Thứ Ba, 30 tháng 6, 2009

Phụ nữ di dân tại Hoa Kỳ

Vội vã xoá bỏ nông nghiệp sẽ là sai lầm lớn
(TuanVietNam) - "Việc xoá bỏ nông nghiệp một cách quá nhanh chóng như hiện nay đang làm ở Hà Tây - một vùng nông nghiệp năng động nhất nước ta sẽ là một sai lầm lớn" - GS. Đào Thế Tuấn.



Quyền tiếp cận thông tin, vũ khí hữu hiệu chống tham nhũng
(TuanVietNam) - Không cần phân tích dài dòng, cũng có thể thấy tham nhũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sự đói nghèo, khiến người dân bị khóa chặt trong vòng kiềm tỏa của sự nghèo đói, như khẳng định của ông Peter Eigen, Chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI). Điều này lại càng đúng đối với Việt Nam, một quốc gia mà tại đó, tham nhũng đã được Đảng, Nhà nước đánh giá là “quốc nạn”.


Phụ nữ di dân tại Hoa Kỳ RFA
Vào tháng 5 vừa qua, tổ chức phi chính phủ ở Hoa Kỳ mang tên New America Media đã công bố một kết quả khảo sát về phụ nữ di dân vào Hoa Kỳ do công ty Bendixen & Associates thực hiện. Theo các tài liệu, thì hiện nay, số lượng phụ nữ di dân vào Hoa Kỳ tăng lên đáng kể, tương đương với nam giới.

Phần đông họ đến Mỹ vì gia đình và con cái

Thống kê cho biết, những phụ nữ này thường gặp rất nhiều thử thách trong cuộc sống, nhất là vấn đề ngôn ngữ. Có đến 79% gốc Mỹ Latinh, 73% gốc Việt, 70% gốc Hàn Quốc và 63% gốc Hoa không biết hay nói được tiếng Anh chút ít mà thôi.

Có đến 79% gốc Mỹ Latinh, 73% gốc Việt, 70% gốc Hàn Quốc và 63% gốc Hoa không biết hay nói được tiếng Anh chút ít mà thôi.

Ông Marcelo Viballve

Trong chuyên mục Trang Phụ Nữ kỳ này, Phương Anh ghi lại lời tâm tình của hai phụ nữ Việt mới đến định cư tại Hoa Kỳ, đặc biệt, một trong hai là phóng viên Việt Hà, một thành viên mới của gia đình Á Châu Tự Do.

Ông Marcelo Viballve đại diện tổ chức New America Media cho biết rằng: phần đông, các phụ nữ di dân đến Hoa Kỳ đều chung một mục đích là mong muốn cho con cái và gia đình của họ có một cuộc sống khá hơn.

Thế nhưng họ rất khó hội nhập vào cuộc sống mới và tìm được một việc làm tương xứng với khả năng và trình độ của mình vì không biết tiếng Anh. Ông nói:

Thành phần di dân đa số là phụ nữ, họ tìm kiếm một cuộc sống khá hơn cho bản thân họ, cho con cái và gia đình. Khi chúng tôi làm cuộc khảo cứu về mục đích quan trọng nhất của họ là gì, thì hầu hết đều trả lời rằng cho con cái có một tương lai tốt đẹp và duy trì gia đình, sau hết mới là kinh tế.

Thành phần di dân đa số là phụ nữ, họ tìm kiếm một cuộc sống khá hơn cho bản thân họ, cho con cái và gia đình. Khi chúng tôi làm cuộc khảo cứu về mục đích quan trọng nhất của họ là gì, thì hầu hết đều trả lời rằng cho con cái có một tương lai tốt đẹp

Ông Marcelo Viballve

Họ gặp rất nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống mới, nhất là về ngôn ngữ. Có những phụ nữ có bằng cấp và trình độ văn hóa rất cao tại đất nước của họ. Nhưng khi đến Mỹ, vì không biết tiếng Anh nên phải chấp nhận làm những công việc rất thấp, hay lao động tay chân vì họ không thể học tiếng Anh…

Nói chung, có nhiều trở ngại khó có thể vượt qua được để họ tiếp tục công việc mà họ đã từng làm trên quê hương của họ. Bên cạnh đó , họ cũng trở nên vững vàng và cứng rắn hơn, phải có trách nhiệm nhiều hơn với gia đình .

Họ cho chúng tôi hay rằng, họ phải làm những việc mà đáng lý ra, đó là bổn phận của các ông chồng.

Hầu hết phụ nữ di dân nhận thức được tầm quan trọng của việc học tiếng Anh và rất muốn được quay lại việc học hành. Tiếc thay, họ lại không thể thu xếp thời gian vì bận rộn với việc làm và chăm sóc gia đình.

Nhưng, có lẽ chính vì phải bươn chải và tiếp xúc với xã hội bên ngoài nhiều hơn, nhất là phải làm sao duy trì mái gia đình. Do đó, người phụ nữ di dân hầu như lại đóng vai trò chủ yếu trong gia đình. Ông Marcelo nói tiếp:

Một điều rất thú vị là vai trò của họ thay đổi rất nhanh. Họ gánh trách nhiệm nhiều hơn, giữ vai trò chủ chốt nhiều hơn và trở thành người quyết định về việc chi tiêu trong gia đình .

Có những phụ nữ có bằng cấp và trình độ văn hóa rất cao tại đất nước của họ. Nhưng khi đến Mỹ, vì không biết tiếng Anh nên phải chấp nhận làm những công việc rất thấp, hay lao động tay chân vì họ không thể học tiếng Anh…

Ông Marcelo Viballve

Chính vì thế, vai trò của người chồng cũng khác hơn. Và, dĩ nhiên, thành phần cấu tạo của các gia đình di dân cũng khác hơn. Một điểm đáng nói nữa là các phụ nữ di dân rất gắn bó với con cái và gia đình của họ.

Cũng có những phụ nữ di dân đến Mỹ và cố tình sinh con để mong được ở lại đất nước này, nhưng rất tiếc, điều đó không hề xảy ra và khi đi được hỏi rằng nếu chẳng may, họ bị trục xuất về nước thì họ có để con của họ lại Mỹ không?

Họ đều trả lời rằng không. Họ còn cho biết rằng họ sống với cả cha mẹ chồng hay cha mẹ vợ.

Bên cạnh đó, theo ông Marcelo, một điểm đáng chú ý là những phụ nữ di dân không hề bị kỳ thị nhưng lại không có bảo hiểm về sức khoẻ vì việc làm của họ thấp và không bền vững, ông cho hay:

Họ không hề bị kỳ thị nhưng khó tìm được việc làm thích hợp và hầu hết đều không có bảo hiểm về y tế. Đây là vấn nạn lớn nhất. Vì điều này chứng tỏ có rất nhiều gia đình di dân không được chăm sóc sức khoẻ. Trung Quốc và cộng đồng Latino là hai nhóm di dân có con số không có bảo hiểm y tế cao nhất.

Họ không hề bị kỳ thị nhưng khó tìm được việc làm thích hợp và hầu hết đều không có bảo hiểm về y tế. Đây là vấn nạn lớn nhất. Vì điều này chứng tỏ có rất nhiều gia đình di dân không được chăm sóc sức khoẻ.
Ông Marcelo Viballve

Hai trường hợp

Thưa các bạn, để tìm hiểu thêm về hoàn cảnh phụ nữ di dân vào Mỹ gốc Việt, Phương Anh đã hỏi thăm chị Nguyễn Thị Mai, 40 tuổi, cư ngụ tại thành phố Annandale, bang Virginia, mới theo chồng định cư tại Mỹ được hai năm qua, chị cho hay:

Em không hội nhập được, em gặp khó khăn về ngôn ngữ, mặc dù trước khi đi, em cũng chuẩn bị nhưng em không ngờ là khi tới đây thì em không hội nhập được. Tới đây, mặc dù em đã có bằng lái rồi, nhưng em vẫn không lái xe được…sợ lắm.

Hiện tại, gia đình em sống theo kiểu Việt Nam, ăn uống theo kiểu Việt Nam, con em đi học ở trường thì ăn đồ Mỹ, nhưng về nhà thì ăn đồ Việt Nam. Quan hệ với xã hội bên ngoài thì hầu như em chưa giao tiếp với ai là người Mỹ. Em có học Anh Văn thì em chỉ biết ông thầy giáo em là người Mỹ thôi. Bạn bè là người Việt hết nên cũng không đáng ngại.

Em không hội nhập được, em gặp khó khăn về ngôn ngữ, mặc dù trước khi đi, em cũng chuẩn bị nhưng em không ngờ là khi tới đây thì em không hội nhập được. Tới đây, mặc dù em đã có bằng lái rồi, nhưng em vẫn không lái xe được…sợ lắm.

Chị Nguyễn Thị Mai

Nói tóm lại, em cảm thấy nhiều cái em không thích nghi được nhưng nếu mình quay trở về thì mình lại gặp vấn đề lớn hơn ở Việt Nam nưã.

Em sẽ cảm thấy lạc lõng với mọi người. Em qua đây em cảm thấy lạc lõng nhưng cái lạc lõng này còn chấp nhận được. Cho nên, em cố gắng sống với cuộc sống này vậy thôi.

Và, thưa các bạn, thời gian gần đây, các bạn đã được nghe trên làn sóng của ban Việt Ngữ những giọng nữ ngọt ngào của miền Nam cũng như rất rành rọt của miền Bắc. Đó là tiếng nói của các chị Quỳnh Như, Khánh An và Việt Hà.

Trong 3 chị vừa mới gia nhập RFA, thì Việt Hà là phụ nữ cũng vừa mới theo chồng định cư tại Atlanta, bang Georgia hai năm qua. Nhân nói về những thử thách của phụ nữ di dân, Việt Hà tâm sự:

Trước khi em đến Mỹ, em cũng nghe nhiều về nước Mỹ, cũng đọc nhiều về nước Mỹ, nhưng cái tưởng tượng của mình về nước Mỹ nó chưa đầy đủ, đến khi sang đây thì thực sự là nó khác so với những gì mình tưởng tượng.

Mình cứ nghĩ nước Mỹ phải là những nhà cao tầng với ô tô…Nhưng sang đây thì không như thế…Em không có trở ngai gì về văn hoá Mỹ bởi vì em đã làm việc với người Mỹ khi còn ở Việt Nam, nhưng vì em lấy chồng người Mỹ, cho nên khi em sang đây bạn bè em đều là người Mỹ hết …

Năm đầu tiên em qua đây chẳng có người Việt nào ở quanh mình mặc dù thành phố em ở có rất đông người Việt nhưng em chẳng biết ai hết…Mình không có được rằm Trung Thu, không có bánh dẻo, bánh nướng để ăn.

Trước khi em đến Mỹ, em cũng nghe nhiều về nước Mỹ, cũng đọc nhiều về nước Mỹ, nhưng cái tưởng tượng của mình về nước Mỹ nó chưa đầy đủ, đến khi sang đây thì thực sự là nó khác so với những gì mình tưởng tượng.

Tết thì không có một cảm giác Tết nào hết, không có bánh chưng, không có gì là Tết cả, thay vì mình ăn Tết của mình với sự hào hứng thì đó là Thanks Giving và Christmas.

Xin được bật mí một chút với quí vị rằng: khi còn ở Việt Nam, Việt Hà đã từng là phóng viên của National Public Radio của Hoa Kỳ, thế nhưng, khi chị theo chồng định cư ở Mỹ thì tìm việc làm cũng gặp khó khăn không kém, chị nói:

Thật sự là không dễ dàng chút nào mặc dù em đã có vốn tiếng Anh để giao tiếp đủ nhưng mình cũng phải mất một thời gian vì phải chờ để làm giấy phép đi làm, đâu phải ai cũng đến Mỹ là có giấy tờ ngay đâu.

Phải mất ba, bốn tháng mới có giấy tờ, rồi mới đi kiếm việc làm. Nhưng mình lại không biết lái xe, phải học lái xe, rồi cũng không thạo đường mà đi ra ngoài cho nên cũng khó khăn…cuối cùng thì em làm ở nhà, thông dịch qua điện thoại cho một cơ quan.

Khi em gia nhập gia đình RFA thì em rất vui vì em có thể làm việc với cộng đồng của mình, mình có thể làm việc của mình từ trước đến nay đó là công việc của một nhà báo. mặc dù nó vất vả và căng thẳng, nhưng đó là việc mà em luôn yêu thích từ trước đến nay và lại được làm trong cộng đồng của mình, nên em rất vui.

Trở lại với bản báo cáo của tổ chức New American Media, theo lời ông Marcelo Vibavelle thì:

Bản báo cáo này rất quan trọng, vì nó sẽ giúp cho những nhà hoạch định chính sách ở Washington D.C hiểu biết thêm về tình hình xã hội hiện nay.

Qua đó, các cơ quan chính phủ, các tổ chức thiện nguyện, phải nhận thấy những thử thách mà họ đang gặp phải, để họ tìm cách nào đó giải quyết vấn đề, nhất là về sức khoẻ, để giúp cho các phụ nữ di dân và gia đình của họ.

Các bạn vừa xem một số thông tin về phụ nữ di dân vào Hoa Kỳ.

Có thể nói dầu cho bất cứ sắc dân nào, bất cứ người nào đi chăng nữa, khi buộc phải rời quê hương xứ xở của mình đều phải chấp nhận những khó khăn và thử thách mới.

Mong rằng rồi đây, những phụ nữ di dân vào Hoa Kỳ, trong số đó, một số đông là người Việt Nam, sẽ sớm có cuộc sống tốt hơn. Phương Anh xin dừng nơi đây. Hẹn gặp quí vị vào kỳ sau.

----------

Các nhà tranh đấu dân chủ VN chỉ trích vụ bắt giữ LS Lê Công Định VOA

Chi cục quản lý thị trường Hà Nội khẳng định, mẫu xét nghiệm quần áo Trung Quốc chứa dưới 2% formadehyde. Cơ quan này đang lúng túng vì Việt Nam chưa có tiêu chuẩn đánh giá độc tố trong quần áo trẻ em nhập khẩu.>Nhiều bà mẹ trẻ em tẩy chay quần áo Trung Quốc, Siết chặt kiểm tra mua bán quần áo Trung Quốc, Nhiều quần áo, đồ trẻ em Trung Quốc chứa chất độc, Quần áo trẻ em Trung Quốc...



Thép Trung Quốc đang chực vào Việt Nam
Wednesday's deadline will bring an end to lingering uncertainty over the intentions Rio Tinto's biggest shareholder, which has persisted since the beginning of the month



Tổng số lượt xem trang