Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã bế mạc

VIỆT NAM - Tu viện Bát Nhã: Các thiền sinh cầu cứu chủ tịch Nước và chính phủ RFI


Đại dịch HIV/AIDS có xu hướng gia tăng ở VN
(NLĐ)- Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS, tính đến ngày 16-6-2009, tại nước ta, số trường hợp nhiễm HIV hiện còn sống là 146.611 người, số bệnh nhân AIDS là 31.889 người, 42.771 trường hợp nhiễm HIV đã tử vong




01/2011: Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI
hoi-nghi-TU.jpg
Hội nghị TƯ lần thứ 10 khóa X đã bế mạc hôm nay tại Hà Nội. Ảnh: chinhphu.vn
Hội nghị Trung ương lần thứ 10 đã quyết định thành lập tiếp 3 tiểu ban: Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Tổng kết việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XI.
Hôm nay, ngày 4/7/2009, Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã bế mạc. Sau một tuần làm việc khẩn trương chiều (4/7), Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã hoàn thành chương trình đề ra. Hội nghị biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991); Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020; thông qua định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội đảng các cấp.
Toàn văn bài phát biểu Bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X của Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh:
Thưa các đồng chí Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Sau một tuần làm việc khẩn trương, Hội nghị toàn thể lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) đã hoàn thành chương trình đề ra. Hội nghị đã tập trung trí tuệ, thảo luận sôi nổi, thẳng thắn, dân chủ với tinh thần trách nhiệm cao, đóng góp nhiều ý kiến phong phú và sâu sắc; đánh giá cao công tác chuẩn bị, hoan nghênh các ý kiến đóng góp tâm huyết của các tổ chức, tập thể và cá nhân trong quá trình chuẩn bị các đề án. Hội nghị biểu thị sự đồng tình cao với các nội dung tiếp thu và giải trình của Bộ Chính trị về Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991); Đề cương chi tiết Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 và xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020; thông qua định hướng chuẩn bị Đại hội XI của Đảng và đại hội đảng các cấp.
Những nội dung thảo luận và quyết định tại Hội nghị Trung ương lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng, là một bước rất cơ bản chuẩn bị cho Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, đáp ứng những đòi hỏi của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Thưa các đồng chí,
Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, là ngọn cờ chiến đấu của Đảng và của dân tộc, là nền tảng lý luận, nền tảng tư tưởng và chính trị định hướng cho mọi hoạt động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong từng thời kỳ cách mạng. Thực hiện Cương lĩnh năm 1930, Đảng ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện đã lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ và giành được những thắng lợi vĩ đại : làm cuộc Cách mạng Tháng Tám thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà nay là nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; đánh thắng các cuộc chiến tranh xâm lược, xoá bỏ chế độ thực dân, phong kiến, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh năm 1991 đến nay tuy mới thực hiện gần được 20 năm nhưng chúng ta cũng có đủ cơ sở để khẳng định giá trị lịch sử to lớn cả về lý luận, chính trị, tư tưởng và chỉ đạo hoạt động thực tiễn của nó. Ra đời trong bối cảnh mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, nhiều đảng cộng sản bế tắc, mất phương hướng, các thế lực thù địch tấn công quyết liệt; ở trong nước, kinh tế - xã hội khủng hoảng, một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân dao động niềm tin. Cương lĩnh năm 1991 và các nghị quyết của Đảng theo tinh thần của Cương lĩnh đã định hướng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vững bước đi lên giành được những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng. Đặc biệt là trong Cương lĩnh năm 1991, lần đầu tiên Đảng ta nêu lên tư tưởng Hồ Chí Minh, "lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của Đảng". Đây là một nguyên lý, một bước phát triển mới về lý luận mà Đảng ta đã tổng kết từ lịch sử và được thực tiễn chứng minh là hoàn toàn đúng đắn, sáng tạo và đầy sức sống. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại; là di sản tư tưởng và lý luận vô cùng to lớn, quý giá, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta.
Trong quá trình tổ chức thực hiện Cương lĩnh, trên cơ sở giữ vững mục tiêu và những định hướng cơ bản, Đảng ta đã có những bổ sung, phát triển nhận thức trên nhiều vấn đề, từ những vấn đề chung về chủ nghĩa xã hội, xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến các vấn đề về kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, hệ thống chính trị và về Đảng. Đã từng bước hình thành được những nét cơ bản một hệ thống quan điểm lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, góp phần bổ sung và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về những vấn đề này. Đây cũng là quá trình Đảng ta tự nâng cao trình độ lý luận của mình thông qua thực tiễn lãnh đạo. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy : "Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng, rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính". Theo tinh thần đó, trong các nhiệm kỳ Đại hội từ Đại hội VII đến nay, Đảng ta đã bám sát thực tiễn, phát hiện, tìm tòi, nghiên cứu, tổng kết, thử nghiệm, trên cơ sở tôn trọng quy luật khách quan, bảo đảm phù hợp với ý chí, nguyện vọng của nhân dân và lợi ích của cách mạng để giải đáp những vấn đề mới nảy sinh, đồng thời xây dựng nên những nhận thức mới làm giàu cho trí tuệ của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. Những nhận thức mới đó cùng với kết quả nghiên cứu, tổng kết việc tổ chức thực hiện Cương lĩnh năm 1991 cần được sử dụng làm căn cứ, chất liệu để chọn lọc, cân nhắc biên tập, bổ sung vào dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển) đưa ra đại hội các cấp để thảo luận, công bố để nhân dân góp ý trước khi trình Đại hội XI của Đảng.
"Đảng ta là một Đảng cách mạng, một Đảng vì dân, vì nước". Cách mạng nghĩa là hành động, là đổi mới và phát triển sáng tạo không ngừng. Cương lĩnh bổ sung, phát triển sắp tới phải hướng đến mục tiêu tổng quát là xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tương trợ và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; có nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với nhân dân các nước trên thế giới.
Có thể nói, trong hơn 20 năm lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng ta đã chú trọng tổng kết thực tiễn, đẩy mạnh công tác lý luận, do đó đã từng bước xác định rõ thêm con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong thời kỳ quá độ. Lý luận về cách mạng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam đã từng bước hình thành và không ngừng phát triển. Điều đó không chỉ có ý nghĩa đối với thắng lợi của công cuộc đổi mới mà còn quan hệ đến vấn đề nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, bảo đảm cho Đảng ta thực sự là đảng cách mạng chân chính, là đội tiền phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân tộc.
Thưa các đồng chí,
Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001 - 2010 do Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra được chúng ta triển khai trong 2 kế hoạch 5 năm 2001 - 2005 và 2006 - 2010. Đại hội X của Đảng đã đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch 5 năm 2001 - 2005. Hội nghị Trung ương 9 (khoá X) đã kiểm điểm nửa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch 2006 - 2010. Điều đặc biệt nổi lên trong thời kỳ này là những khó khăn, cản trở do tác động to lớn và sâu sắc của cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế toàn cầu bắt đầu từ những tháng cuối năm 2007 đối với nước ta, buộc chúng ta phải điều chỉnh một số chỉ tiêu kế hoạch, đồng thời phải tiến hành các giải pháp tình thế đi đôi với các giải pháp cơ bản để bảo đảm cho kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục ổn định và phát triển.
Còn một năm rưỡi nữa mới kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, nhưng với những kết quả đã giành được, với xu thế vận động và phát triển của tình hình, với quyết tâm, nỗ lực và sức sáng tạo của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, chúng ta có đủ cơ sở để tin tưởng vào việc hoàn thành cơ bản các mục tiêu nhiệm vụ đã đề ra trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010. Từ đó, có thể đánh giá tổng quát : Trong 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010, chúng ta đã tận dụng thời cơ, thuận lợi, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, đạt được những thành tựu to lớn và rất quan trọng. Đất nước đã ra khỏi tình trạng kém phát triển. Nhiều mục tiêu chủ yếu của Chiến lược được thực hiện; diện mạo của đất nước có nhiều thay đổi. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được hình thành; quan hệ sản xuất phù hợp hơn. Hội nhập kinh tế quốc tế và hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực đạt nhiều thành tựu. Chính trị - xã hội ổn định; độc lập, chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững. Thế và lực của đất nước vững mạnh thêm nhiều, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao. Đã tạo ra môi trường thuận lợi và những tiền đề quan trọng để tiếp tục đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, những thành tựu đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng của đất nước. Chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và tính bền vững của nền kinh tế còn thấp và chậm được cải thiện. Huy động và sử dụng các nguồn lực phát triển còn hạn chế. Đời sống xã hội còn nhiều vấn đề bức xúc. Nền tảng để Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại chưa được hình thành đầy đủ. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng vẫn còn là điểm yếu cản trở tăng trưởng. Khoảng cách phát triển so với một số nước trong khu vực chậm được thu hẹp.
Với cách nhìn nhận khách quan, đánh giá đúng cả hai mặt thành tựu và hạn chế, khuyết điểm, những việc làm đúng, làm được và chưa đúng, chưa được, chúng ta có thể rút ra nhiều bài học thiết thực trên nhiều lĩnh vực, trong đó có bài học xuyên suốt là luôn luôn coi trọng tính bền vững của sự phát triển.
Phương hướng, mục tiêu tổng quát của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 - 2020 bước đầu được xác định là : Tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; chính trị - xã hội ổn định, dân chủ, đồng thuận; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện, độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế tiếp tục được nâng lên; tạo tiền đề để phát triển cao hơn trong các thời kỳ chiến lược sau. Để đạt mục tiêu đó, chúng ta phải thực hiện đồng bộ nhiều nhiệm vụ, giải pháp, phải xác định rõ các định hướng phát triển cho các lĩnh vực, các ngành và các vùng, trong đó cần tập trung sức để từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tập trung vào việc tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính để giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng tốt nhất mọi nguồn lực; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục quốc dân; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ và hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông, hạ tầng đô thị.
Tại Hội nghị này, Trung ương đã thảo luận, nhất trí với nhiều nội dung Đề cương dự thảo, đồng thời cũng nêu lên nhiều ý kiến phong phú đề nghị tiếp tục nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, làm rõ. Đây là cơ sở cho việc chỉ đạo chỉnh lý, biên tập dự thảo các văn kiện trình Hội nghị Trung ương 11 thông qua để đưa ra lấy ý kiến đại hội đảng các cấp và lấy ý kiến rộng rãi của nhân dân.
Thưa các đồng chí,
Hội nghị Trung ương lần này đã thảo luận và thông qua định hướng đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, trong đó làm rõ bối cảnh, mục tiêu, yêu cầu, chủ đề, nội dung Đại hội, quyết định thành lập các tiểu ban chuẩn bị cho Đại hội. Đại hội XI của Đảng được tiến hành trong bối cảnh đất nước ta trải qua 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (1991 - 2011) và 25 năm thực hiện công cuộc đổi mới (1986 - 2011). Đại hội sẽ tiến hành tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X, 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (2001 - 2010), 20 năm thực hiện Cương lĩnh; tổng kết, bổ sung và phát triển Cương lĩnh trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Cương lĩnh năm 1991), xác định Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm tới; phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong 5 năm 2011 - 2015; bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ khoá XI.
Hội nghị Trung ương đã cho ý kiến về định hướng chủ đề Đại hội XI và các vấn đề trọng tâm cần đề cập trong các văn kiện, nhất là trong Báo cáo chính trị : Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, gắn với việc thực hiện có chiều sâu cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Tiếp tục đổi mới toàn diện, tạo chuyển biến về chất lượng và hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển bền vững; tạo thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội X của Đảng đã xác định. Chăm lo xây dựng, tạo chuyển biến đồng bộ để văn hoá thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo đảm vững chắc an ninh, quốc phòng, tiếp tục nâng cao vị thế của đất nước trên trường quốc tế. Phát huy dân chủ, tăng cường kỷ cương và sự đồng thuận xã hội, phát huy hơn nữa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển theo con đường và mục tiêu nêu trong Cương lĩnh, Chiến lược.
Hội nghị Trung ương đã quyết định các văn kiện sẽ trình Đại hội XI và thành lập các tiểu ban chuẩn bị Đại hội toàn quốc của Đảng. Để tiếp tục chuẩn bị nội dung và tổ chức Đại hội toàn quốc, Hội nghị Trung ương lần này đã quyết định thành lập tiếp 3 tiểu ban : Tiểu ban Nhân sự; Tiểu ban Tổng kết việc thực hiện Điều lệ Đảng và bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng; Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XI. Thời gian để chuẩn bị các văn kiện và các công tác phục vụ Đại hội không còn nhiều, vì vậy, các tiểu ban Đại hội cần có kế hoạch triển khai hoạt động để đáp ứng yêu cầu đã được Trung ương thông qua, bảo đảm cho Đại hội toàn quốc của Đảng thực hiện đúng kế hoạch đề ra.
Theo chủ trương đã được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua, ngay sau Đại hội lần thứ XI của Đảng kết thúc, chúng ta sẽ tổ chức bầu cử hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp và bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XIII. Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuẩn bị bầu cử các cơ quan nhà nước, Hội nghị Trung ương nhất trí tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng vào nửa đầu tháng 01 năm 2011. Như vậy, sắp tới Trung ương cần có một chương trình làm việc hợp lý, khoa học, định hướng thời gian đại hội đảng các cấp một cách phù hợp nhằm bảo đảm chuẩn bị tốt nhất cho việc tổ chức thành công Đại hội XI của Đảng.
Trên cơ sở góp ý kiến của Trung ương, sau Hội nghị này, Bộ Chính trị sẽ ra Chỉ thị về đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Chủ trương của Trung ương là việc chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng các cấp phải theo tinh thần đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; phát huy dân chủ, tăng cường đoàn kết, giữ vững kỷ cương; coi trọng chất lượng, hiệu quả, không phô trương, hình thức; bảo đảm an toàn, tiết kiệm, nhằm chuẩn bị tốt nội dung văn kiện Đại hội và chuẩn bị nhân sự cấp uỷ các cấp nhiệm kỳ mới.
Thưa các đồng chí,
Đại hội XI của Đảng là sự kiện có ý nghĩa trọng đại của đất nước; đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội XI của Đảng là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta.
Từ nay đến Đại hội XI, tình hình còn nhiều diễn biến phức tạp, nhất là diễn biến của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế thế giới sẽ còn tác động nhiều mặt đến nước ta, đến quá trình chuẩn bị đại hội các cấp. Thời gian từ nay đến Đại hội XI của Đảng chỉ còn hơn một năm, trong đó những công việc tập trung nhất đều dồn vào cuối năm 2009 và năm 2010. Đây là thời gian cuối thực hiện những nhiệm vụ của Đại hội X, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010, cũng là thời gian Đảng ta tiến hành đại hội đảng các cấp đồng thời chuẩn bị tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng, năm có nhiều ngày kỷ niệm lớn của đất nước.
Quá trình chuẩn bị đại hội đảng các cấp và chuẩn bị Đại hội XI của Đảng phải kết hợp chặt chẽ với quá trình thực hiện các nhiệm vụ của Đại hội X, coi việc hoàn thành các nhiệm vụ của Đại hội X và nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006 - 2010 là nội dung quan trọng nhất, chỉ có làm tốt điều đó thì chúng ta mới có thể tổ chức tốt đại hội đảng các cấp, hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
Thưa các đồng chí,
Những nội dung thảo luận và kết luận tại Hội nghị Trung ương lần này là cơ sở rất quan trọng để triển khai chuẩn bị đại hội các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Tôi đề nghị các đồng chí Uỷ viên Trung ương và các cấp uỷ đảng từ Trung ương đến cơ sở quán triệt tinh thần này để tổ chức thực hiện theo đúng tinh thần chỉ thị của Bộ Chính trị. Không vì lý do chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ mà lơi lỏng các nhiệm vụ trước mắt, cả về kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và các lĩnh vực khác. Từ Ban Chấp hành Trung ương đến lãnh đạo các ngành, các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, chủ động trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phải khắc phục tình trạng có những cán bộ càng gần đến Đại hội càng né tránh, ngại va chạm, không dám chịu trách nhiệm trước công việc được giao. Chính trong lúc này, cán bộ, đảng viên càng phải tỏ rõ tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân có thêm cơ sở để đánh giá, lựa chọn đội ngũ cán bộ của mình. Phải coi việc tiến hành đại hội các cấp là một cơ hội, một động lực để thúc đẩy các nhiệm vụ trước mắt và lấy kết quả thực hiện các nhiệm vụ này để góp phần bảo đảm thành công của đại hội các cấp cũng như Đại hội toàn quốc của Đảng.
Với tinh thần đó, tôi xin tuyên bố bế mạc Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương khoá X.
Xin trân trọng cảm ơn.
--------------------
Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội: Trào lưu hay quy luật tất yếu?
Báo Sài Gòn Giải phóng đang đăng loạt bài xung quanh câu hỏi: Học thuyết Mác - Lênin và chủ nghĩa xã hội là trào lưu nhất thời, các chính thể cộng sản sẽ bị xoá sổ vĩnh viễn với sự sụp đổ của hệ thống các nuớc XHCN Đông Âu, hay ngược lại, đó là quy luật phát triển tất yếu của xã hội loài người, với sự trở lại cầm quyền của các phong trào cánh tả và quyết tâm xây dựng đất nước theo đường lối xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu những năm cuối thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21?
Tác giả Trần Trọng Đăng Đàn mở đầu bài 6 như sau: “Cho đến hôm nay, Việt Nam vẫn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh giai cấp theo đúng tinh thần và nội dung mà Mác và Ăngghen đã nêu ra ngay trong chương đầu Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản“.
Mời độc giả đọc toàn văn “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản“, bản dịch tiếng Việt, trên trang www.marxists.org, phần I: “Tư sản và vô sản” mà tác giả Trần Trọng Đăng Đàn nhắc tới, để tìm hiểu cuộc đấu tranh giai cấp đang diễn ra tại Việt Nam.

- Phần lớn người dân sống ở phần đất Đông Đức cảm thấy cuộc sống dưới chế độ cộng sản là tốt hơn (SPIEGEL).Học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội – Trào lưu hay quy luật tất yếu?Trù dập cả mộ liệt sĩ (TPhong).
---------------
Theo tin từ Việt Nam, ông Nguyễn Hộ, sinh năm 1916, đã qua đời hôm 2 tháng 7, thọ 93 tuổi.

Tiêu dùng của dân thực chất đã giảm
Tích lũy thì hầu như không tăng, mặc dù vốn đầu tư là tăng. Về điểm này, chúng ta cần lưu ý là tích lũy liên quan đến tồn kho. Năm ngoái tốn kho khoảng 5% GDP, tức là cỡ khoảng 4,5 tỷ USD.

Như vậy, 6 tháng đầu năm doanh nghiệp phải bán tồn kho đã. Và sản xuất trừ tồn kho đi thì chỉ tăng có mức độ thôi.

Hay trong tay tôi có 9 tỉnh báo cáo về thì Vĩnh Phúc “mạnh dạn” đưa con số tăng trưởng 6 tháng đầu năm âm 4,3%...

Nhưng ngược lại, xuất khẩu lại tăng. Mặc dù xuất khẩu theo báo cáo là giảm 10%, nhưng đó là về mặt giá trị. Còn về mặt lượng, 6 tháng đầu năm xuất khẩu gạo tăng 56%, hay dầu thô tăng về lượng 25%.

Mà khi tính GDP phải loại trừ yếu tố giá để quy về giá năm 1994. Nếu loại trừ yếu tố giá thì tính về mặt lượng, xuất khẩu tăng.
Về tái xuất vàng, nếu không loại trừ vàng, xuất khẩu giảm 10,1%. Nhưng nếu loại trừ vàng, xuất khẩu giảm 18%. Thông qua đó, cũng có thể thấy được một chút đóng góp của xuất khẩu vàng đến tăng trưởng GDP.

Tính theo tổng cung mà nói thì có thể cho rằng loại vàng ra, tăng trưởng GDP không đến 3,9%.
Nguy cơ tái lạm phát đang hiển hiện

Khi nói về con số tăng trưởng GDP 3,9%, Tổng cục Thống kê có nhận xét rằng tăng trưởng chưa vững chắc và lạm phát có khả năng quay trở lại. Xin giải thích rõ nhận định này?

Ông Bùi Bá Cường: Thứ nhất, hiện Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chưa chuyển cho chúng tôi báo cáo về cán cân thanh toán quốc tế của 6 tháng. Nhưng dựa trên số liệu xuất nhập khẩu hàng hóa, nhập siêu 6 tháng đầu năm khoảng 2,1 tỷ USD. Nếu trừ trị giá tái xuất vàng thì nhập siêu tăng lên 4,6 tỷ USD.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng năm 2009 chúng ta sẽ nhập siêu khoảng 10 tỷ USD. Đây là con số rất đáng lưu ý.

Thứ hai, liên quan đến thu chi ngân sách nhà nước, theo con số của chúng tôi nắm được, thu ngân sách Nhà nước dự toán năm 2009 của Quốc hội đề ra cỡ khoảng 390 nghìn tỷ đồng.

Thế nhưng, theo nhận định của Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khả năng khó đạt được dự toán thu 390 nghìn tỷ đồng. Và theo những con số mà chúng tôi có được, khả năng con số thực tế sẽ giảm khoảng từ 30 nghìn tỷ đồng đến 60 nghìn tỷ đồng so với con số tính toán.

Cùng với chính sách kích cầu, theo như Quốc hội vừa thông qua, khả năng bội chi sẽ lên đến khoảng 7% GDP.

Con số thứ ba, nếu tính GDP theo giá thực tế, 6 tháng đầu năm tăng 12,4%. Trong khi đó, lạm phát là 10,27%. Theo con số mà chúng tôi có được, tốc độ tăng cung tiền cũng đã vượt tốc độ tăng GDP 6 tháng đầu năm (Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho hay, tổng phương tiện thanh toán đã tăng trên 16%, tăng trưởng tín dụng trên 17% - PV).

Ở đây chúng tôi muốn lưu ý, tăng trưởng cung tiền và GDP phải xoay quanh nhau, nếu không nói rằng cung tiền phải tăng thấp hơn GDP.

Nhìn lại năm 2008, chúng ta đã làm rất tốt vấn đề này. Nếu như tăng trưởng GDP thực tế năm 2008 là 29% thì cung tiền cỡ khoảng 20%. Thêm nữa, tổng dư nợ tín dụng năm 2008 tăng khoảng 25%, tức là cũng thấp hơn tăng trưởng GDP.

Trong khi đó thì 6 tháng đầu năm nay, tổng dư nợ tín dụng đã tăng vượt GDP. Điều này cũng có lý do. Năm nay, chúng ta đã đưa một loạt chính sách kích cầu, an sinh xã hội…

Tôi muốn dẫn nhận định của Tổng cục Thống kê là nền kinh tế vĩ mô chưa thực sự vững chắc. Và nguy cơ tái lạm phát đang hiển hiện nếu như chúng ta không làm tốt chính sách tài chính.
Về kim ngạch nhập khẩu của chúng ta đã tăng trở lại, đặc biệt là nhập khẩu nguyên liệu phụ vụ sản xuất. Và như vậy, nhập siêu 6 tháng cuối năm có thể sẽ tăng cao hơn 6 tháng đầu năm.

Một nguyên nhân nữa, sau một khoảng thời gian dài thắt chặt tiền tệ thì sang năm 2009 có nới lỏng hơn. Tuy nhiên, những chính sách như giảm lãi suất, giảm dự trữ bắt buộc, hay gói kích cầu đầu tư và tiêu dùng, hỗ trợ lãi suất, giảm thuế… đều góp phần đưa lạm phát quay trở lại. Ngoài ra, nguyên nhân tiền tệ cũng có tác động đẩy lạm phát tăng cao hơn.

Bên cạnh đó, việc tỷ giá USD so với VND tăng lên thì rõ ràng có ảnh hưởng đến giá hàng hóa trong nước. Và trong 6 tháng đầu năm 2009, chỉ số giá USD đã tăng 5,3% rồi.

Một yếu tố trong nước nữa là sau khi giá một số mặt hàng được điều chỉnh theo thị trường thì một số giá nguyên vật liệu như than, điện, nước đều đã tăng. Giá xăng dầu điều chỉnh đến hôm nay, 1/7, đã tăng 5 lần liên tục.

--------
Từ quốc khánh Mỹ nghĩ về sức mạnh Việt Nam (VNN). Vụ bauxite: Luật gia Cù Huy Hà Vũ kiện lên Tòa án Nhân dân Tối cao (RFI).
NGHĨ THẤY HAY HAY, LẠ LẠ….


- Tu viện Bát Nhã: Các thiền sinh cầu cứu chủ tịch Nước và chính phủ (RFI).

- Nông dân đang đuối sức (TTrẻ).
Cán bộ, công chức chậm kê khai tài sản: Chưa có quy định chế tài(PLTP).
- Hai nhà văn già và cô gái trẻ (SGTT).

- Nỗi bất an của nước Úc (daohieu.com).Bức thư thứ ba: Số phận những người đàn bà thôn quê (VNN).
Bức thư thứ năm: Vẫn chỉ là xóa nạn mù chữ (?)(VNN). Đình chỉ quyền nhận thầu hai công ty Nhật Bản (TTrẻ).- Văn bản pháp luật và GDP (TNiên).
- Châu Á – Thái Bình Dương chạy đua vũ trang: Rượt đuổi vũ trang trên không gian và đất liền (TTrẻ).

Không thể chậm chạp nữa…

Bút Lông
Báo Tiền Phong sáng nay lại sơ hở khi đăng tải tài liệu nước ngoài thiếu kiểm chứng mang nội dung “không có lợi” cho quan chức Việt Nam. Cụ thể, báo này dẫn thông cáo báo chí đăng trên trang web của Bộ Tư pháp Mỹ ngày 29-6 nói rằng Joseph T. Lukas, cựu quản lý trong một công ty xuất khẩu ở Mỹ, vừa thừa nhận đã thông đồng với những người khác cùng công ty để hối lộ một số quan chức Việt Nam.

Theo những thông tin này thì phát ngôn đó có xuất xứ từ trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Mỹ, ông Lanny A. Beuer, thuộc Cục Tội phạm và Chưởng lý Michael L.Levy. Cáo buộc nói rằng vụ hối lộ trên nhằm đổi lấy các hợp đồng cung cấp thiết bị và công nghệ cho một số cơ quan ở Việt Nam và vi phạm Luật Chống các Hành vi Tham nhũng ở Nước ngoài (FCPA).

Thông cáo báo chí dẫn các tài liệu tòa án cho biết Cty Xuất khẩu Tư nhân Nexus bán cho một số cơ quan ở Việt Nam các thiết bị và công nghệ cao bao gồm thiết bị đo đạc dưới nước, phụ tùng trực thăng, máy dò hoá chất, phụ tùng vệ tinh, hệ thống dò tìm hàng không. Lukas là người chịu trách nhiệm giám sát các cuộc bàn thảo về hợp đồng với các nhà cung cấp tại Mỹ. Theo thông cáo của Bộ Tư pháp Mỹ, Lukas thừa nhận từ năm 1999 – 2005 ông ta và các thành viên khác của Cty Nexus đồng ý hối lộ cho một số quan chức Việt Nam để đổi lấy hợp đồng với chính cơ quan mà quan chức đó làm việc. Trong tài liệu của Cty Nexus, các vụ hối lộ này được miêu tả như là “tiền hoa hồng”.

Bộ Tư pháp Mỹ cho biết Lukas bị bắt ngày 5-9-2008 và theo lịch trình sẽ ra tòa ngày 6-4-2010. Ông Lukas có thể đối mặt với mức án cao nhất là 10 năm tù giam cùng khoản tiền phạt 350.000 USD. Vụ án đưa hối lộ vẫn được tiếp tục với các bị cáo khác và… chưa bít có bắt chước Nhật ủy thác cho Việt Nam điều tra những người nhận tiền (như bác Huỳnh Ngọc Sĩ) hay không… Được biết Công ty Nexus có văn phòng tại Philadelphia, New Jersey và TPHCM (Việt Nam).

Trước đó, hòa chung âm mưu “diễn biến hòa bình” của báo chí Nhật, Đức, Anh, hôm 4-9-2008 trang web của Bộ Tư pháp Mỹ đưa tin ông Lukas cùng ba người Mỹ gốc Việt trong Cty Nexus bị truy tố tội âm mưu đưa hối lộ cho quan chức Việt Nam. Ba người Mỹ gốc Việt đều là anh em bao gồm Nam Quoc Nguyen, 53 tuổi, sống tại Houston; Kim Anh Nguyen, 40 tuổi và An Quoc Nguyen, 32 tuổi đều từ Philadelphia. Theo cáo buộc, trong khoảng thời gian từ năm 1999 – 2008, những nhân vật kể trên hối lộ khoảng 150.000 USD cho các quan chức thuộc một số bộ ngành ở Việt Nam.

Cáo buộc cho rằng Nam Quoc Nguyen chịu trách nhiệm thương thảo hợp đồng và việc hối lộ cho quan chức Việt Nam, trong khi Lukas bàn thảo với các nhà cung cấp ở Mỹ. Kim Anh Nguyen và An Quoc Nguyen bị cáo buộc tổ chức việc chuyển tiền theo sự chỉ đạo của Nam Quoc Nguyen. Vụ án trên được điều tra bởi Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI), Bộ Thương mại, Văn phòng Xúc tiến Xuất khẩu.

BL thấy rằng, sau vụ PCI, rồi vụ % lại quả công in tiền polyme mới đây, chúng ta không thể chậm chân hơn nữa. Lãnh đạo cơ quan đối ngoại cần chuẩn bị sẵn những tuyên bố (như ý kiến bác thứ trưởng Sơn dạo trước), rằng trong khi chờ kết quả điều tra thì báo chí rồi các trang mạng không nên đưa tin “ảnh hưởng đến quan hệ 2 nước”. Ta cần kiến nghị cơ quan chỉ đạo, quản lý thông tin của bạn sẵn sàng ra lệnh cách chức lãnh đạo, tước thẻ hành nghề, đình bản, đóng cửa những ấn phẩm không chấp hành chỉ đạo này. Ngoài ra phải yêu cầu cơ quan điều tra của bạn khởi tố, bắt giam ngay những người đã “tiết lộ bí mật công tác” như trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Lanny A. Beuer trong trường hợp nói trên.

Riêng báo chí trong nước phải kiểm điểm sâu sắc, xử lý nghiêm cán bộ sai phạm. Bên cạnh đó phải bồi dưỡng nâng cao bản lãnh chính trị, nâng cao cảnh giác trước âm mưu thâm độc của “các thế lực thù địch”. Đặc biệt, khi khai thác các nguồn tin “không chính thông” có thể gây bất lợi cho quan chức Việt Nam, cần đề rõ là “quan chức nước ngoài” để tránh cho “kẻ địch lợi dụng”.

Không tin các bác tìm thử tờ Tiền Phong mà xem!

Từng Bước Rút Khỏi - Từng Bước Xâm Chiếm (TVVN)
Tác giả: Lý Đại Nguyên

Lũ dân chủ dòi bọ ấy có cả ở Trung Quốc. Tôi thừa nhận điều đó. Nhưng chúng tôi thẳng thắn trấn áp chúng thắng lợi. Nhưng ở Việt Nam tình trạng có khác. Chúng hung hăng lì lợm hơn, là do các đồng chí thiếu kiên quyết. Nếu ở Trung Quốc có một Thiên An Môn, thì tại sao Việt Nam không có một cái tương tự? Tôi xin bảo đảm với các đồng chí rằng, Trung Quốc sẽ tận tình chi viện cho các đồng chí, một khi có sự biến đe dọa quyền lợi của các đồng chí, để bảo vệ các đồng chí

Đọc toàn bài...

Tổng số lượt xem trang