định cái cũ hiện hành và động chạm tới con người gắn liền với cơ chế đó.
- Ông có lần nào động chạm không?
Cũng không ít lần đâu. Có lần tôi được một đồng chí cấp cao giao đi viết bài về một điển hình tốt đang muốn phổ biến ở miền Bắc. Nhưng đi thực tế, tôi thấy điển hình này không thể viết được vì còn những điều có thể có dấu hiệu tiêu cực. Đành nhờ một anh bên Văn phòng Chính phủ viết, đăng một trang trên báo Nhân dân. <<<<:: hihi..="" l="" n="" sao="" th="">>>
Lại một lần, tôi xuống Cai Lậy (Tiền Giang), vùng Ấp Bắc, viết về chuyện cải tạo nông nghiệp. Tôi xuống thực tế một tuần, thấy không khí căng thẳng, có người bị quy là chống chủ nghĩa xã hội vì không vào tập đoàn. Do đó không thể viết được. Tuy nhiên, đó cũng chỉ là cách khôn vặt để tự bảo vệ mình trong quá trình tác nghiệp. <<<::: ng="" v="" y="">>>>
Bảo vệ mình không phải vì muốn cầu an mà để giữ được ngòi bút tiếp tục đấu tranh, chứ không nên làm đến mức để người ta diệt anh, khiến anh không còn công cụ. Trong cuộc đời làm báo, nói “có” hùa vào thì rất dễ, nói “không” phải uốn lưỡi mười lần.
“Có cách để nói”
Cuốn sách "Đối thoại" của Hữu Thọ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008
- Nhưng dùng mẹo vặt mãi không phải cách hay. Có lẽ thay vì dùng mẹo, phải có một cơ chế để nhà báo phát huy bản lĩnh và tự chủ?
Đúng như các cụ nói, đây là cách đi đường vòng trong cơ chế chưa thông thoáng, cũng không hay gì. Không thể chỉ dùng mệnh lệnh hành chính mà phải trao đổi, thuyết phục. Người làm báo cũng như một công dân, bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên tôi nghĩ báo chí, văn hóa có đời sống riêng.
Nhưng có những sự kiện về Việt Nam, các hãng thông tấn nước ngoài vẫn đưa tin trong lúc báo chí trong nước im lặng? Xảy ra những trường hợp như vậy liệu người dân có còn tiếp tục nhìn nhận đúng được vai trò báo chí?
- Có cách để nói chứ không hoàn toàn giữ im lặng. Ví dụ, vấn đề này, kia đang còn có ý kiến khác nhau, nằm trong khuôn khổ của phản biện xã hội. Bản lĩnh xử lý thông tin là quan trọng.

Anh xử lý thông tin như thế nào để giữ được cái thế, vừa không mất độc giả, vừa không bị bắt bẻ. Đó là một cái thế rất khó khăn nhưng có thể làm được. Nhưng phải giữ được vị thế thì mới có cách để bày tỏ quan điểm, thái độ.
“Đang làm báo ở thời kỳ tế nhị”
"Kiểm duyệt là cần thiết để có chất lượng nhưng ở mức nào và giới hạn nào thì cần xem lại"
- Có hiện tượng là nhiều tờ báo, nhà báo hiện nay có tâm lý tự kiểm duyệt chính mình khá chặt chẽ và thận trọng nên cũng không còn giữ được sự tin cậy của độc giả. Ông nghĩ sao về điều này?
- Trong ứng xử hàng ngày, ai cũng tự kiểm duyệt chính mình, cân nhắc nên hay không nói điều này điều nọ. Có lúc kiểm duyệt không chặt thành ra lỡ lời với bạn bè, hiểu lầm nhau.
Có trường hợp phản biện trong hội nghị rất gay gắt, rất quyết liệt, nhưng khi viết thành bài báo thì họ cũng nói vừa mức vì là thông tin công khai rộng rãi. Nên nhìn nhận việc ta tự kiểm duyệt chẳng qua là để sản phẩm đưa ra đạt hiệu quả xã hội cao hơn, có tính nhân ái hơn và đúng luật pháp. Độc giả tin cậy những tờ báo chin chắn, đúng đắn.
Nếu gọi năm 2008 là năm hạn của báo chí thì cũng làm cho một số anh em nhụt chí. Tôi cũng nghiên cứu một số hồ sơ, thì anh em cũng phạm sai lầm chứ không ai bị kỷ luật sai. Vấn đề còn ý kiến khác nhau là mức độ xử phạt, cách xử phạt.
Vì có những trường hợp đưa quá mức nên mới cần có barie. Chúng ta đang làm báo ở thời kỳ tế nhị cả về đối ngoại, kinh tế. Kiểm duyệt là cần thiết để có chất lượng nhưng ở mức nào và giới hạn nào thì cần xem lại.
- Việc xử lý thông tin nhạy cảm cần bản lĩnh của nhà báo và tòa soạn, nhưng ở tầm cao hơn, tầm quản lý nhà nước thì thế nào thưa ông?
- Mỗi tờ báo có một cương lĩnh riêng, giữ cho tờ báo đúng quy chế để đảm bảo thương hiệu, tránh kiện tụng. Mất cương lĩnh là đi lạc đường. Với một số nhà báo, giữ vững tôn chỉ mục đích của tờ báo rất quan trọng để giữ được tiếng nói riêng trong xu thế chung.
Tuy nhiên, không nhà báo nào sáng tạo được trên cơ sở gò bó. Những quy định tạo điều kiện cho từng cá nhân, chỉ khi đó tờ báo mới đa phong cách, mới có nhiều bạn đọc.
Tôi đọc trên báo thấy mới đây, Bộ trưởng Lê Doãn Hợp có nói một ý rất chính xác là, có một số người ít am hiểu nghề nghiệp báo chí nên hay dùng biện pháp quản lý hành chính để quản lý báo chí là không thích hợp. Tưởng quản lý như thế là chặt mà hóa ra rất lỏng.
- Cảm ơn nhà báo Hữu Thọ đã dành cho Tuần Việt Nam buổi trò chuyện thú vị.
----------- <<::: bu="" i="" l="" m="" n="" ng="" th="" v="" y="">>>>
(TuanVietNam) - Các tác giả nêu 3 trường hợp cụ thể: Peru, Angola và Việt Nam nhằm lý giải về sự khác biệt lớn trên bình diện minh bạch ngân sách và tác động phát triển.
Trần Huỳnh Duy Thức (BBC) "Hiện một số bloggers trên các trang mạng đặt câu hỏi về sự mâu thuẫn của nhà chức trách khi cho báo chí đưa tin về ông Thức và cả blogger Điếu Cày trước đây.
Các báo khi đăng tin về vụ bắt các ông này đều chỉ nói là lý do kinh tế hoặc dân sự nhưng sau khi bắt ông Lê Công Định thì lại nêu là ông Định "đóng vai trò" trong "âm mưu chính trị" với cả blogger Điếu Cày khi trước và ông Trần Huỳnh Duy Thức sau này.
Ngoài báo chí Việt Nam, hiện cũng chưa có nguồn độc lập nào hay ý kiến của chính các đương sự, thân nhân hay người đại diện cho cả ông Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức bình luận về các báo buộc nhằm vào họ."
-------------
Vì sao “chiba” Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt?
Thứ năm, 18/06/2009, 03:41 (GMT+7)
Trong số báo hôm qua 17-6, chúng tôi đã đề cập đến nhân vật “chihai” Nguyễn Sỹ Bình và “chitu” Lê Công Định. Nếu như 2 nhân vật trên có chủ trương “dùng lực lượng bên ngoài đánh vào để gây rối loạn lớn ở trong nước” thì cũng cùng mục tiêu trên nhưng “chiba” Trần Huỳnh Duy Thức lại chọn phương thức khác.
“Chiba” tỏ ra rất “xông xáo” viết bài tuyên truyền nhằm xuyên tạc, nói xấu lãnh đạo, phá hoại đường lối, chính sách kinh tế - xã hội; gây chia rẽ, gây mất lòng tin trong các tầng lớp nhân dân… để khi trong nước có rối loạn, “chiba” sẽ… ở giữa hưởng lợi! Tuy phương thức khác nhau nhưng “ba chị em” họ đã xích lại gần nhau, cùng tranh thủ nhau để đạt được mục tiêu… trên mây!
“Ngôi sao mới”!

Trần Huỳnh Duy Thức.
Ngoài tên thật, “chiba” (tức C3) còn có bí danh là Trần Đông Chấn, Dương Hữu Canh, là kỹ sư tin học với chức danh Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Internet Một Kết Nối (OCI). Vừa hoạt động kinh doanh, “chiba” vừa muốn vẫy vùng trong bầu trời chính trị.
<<<<::: :="" b="" c="" change="" i="" kinh="" l="" need="" ng="" nh="" t="" tin="" v="" vi="" we="">>>>>>>
Như nằm mơ tỉnh dậy, Trần Huỳnh Duy Thức tự cho rằng mình là ngôi sao mới, một vĩ nhân, minh chủ cho những người dân VN đang sống dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản VN(!) Để thực hiện tư tưởng của “một ngôi sao mới”, năm 2001, Trần Huỳnh Duy Thức lập ra một nhóm có tên “Nhóm nghiên cứu Chấn” gồm: L.T., T.L., T.T., C.P. Số tín hữu này được “chiba” phân công công việc rất cụ thể nhằm phát triển lực lượng.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, L.T. được phân công phụ trách mảng đối ngoại, lôi kéo nhiều thành viên ủng hộ từ nước ngoài; T.L. lo tổ chức đối nội trong nước và đang có ý định chui sâu, leo cao vào một số cơ quan quyền lực; riêng T.T., do có am hiểu về kinh tế, nên chuyên phân tích tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, từ đó đưa ra các bài viết (trên báo chí nước ngoài và blog) gây hoang mang trong dân chúng; còn C.P. đóng vai trò như thư ký của nhóm, phụ trách mảng tổng hợp, văn thư lưu trữ.
Nguồn tin của chúng tôi còn xác định hàng tuần, nhóm này đều có họp giao ban, mỗi người đều có báo cáo tuần và nếu ai làm không đạt yêu cầu còn bị “chiba” phê bình nghiêm khắc!
“Tư tưởng lớn” gặp nhau!
Qua một số bài viết phân tích tình hình, chính sách kinh tế - xã hội của VN trên các báo đài nước ngoài và các blog của mình, năm 2007, Trần Huỳnh Duy Thức đã quen được với N.T.T., tự xưng là thành viên của cái gọi là “Đảng dân chủ VN” và được N.T.T. giới thiệu làm quen Lê Công Định.

“Chiba” quen “chitu” từ đó, 2 người “thăm dò” nhau qua email, chat rồi trở nên thân thiết. Cũng nhờ cầu nối N.T.T., năm 2008, “chiba” quen được với “chihai” Nguyễn Sỹ Bình. Cũng trong thời gian này, Thức lập ra một số trang blog, đưa quan điểm xuyên tạc đất nước của mình và thông qua các blog này, Nguyễn Sỹ Bình mở cờ trong bụng vì tìm thấy người đồng hội đồng thuyền. Hai người coi nhau như “tri âm tri kỷ”, chia sẻ về “tư tưởng lớn” của nhau.
Mối quan hệ của Thức và Bình đã chuyển sang một trang mới khi tháng 1-2009, Thức có chuyến công tác qua Mỹ lo việc kinh doanh. “Chiba” đã thu xếp, liên lạc với “chihai” Bình để gặp nhau tại TP Houston (Hoa Kỳ).
Trong buổi gặp gỡ này, Bình ra sức lôi kéo Thức tham gia cái gọi là “Đảng dân chủ VN”. Tuy nhiên do đã có chí hướng riêng, Thức nhất quyết không tham gia và cũng ra sức lôi kéo Bình tham gia hoạt động theo cách thức của mình - tạo ra mâu thuẫn, chia rẽ nội bộ theo kiểu “tọa sơn quan hổ đấu”, ở giữa cầu lợi!
Trần Huỳnh Duy Thức kể: Nguyễn Sỹ Bình giới thiệu về tổ chức cũng như các hoạt động của “Đảng dân chủ VN” và muốn mời tôi tham gia. Phần tôi, tôi từ chối tham gia “Đảng dân chủ VN”… Chưa thống nhất với đề nghị của nhau, cả hai bên hẹn sẽ “trả lời” vào thời gian sau.
Bộ ba gặp mặt
Cao trào của mối quan hệ “chihaichibachitu” là Nguyễn Sỹ Bình và Trần Huỳnh Duy Thức quyết định hẹn gặp nhau tại Phukhet (Thái Lan) và mời Lê Công Định sang. Tại đây, “ba chị em” đã bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của VN và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm VN xảy ra “biến động chính trị”, lật đổ chính quyền VN vào năm 2010(!?).
Dù giữa Thức với cặp đôi Bình - Định có phương thức hành động khác nhau nhưng để tranh thủ nhau, cả 3 tham gia biên soạn cuốn sách mà Trần Huỳnh Duy Thức đã nung nấu bấy lâu nay, mang tên “Con đường VN” có tính chất như cương lĩnh hành động của nhóm.
Cả nhóm tin tưởng: khi quyển sách ra đời, không chỉ dân chúng tìm thấy một con đường để thay đổi mà các thế lực thù địch cũng nhìn ra một lực lượng mới tương đồng về chiến lược với họ. Đồng thời, nhóm tự phân công Lê Công Định phụ trách bộ phận cải cách tư pháp, quan hệ công chúng trong “chính quyền mới”; Trần Huỳnh Duy Thức “chăm sóc” mảng kinh tế, Nguyễn Sỹ Bình chuyên tâm phần xã hội…
Ảo vọng vào bản thân và giấc mơ chính trị viển vông, Trần Huỳnh Duy Thức đã bị trả giá. Nhưng có lẽ chính điều đó sẽ làm cho Trần Huỳnh Duy Thức tỉnh ngộ và đứng lên làm lại cuộc đời.
--------------
Lần đầu tiên lên tiếng với giới truyền thông về vụ chính quyền Hà Nội bắt giam Luật sư Lê Công Định, cựu Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Ngọc Khánh, vợ LS Định đã chia sẻ với đài RFA về những gì đã diễn ra với gia đình chị mấy ngày qua.
Xem web site báo Công An Nhân Dân Online loạt ảnh cảnh bắt luật sư Lê Công Định, thấy có bức hình này, với chú thích "Tài liệu thể hiện sự chống phá chính quyền thu được trong máy tính của Lê Công Định". Nhìn tựa đề Từ Độc Tài Đến Dân Chủ...

Internet đang hủy hoại nếp nhà
TT - Kết quả cuộc nghiên cứu mới đây từ Trường đại học Nam California (Mỹ) cho thấy người dùng Internet đang ngày càng dành ít thời gian hơn cho gia đình, thay vào đó lượng thời gian dành cho online lại tăng lên đáng kể. Thay vì cùng nhau ăn tối hay xem tivi, nhiều gia đình Mỹ hiện đang tách riêng cuộc sống của mỗi cá nhân với gia đình bằng thế giới Internet.

Tổng số lượt xem trang