LHQ đề nghị Việt Nam xây dựng "lộ trình minh bạch" (LD)
Năm tấn cánh gà nhiễm khuẩn đã bị bán ra thị trường NLĐO
Liệu Việt Nam có khởi kiện Bộ Thương mại Mỹ?
BBC: Căng thẳng tại Tu viện Bát Nhã
Một con người 'quyết liệt' - Hồi ký của Nguyễn Hộ ◄◄ - QD CS lấy từ x-cafe
TGĐ Vietnam Airlines bị khiển trách
Môi giới dầu lửa cẩu thả mất 10 triệu đôla
Nhật thông qua dự luật về chủ quyền quần đảo tranh chấp VOV News
Ngày 3/7, Thượng viện Nhật Bản đã thông qua dự luật tái khẳng định chủ quyền đối với bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril đang tranh chấp với Nga
Lựa chọn khó khăn (Thanh Hương) e-ThongLuan
Trung Quốc kiên trì tìm chỗ đứng cho đồng Nhân dân tệ
CSVN không ‘phê chuẩn’ trọn vẹn Công ước quốc tế chống tham nhũng Nguoi-Viet Online Tuy tham gia nhưng nhà cầm quyền CSVN lại không chấp nhận toàn vẹn bản công ước mà lại nói “không bị ràng buộc bởi khoản 2 Ðiều 66 công ước.
Vietnamese premier sued again over bauxite projects
Tại sao văn hóa "suy dinh dưỡng"?
'Khắc phục tình trạng ngại va chạm khi gần đến đại hội Đảng' VnExpress.net
> Khai mạc hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Vietnamese Communist Party closes major meeting HANOI, July 4 (Xinhua) -- The Communist Party of Vietnam's ...
<<<<::: để ý nha, TQ theo dõi rất sát sao đại hội này ... vậy thì seo.... phe nào sẽ thắng thế.... có câu trả lời rùi nha >>>>
2. Bế mạc Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X VNMEDIA
Chiều 4/7, Hội nghị toàn thể lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đã hoàn thành chương trình đề ra, sau một tuần làm việc khẩn trương.
(4/7/2009)
Xã hội ổn định, dân chủ, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ (vnn)
Tin và bình luận của GS Trần Hữu Dũng: Vietnam: Heading into China's orbit (Straits Times 4-7-09) -- Xã luận trên báo Singapore cho là VN đã chấp nhận chui vào quỹ đạo của Tàu! (v-s).
Thêm một dấu hỏi nghi ngờ về tương lai của đồng USD
Việt Nam đang rơi vào quĩ đạo của Trung Quốc
The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday
Người dịch: Trần Hoàng
Thông thường các vị tướng không phải là những người yêu thích các cây cỏ thiên nhiên, nhưng vị anh hùng thời chiến Võ Nguyên Giáp đã gây xôn xao gần đây khi ông công khai phản đối nhà cầm quyền Hà Nội về việc chấp thuận kế hoạch khai thác tài nguyên bauxite ở Tây Nguyên.
Trong một đất nước nơi mà người dân thông thường bị tù vì việc chỉ trích chính sách của nhà nước, hành động bất ngờ của Đại tướng Giáp điểm tô cho thấy xã hội dân sự ở Việt Nam đang can dự vào ra sao. Được sự hỗ trợ bởi những người chỉ trích khác, tướng Giáp đã nói kế hoạch 15 tỉ đô la của Hà Nội để khai thác tài nguyên bauxite sẽ làm tổn hại môi trường Tây Nguyên, di dời chỗ ở của các nhóm dân tộc thiểu số, và đe dọa an ninh quốc gia.
Sự bộc phát cơn giận của Đại tướng Giáp – người mà trong những ngày còn phong độ đã từng đánh thắng quân đội Pháp và Mỹ – mang đầy ý nghĩa. Giữa Việt Nam và Trung Quốc, sự căm ghét như thể đào đất đổ đi. Chỉ an bình được trong một khoảng thời gian làm bạn bè vào những năm 1960, Trung Quốc đã từng đô hộ Việt Nam 1000 năm. Cả hai quốc gia đã từng giao tranh trong một trận chiến ngắn ngủi năm 1979.
Tuy vậy, dù có mối nghi ngờ thâm căn cố đế về nước láng giềng phương bắc, chính phủ Việt Nam đã chấp thuận từ lâu thỏa thuận buôn bán bautxite với Trung Quốc [2]. Điều nầy đã nhấn mạnh một mối quan ngại thích đáng: Chiến lược lớn của Trung Quốc là sục sạo khắp thế giới để tìm các tài nguyên năng lượng và khoáng sản quan trọng mà không cần quan tâm tới các hậu quả liên quan.
Một bài báo trong tập san đối ngoại đã bàn luận rằng Trung Quốc đã và đang điều chỉnh cho chính sách đối ngoại của họ sao cho thích hợp với chiến lược phát triển bên trong nước tới một mức độ chưa từng có trước đây bằng cách khuyến khích các công ty quốc doanh do nhà nước làm chủ đi tìm kiếm các hợp đồng ở Phi Châu. Điều đáng lo ngại là Trung Quốc đang chạy đuổi theo các hợp đồng như thế — và cung cấp hối lộ tiền bạc, trợ giúp chính trị cho bất cứ ai ở quốc gia ấy ủng hộ việc làm của họ — trong lúc xem nhẹ, không chú ý gì tới các vấn đề như vi phạm nhân quyền, buôn bán vũ khí và làm xuống cấp môi trường sống.
Chiến lược phát triển của Bắc Kinh với bất cứ giá nào vẫn có khả năng nổi lên như một sự có lợi cho cả hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc. Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta [1]. Gần đây, Hà Nội đã gần như đi theo hướng nầy, và đang nói rằng Hà Nội sẽ xem xét lại tác động môi trường của dự án nấy và sẽ trì hoãn việc khai thác trên diện rộng.
Tuy vậy, trong sự tính toán sau cùng nầy, hấp lực của nền của nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chứng tỏ quá mạnh mẽ mà Hà Nội không thể nào chống lại được. Việt Nam hiện đang ở trong những tình trạng nguy nan của sự tuyệt vọng về kinh tế. Các khoản đầu tư trực tiếp của ngoại quốc (FDI) đã và đang giảm xuống, trong lúc Hà Nội đang bị thâm thủng thương mại với Trung Quốc. Trung Quốc là bạn hàng thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Người ta chỉ cần nhìn vào lịch sử của Úc gần đây để tiên đoán tình thế đối diện với Trung Quốc của Việt Nam. Sau khi bỏ túi những mối lợi to lớn từ việc bán các tài nguyên cho Trung Quốc, chính sách đối ngoại của Úc hiện nay đang nghiêng hẳn hướng về Trung Quốc và xa lìa khỏi nước Mỹ, một đồng minh truyền thống của họ. Điều tương tự như thế đang áp dụng cho Việt Nam; có sự phản đối của người trong nước hay không, thì thỏa thuận bauxite nầy chẳng bao lâu nữa sẽ đẩy Việt Nam gần hơn vào quỹ đạo của Trung Quốc.
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2009
————-
Lời Bình của Trần Hoàng:
[1] Báo chí VN viết: “Khai thác bauxite là kế hoạch lớn của đảng và nhà nước ta, có từ hồi đại hội 9”, năm 2001. Nếu thế, theo quan điểm của bài báo nầy, thì việc khai thác bauxite là đi theo một kế hoạch tình nguyện rơi vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc của VN đã có từ hồi 2001!
[2] Ở đoạn văn nầy, ta thấy tác giả bài báo rất nhầm lẫn, tác giả viết rằng: “Cả hai quốc gia vẫn có thể có được phúc lợi một cách thương mại từ mối liên doanh mỏ bauxite, nếu như Hà Nội trở nên nhạy bén hơn nữa tới những điều quan ngại đã được nêu lên bởi Tướng Giáp và những ngươi ủng hộ ông ta…”
Tác giả không hiểu rằng: đại tướng VNG và những người phản đối kế hoạch bauxite hoàn toàn không muốn Trung Quốc (hay bất cứ nước nào) khai thác bauxite ở Tây Nguyên. Tướng Giáp và nhóm phản đối khai thác bauxite đưa ra 4, 5 điểm chính để hổ trợ cho quan điểm của họ.
_Trước hết, họ phản đối không muốn cho TQ khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì mặt an ninh quốc phòng.
_Kế đến là việc khai thác bauxite ảnh hưởng lớn đến vấn đề môi trường và gây thiệt hại trên mức độ quá lớn và quá lâu dài cho sinh thái, ô nhiễm nguồn nước tiêu dùng, ảnh hưởng sức khỏe người dân, không có chỗ chứa các loại bùn quá độc hại, …
_Thứ ba là về mặt kinh tế, việc khai thác là không có lợi vì VN phải đầu tư vốn vào quá lớn. Thí dụ VN không có đập thủy điện đủ cung ứng cho khai thác, rồi mặt tốn tiền nhiều nhất là VN cần phải xây 270 Km đường xe lửa để chuyển vận bột nhôm ra hải cảng tốn ít lắm là 5-7 tỉ đô la, rồi phải đầu tư xây hải cảng cho TQ chở nhôm về nước của họ tốn ít nhất là 2 tỉ Mỹ kim. (tổng giám đốc tập đoàn Than và Khoán Sản VN cũng cho rằng việc lời lỗ chỉ là 50/50). Chưa kể giá bột oxit nhôm là do TQ quyết định và hiện nay các hãng TQ đang bán lỗ vì không ai mua bột nhôm do kinh tế xuống.
_Thứ Tư là yếu tố văn hóa xã hội. Việc di dời người dân tộc ra khỏi mảnh đất của họ là không thể chấp nhận được.
Tóm lại, ở đoạn văn nầy, tác giả không am hiểu về sự nguy hại của khai thác bauxite đối với người VN trong các mặt : an ninh, môi trường, kinh tế, văn hóa xã hội, và sức khỏe.
http://www.lantabrand.com/cat1news1282.html
——————-
The Straits Times (Singapore)
July 4, 2009 Saturday
Vietnam: Heading into China’s orbit