Thứ Hai, 1 tháng 6, 2009

Tiến tới luật quốc tế về Biển Đông

Tiến tới luật quốc tế về Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam tiết lộ các bên đang bàn thảo một điều luật quốc tế để giải quyết căng thẳng ở Biển Đông.
Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post) xuất bản tại Hong Kong cho hay ông Phùng Quang Thanh đã đưa ra chi tiết này trong bài phát biểu hiếm hoi đọc tại hội nghị an ninh châu Á - Thái Bình Dương tổ chức từ 29/05-31/05 tại Singapore.

Hội nghị có tên Đối thoại Shangri-La, do Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược đặt ở London tổ chức, quy tụ khoảng 22 vị khách cỡ bộ trưởng trở lên, cùng các chuyên gia quân sự của gần 30 nước, trong có Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam.
Khi được hỏi về việc tăng cường năng lực quốc phòng của Việt Nam, ông Phùng Quang Thanh nói bất cứ hành động nào cũng chỉ nhằm mục đích tự vệ.
"Chúng tôi không có ý định gây hại cho bất cứ quốc gia nào."

Ông từ chối không bác bỏ thông tin Việt Nam sẽ mua tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga, mà nhiều người cho là phản ứng trước việc nước láng giềng Trung Quốc phát triển quân đội, và nói: "Chúng tôi hiện còn trong giai đoạn tìm hiểu, nghiên cứu và khám phá triển vọng đối tác".
Báo chí Nga hồi tháng trước loan tin về hợp đồng trị giá 1,8 triệu đôla giữa Hà Nội và Moscow, trong đó Nga bán cho Việt Nam sáu tàu ngầm hạng Kilo. Cũng có tin Việt Nam mua thêm máy bay Sukhoi của Nga.
Bộ trưởng Thanh tái khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc "thúc đẩy hòa bình và ổn định" thông qua ngoại giao quốc phòng.
Ông cũng nhắc lại các nguyên tắc của Việt Nam là không liên minh quân sự; không liên minh với nước này để chống lại nước khác; không cho nước ngoài lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam; không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực trong tranh chấp chủ quyền lãnh thổ; không chạy đua vũ trang, chỉ từng bước hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quốc phòng để phòng thủ, bảo vệ đất nước.
Vấn đề Biển Đông

Trong các tiếp xúc riêng, các nhà nghiên cứu chiến lược quân sự Việt Nam từng bày tỏ quan ngại trước việc Trung Quốc phát triển quân đội, đặc biệt là việc Bắc Kinh cho lập căn cứ tàu ngầm khổng lồ tại đảo Hải Nam.
Trong phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, ông Phùng Quang Thanh nói các tranh chấp lãnh thổ là do "lịch sử để lại" và kêu gọi giải pháp hòa bình thông qua thương lượng, dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế.


Ông nói Việt Nam đang tham gia vào các thảo luận khu vực để tăng tính pháp lý cho một tuyên bố trước đây về Biển Đông mà khối các nước Asean và Trung Quốc đã ký kết.
Tuy nhiên ông bộ trưởng không đưa ra thời gian biểu nào.
Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông ký năm 2002 khi ra đời đã được ca ngợi hết lời vì kêu gọi các quốc gia ký kết không có các hành động làm phức tạp thêm tình hình và gây căng thẳng. Thế nhưng vì không có tính ràng buộc pháp lý, bản tuyên bố này thực chất không có tác dụng ngăn chặn xung đột.
Tình trạng căng thẳng đã leo thang trong thời gian gần đây tại khu vực Biển Đông mà một số quốc gia, trong có Trung Quốc và Việt Nam, tuyên bố chủ quyền.
Một số quốc gia đã tăng cường tuần tra biển trong khi đã có đụng độ giữa tàu của Trung Quốc và của Mỹ. Trong khi đó, Bắc Kinh nhiều lần lên tiếng phản đối việc Việt Nam ký các hợp đồng thăm dò dầu khí tại đây với các công ty nước ngoài.
Chủ đề Biển Đông đã thu hút sự chú ý lớn tại cuộc hội thảo, chứng tỏ những người tham gia cho rằng đây là một trong các nguy cơ đối với an ninh khu vực về lâu dài.
Trung Quốc đã chiếm hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa, trong khi Việt Nam nắm giữ khoảng 30 đảo và bãi cạn tại Trường Sa, nhiều hơn bất cứ quốc gia nào khác trong khu vực.
Khi được hỏi về việc củng cố cơ sở của Việt Nam tại Trường Sa, bộ trưởng Thanh nói các công trình xây dựng chỉ nhằm bảo vệ binh lính trước điều kiện thời tiết xấu chứ không phải mở rộng chiếm đóng.
Nông dân còn ngơ ngác -(TBKTSG) - Quyết định số 497/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay cho nông dân mua vật tư thiết bị sản xuất và xây dựng nhà ở đã ban hành hơn một tháng, nhưng nhiều nông dân vẫn còn “ngơ ngác” với gói kích cầu nông thôn này.

Tổng số lượt xem trang