Thứ Ba, 14 tháng 7, 2009

Ðảng cộng sản Việt Nam “phản thùng” Nguyễn Tiến Trung?

Ðảng cộng sản Việt Nam “phản thùng” Nguyễn Tiến Trung?
<<<::: đọc rùi bỏ.... nghe ghê quá... đúng là chính trị muôn đời vẫn bẩn thỉu >>>

Thiên Ðức

Tác giả Thiên Đức - Foto: LDĐ

Tác giả Thiên Đức

Cho dù đã trở thành công dân Mỹ, tôi vẫn là người gốc Việt Nam, do đó cứ cho là tôi có quyền tin tưởng vào báo chí của cộng sản Việt Nam (csvn) nói hoàn toàn đúng sự thật.

Bài viết sau đây dựa vào tài liệu chính thức của báo công an, vì thế không ai có thể chụp mũ tôi là kẻ phản động, tuyên truyền chống phá nhà nước hay là “thân cộng” về vụ án Nguyễn Tiến Trung.

1) – Báo công an nhân dân 07/07/2009 viết:

Ngày 7/7/2009, được sự phê chuẩn của Viện KSND tối cao, Cơ quan An ninh Ðiều tra – Bộ Công an đã tiến hành bắt tạm giam, khám xét chỗ ở Nguyễn Tiến Trung và Trần Anh Kim theo Ðiều 88 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ðây là hai nhân vật đã có những hành vi rất nguy hiểm, chống phá đất nước.

Sinh năm 1983 tại TP HCM, ngay từ khi còn học tại Trường Ðại học Bách khoa TP HCM (năm 2001), Nguyễn Tiến Trung đã bộc lộ tư tưởng chống đối Nhà nước. Ðến năm 2002, Trung sang Pháp du học… (http://www.cand.com.vn/vi-VN/phapluat/2009/7/115933.cand)

Ở đây có hai điểm cần chú ý là:

- Vào thời điểm năm 2001 Nguyễn Tiến Trung là đoàn viên ưu tú của Ðoàn Thành Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh (TNCSHCM) cũng là đối tượng gia nhập Đảng csvn trong tương lai.

ClipNguyễn Tiến Trung có tư tưởng chống đối nhà nước tại sao đảng csvn không truy tố đương sự theo hình luật vn điều 88? Trái lại còn cấp bằng khen? Phải chăng đảng csvn đã chấp nhận cho đương sự có tiếng nói khác biệt, đồng hành với đảng, cùng chung tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Ðảng csvn đã tạo thuận lợi cho Nguyễn Tiến Trung du học tại Pháp chứ không ngăn chận như trường hợp luật sư Lê Thị Công Nhân tại Mộc Bài, Hà Nội hay ông Mai Thái Lĩnh tại Tân Sơn Nhất Sài gòn gần đây

2) – Tại Pháp trong tư cách là đoàn viên đoàn TNCSHCM, Nguyễn Tiến Trung đã viết bức thư ngỏ của một sinh viên bình thường gởi cho bộ giáo dục cũng như Đảng csvn có nội dung trích đoạn chính nguyên văn như sau:

Với tư cách là công dân của nước Việt Nam, một người sinh viên vẫn đang là một thành viên của Ðoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, em có những kiến nghị như sau để cho thầy và các vị lãnh đạo xem xét:

Về mặt giáo dục:

(…) Bãi bỏ các môn học chính trị không thiết thực và không đúng đắn nữa trong bối cảnh hiện nay. Ðó là các môn Triết học Mác Lênin, Kinh tế chính trị, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Ðảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Nếu có dạy Triết học thì nên chỉ ra cái hay, cái chưa hay của tam giáo Nho, Phật, Lão, đạo Thiên Chúa, chủ nghĩa Mác Lênin và các triết gia phương Tây để tránh cho thế hệ trẻ cái nhìn phiến diện, một chiều. Nếu muốn dạy tư tưởng Hồ Chí Minh thì trước hết phải thực hiện những gì trong tư tưởng Hồ Chí Minh như tự do, dân chủ, đa nguyên, đa đảng. Không thể nói mà không làm, không thực hiện nhưng bắt người khác phải nghe theo (…).

Về mặt chính trị, xã hội:

1. Một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh không thể chỉ có một Ðảng lãnh đạo vì như thế rõ ràng là bất công, độc tài và lạm dụng quyền lực. Ðảng cộng sản cần phải chứng tỏ mình là sự lựa chọn của nhân dân qua bầu cử thật sự tự do, thật sự công bằng, thật sự dân chủ. “Vàng thật không sợ lửa”, nếu “ý Ðảng” chính là “lòng dân” thì dân sẽ bầu cho Ðảng lãnh đạo. Khi đó Ðảng sẽ có cơ hội đập tan cáo buộc là độc tài, và “các thế lực thù địch” sẽ không thể “lợi dụng chiêu bài nhân quyền, dân chủ” để chống phá. (http://danluan.org/node/1851)

Bức thư được phổ biến công khai và rộng rãi trong suốt thời gian dài thế nhưng 3 triệu đảng viên csvn, và cả một hệ thống báo đài Việt Nam, tính luôn cả hệ thống đoàn TNCSHCM không hề có một bài phản biện theo nội dung mà Nguyễn Tiến Trung nêu ra. Sự kiện này có thể lý giải theo hai trường hợp sau đây:

- Ðảng, đoàn, và báo chí Việt Nam không đủ sức, không đủ tâm và tầm để phản biện theo đúng nội dung bức thư ngỏ của Nguyễn Tiến Trung.

- Ðảng csvn đã mặc nhiên chấp nhận vai trò có tiếng nói khác biệt của thanh niên đoàn TNCSHCM.

3) – Thời gian học ở Pháp. Nguyễn Tiến Trung trong vai đoàn viên TNCSHCM đã tổ chức “Marathon nối vòng tay lớn” cho Việt Nam.

Ðiểm đặc biệt ở đây Nguyễn Tiến Trung không hề sử dụng hay đứng chào cờ vàng ba sọc đỏ, Nguyễn Tiến Trung đã tạm mượn cờ Việt Nam cổ xưa trong suốt hành trình Marathon, nhưng khi về Việt Nam Nguyễn Tiến Trung chấp nhận đứng dưới lá cờ đỏ như bao người khác. Ðây là bằng chứng rõ nét nhất chứng tỏ Nguyễn Tiến Trung không hề đứng trong hàng ngũ chống phá (?) đất nước tại nước ngoài.

4) – Sau khi học thành tài, Nguyễn Tiến Trung chấp nhận về nước để phục vụ quê hương, công an Việt Nam đã đón tiếp ân cần và nồng ấm, không hề “ưu ái” tặng “cứt” “dầu nhớt” như đã từng làm đối với Trần Khải Thanh Thủy hay Hoàng Minh Chính.

5) – Tại đám tang ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Tiến Trung công khai xác nhận là thành viên đảng Dân Chủ, đi theo con đường phản bội tổ quốc của ông Hoàng Minh Chính, trước dàn chào của công an Việt Nam.

6) – Vào tháng 2 năm 2008 Nguyễn Tiến Trung trúng tuyển nhập ngũ, đã viết bảng lý lịch, cũng như chụp hình ảnh xác nhận rõ ràng là thành viên chính thức của đảng Dân chủ Việt Nam.

Theo nguyên văn báo công an đã dẫn ở trên cho biết như sau:

Bên cạnh đó, Trung còn kích động sinh viên, thanh niên biểu tình gây rối tại Hà Nội và TP HCM trong các ngày 9, 16, 23/12/2007, và ngày 29/4/2008. Mặc dù đã được các đoàn thể quần chúng, chính quyền, cơ quan chức năng ở địa phương động viên, giáo dục, nhưng Nguyễn Tiến Trung vẫn không nhận ra sai trái, mà lại còn tiếp tục hoạt động với thái độ ngày càng hung hăng, trắng trợn, thách thức luật pháp theo sự chỉ đạo của bọn phản động nước ngoài.

Ngày 5/3/2008, Nguyễn Tiến Trung trúng tuyển nghĩa vụ quân sự, và nhận nhiệm vụ tại Trung đoàn Gia Ðịnh, Bộ Chỉ huy Quân sự TP HCM. Trong hơn 1 năm ở môi trường quân đội, Nguyễn Tiến Trung nhiều lần được các cấp lãnh đạo đơn vị giáo dục, nhưng Trung vẫn không từ bỏ tư tưởng chống đối, vẫn duy trì liên lạc với Nguyễn Sĩ Bình, Nguyễn Xuân Ngãi, Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức và các đối tượng chống đối khác.

Nguyễn Tiến Trung đã nhận các tài liệu phản động như “Hiến pháp”, “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Ðảng dân chủ Việt Nam” rồi chuyển cho Lê Công Ðịnh nghiên cứu, chỉnh sửa. Vào thời điểm này, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề bạt lên làm “Ban thường vụ trung ương”, đồng thời là “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của “đảng dân chủ Việt Nam”.

Ðược nước, Trung biểu lộ thái độ chống đối qua các hành vi như, không thực hiện nhiệm vụ được cấp trên phân công, không đọc 10 lời thề của Quân đội nhân dân Việt Nam, tiết lộ bí mật hành quân. Sau nhiều lần nhắc nhở, kiểm điểm, cảnh cáo, cuối cùng Nguyễn Tiến Trung đã bị loại ngũ vào ngày 6/7/2009.

Các điểm cần ghi nhận trong bài báo này là:

- Từ ngày 5/3/2008 đến ngày 29/4/2009 Khoảng thời gian này, Nguyễn Tiến Trung mới bắt đầu nhập ngũ, nằm trong giai đoạn huấn luyện thể chất và kỷ luật quân đội, thế mà Nguyễn Tiến Trung vẫn có thể liên lạc bên ngoài để tổ chức tham gia biểu tình gây rối tại Saigòn chống rước đuốc Trung Quốc, thật là tài giỏi, không coi kỷ luật quân đội ra gì cả.

- Trung từ chối lời thề trong quân đội là: Xin thề: Hy sinh tất cả vì tổ quốc Việt Nam; dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam, phấn đấu thực hiện một nước Việt Nam hòa bình độc lập và xã hội chủ nghĩa, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

Nguyễn Tiến Trung cho rằng lời thề này trái với lời thề do Hồ Chí Minh đưa ra “Trung với nước, hiếu với dân” hoàn toàn không có Đảng csvn.

Sự tuyên thệ là một thủ tục bắt buộc cho bất cứ ai đứng dưới hàng ngũ quân đội nhân dân, Nguyễn Tiến Trung từ chối không thi hành, nhưng lại không bị kỷ luật như là bắt giam, cách ly, hay bị truy tố ra tòa án quân sự vì trái lệnh cấp chỉ huy trực tiếp. Nguyễn Tiến Trung vẫn sinh hoạt bình thường suốt thời gian nghĩa vụ quân sự từ ngày 5/3/2008 đến ngày 6/7/2009 (một năm bốn tháng).

- Thời gian tại ngũ Nguyễn Tiến Trung vẫn được thoải mái để tham gia sinh hoạt đảng Dân chủ như là: “Nguyễn Tiến Trung đã nhận các tài liệu phản động như “Hiến pháp”, “cương lĩnh”, “điều lệ” của “Ðảng dân chủ Việt Nam” rồi chuyển cho Lê Công Ðịnh nghiên cứu, chỉnh sửa. Vào thời điểm này, Trung được Nguyễn Sĩ Bình đề bạt lên làm “Ban thường vụ trung ương”, đồng thời là “Phó tổng thư ký” phụ trách thanh niên của “đảng dân chủ Việt Nam” (theo báo Công an đã dẫn)

- Theo lời tường thuật của cô Hoàng Lan bạn gái của Nguyễn Tiến Trung với đài BBC như sau: (http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/07/090707_hoanglan_nguyentientrung.shtml)

BBC: Trong những ngày anh Trung còn trong quân ngũ chị có thấy anh Trung tỏ ra lo lắng về tương lai, về các sức ép phải chịu hay không?

Hoàng Lan: Dạ, hoàn toàn không, trong quân đội thì anh Trung đọc sách nhiều, có rèn luyện thể lực, học võ thêm, học tiếng anh thêm. Lan có một số lần nói chuyện điện thoại nhưng không thấy anh Trung mất tinh thần hay có hối tiếc gì cả. Lan thấy rằng thời gian trong quân đội là thời gian anh Trung có cơ hội học hỏi thêm, rèn luyện thể lực và bản lĩnh của mình.

Tổng kết hoạt động của Nguyễn Tiến Trung theo tinh thần bài báo công An như sau:

- Thời gian tại ngũ Nguyễn Tiến Trung, không chấp hành quân kỷ, không tuyên đọc lời thề, công khai xác nhận là đảng viên đảng dân chủ khác với đảng csvn, hoàn toàn được tự do tham gia biểu tình gây rối ngoài xã hội, thoải mái lên internet sinh hoạt đảng phái, nối kết với những kẽ phản động nước ngoài và trong nước. Trung không hề bị giám sát, quản chế, biệt giam hay bất cứ hình thức kỷ luật nào, trái lại còn được quân đội ưu ái tạo điều kiện cho có thời gian yên tĩnh để đọc sách, học anh ngữ, học võ rèn luyện thân thể. Như vậy Nguyễn Tiến Trung thuộc vào loại lính “Cha”, lính “Ông nội” chứ đâu phải lính bình thường.

- Từ ngày trở về Việt Nam 5/8/2007 đến ngày 5/3/2008 là ngày trúng tuyển nghĩa vụ, thời gian vừa tròn 6 tháng, Nguyễn Tiến Trung trên đất nước Việt Nam được thoải mái đi từ Nam ra Bắc công khai hoạt động chính trị đảng phái, tham dự, tổ chức biểu tình vào các ngày 9, 16, 23 tháng 12 năm 2007 phản đối Trung Quốc lấn chiếm Hoàng Trường Sa, tự do gặp gỡ bất cứ ai kể cả hòa thượng Thích Quãng Ðộ, ông Nguyễn Hộ là những người đang bị quản thúc nghiêm ngặt thế mà Trung vẫn không hề bị bất cứ sự ngăn cản nào từ phía công an.

Với thành tích kể trên có thể kết luận rằng Nguyễn Tiến Trung là thanh niên “dân chủ” có bảo kê thứ thiệt, một loại hình hoạt động dân chủ có “môn bài” mặc định của Đảng csvn. Hay nói một cách khác đảng cộng sản Việt Nam đã công nhiên chấp nhận sự hiện diện đảng Dân chủ Việt Nam như là người bạn đồng hành trong suốt quảng trình kiến tạo nền “dân chủ định hướng XHCN” dưới tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh.

Phải chăng vì vậy mà trong dịp kỷ niệm 3 năm ngày phục hoạt đảng 1/6/2006 – 1/6/2009 ban Thường vụ Trung Ương đảng Dân Chủ Việt Nam (DCVN) ra thông điệp:

Với chủ trương dân chủ, đoàn kết và phát triển, Ðảng Dân Chủ mong muốn toàn thể đồng bào hợp sức cùng chính quyền giải quyết những khó khăn và bất đồng một cách hòa bình, trên tinh thần xây dựng và tuân thủ pháp luật. Có như vậy đất nước ta mới có thể mau chóng khai thông những bế tắc hiện nay và tận dụng mọi cơ hội để phát triển. (http://ddcvn.org/index.php?option=com_content&task=view&id=286&Itemid=1 )

Ðây là một đảng phái ôn hòa, thân hữu mong muốn hợp tác song hành với Đảng csvn chứ không phải là đảng phái đối lập hay đối kháng, cho dù hiện nay Đảng csvn đang bán đất bán biển cho ngoại bang, “rước voi về dày mả tổ” qua việc khai thác Bauxite tại Tây Nguyên.

Ðảng Dân chủ không tranh giành hay lật đổ vị trí lãnh đạo của Đảng csvn mà chỉ là muốn hợp tác xây dựng trong vòng pháp luật dưới sự chỉ đạo cs mà thôi. Vậy làm sao đảng DCVN có được tham vọng “âm mưu lật đổ nhà nước và đảng csvn” bằng một bản hiến pháp dang dở trên không gian ảo, như lời tố cáo của báo công an trong ngày bắt thành viên đảng Dân Chủ khác là Lê Công Ðịnh?

Vì vậy, nếu có những tiếng nói mạnh mẽ phản kháng của thành viên đảng Dân chủ thì đó là quan điểm từng cá nhân chứ không phải là quan điểm chính thức của đảng Dân chủ chăng?

Nhờ lời kêu gọi hợp tác chân tình của đảng DCVN mà một số sự kiện xảy ra tức thời trên dưới mười ngày sau đó như là một loại “quả báo nhãn tiền”:

- Ngày 13/6/2009 bắt ls. Lê Công Ðịnh là thành viên chính thức đảng DCVN.

- Ngày 7/7/2009 bắt tạm giam Nguyễn Tiến Trung Phó Tổng thư ký phụ trách thanh niên đảng Dân chủ Việt Nam và Trần Anh Kim Phó Tổng thư ký đảng Dân chủ Việt Nam.

Xét quá trình từ năm 1944 đảng DCVN và đảng CSVN đã từng gắn kết nhau song hành với nhau trên nhiều chặng đường thăng trầm của lịch sử. Giờ đây Đảng csvn bắt giam gần như trọn bộ thành phần cốt cán công khai của đảng DCVN, hành vi này chứng tỏ Đảng csvn chính thức “phản thùng” người em “song trùng” là đảng DCVN vậy!

Mình với ta tuy hai mà một,

Ta với mình tuy một mà hai. (Tản Ðà)

Thôi thì mình tạm thời chết vì ta, cho qua đại hội đảng XI vậy. Ðây cũng là nghị quyết chấm dứt “trò chơi dân chủ” tại Việt Nam, kể cả loại dân chủ dưới cờ đỏ sao vàng cùng chung đảng trưởng Hồ Chí Minh•

* Bài nhận được từ tác giả

----------


Bị can Phạm Tiến Dũng trong vụ PMU 18 đã chết
Sau năm ngày điều trị trong Bệnh viện 19/8 Bộ Công an, Phạm Tiến Dũng, 1 trong 11 bị can của vụ PMU 18 đã chết vì các biến chứng của bệnh tiểu đường.


- Công luận thế giới tiếp tục quan tâm đến cuộc chiến chống bauxite của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp (RFI).

Chính trị (Phạm Quỳnh) Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922 – 1932 – NXB Tri thức (chungta.com).

- TP.HCM: Nhiều ngành “vào cuộc” quản lý lao động nước ngoài (VNN).

- Linh mục Nguyễn Văn Lý và thư ngỏ của các nghị sĩ Mỹ (VOA).

- Nguyễn Xuân Nghĩa cùng đồng bọn chống phá Nhà nước như thế nào? (LĐộng).

- Đình chỉ nhà thầu liên quan sự cố sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ (NLđộng).

- Khoảng cách giữa tinh thần của luật và sự thực thi (TBKTSG).

- Sứ quán Trung Quốc ở nhiều nước bị tấn công (PLTP).

- Cạnh tranh Trung – Ấn (BBC).

- Sau Cách mạng 1789 sẽ là 2009? (TuanVietnam).

-------------

Những báo cáo kỳ lạ

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, nhiều dự án xây dựng khu công nghiệp đóng tàu được tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Vinashin đăng ký, động thổ rồi… để đó.


Những mô hình mới nổi trong khủng hoảng kinh tế

(TuanVietNam) - Vượt ra ngoài những xì xầm xung quanh sự bùng nổ hay tàn lụi hiện nay, chúng ta cũng nhận ra được những vận động mạnh mẽ đang từng ngày tạo nên bối cảnh mới với sức biến đổi khôn lườn sẽ dẫn tới sự hình thành của những mô hình phát triển mới.


Tổng số lượt xem trang