Năm Hữu Nghị trở thành Năm Cãi Vã Việt-Trung
The Straits Times
Năm Hữu nghị Việt-Trung đang trở thành năm cãi vã nhau
Ian Storey, viết riêng cho The Straits Times
Ngày 26-5-2009
Để kỷ niệm năm thứ 60 về thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai nước đã và đang chuẩn bị kế hoạch lấy năm 2010 là “Năm của tình Hữu nghị”.
Thế nhưng nếu như đừng để ý gì đến những bước phát triển trong mối quan hệ mới đây, thì tình bằng hữu chắc chắn gần như không có được bao nhiêu.
Việt Nam và Trung Quốc đã bình thường hóa các quan hệ vào năm 1991 sau gần hai thập kỷ đối nghịch, và các mối quan hệ song phương đã được cải thiện kể từ đó.
Thương mại hai chiều đã và đang phát triển mạnh và Trung Quốc giờ đây là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Năm 1999 và 2000, hai quốc gia này đã ký các hiệp ước phân định biên giới đất liền cũng như các đường ranh giới trên biển tại Vịnh Bắc Bộ.
Thế nhưng bất chấp những bước tiến bộ, những mối hoài nghi lẫn nhau vẫn khăng khăng hiện hữu. Cụ thể, Việt Nam đang lo ngại về những biểu hiện tăng cường sức mạnh của người láng giềng khổng lồ của họ.
Trong năm nay, hai loạt biến cố đã và đang mang lại mối quan hệ khó khăn với bằng chứng thấy rõ.
Biến cố thứ nhất có liên quan đến vai trò kinh tế của Trung Quốc tại ViệtNam và dòng chảy tràn ngập hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc vào trong nước. Vào tháng Ba, báo chí Việt Nam cho biết rằng thâm hụt thương mại với Trung Quốc của nước này đã lên tới mức độ ‘báo động’ là 11 tỉ đô la Mỹ, cao gấp 57 lần so với năm 2001. Đề làm cân bằng lại tình trạng thâm hụt thương mại đang ngày càng tăng, Hà Nội đã và đang khuyến khích các công ty của Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam, song điều này không phải lúc nào cũng chứng tỏ là được ưa chuộng.
Ví dụ khi Hà Nội tặng một hợp đồng lớn cho một doanh nghiệp Trung Quốc để khai thác mỏ ô xít nhôm ở Cao nguyên Trung phần, họ đã làm dấy lên một dòng thác lũ những chỉ trích rằng dự án này sẽ huỷ hoại môi trường tại địa phương, chiếm chỗ sinh sống của các dân tộc thiểu số và những công nhân Trung Quốc sẽ tràn ngập khu vực này. Trong những chỉ trích đó cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhà kiến trúc sư 97 tuổi của các thắng lợi quân sự của Việt Nam trước Pháp và Mỹ. Ông đã viết một loạt các thư ngỏ gửi tới chính phủ để nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của vùng Tây Nguyên và cảnh báo chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc tại đất nước này.
Loạt tình tiết rắc rối thứ hai liên quan tới những tranh luận về đường ranh giới trên Biển Đông [Trung Quốc gọi là Biển Nam Trung Hoa] của Việt Nam và Trung Quốc. Hà Nội vẫn tranh cãi về cuộc xâm lăng Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi Đảo Hải Nam của Bắc Kinh năm 1974, trong khi cả hai chính phủ tiếp tục tự nhận là có chủ quyền đối với Quần đảo Trường Sa (các nước Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng cho rằng họ có chủ quyền toàn bộ hoặc một phần quần đảo Trường Sa).Thêm vào đó, Trung Quốc còn tự nhận là có chủ quyền đối với vùng biển giàu dầu lửa và khí gas ngoài khơi đông nam của Việt Nam.
Việt Nam ngày càng trở nên lo sợ trước hành động quả quyết của Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Trung Quốc đã và đang gây sức ép lên các công ty nước ngoài không cho họ tham gia vào các dự án ngoài khơi với Hà Nội tại vùng biển mà Trung Quốc tự nhận là có chủ quyền.
Bắc Kinh cũng đã tăng cường các đội tuần tra trên biển tại Trường Sa và Hoàng Sa. Vào cuối năm 2007, việc thông qua quy định lập pháp ở Trung Quốc về chủ quyền cả hai nhóm quần đảo này đã kích động các cuộc biểu tình chống Trung Quốc của sinh viên Việt Nam.
Ngày 7 tháng Năm, Việt Nam đã gửi một bản tường trình lên Ủy ban của Liên hiệp quốc về các Giới hạn trên Thềm lục địa nhằm khẳng định các tuyên bố chủ quyền của họ đối với những vùng tài nguyên dồi dào trên biển tại thềm lục địa ngoài khơi Việt Nam. Trung Quốc ngay lập tức đã quy cho bản tường trình này như là một hành động xâm phạm chủ quyền quốc gia của họ và kêu gọi ủy ban của Liên hiệp quốc không chấp nhận bản tường trình của Việt Nam. Trong một văn bản, Trung Quốc đã khẳng định ‘chủ quyền không thể tranh cãi, quyền làm chủ tối cao và quyền về pháp lý đối với các đảo trên Biển Đông và những vùng biển liền kề’. Đính kèm theo văn bản ấy là một bản đồ phô ra cho thấy những yêu sách từ lâu của Bắc Kinh đối với hầu như là toàn bộ Biển Đông.
Hà Nội đã phản ứng lại, chỉ trích tấm bản đồ như là thứ không có cơ sở “hợp pháp, lịch sử và thực tế’.
Do những điều kiện không tương xứng về sức mạnh trong các mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, chủ yếu Hà Nội đang dựa vào con đường ngoại giao để giải quyết những tranh cãi của họ với Bắc Kinh.
Hai bên đã lập những nhóm làm việc để thảo luận về những yêu sách chồng lấn của họ, thế nhưng điều này chỉ mang lại chút ít tiến triển.
Việt Nam cũng đã ủng hộ những nỗ lực của khối Asean nhằm làm dịu những xung khắc, trong đó có Bản Tuyên bố về việc Ứng xử giữa Các nước trên Biển Đông năm 2002, bản tuyên bố nầy nhằm mục đích giữ nguyên hiện trạng và khuyến khích các nước tranh chấp tham dự vào các dự án có tính chất hợp tác với nhau.
Một dự án như vậy là Cam kết Cùng Nghiên cứu Địa chấn trên Biển năm 2005 mà trong đó các công ty năng lượng nhà nước của Trung Quốc, Philippines và Việt Nam đã đồng ý thăm dò dầu lửa trong những vùng biển còn đang bị tranh cãi. Tuy nhiên, thỏa thuận đó đã lôi kéo những tranh cãi tại Philippines và đã lặng lẽ bị ngừng lại vào tháng Sáu năm ngoái. *
Bị thất vọng vì thiếu sự tiến bộ trên vũ đài ngoại giao, và lo lắng rất nhiều về hành động khẳng định của Bắc Kinh trên Biển Đông, Hà Nội đã gia tăng tốc độ tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội của họ. Để bảo vệ tốt hơn những chủ quyền lãnh thổ và các quyền lợi kinh tế của họ trên Biển Đông, Việt Nam đã và đang giành ưu tiên cho việc thủ đắc các nguồn lực không quân và hải quân hùng mạnh.
Kể từ giữa những năm 1990, Việt nam đã nhận được 12 chiếc chiến đấu cơ phản lực đa năng Sukhoi do Nga sản xuất, và đầu năm nay đã theo đuổi việc tăng lên gấp đôi tiềm lực không quân của họ bằng việc đặt mua thêm 12 chiếc khác trị giá 500 triệu đô la.
Trong vài ba năm qua, Nga cũng đã giúp Việt Nam tăng cường lực lượng hải quân của họ bằng việc cung cấp sáu chiếc tàu hộ tống và hai chiếc tàu khu trục mang tên lửa có điều khiển.
Vào tháng trước, truyền thông Nga đã tường thuật rằng công ty xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport của nhà nước đã đồng ý về nguyên tắc cung cấp cho Việt Nam sáu chiếc tàu ngầm thế hệ Kilo [chạy bằng động cơ diesel] rất ít gây tiếng ồn trị giá 1,8 tỉ đô la. Vì hiện nay Việt Nam đang quản lý vỏn vẹn có hai chiếc tàu ngầm nhỏ, những chiếc tàu ngầm của Nga này sẽ làm cho Hà Nội có một bước đột phá trong các khả năng chống lại tàu ngầm và chống các chiến hạm, và sẽ hành động như một thế lực cản trở các lực lượng hải quân hùng mạnh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc. Nó cũng sẽ trang bị cho Việt Nam những khả năng cho cuộc chiến tranh dưới biển tiên tiến nhất trong toàn vùng Biển Đông.
“Năm Hữu nghị” có thể cải thiện bầu không khí của các mối quan hệ Trung-Việt song nó không căn bản. Việt Nam sẽ tiếp tục phòng vệ trước sức mạnh quân sự đang phát triển của Trung Quốc.
Tác giả bài báo là thành viên của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á.
Hiệu đính: Trần Hoàng
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
* Mời các bạn xem thêm: – Trang 174:Phản bội Trường Sa ? ; – Trang 169:Chớ có Phản bội trong Thỏa thuận Trường Sa ; – Trang 171:Thỏa thuận Trường Sa là hợp Hiến.
—————————————————–
The Straits Times (Singapore)
May 26, 2009 Tuesday
China-Vietnam’s Year of Friendship turns fractious
----------------
R.Gates: Mỹ “không có quan điểm” gì về những tranh chấp trên Quần đảo Trường Sa
VIT - Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates ngày 01/6 cho biết, Mỹ đã từ chối tham gia vào những tranh chấp đối với Quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của nhiều nước trong khu vực, và hy vọng vấn đề này sẽ được giải quyết một cách hòa bình.
Bài gốc ở đây.
Nhật Bản đi tìm lý luận về sự đe dọa từ Trung Quốc
VIT - Phát biểu trong hội nghị an ninh khu vực châu Á, bộ trưởng Quốc phòng của Nhật nhận định, họ ủng hộ kiến nghị xây dựng một thế giới không có vũ khí hạt nhân của Mỹ, đồng thời yêu cầu phía Trung Quốc phải nhanh chóng giải trừ quân bị.
----------
uh, Mỹ lảng tránh..còn VN...Miền Trung:Ngư trường phong toả, tàu cá nằm bờ (SGTT).
Thông điệp hòa bình của Việt Nam (Thanh Niên).
Đáp ứng nhu cầu nhôm: Khai thác hay tái chế? (Thiennhien.net).
Vệ quốc ở kỷ nguyên “Biên giới mềm” (talawas)
Kyrgyzstan mạnh tay, thương nhân Trung Quốc tháo chạy (SGTT).
Ai khởi kiện đòi Vedan bồi thường cho nhà nước? (PLTPHCM). thật hay .... ai đây ???
Ngôn ngữ của lãnh đạo (bauxitevietnam.info).
----------Kỷ niệm Thiên An Môn
Catholic leader urges China to re-examine Tiananmen massacre
DPA
Hong Kong - The former head of the Catholic Church in Hong Kong Monday called on China to
reassess the Communist Party's official verdict on the 1989 Tiananmen Square massacre.
.... 'I hope they really consider seriously the possibility of a reassessment of the verdict,' Zen said in a speech at the Foreign Correspondents Club in Hong Kong reported by government-run radio station RTHK.
A reassessment of the official verdict, which ruled the action was necessary to maintain China's social stability, would hurt no one and would be 'to the advantage of the whole nation,' Zen argued.
.... Zen was a persistent thorn in the side of the Beijing government during his years as leader of the Catholic Church in Hong Kong and regularly criticising China for its lack of freedom and democracy.
Tens of thousands of people are expected to take part in a candle-light vigil in Hong Kong on Thursday to mark the 20th anniversary of the killings, the only place on Chinese soil where the massacre can be publicly commemorated.
Hong Kong reverted to Chinese rule in 1997 after 156 years as a British colony under a 'one country two systems' arrangement that guarantees political freedoms and the right to demonstrate.
----------
Chinese paper mentions 1989 crackdown, quotes dissident (Roundup)
Một tờ báo nhà nước đã thảo luận vào hôm thứ 2 về ảnh hưởng của cuộc đàn áp phong trào dân chủ năm 1989 tại Trung Quốc tới giới trí thức. Lần đầu tiên báo chí đã chính thức nhắc tới sự kiện này trên phương tiện thông tin tại đại lục trong năm nay, và trích lời của một học giả đối lậpnổi tiếng.
Bản tiếng Anh của tờ báo Global Times, được bán ngoài công chúng tại các sạp báo Bắc Kinh vào thứ 2 đã cho rằng các học giả Trung Quốc ly khai khỏi các tư tưởng Tây phương sau cuộc đàn áp quân sự vào ngày 4/06/1989.
.... The Global Times article, called 'Evolution of Chinese intellectuals' thought over two decades,' did not appear in the newspaper's Chinese edition on Monday.
According to US-based Boxun.com and other dissident websites, Xu presented a paper at the May 10 seminar with a similar title: 'From 1989 to 2009: 20 years of evolution in Chinese thought.'
The Global Times quoted writer Zhang Yiwu as saying Chinese intellectuals were 'more mature now.'
'They no longer think Western thoughts are China's ultimate goal,' Zhang Yiwu said.
The newspaper quoted another CASS scholar, Zhang Liping, as saying Chinese intellectuals 'switched to silence' after the 'June 4 Incident broke out in 1989'.
'Intellectuals no longer discussed 'isms' publicly, and shifted their focus to academic issues. Some people worried that China might slip backward,' Zhang Liping said.
She said political reform and environmental protection 'lag behind economic development', but argued that 'radical reform or revolution is extremely insecure and does not work in China.'
The views expressed in the article appear broadly consistent with the ruling Communist Party's position on gradual political reform without any moves towards multi-party democracy.
The newspaper belongs to the People's Daily group, run by the party, and launched its English edition in April.
Another rights activist who attended the May 10 seminar told dpa earlier that police had questioned some of the participants, but it was not known if Xu was among them.
Charter '08 also urged the setting up of a 'Truth Investigation Commission' to examine the 1989 crackdown and other 'past injustices and atrocities' and to seek 'social reconciliation.'
The 1989 democracy protests ended when troops with tanks and live ammunition moved through Beijing overnight on June 3-4, reportedly killing hundreds of mostly unarmed civilians who allegedly blocked their route.
The crackdown and related issues have remained largely taboo subjects for the government over past 20 years, and are rarely mentioned by state media. ........
------- Giới trẻ TQ không biết gì nhiều về những gì xảy ra 20 năm trước !!!