Thứ Ba, 19 tháng 5, 2015

Thảm Họa Bắc Thuộc Trailer

TLQ: -THẢM HỌA BẮC THUỘC






Việt Nam sắp bị Bắc thuộc lần thứ hai?
Phạm Trần (Danlambao) - “Thảm họa Bắc thuộc” là tựa đề cuốn phim tài liệu của nhóm Film Club ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn sẽ phát hành vào hạ tuần tháng 6 (2015), đánh dấu 25 năm ngày hai đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc nối lại quan hệ ngoại giao (1990-2015).


Bối cảnh lịch sử 

Việt Nam và Trung Quốc đã gián đoạn ngoại giao trong 10 năm từ 1979 đến 1989, sau khi quân đội Trung Quốc mở các đợt tấn công vào Việt Nam để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học”, theo lệnh của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình.


Cuộc chiến do Trung Quốc chủ động chia làm 2 đợt:


Lần thứ nhất, bắt đầu từ ngày 17/02/1979, kết thúc ngày 5/03/1979. Có trên 600,000 quân Trung Quốc được xe tăng và đại pháo yểm trợ đã tràn qua biên giới tấn công vào 6 tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Chiếu dài của chiến trường là 1.200 cây số từ tây sang đông.


Lý do thầm kín của Bắc Kinh trong lần tấn công này là để cứu đàn em Pol Pot, lãnh tụ Khmer đỏ khi ấy cai trị Kampuchea, không bị 200,000 quân Việt Nam tiêu diệt nhanh chóng.


Trong khi đó thì Việt Nam đã nêu lý do đem quân vào Cao Miên để “phản công lại các hoạt động quân sự của quân Khmer Đỏ tấn công vào lãnh thổ Việt Nam, giết chóc người dân và đốt phá làng mạc Việt Nam trong những năm 1975-1978” .


Ngoài lý do bề mặt “trả đũa”, Việt Nam xua quân sang Cao Miên còn nhằm yểm trợ cho phe Cộng hòa Nhân dân Campuchia của Mặt trận Dân tộc thống nhất Cứu quốc Campuchia (KNUFNS, Kampuchean National United Front for National Salvation) do hai lãnh tụ Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Ông Heng Samrin từng là tư lệnh cấp Sư đoàn toan tính đảo chính Pol Pot và Hun Sen, Tiểu đoàn Trưởng quân đội Khmer đỏ đã bỏ hàng ngũ chạy quan Việt Nam lánh nạn trước năm 1978.


Tại mặt trận biên giới Việt-Trung sau 2 tháng giao tranh, quân Trung Quốc bị bộ đội Việt Nam cầm chân và thiệt hại nặng khiến Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình cho lệnh ngưng chiến và rút quân từ ngày 05/3/1979. Bắc Kinh tuyên ngưng chiền vì đã “hoàn thành mục tiêu chiến tranh”.


Không đâu có số chính thức về thương vong đôi bên. Phía Việt Nam nói đã giết 26.000 lính Trung Quốc và gây cho khoảng 37,000 người bị thương. Tây phương ước lượng số quân tử thương của Trung Quốc là ngót 7,000 người và bị thương trên 14,000.


Trung Quốc nói tổn thất của Việt Nam là 30,000 quân chết. Tây phương ước tính Việt Nam đã thiệt mạng khoảng 8,000 binh sĩ. Phía Việt Nam chỉ nói có lối 10,000 thường dân bị thiệt mạng.


Số quân và dân của Việt Nam bị tử thương sau 2 tháng giao tranh đẫm máu được nói nhiều trong khoảng từ 40,000 đến 45,000 người. Thiệt hại tài sản của nhân dân 6 tỉnh do quân Trung Quốc gây ra là vô giá.


Tội ác của lính Trung Quốc được phía Việt Nam ghi lại: “Mặc dù Trung Quốc tuyên bố rút quân, chiến sự vẫn tiếp diễn ở một số nơi. Dân thường Việt Nam vẫn tiếp tục bị giết, chẳng hạn như vụ thảm sát ngày 9 tháng 3 tại thôn Đổng Chúc, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, khi quân Trung Quốc đã dùng búa và dao giết 43 người, gồm 21 phụ nữ và 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai, rồi ném xác xuống giếng hoặc chặt ra nhiều khúc rồi vứt hai bên bờ suối. Trong thời gian chuẩn bị rút quân, Trung Quốc còn phá hủy một cách có hệ thống toàn bộ các công trình xây dựng, từ nhà dân hay cột điện.” (Trích Duyên Dáng Việt Nam ngày 17/02/2014)


Cuộc chiến thứ 2 

Tuy nhiên quân Trung Quốc không trở về căn cứ mà duy trì ở biện giới và trong lãnh thổ Việt Nam. Sau đó, từ ngày 02/04/1984 đến năm 1987, trên 800,000 quân Trung Quốc đã mở mặt trận thứ 2 pháo kích và tấn công bộ binh 3 đợt có xe tăng yểm trợ vào Lạng Sơn và huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Tuyên (Hà Giang-Tuyên Quang, sau này đổi lại là Hà Giang)


Cuộc chiến Việt-Trung lần thứ 2 chỉ lắng đọng từ cuối năm 1989, sau khi quân CSVN rút khỏi chiến trường Kampuchia sau 10 năm tham chiến. Việt Nam đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề với số tử vong được ước tính trên 100,000 người, theo lời ông Đặng Xương Hùng, cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao và Lãnh sự Việt Nam tại Thụy Sỹ trong cuộc phỏng vấn của BBC tiếng Việt ngày 26/09/2014. Ông Hùng hiện đang sống tị nạn chính trị tại Thụy Sỹ.


Trong cuộc chiến Việt-Trung lần 2, theo số thống kê của Bộ Quốc phòng Việt Nam thì mỗi ngày quân Trung Quốc đã bắn quan Việt Nam từ 10,000 đến 40,000, thậm chí có ngày lên đến 65,000 (như ngày 7/01/1987) quả đạn cối.


Theo ViệtnamExpress ngày 25/07/2014 thì trong hơn 5 năm (1984-1989), số lượng pháo Trung Quốc bắn vào Hà Tuyên là trên 2 triệu quả, trong đó 60% là đạn cối. Phạm vi địch bắn phá tập trung vào hai xã Thanh Đức, Thanh Thuỷ trong khoảng diện tích 20 km2.


Việt Nam mất 2 núi chiến lược 

Nếu Trung Quốc không chiến thắng trong trận đánh vào 6 tỉnh Việt Nam lần thứ nhất thì Việt Nam đã thất bại trong cuộc chiến với quân Trung Quốc lần 2.


Bộ đội Việt Nam, dù đã tăng viện các sư đoàn thiện chiến có kinh nghiệm chiến trường vẫn không giữ được hai ngọn núi chiến lược là Lão Sơn (còn gọi là Núi Đất hay điểm cao 1509) và Giả Âm Sơn (điểm cao 1250). Theo tài liệu của Việt Nam, quân Trung Quốc đã sự dụng hỏa lực mạnh và chiến thuật tấn công biển người để mở 3 đợt tấn công chiếm 2 ngọn núi từ ngày 02/04/1984. Đến ngày 14/07/1984 thì đỉnh Lão Sơn đã hoàn toàn thuộc về Trung Quốc sau nhiều giờ giao chiến “sáp lá cà” đẫm máu.


Để mất 2 vị trí chiến lược cao điểm Lão Sơn và Giả Âm Sơn, quân đội Việt Nam đang phải đối phó với hiện tượng bị các dàn radar và hệ thống nhiễu sóng thông tin của Trung Quốc đặt ở đây làm rối loạn thông tin toàn khu cực bắc lãnh thổ.


Các chuyên gia Quốc phòng Nhật Bản ở quần đảo Okinawa cũng đã phát giác ra các tín hiệu nhiễu sóng của Trung Quốc phát đi từ 2 đỉnh núi này. Vì vậy, có nhiều khả năng hệ thống phòng không và quốc phòng của Việt Nam sẽ bị tệ liệt nếu xảy ra cuộc chiến mới với Trung Quốc.


Hậu quả nghiêm trọng của cuộc chiến Việt-Trung lần 2 tại Lão Sơn và Giả Âm Sơn được ghi lại trong Bách Khoa toàn thư (mở) về “Xung đột biên giới Việt Nam-Trung Quốc 1979-1990”như sau:


“Kết quả, quân Trung Quốc chiếm được một số ngọn đồi thuộc dải đồi này, gồm 29 điểm trong lãnh thổ Việt Nam. Trong số các vị trí mà quân Trung Quốc chiếm được có các cao điểm 1509, 772 ở phía tây sông Lô và các cao điểm 1250 (Núi Bạc), 1030 và đỉnh Si Cà Lá ở phía đông sông Lô. Chiến sự diễn ra dọc tuyến biên giới dài khoảng 11 km, và nơi quân Trung Quốc chiếm được sâu nhất trong lãnh thổ Việt Nam là Cao điểm 685 và Cao điểm 468, nằm cách biên giới khoảng 2 km….Việt Nam không thành công trong nỗ lực tái chiếm 8 mỏm núi, và Trung Quốc đã cho quân đóng giữ ở các mỏm núi này.”


Về thương vong đôi bên công bố năm 1984, Tài liệu cho biết: “Theo công bố chính thức của Việt Nam, họ đã tiêu diệt một trung đoàn và 8 tiểu đoàn quân Trung Quốc, "loại khỏi vòng chiến đấu" 5.500 quân Trung Quốc. Tới tháng 8, Việt Nam tuyên bố nâng tổng số quân Trung Quốc bị loại ra khỏi vòng chiến đấu lên đến 7.500 quân trong vòng 4 tháng. Trung Quốc tuyên bố loại khỏi vòng chiến khoảng 2.000-4.000 quân Việt Nam, còn về phía mình Trung Quốc có 939 lính và 64 dân công chết. Phía Việt Nam xác nhận trong trận đánh ngày 12 tháng 7, chỉ riêng Sư đoàn 356 của họ đã có gần 600 binh sĩ thiệt mạng.”


5 đời quy hàng 

Với bối cảnh phá hoại hoang tàn, dã man và bị Trung Quốc chiếm lãnh thổ như thế mà các Lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam từ 5 đời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh (1986-1991), Đỗ Mười (1991-1997), Lê Khả Phiêu (1997-2001), Nông Đức Mạnh (2001-2011) và Nguyễn Phú Trọng (từ 2011- ) đa lần lượt cúi đầu trước áp lực của quân xâm lược phương Bắc để mang họa về cho dân tộc.


- Bắt đầu từ Hội nghị bí mật Thành Đô (Tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) năm 1990 của phái đoàn đảng gồm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (Thù tướng) Đỗ Mười và Cố vấn Phạm Văn Đồng.


Thông tin bề mặt từ phía Việt Nam thì nói là mục đích chuyến đi nhằm bàn với lãnh đạo Trung Quốc gồm Giang Trạch Dân, Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa và Lý Bằng, Thủ tướng về kế hoạch bảo vệ và củng cố Xã hội Chủ nghĩa dựa trên Chủ nghĩa Mác-Lênin, sau khi Thế giới Cộng sản bị tan rã ở Đông Âu và khi ấy đảng và nhà nước Liên Xô cũng đang lung lay.


Nhưng thật sự thì phái đoàn Nguyễn Văn Linh muốn nối lại bang giao với Trung Quốc theo những điều kiện của Bắc Kinh buộc Việt Nam phải tuân thủ:


- Việt Nam phải rút quân khỏi Cao Miên vô điều kiện; phải chấp nhận một giải pháp chính trị cho Cao Miên với bảo đảm phải có sự tham dự của phe Khmer đỏ.


- Việt Nam không được nhắc đến chuyện Quần đảo Hoàng Sa đã bị Trung Quốc chiếm năm 1974; không nhắc đến cuộc chiến Trường Sa năm 1988 có 64 người lính Việt Nam bị quân Trung Quốc giết chết khi có lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Đại tướng Lê Đức Anh ra lệnh“không được nổ súng chống lại” dù bị mất 8 mỏm đá, quan trọng nhất là đá Gạc Ma, nằm ở vị trí chiến lược phía nam của dãy Trường Sa.


Phía Việt Nam còn không được nhắc đến cuộc chiến biên giới đẫm máu giữa 2 nước từ 2979 đến 1989 do phía Trung Quốc chủ động xâm lược.


- Đến đời ông Đỗ Mười thì tiếp tục tuân thủ với Trung Quốc những gì do ông Nguyễn Văn Linh để lại và đặc biệt đã khẳng định tại Đại hội đảng VII, theo đúng như ý muốn của Trung Quốc là đưa ra Cương lĩnh “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động, lấy tập trung dân chủ làm nguyên tắc tổ chức cơ bản.”


Trong thực tế điều được gọi là “tư tưởng dân tộc” của ông Hồ Chí Minh trong chủ trương này chỉ là tấm bình phong che mặt Chủ nghĩa Cộng sản mà đảng CSVN vẫn rỉ rả tuyên truyền là“quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”.


Phía Trung Quốc thì lại bảo họ đang theo đuổi chủ trương gọi là “chủ nghĩa xã hội có đặc sắc Trung Quốc” được chấp thuận tại Đại hội đại biểu đảng toàn quốc lần thứ XV tháng 9 năm 1997.


Cả hai nước đã đồng thuận một điểm quan trọng là chỉ mở cửa kinh tế mà không mở cửa chính trị; không chấp nhận đa nguyên đa đảng, không cho tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin, báo chí.


- Sang thời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu thì ông này, thi hành tiếp những điều ông Đỗ Mười đã đồng ý với Trung Quốc, đã cắt đất, nhượng biển và chia quyền đánh bắt cá cho Trung Quốc ở Vịnh Bắc Bộ xuyên qua 3 Thỏa hiệp:


- Ngày 30 tháng 12 năm 1999, Hiệp ước về biên giới trên đất liền Việt - Trung đã được hai Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Đường Gia Triền, thay mặt Chính phủ hai nước ký kết chính thức tại Hà Nội.


Việt Nam mất ải Nam Quan (còn có tên là Hữu Nghị Quan, Mục Nam Quan), mất 2/3 phần đẹp nhất của thác Bản Giốc, mất ½ sông Bắc Luân tại khu vực biên giới giữa thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh, Việt Nam) và huyện cấp thị Đông Hưng (địa cấp thị Phòng Thành Cảng, Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc).


Việt Nam cũng bị mất những phấn đất cả ngàn cây số vuông dọc biên giới sau 2 cuộc chiến tranh biên giới từ 1979 đến 1989, quan trọng nhất là vùng núi Lão Sơn và Giả Âm Sơn.


Qua năm 2000, ông Phiêu đã ký với Trung Quốc thêm 2 Hiệp định:


- Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ ký ngày 25 tháng 12 năm 2000 nhằm xác định biên giới lãnh hải, thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế trong Vịnh Bắc Bộ.


Qũy nghiên cứu Biển Đông của các chuyên viên biển đảo Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cho biết: “Vịnh Bắc Bộ được bao bọc bởi Việt Nam và Trung Quốc có diện tích 123.700 km2, chiều ngang nơi rộng nhất khoảng 320 km (176 hải lý) và nơi hẹp nhất khoảng 220 km (119 hải lý). Chiều dài bờ biển phía Việt Nam khoảng 763 km, còn phía Trung Quốc khoảng 695 km. Phần Vịnh phía Việt Nam có khoảng 1.300 hòn đảo ven bờ, đặc biệt có đảo Bạch Long Vĩ nằm cách đất liền nước ta khoảng 110 km, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 130 km. Vịnh có vị trí chiến lược quan trọng đối với Việt Nam và Trung Quốc về an ninh và quốc phòng". (Trích bài viết “Đàm phán Việt - Trung về khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ ngày 24/02/2014)


Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên cho biết: “Việt Nam được hưởng 53,23% diện tích Vịnh và Trung Quốc được hưởng 46,77% diện tích Vịnh”.


Như vậy, phía Việt Nam hơn Trung Quốc 6,46%, hay khoảng 8,205 cây số vuông, theo ước tính của Qũy Biển Đông.


Ông Lê Công Phụng, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ đã có lần phủ nhận Việt Nam để mất 10,000 cây số vuông ở Vịnh Bắc Bộ. Ngược lại ông còn nói Việt Nam được lợi đến 8,000 cây số vuông như Qũy Biển Đông đã viết.


Tuy nhiên, các chuyên viên biển đảo và địa dư không đồng ý và cho rằng, ít nhất Việt Nam cũng đã bị thiệt từ 3,000 đến 4,000 cây số vuông.


- Cùng thời gian này, Hiệp định hợp tác nghề cá ở Vịnh Bắc Bộ được ký kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc tại Bắc Kinh ngày 25 tháng 12 năm 2000.


Tài liệu chính thức cho biết người đại diện ký kết của Việt Nam là Bộ trưởng Thủy sản Tạ Quang Ngọc, người đại diện ký kết của Trung Quốc là Bộ trưởng Nông nghiệp Trần Diệu Bang.


- Khi ông Nông Đức Mạnh thay Lê Khả Phiêu cầm quyền trong 10 năm (2001-2011) thì đã mở cửa cho Trung Quốc vào khai thác Bauxite trên Tây Nguyên, một hành động đã bị cả ngàn Cựu quan chức, đảng viên cao cấp và Trí thức trong và ngoài nước ngăn cản nhưng không thành.


Trong số những người ký tên vào kiến nghị gửi Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương đảng có cả Bà nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình; nguyên Đại tướng Võ Nguyên Giáp; Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Trưởng ban Công lý và Hòa bình của Giáo hội Công giáo và Nhà văn nổi tiếng Nguyên Ngọc, người rất thông thạo về phong tục, tập quan của các Dân tộc ở Tây Nguyên.


Trong số các chuyên viên cảnh giác sẽ mắc bẫy Trung Quốc, gây thiệt hại kinh tế, môi trường và làm xáo trộn đời sống của hàng trăm nghìn dân là Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn, nguyên Giám đốc Ban quản lý Dự án than Đồng bằng sông Hồng – Vinacomin.


Ông đã nhiều lần ông lên tiếng với những chứng liệu khoa học cụ thể về lời và lỗ nhưng Tập đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam vẫn chũi đầu xuống cát cãi lý, nhưng lại được sự đồng thuận của các viên chức Bộ Công Thương.


Tiến sĩ Sơn nói thằng: “Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) đã sập bẫy giá rẻ của Trung Quốc. Ước tính tổng số lỗ của dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng) Nhân Cơ (Đăk Nông) trong năm 2015 sẽ khoảng 37,4 triệu USD.” (báo Dân Trí)


Chuyên gia này đã công bố ước tính của ông tại cuộc tọa đàm về dự án Bauxite do Trung tâm Thiên nhiên và Con người (Pan Nature) tổ chức ngày 28-3-2015 ở Hà Nội.


Nhưng không phải chỉ lỗ bấy nhiêu mà còn lỗ dài hạn, tiếp tục rút tiền mồ hôi nước mắt của dân mà chưa biết đến bao giờ mới thoát khỏi cái bẫy “thầu giá rẻ” của Nhà thầu Chalieco (Trung Quốc).


Báo Dân Trí viết tiếp: “Nguyên nhân được ông Sơn chỉ ra là vì theo phụ lục trong Hợp đồng EPC giữa Vinacomin và nhà thầu Chalieco (Trung Quốc) ngày 14-7-2008 của dự án Tân Rai, nhà thầu cam kết 630.000 tấn/năm, giảm 20.000 tấn/năm (giá trị tương đương 20 triệu USD) so với công bố của chủ đầu tư. Kéo theo doanh thu giảm khoảng 5 triệu USD/năm.

Còn ông Nguyễn Văn Ban, nguyên Trưởng ban Nhôm – Titan, Tổng công ty Khoáng sản Việt Nam, cho rằng khi Trung Quốc chào thầu, giá rất thấp. Thế nhưng khi kí hợp đồng thì giá lại tăng lên. Phía họ lấy lý do đội giá là do mức giá chào thầu chưa tính đến thiết bị dự phòng. Đây chính là bẫy của họ.”


Vẫn theo Dân Trí và các báo khác thì Tiến sĩ Nguyễn Thành Sơn cho biết: “Năm 2014 tổng số alumina tiêu thụ của Nhà máy Tân Rai là 492.000 tấn với giá bán bình quân 326,5 USD/tấn. Tuy nhiên trên thực tế nếu tính cả chi phí khấu hao, chi phí vận tải về cảng Gò Dầu thì giá thành đầy đủ tương đương 413,5 USD/tấn. Như vậy, trong năm 2014, mỗi tấn alumina bị lỗ ít nhất là 87 US$/tấn. Tổng số lỗ của năm 2014 là 42,8 triệu USD và trong năm 2015 tình hình sẽ tiếp tục như thế.”


Các báo ở Việt Nam cũng loan tin: “Theo dự toán của Vinacomin, mức lỗ của năm 2015 cho cả hai sự án Tân Rai và Nhân Cơ (Đăk Nông), bất kể là sản xuất đến đâu, tiêu thụ đến đó, cũng xấp xỉ 37,42 triệu USD.”


Như vậy thì Trung Quốc hay Việt Nam có lợi trong dự án khai thác Bauxite ở Lâm Đồng và Dak Nông? Ngoài ra còn phải xét đến yếu tố ông Nông Đức Mạnh đã “mở cửa nóc nhà Đông Dương” để cho người Trung Quốc vào vùng đất chiến lược Tây Nguyên mà Đại tướng Võ nguyên Giáp đã cảnh giác.


Ngoài Dự án Bauxite, trong 10 năm đứng đầu đảng, ông Mạnh đã để cho hàng chục ngàn lao động Trung Quốc “không giấy phép làm việc” và “chỉ biết làm những việc” bình thường tự do vào Việt Nam làm cho các công ty Trung Quốc từ Nam ra Bắc.


Quan trọng sau Dự án Bauxite là ông Mạnh đã đồng ý để cho người Trung Hoa (Đài Loan và Trung Quốc) xây dựng nhà máy luyện kim ở khu kinh tế Vũng Áng tại huyện Kỳ Anh, phía Nam tỉnh Hà Tĩnh, cách thành phố Hà Tĩnh 70 km về phía Nam.


Theo Bách khoa toàn thư (mở) thì Vũng Áng “Được thành lập vào tháng 4 năm 2006 trên cơ sở khu công nghiệp - cảng biển Vũng Áng đã được thành lập từ năm 1997… có vị trí địa lý tự nhiên (gần cảng nước sâu Vũng Áng và Sơn Dương, gần quốc lộ 1A, trên quốc lộ 12A nối với Lào và Thái Lan, gần mỏ sắt Thạch Khê) để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Hà Tĩnh, tạo điểm bứt phá về kinh tế – xã hội trong khu vực Bắc Trung Bộ, tạo sự liên kết phát triển giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ, thu hẹp khoảng cách trong phát triển kinh tế – xã hội, hội nhập với cả nước và quốc tế.”


Đã có những quan ngại Việt Nam sẽ bị cắt làm hai khi xảy ra chiến tranh với Trung Quốc vì ngoài lợi ích kinh tế, theo Bách khoa toàn thư mở thì: “Khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...); các ngành công nghiệp gắn với việc khai thác cảng biển; các ngành công nghiệp khai thác nguồn nguyên liệu trong vùng cũng như nhập khẩu, đặc biệt là từ Lào và Thái Lan; các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu.”


Ông Mạnh cũng để cho thương lái Trung Quốc ra vào Việt Nam như đi chợ để mua nông phẩm và súc vật của Việt Nam nhằm làm hại nền kinh tế Việt Nam.


Ngoài ra ông Nông Đức Mạnh và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người đã ký giấy khai thác Bauxite, còn có trách nhiệm trong việc để cho các cấp Chính quyền địa phương, đặc biệt tại các Tỉnh chiến lược dọc biên giới cho các Công ty Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan thuê đất dài hạn đến 50 năm để trồng rừng.


Tại các khu vực này, người Việt Nam không được phép vào và cả chính quyền cũng không biết các Công ty gốc Trung Hoa đã và đang làm gì trong vùng đất “cấm địa” này ngay trên lãnh thổ Việt Nam?


Nhiều phố xá, xóm làng của người Trung Hoa làm chủ, quan lý, tiêu biểu như Đông Đô Đại Phố ở Bình Dương cũng đã được thành lập dưới thời ông Mạnh và Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết.


- Đến thời ông Nguyễn Phú Trọng thì từ khi ông lên cầm quyền năm 2011, Việt Nam lệ thuộc vào Trung Quốc gia tăng đến mức chóng mặt va rất đáng lo ngại.


Ông cũng là người đã thi hành nghiêm chỉnh phương châm 16 chữ: "láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần 4 tốt: “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt” , mặc dù hại nhiều hơn lợi đã nghiêng về phía Việt Nam.


Ông Trọng đã thăm Trung Quốc rất vội vã trong cả hai chuyến đi đầu tiên tháng 10/2011 và lần thứ hai từ ngày 7 đến 10/04/2015.


Lần thứ nhất, ông đã cùng với Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Hồ Cẩm Đào chứng kiến lễ ký 6 Điểm “Nguyên tắc giải quyết vấn đề trên biển Việt-Trung”, ngay sau khi đến Bắc Kinh chiều ngày 11/10/2011. Điều này chứng tỏ Văn kiện 6 điểm đã được các bên đồng ý từ trước, nhưng có thảo luận nay không thì chưa rõ.


Hai bên tuyên bố: “Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.”


Điều này có nghĩa ông Trọng đã tán thành lập trường của Trung Quốc chỉ thảo luận song phương giữa 2 nước có tranh chấp với nhau mà không chấp thuận đa phương hay quốc tế hóa xung đột ở Biển Đông như nhiều nước trong Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Hoa Kỳ mong muốn.


Tiếp theo, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đồng ý: “Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”


Điều đồng ý này của phía Việt Nam, lần đầu tiên cho thấy ông Trọng đã bằng lòng hợp tác với Trung Quốc để “hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này….”, đúng như đòi hỏi từ năm 1979 của Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình, khi ấy ông ta nói: "Biển của ta, hãy gác tranh chấp đề cùng khai thác"!


Từ sau chuyến đi này, ông Trọng đã để mặc cho Công an Việt Nam tự do đàn áp người dân tham gia các cuộc biểu tình chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông và tấn công các thuyền đánh cá của Việt Nam đến đánh bắt ở Hoàng Sa và Trường Sa.


Các hành động thuần phục Trung Cộng khác của ông Trọng còn được đánh dấu ở cả Sài Gòn và Hà Nội khi người dân, vào mỗi tháng Hai, không được phép tổ chức tưởng nhớ các chiến sĩ và đồng bào đã hy sinh trong cuộc chiến biên giới chống quân Trung Quốc xâm lược (17/02/1979).


Các cuộc tuần hành kỷ niệm 40 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa (1974-2014) cũng bị chống phá và ngăn cản thô bạo ở Hà Nội.


Ngay đến ngày kỷ niệm 14 tháng 3 hàng năm tưởng niệm 64 chiến sĩ của Quân đội nhân dân chống xâm lược Trung Quốc hy sinh ở Trường Sa năm 1988 cũng không được phép tổ chức cấp quốc gia, không được biểu tình chống bành trướng và bá quyền Bắc Kinh.


Ngược lại, các buổi ca nhạc, nhảy nhót thô bỉ như để ăn mừng chiến công của quân đội Trung Quốc đã được Chính quyền Thành phố Hà Nội tổ chức trước mắt người dân và báo chí nước ngoài.


Khi Trung Quốc đặt giàn khoan Hải Dương 981 vào bên trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam đề thăm dò dầu khí từ ngày 2/5 đến 15/7/2014 thì cũng chính ông Trọng đã không tán thành ý kiến của nhiều Đại biểu Quốc hội và người dân muốn Quốc Hội ra nghị quyết lên án hành động của Bắc Kinh.


Chuyến đi lần hai 

Cuối cùng, trong chuyến đi Bắc Kinh vội vã lần 2 từ ngày 07 đến 10/04/2015 để gặp Chủ tịch nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình, ông Trọng đã “hợp thức hóa” tất cả những cam kết của Việt Nam từ trước.


Trong số này, có những cam kết và thỏa thuận đã ký kết được ghi trong 9 điểm của “Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc”, công bố ngày 08/04/2015, trước cả ngày về nước của phái đoàn Việt Nam.


Những điểm quan trọng gồm: “Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng quan trọng của nhau, nhất trí cho rằng hai nước có chế độ chính trị tương đồng, có con đường phát triển gần gũi, có tiền đồ vận mệnh tương quan, sự phát triển của nước này là cơ hội quan trọng cho nước kia.”


Hai bên cũng đồng ý: “Tăng cường giao lưu, hợp tác trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, thực thi pháp luật và an ninh. Tiếp tục tổ chức tốt tham vấn ngoại giao thường niên, mở rộng giao lưu hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước. Duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước và đối thoại quốc phòng, an ninh, đẩy mạnh giao lưu hữu nghị giữa hai lực lượng biên phòng, quản lý thỏa đáng bất đồng, đi sâu trao đổi kinh nghiệm về công tác Đảng và công tác chính trị trong quân đội; tăng cường hợp tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ; tiếp tục tổ chức tuần tra chung trong vịnh Bắc Bộ và tàu hải quân hai bên thăm nhau. Đi sâu hợp tác trong lĩnh vực an ninh và thực thi pháp luật, tăng cường đối thoại an ninh…”


Tông báo còn viết: “Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”; “Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.


Quan trọng hơn, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn đồng ý: “Tích cực nghiên cứu việc đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung. Sớm bàn bạc và xác định phương án tổng thể chung về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới; thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối cơ sở hạ tầng…. Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ.”


Như vậy thì Việt Nam đã biến thành một quận huyện của Trung Quốc chưa? Và bao giờ thì người dân Việt sẽ chi tiêu với nhau bằng đồng Nhân Tệ của Trung Hoa trên đất nước của mình ?


Phát triển trên biển Đông 

Riêng trong lĩnh vực Biển Đông, Thông báo viết rất rõ về sự nhượng bộ của ông Trọng: “Hai bên trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhấn mạnh tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển. Cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển

Hai bên nhất trí thúc đẩy hoạt động của Nhóm bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm, vững bước thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, tích cực thúc đẩy hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này, sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.”


Như vậy thì có còn gì để nghi ngờ về lòng dạ phù Trung của ông Nguyễn Phú Trọng nữa không?


Thảm họa bắc thuộc 

Phải chăng những “thành tích sáng chói” của 5 đời Tổng Bí thư đảng CSVN trên đây là lý do khiến nhóm Film Club ở vùng Thủ đô Hoa Thịnh Đốn đã hoàn thành phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc”?

Họ nói mục đích của cuốn phim dài ngót 2 tiếng sau hơn 2 năm chuẩn bị là để: “Nhận diện một Cộng sản Trung Hoa đầy tham vọng bành trướng, và nhận diện một Cộng sản Việt Nam thần phục Bắc Kinh để tồn tại, bất chấp quyền lợi tối thượng của đất nước.”


Để có những bằng chứng về hiểm họa Bắc Thuộc lần thứ hai đang rình rập trên đầu người dân Việt, nhóm chủ trương cho biết họ đã thực hiện “21 cuộc phỏng vấn các nhân vật trong và ngoài nước, người Việt Nam và ngoại quốc” nhằm “đánh lên tiếng chuông cảnh báo Thảm Họa Bắc Thuộc, đánh lên hồi trống thúc dục người Việt Nam khắp nơi đứng lên đánh đổ bạo quyền Cộng sản Việt Nam.”


Trong số người ngoại quốc, có Đạo diễn điện ảnh David Satter, người đã thực hiện phim The Age of Delirium; Giáo sư Stephen Young, Đại học Hamline, Minnesota, một người nói tiếng Việt rất sõi và hiểu tường tận lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.


Một nhân chứng khác của cuốn phim tài liệu “Thảm Họa Bắc Thuộc” là Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia có uy tín quốc tế về thời cuộc Đông Nam Á. Ông Thayer, 70 tuổi, mang song tịch Mỹ-Út cũng là người nói rành 3 thứ tiếng Lào, Thái và Việt. Ông đã cảnh giác về mối đe dọa của Trung Quốc đối với các nước trong vùng Biển Đông, trong đó có Việt Nam và Phi Luật Tân.


Về phía người Việt Nam, sự xuất hiện của Nhà báo Bùi Tín, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Nhân dân trước khi ông tị nạn chình trị tại Pháp năm 1990, đã nổi bật với tiết lộ tại sao các cấp lãnh đạo cao cấp của đảng CSVN đã tỏ ra “hồ hời thỏa mãn” với việc quân đội Trung Quốc tấn công và chiếm Quần đảo Hoàng Sa từ tay Hải quân Việt Nam Cộng hòa năm 1974.


Cuốn phim có giá trị lịch sử này được nhóm chủ trương quảng bá khắp nơi trên thế giới còn mang lời cảnh giác rằng: “Bằng những tài liệu dẫn chứng, những nhận định của các nhà nghiên cứu, và xác nhận của các nhân chứng lịch sử, cuốn phim gởi đi lời cảnh báo khẩn cấp: Cộng sản Trung Hoa và Cộng sản Việt Nam đang biến Việt Nam thành một thuộc địa kiểu mới của Bắc Kinh.”


Vậy người Việt Nam ở trong và ngoài lãnh thổ có thấy cái bóng đen Bắc Kinh khổng lồ đang sừng sững trước mắt mình như nhóm Film Club đã thấy?


Hay nhiều người vẫn nghĩ mơ hồ rằng tình trạng bất động của đảng và nhà nước CSVN trước cường độ biến bãi đá thành đảo của Trung Quốc ở Trường Sa cũng chỉ để thể hiện thiện chí “vừa là đồng chí vừa là anh em” với người hàng xóm láng giềng phương Bắc.


Hoặc thông minh hơn, có người còn nghĩ hành động của Trung Quốc tiềm ẩn một thiện chí sâu sắc hơn vì họ đang “bảo vệ biển đảo và tài nguyên giúp Việt Nam” ở Trường Sa, như lãnh đạo Việt Nam đã từng quáng gà khi Bắc Kinh chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974?


05/07/2015


********************
Son Tran 
TÂM THƯ CỦA ỦY BAN CHỐNG BẮC THUỘC
Nhân dịp kỷ niệm 225 năm trận Đống Đa ngày vua Quang Trung đại thắng Quân Thanh vào ngày mùng 5 Tết năm Kỷ Dậu 1789, sau nhiều tháng năm phối kiểm những dữ kiện lịch sử từ thời lập quốc của nước ta đặc biệt là những lần bị quân Tầu đô hộ đến những sự kiện đã và đang xẩy ra tại Việt Nam trong những thập niên vừa qua, chúng tôi viết những hàng chữ này để kính mời quý đồng hương trong và ngoài nước góp sức cùng với chúng tôi trong những công tác “CHỐNG BẮC THUỘC” một đại họa đang từng bước xẩy ra cho dân tộc Việt.
Chúng tôi xin thưa ngay là vì nhu cầu cấp bách cần ‘bạch hoá’ âm mưu biến nước Việt thành một vùng tự trị hay một tỉnh của Tầu đến mọi tầng lớp dân Việt trong và ngoài nước cũng như người ngoại quốc nên sau khi tiếp xúc được với một số người có cùng những ưu tư, lo lắng cho quê hương Việt Nam cũng như muốn ngăn chặn mưu đồ trên, chúng tôi quyết định cho xuất hiện, trình làng “UỶ BAN CHỐNG BẮC THUỘC” (UBCBT) The Anti-Chinese Domination Committee.

UBCBT không phải là một tổ chức chính trị, không bị chi phối, ảnh hưởng bởi một tổ chức, đảng phái, hội đoàn, đoàn thể nào. Chúng tôi chỉ muốn góp một tay, đảm nhận một phần vụ trong số thật nhiều công việc mà các tổ chức hoặc cá nhân khác đã làm trong nhiều năm qua.
Chúng tôi đã biết về những âm mưu lập lờ ‘giả vờ chống Tầu cộng để không hay quên chống Việt cộng’ hoặc ‘trăm hoa đua nở’ mà bọn chúng đã áp dụng trong quá khứ.
Vì đây là một âm mưu lâu dài của Tầu và Việt cộng nên chúng ta cũng cần kết hợp lại hầu có được những kế hoạch trường kỳ để đối phó.

Trong giai đoạn này chúng ta cần sưu tầm, phổ biến, nghiên cứu để đưa ra thêm những tài liệu về:
· những thời kỳ Bắc thuộc trước, những khung cảnh lịch sử vào những thời kỳ đó
· những sự tàn ác dã man của giặc Tầu trong suốt 1000 năm dân ta bị đô hộ.
· những cuộc nổi dậy của dân tộc Việt. Tổ tiên chúng ta trong nhiều thời đại đã đánh chúng đại bại 13 lần. Quân Mông Cổ (Nhà Nguyên) đã thua trận ở Việt Nam ba lần trong những năm 1258, 1284 và 1287.
· những anh hùng dân tộc đã đánh đuổi giặc Tầu từ Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung….
· ý chí kiên cường và bất khuất của tổ tiên đã đưa đến sự ‘Đứng vững ngàn năm’ không bị đồng hóa dù sau 1000 năm bị giặc Tầu đô hộ.
· phổ biến triết lý Việt, những cái hay cái đẹp, của văn hóa Việt Nam, dũng khí của tổ tiên, của những anh hùng, những thệ hệ đàn anh làm sao để thế hệ em cháu chúng ta hãnh diện là dòng giống Việt.
· những chuyện gì sẽ xảy ra cho dân, cho nước ta nếu âm mưu bán đất bán nước này thành công nhất là về phương diện chủng tộc, văn hoá, ngôn ngữ, kinh tế, tài chánh….
· trên phương diện Công Pháp Quốc Tế ‘việc biến một quốc gia đang độc lập trở thành một vùng tự trị hay một tỉnh của một quốc gia khác’ có hợp lý hay không? Và tiếng nói của những người Việt hải ngoại (chưa chối bỏ quốc tịch Việt Nam) có giá trị gì trên diễn đàn quốc tế không?

Trên đây chỉ là những gợi ý trong lúc này, chúng ta sẽ còn cần bàn thảo về nhiều vấn đề khác trong tương lai. Hơn nữa đây không chỉ là công việc của một nhóm người mà là của tất cả chúng ta, những con dân VN muốn chống lại nguy cơ Bắc thuộc. Chúng tôi xin kính mời sự góp tay, góp sức của các bậc thức giả, các luật gia các chuyên gia kinh tế, tài chánh mọi ngành nghề…
Ngoài ra chúng ta cần theo dõi, tìm hiểu và phổ biền thêm những tin tức về những âm mưu bán đất, bán biển, cho thuê dài hạn đã và đang xẩy ra trên quê hương (Hoàng Sa, Trường Sa, Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan, Mỏ Bauxite trên cao nguyên…). Những tin tức chính xác về những hiệp ước đã ký kết…
Song song với những công việc trên là
· việc dịch thuật những tài liệu này ra nhiều ngoại ngữ để phổ biến đến giới trẻ tại hải ngoại, người ngoại quốc trong nhiều quốc gia, chính trị gia các nước, những tổ chức quốc tế….
· công tác vận động, tìm lại sự hỗ trợ của các quốc gia độc lập trên thế giới đã ủng hộ đóng góp, chiến đấu để bảo vệ Dân chủ và Tự Do cho miền Nam Việt Nam
· vận động những chuyên gia trong mọi giới lập những dự án cho quê hương trong thời kỳ hậu cộng sản.
Nhân dịp này chúng tôi cũng xin phép được dùng những tài liệu hiện đang lưu hành về vấn đề này, những bộ Sử Việt của nhiều tác giả, những tài liệu về biên giới Tầu - Việt, Hoàng Sa, Trường Sa….cũng như những bài khảo luận hiện đang lưu hành. Tất cả những tài liệu xử dụng sẽ được nêu rõ xuất xứ.
Nhân đây chúng tôi cũng xin cảm ơn các bậc trưởng thượng, các đàn anh đã hết lòng góp ý cũng như đã gửi tài liệu cho Ủy Ban. Sau lá thư này chúng tôi hy vọng sẽ nhận được thêm những góp ý xây dựng, bài vở của nhiều người khác ở trong nước và hải ngoại.
Tóm lại UBCBT ở bước đầu sẽ đảm nhận phần tìm tòi, phân loại, lưu trữ tài liệu chuyên biệt về vấn đề chống lại hiểm họa Bắc thuộc, rồi từ đó tùy theo sự diễn biến của tình hình chúng ta sẽ bàn thảo thêm. Chúng tôi cũng sẽ cố gắng phổ biến rộng rãi những tài liệu này nhưng chúng tôi rất cần sự tiếp tay quảng bá của các diễn đàn, các cơ quan phát thanh báo chí…
Một website của ủy ban sẽ được trình làng trong tương lai gần, chúng tôi trong bước đầu sẽ xử dụng địa chỉ email sau đây để liên lạc:uybanchongbacthuoc@gmail.com
Kính xin quý vị dùng địa chỉ này cho việc gửi bài vở cũng như tất cả những liên lạc khác với Ủy Ban.

Đất Nước là của chung của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân thường trong xã hội ai cũng có quyền được dự phần và chia sẻ trách nhiệm giữ nước chứ đâu có phải là độc quyền của đảng cộng sản VN.

Đã hơn 38 năm qua từ ngày mất miền Nam, chưa bao giờ âm mưu đô hộ Việt Nam lần thứ 5 của Tầu Cộng lại hiện rõ hơn lúc này.
Qua những sự kiện đã kiểm chứng chúng ta đã thấy được ÂM MƯU THÔN TÍNH Việt Nam của Tầu Cộng cũng như sự hèn nhát, thuần phục của đảng CS Việt Nam hiện tại.

Chưa bao giờ đất nước Việt lại có một tập đoàn lãnh đạo hèn với giặc, ác với dân như chúng.

Âm mưu của bọn chúng là phải làm xong trong 70 năm và chia thành 3 đợt, đợt đầu từ 1990-2020, đợt 2 từ 2020-2040 và đợt 3 từ 2040-2060 và thực hiện từng bước một: "Âm thầm, lặng lẽ, từ từ như tằm ăn dâu, khéo như dệt lụa, êm như thảm nhung...”
Làm cách nào để cho người VN và dư luận quốc tế nhìn nhận rằng, người Tàu không "cướp nước Việt" mà chính người Việt Nam tự mình "dâng nước" và tự ý đồng hóa vào dân Tầu.

Cuối cùng VN sẽ trở thành một ‘khu tự trị’ trực thuộc chính quyền trung ương Bắc Kinh" như Tầu cộng đã từng dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Tân Cương….
Là con dân Việt Nam chắc chắn không ai trong chúng ta muốn nhìn thấy quê hương một lần nữa rơi vào tay bọn giặc Tầu trừ những kẻ đã phản bội tổ tiên quên nòi giống.

Lời di chúc của vua Trần Nhân Tông (1258-1308) để lại cho con cháu đã ghi: “Các người phải nhớ lời ta dặn, không để mất một tấc đất của tiền nhân để lại, hãy đề phòng quân Đại Hán Trung Hoa”

Vì Tổ Quốc, Danh Dự và Trách Nhiệm chúng ta hãy mạnh dạn tuyên bố ‘CHÚNG TA LÀ NGƯỜI VIỆT NAM VÀ CHÚNG TA CHỐNG BẮC THUỘC, CHỐNG SỰ ĐÔ HỘ CỦA QUÂN TẦU DƯỚI MỌI HÌNH THỨC, TẤT CẢ NHỮNG CHƯỚNG NGẠI SẼ BỊ TOÀN DÂN VN CHÚNG TA DẸP BỎ’.

Trân trọng,
BS Bùi Trọng Cường
04-02-2014



 Son Tran 
ĐỘC LẬP TỰ CHỦ (!)
“Hiệp định Paris 1973 là bài học về độc lập tự chủ” 
(Nguyễn Thị Bình -Báo DT).
*
" Sau Hiệp định Paris, độc lập, tự chủ như bà Bình nói ở đâu không thấy, chỉ thấy VN ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ rút, TQ nhảy vào chiếm Hoàng Sa năm 1974, kéo quân qua biên giới đánh VN 1 trận năm 1979, sau đó là Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!”

Từ đó đến nay, lãnh đạo VN ngày càng lệ thuộc TQ. Việt Nam bị TQ xâm chiếm biển, đảo cũng không dám lên tiếng, chỉ cho người phát ngôn BNG phản đối chiếu lệ. Không dám vạch mặt, chỉ tên những kẻ lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ, lại còn nhận chúng làm “bạn vàng”, “bạn tốt”, dân xuống đường biểu tình chống TQ xâm chiếm biển, đảo của VN thì bị bắt bớ, bị tuyên những bản án rất nặng. Độc lập, tự chủ là như thế sao, thưa bà Bình?" (Basam)
-Basamnews -Tin Chủ Nhật 27/01/2013-

- Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Bình: Ký ức Pa-ri không bao giờ phai (ND). – Mời xem lại: 40 NĂM SAU BÀ NGUYỄN THỊ BÌNH VẪN CHƯA NÓI THẬT (TNM). – Đoàn Văn Toại: THỔN THỨC CHO VIỆT NAM (TNM). “Bây giờ nhìn lại cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ cảm thấy buồn rầu cho sự ngây thơ của mình khi tin rằng cộng sản là những người cách mạng và xứng đáng được ủng hộ. Trên thực tế, họ đã phản bội nhân dân Việt Nam và làm thất vọng các phong trào tiến bộ trên toàn thế giới”.  – Chuyện Kể Về Anh Tôi (DĐCN).
- “Hiệp định Paris – Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam” (VnMedia).  – Bà Nguyễn Thị Bình: “Hiệp định Paris 1973 là bài học về độc lập tự chủ” (DT). Sau Hiệp định Paris, độc lập, tự chủ như bà Bình nói ở đâu không thấy, chỉ thấy VN ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc. Sau khi Hiệp định Paris được ký kết, Mỹ rút, TQ nhảy vào chiếm Hoàng Sa năm 1974, kéo quân qua biên giới đánh VN 1 trận năm 1979, sau đó là Hội nghị Thành Đô năm 1990, mà Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã nói: “một thời kỳ Bắc thuộc rất nguy hiểm đã bắt đầu!
Từ đó đến nay, lãnh đạo VN ngày càng lệ thuộc TQ. Việt Nam bị TQ xâm chiếm biển, đảo cũng không dám lên tiếng, chỉ cho người phát ngôn BNG phản đối chiếu lệ. Không dám vạch mặt, chỉ tên những kẻ lấn chiếm lãnh hải, lãnh thổ, lại còn nhận chúng làm “bạn vàng”, “bạn tốt”,  dân xuống đường biểu tình chống TQ xâm chiếm biển, đảo của VN thì bị bắt bớ, bị tuyên những bản án rất nặng. Độc lập, tự chủ là như thế sao, thưa bà Bình?
- Ai là tác giả hiệp định Paris (Người Việt). “Bao nhiêu chiến sĩ đã bỏ mình trong những ngày cuối cùng của cuộc chiến. Bao nhiêu đồng bào tử nạn trên đường vượt biển. Nhắc lại 40 năm hiệp định Paris, chúng ta hãy thắp nhang tưởng nhớ họ, đó là cách kỷ niệm có ý nghĩa nhất”.
Phát thanh đặc biệt: Đỉnh cao thắng lợi ngoại giao Việt Nam
Đài Tiếng Nói Việt Nam
(VOV) - Chương trình phát thanh đặc biệt kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris, diễn ra từ 7h-13h ngày 27/1. 40 năm Hiệp định Paris · Sách ảnh về Hội nghị Paris: Lời tri ân · Lần đầu tiên trưng bày kỷ vật quý về 40 năm Hiệp định Paris. Flash-supported ...
Giao lưu Hiệp định Pa-ri và tấm lòng bạn bè quốc tếNhân Dân
- “Bàn đàm phán không phải nơi mặc cả độc lập dân tộc” (DT). – Hiệp định Paris: Người phục vụ dễ mến tại Choisy-le-Roi (VOV). –  Ý chí, niềm tin đưa chúng ta đến thắng lợi (ĐĐK). anhbasam: “Kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris 1973 sao không dám mời GS Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội người Việt Nam tại Pháp, phiên dịch Phái đoàn VNDCCH tại Hội nghị Paris về Việt Nam (1968-1973)?“- Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy đến Pháp làm tranh gốm kỷ niệm 40 năm Hiệp định Paris (TTVH).
Về Lê Đức Thọ: Đừng để khi quá muộn (Blog Bùi Văn Bồng 24-1-13)  -- Càng ngày thì chân tướng của nhân vật này càng hiện rõ:  Gần đây thì có cuốn Bên Thắng Cuộc (đặc biệt là Quyển II) của Huy Đức, và cũng đừng quên Hồi Ký Trần Văn Giàu cũng có nhiều giai thoại về Lê Đức Thọ. (Báo lề phải thì có những bài như thế này: Nhà ngoại giao Lê Đức Thọ tại Hội nghị Paris (DT 24-1-13))  
Tướng Nguyễn Khánh (miền Nam trước 1975) mất: Ex-General Who Briefly Ran So. Vietnam Dies in US (AP 26-1-13)
Điểm cuốn sách mới về Việt Nam:Kill Anything that Moves: The Real American War in Vietnam’ By Nick Turse (WP 25-1-13)
Bài xã luận của Joseph Nye khá bất lợi cho Việt Nam: Work With China, Don’t Contain It (NYT 25-1-13)

- CÁI BÁNH VẼ: Thiên đường XHCN (FB Ba Sàm). “Kết quả là, có rất nhiều bạn bè và người thân theo 2 phe đã bỏ mạng trong cuộc chiến của hai anh em nhà này, gia đình họ tan nát, hai anh tới bây giờ vẫn không nhìn mặt nhau, lại còn mất cả cái sân sau, có nguy cơ mất luôn cái nhà thằng anh đang ở… tất cả chỉ vì CÁI BÁNH VẼ“.

- Cặp loa rè Dương Trung Quốc và Trần Đăng Thanh (DLB).
- 118 HÌNH ẢNH QUÝ HIẾM CỦA CỐ TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM CÙNG CÁC TƯỚNG LÃNH VÀ NHÂN SỸ CỦA ĐỆ NHẤT CỘNG HÒA (Quỳnh Trâm).

Những ngày hòa bình đầu tiên VƯƠNG-TRÍ-NHÀN 
24/1
     Hoà bình ư? Nhưng anh nên nhớ rằng tất cả mọi người chung quanh đều vẫn là những người cũ. Đó là ý nghĩ đầu tiên của tôi về hoà bình, một trong những ý nghĩ thuộc loại cay đắng.
     Tôi đón nghe tin hoà bình vào một buổi tối, tối 23/1. Tôi say say như vào một đêm giao thừa. Tôi chịu không nổi, phải đi ra đường phố.
     Hoà bình rồi, các ông các bà ơi! Tôi muốn kêu lên như vậy, nhưng lại nghĩ mình thuộc loại người điên mất, nên thôi.
     Ra cầu Long Biên. Đèn sáng. Giờ này, cầu vẫn hoạt động, ga vẫn hoạt động. Người ta đang khôi phục đường sắt, tết này sẽ có 5 ngả thông đường. Đêm yên tĩnh. Một vài cái xe kéo đi. Nguyễn Khải bảo sao mà xe chạy nháo nhác vậy!
     Buổi trưa hôm sau, gần trưa, tôi nghe tin ở vườn hoa Hàng Đậu.
     Lâu nay đường đã là của xe đạp và người đi bộ. Riêng phố tôi là phố của xe bò, trên đường loét nhoét màu thẫm thẫm của phân mới. Mỗi lần gió quẩn, cũng đã thấy bốc lên cái mùi khó chịu.
     Nhiều người đang đi xe đạp dừng lại. Có người dừng lại giữa đường. Trong khi đó, những chiếc xe bò cứ chầm chậm mà đi. Người chủ của nó còn mải nghe chuyện gì đó.
    Đài báo tin là văn bản được ký tắt. Những người chiến thắng là những người quanh tôi, những người này ư ? Một bà mẹ già nhăn nheo nét mặt. Những em bé nhếch nhác. Và một cô gái đứng bên hiệu ảnh, vô can với mọi điều.
      Cũng như con người, phố xá đường đi lối lại chung quanh đã bẩn thỉu quá, đã nhem nhuốc quá, đến nỗi phải nghĩ rằng một là chiến thắng kia thật tầm thường, thật vơ vẩn, hai là cái chiến thắng đó thật to lớn, những người này không xứng được hưởng.
    Một chiếc xe bò đi ngang phố Quan Thánh, trên xe, một tảng gỗ lớn, như tảng đá -- một thứ gốc cây. Hoà bình như một tảng gỗ vậy chăng? Chúng ta mất bao nhiêu công chuyên chở nó từ đâu về, và nó nằm ườn ra như thế. Nó mới là một khả năng, nó còn cần phải cưa xẻ, phải thay hình đổi dạng. Nó đã là một cái gì đấy, mà lại chưa phải là một cái gì cả. Và chắc là chúng ta còn phải vất vả với nó.
      Tôi lên tàu điện. Mấy người công nhân nói chuyện với nhau theo cái kiểu“bốc phét”của người dân thường. Nó bảo - chữ ký của hai bên bằng cả nền kinh tế Nga Xô. Rồi nó sang cho mà xem, Hà Nội sẽ đầy Mỹ. Phòng họp hôm ấy thế nọ thế kia...
     Cái vui vẻ quá đáng của một người lâu mới được vui. Của một người chiến thắng cơ mà !
     Mấy bà cụ đã bắt đầu thương những gia đình có người chết.Tiếc quá, cuối tháng trước như thế. Giá sống yên một tháng nữa thì hoà bình.
     Đó cũng là cái chất Việt Nam, như chúng ta nói!
     Mấy ông kỹ thuật ở nhà máy điện í ới gọi một người bạn:
      - Này thôi, không phải đi 100 cây số nữa chứ.
      Một ông già đứng ra đường, gọi một người quen:
      - Này hoà bình rồi.
      Mấy người công nhân sửa chữa đường đi qua.
       - Thế hả bác, hoà bình rồi hả bác? Thế là chúng cháu khỏi phải đi lấp hố bom.
      Một bọn trẻ con cũng biết bảo nhau hoà bình rồi. Tết này tha hồ mà vui.
- Các cháu cũng biết hoà bình cơ à?
- Biết chứ.
   Sao có một cái gì như đặc tính của người Việt Nam hôm nay: thản nhiên, vô tâm, thích nghi với mọi hoàn cảnh. Không tin rằng hoà bình đến sớm như vậy. Chỉ nghĩ đến một sự thoát nạn.
25/1
    Thế giới đều nói: "Đây là một cuộc chiến tranh mà tất cả mọi người mong đợi kết thúc".
     Không thể nào nhớ hết con đường nhọc nhằn mà người ta đã qua...
      Và là người trong cuộc, tôi nghĩ đến sự nhọc nhằn của chính mình. Lẽ nào cuộc sống không có một cách nào khác, ngoài cách sống khó nhọc như hiện nay.
    Nguyễn Khải:
   -- Thắng lợi của mình đúng là gồm thắng lợi của một ý chí của dân tộc, kết hợp với một trí tuệ, như Kissinger. Đấy đúng là, như ông Chu Ân Lai nói, một người biết nói tiếng nói của cả 2 phe.
    Còn ông Hữu Mai kể hôm đầu tiên họp lại (8-1) mình không ra đón. Khi vào, mình bảo: Các ông vừa ném bom chúng tôi, chúng  tôi không thể ra đón được. Kissinger bảo các ông làm như thế là đúng.
   .. Đúng là một hàn nho nhớ.
     Trong cuộc mặc cả này, chính là ông ta đã đứng vượt lên được cả hai phe.
     Ông ta đã phải thuyết phục chính Nixon.

      Mỗi người nói về sự kiện theo cách riêng của mình.
     Khải kể chính Kissinger nói công bằng nghĩa là không một bên nào được tất cả những điều mình mong muốn - như thế là công bằng chứ còn gì?
     Về đại cục, theo Hân, Kissinger từng nói Mỹ không thắng ở Việt Nam tức Mỹ thua. Việt Nam không thua Mỹ tức Việt Nam thắng.
    Khải bổ sung:
     --- Nói rằng chúng ta có hoà bình, thì người ta dễ quên. Nhưng nói rằng chúng ta đã chiến thắng thì người ta mới thấm thía lâu.
... Đối thoại với một tù binh SG :
- Chúng tôi sẽ thắng các ông.
- Vâng, chúng tôi sẽ thua. Nhưng rồi chúng tôi sẽ mua các ông.
    Cũng Nguyễn Khải: Tôi chỉ không hiểu sao thằng Mỹ nó lại có thể ký một hiệp ước hòa bình với mình như thế.
    Hân: Có lẽ là nó muốn thu phục mình. Trong quyển của D. Landau đã có cái ý Mỹ không tuyên bố chiến tranh, cho nên cũng cứ rút ra một cách lặng lẽ. Sài Gòn không đổ ngay là được. Còn sau đó, Sài Gòn đổ mặc kệ. Mỹ có thể bắt tay với mình. Vì mình là một tập đoàn lãnh đạo mạnh hơn.
28/1
     Ngày hoà bình đầu tiên. Người ta đón hoà bình trên mảnh đất thân yêu với người ta. Tôi đón hoà bình với Hà Nội -- mảnh đất mà tôi đã có những gắn bó suốt những năm qua.
      Cờ đỏ trên cây xanh Hà Nội. Cờ đỏ trên những giàn dáo đã dựng.
        “Hoà bình đã được lập lại trên hai miền. Chiến tranh đã chấm dứt hoàn toàn.”  Đó là một điều lâu nay ta đã nghĩ tới. Nhưng nghe vẫn tưởng như trong mơ. Tưởng như những năm 60 còn kéo dài đến 2 năm đầu của những năm 70. Và bây giờ chúng ta mới bước vào một kỷ nguyên mới .
         Hà Nội trầm tĩnh, Hà Nội hớn hở ra mặt. Em bé ngồi trên gác ba ga xe của mẹ run run. Những nhân viên bưu điện tươi cười đi giữa hai hàng người, phát báo.
         Những câu mọi khi nghe sáo rỗng nhất của đài, của báo, giờ đây cũng khiến lòng người rưng rưng cảm động. Hôm nay, đài phát thanh phát nhiều lần một bài ca về đất nước.
        Mỗi dịp như thế này, chúng ta lại nghĩ đến đất nước. Có một cảm xúc là lạ sượng sùng, như là đất nước mà nay chúng ta mới biết. Đất nước là những cảm xúc cũ nhất, mà sao vẫn là những cảm xúc tươi mới nhất.
      Sao trong những ngày chiến tranh, lòng ta bình tĩnh, mà hôm nay lòng ta lại nôn nao? Lòng ta rạo rực quá. Tôi biết có nhiều chiến sĩ, vào những lúc bom đạn, có thể thản nhiên, nhưng có lúc nghe một tin xót xa về các đồng chí của mình mắt cũng cay cay. Tất cả chúng tôi giờ đều như thế.
      Tôi trở lại bờ đê sông Hồng. Cờ đỏ trên phố nứa. Buổi sáng, người qua cầu phao đông. Người ta đi đón con. Có những người muốn phá hết những hầm ở ven sông, không muốn để những cái hầm này có mặt thêm một ngày nào nữa.
      Với tôi sông Hồng là con sông của lịch sử. Lúc cần nhớ đến lịch sử, tôi luôn luôn nghĩ đến sông. Sao con sông lại có thể trở nên gần gũi như vậy. Hà Nội với những vấn đề hiện đại luôn luôn tựa lưng vào lịch sử.
       Trở lại phố phường. Những người công nhân Cục công trình vệ sinh công cộng dọn một vườn hoa cạnh Nhà hát thành phố nơi hôm qua bùn đất nhoe nhoét, than xỉ bẩn thỉu.
      Những mầm chuối đầu tiên đã mọc lên, trên mảnh đất Khâm Thiên. Màu cờ đỏ lồng lộng trên đường phố như chỉ có trong những ngày lễ lớn. Tôi ước ao lúc này, có mặt ở mọi nơi.
     Giữa ban ngày, phố xá Hà Nội đông người như chưa bao giờ vậy.
     Trên một lều nhỏ ven sông, mấy ông già ngồi trầm ngâm. Những thanh niên đứng trên những nóc nhà cao nhất của những nhà gác Bờ Hồ. Có phải tất cả những người kia đều đang nghĩ tới Hà Nội.
      Trong những ngày này - mỗi người như cảm thấy muốn tốt hơn với bạn bè, với đồng chí, với những người vừa gặp.
      Không phải là hoà bình đã gắn với hạnh phúc. Nhưng quả thật, với nhiều người, hoà bình đã là một thứ hạnh phúc.
      Hà Nội hôm nay thật nhiều quần áo mới.
       Với hoà bình, cả cuộc sống như được sống lại. Tối 28-1, đi xem biểu diễn ở Nhà Hát lớn. Những nền nếp cũ hiện ra vụng dại. Những nền nếp ấy nó là dấu hiệu của một cuộc sống khác. Cả người biểu diễn lẫn người xem đều hơi loạc choạc. Nhưng rồi lại quen ngay được.
       Tiếp tục ra các khu xa trung tâm. An Dương, màu đỏ lá cờ nổi lên trên màu đỏ của gạch ngói bị vỡ. Và tôi hiểu ý nghĩa của màu đỏ mà chúng ta thường thấy. Em trai tôi kể: Qua Yên Viên, không còn nhận ra gì cả, chỉ thấy cờ đỏ. Cờ đỏ ở trên cây. Cờ đỏ ở một ít nhà còn sót lại.
      Một người đàn ông phá hầm.
      - Bác phá cho tan luôn?
       - Ăn chắc rồi, hoà bình ăn chắc rồi, tội gì mà chẳng phá.
      Trong khi người bố lật những mảnh xi măng từ chiếc hầm bị phá, em  bé ngồi cạnh đấy cũng lật lại mảnh hầm vỡ như nghịch một con ngựa gỗ ở các vườn hoa.
       Hà Nội sẽ phải dọn tới  40 ngàn mét vuông mặt bằng.
29/1
     Một chuyện chả có gì dây dưa đến chiến tranh, một cô gái từ Moskva gửi một bức thư về toà soạn VNQĐ  một ít tư liệu về Napoleon, Hitler và thủ đô nước Nga. Có lúc tôi nghi ngờ, làm gì có ai lúc này còn đọc sử. Nhưng rồi tôi thấy quý mến, nhìn thấy ở đó một việc tôi cũng muốn làm. Lạ nữa, tôi mơ hồ cảm thấy ở đó có một điều gì may mắn đối với nghề nghiệp của mình.
   Một chuyện vui khác mà tôi phải kể với nhiều người. Hôm qua, ngày hoà bình đầu tiên, đi đường, tôi nhặt được 2 quả bóng hơi, thứ bóng trẻ con chơi. Tôi cầm bóng, lòng sung sướng như người cha mang về cho đứa cho nhỏ ở gia đình. Có lẽ nào lại chẳng thấy đối với mỗi người, cuộc sống thật là kỳ lạ. Bất cứ một vật gì bình thường, khi nó thật sự là nó, thì người ngoài nhìn vào, cũng có thể tìm thấy một chút hào hứng.
30/1
     Một chi tiết vui vui nó như dư âm cuối cùng của những ngày qua.
     Kissinger (sau khi ký xong hiệp nghị) bảo:
  --Tôi không có gì để nói với các bạn cả. Và đó quả thật là một điều kỳ lạ.
   Cái chết của một người, khi nó được khắc lên thời gian, không gian theo một cách nào đó (ví như cô bé Tanhia, mà Nixon nhắc khi đến thm Nga) thì nó lại gây ấn tượng hơn cái chết của số đông hàng vạn người khác.
    Một tờ báo Sài Gòn: Hòa bình như một cơn mơ đẹp. Nhưng có được cơn mơ đó, thì người ta đã phải trải qua nhiều ác mộng.
      Thế nào là bản lĩnh? Thế nào là lòng tin? Tôi không thể tin dễ dãi quá, tôi đã tính toán cẩn thận, vậy mà nhiều lúc tôi còn lầm lạc. Tôi đã bao lần bị lừa trong khi trông đợi hoà bình.
       Báo Mỹ: Những vấn đề chiến tranh sẽ không rời bỏ nước Mỹ một thời gian nữa, không biết là đến bao giờ.
      ... Chúng ta đã biến thành rác rưởi của cuộc chiến tranh này.
      Chúng ta không muốn ai dí mũi vào công việc của chúng ta. Và đó là cuộc chiến đấu vĩ đại. Nhưng việc đó không hề bảo đảm rằng chúng ta sẽ biết sống với nhau.
       David Landau: Những phong trào của châu Á quá chú ý tới những hư danh, hơn là cái ý nghĩa thực. Trong cuộc chiến đấu của Việt Nam, người ta đòi bằng được việc Mỹ rút về nước trên danh nghĩa mà không chú ý xem thực chất vấn đề này là gì. Có những cách nào làm việc đó? Có cách nào làm cho Mỹ vừa đỡ mất mặt, vừa được việc cho Việt Nam?
 31/1
     Những chiếc xe bò đổ đất lấp hầm leo lên vỉa hè Hồ Gươm, sắp hàng dài. Tùng bê, đất đổ, gạch đổ, cái hầm cá nhân kia đầy lên.
     Ở khu vực Láng Hạ, những người con gái đi ra lấp hố bom, bằng những cái cuốc, cái xẻng nhỏ như cánh tay của họ.
     Dân Đường sắt kể  nghe tin hoà bình, tàu hoả kéo còi một lúc lâu, người hai bên đường cứ dạt ra.
    Rất nhiều người nghĩ ở một thủ đô khác, chắc là những ngày hoà bình mọi người đã nhảy cả lên. Nhưng cách biểu hiện tình cảm của Hà Nội, của người Việt Nam là lặng lẽ. Mọi người quên đi thật nhanh những gì vốn có mà ngày hôm qua, chính vì thế mà họ cũng không reo lên.
     Hay là đã e rồi mai đây, chẳng có chuyện gì phải reo lên cả.
    Anh có thấy Hà Nội, trong những ngày này, thỉnh thoảng vẫn thoáng qua những bóng áo xanh bộ đội. Anh bộ đội về phép đi qua thủ đô. Luôn luôn có một Hà Nội riêng của những người không phải dân Hà Nội.- Những ngày hòa bình đầu tiên


Tổng số lượt xem trang