Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2009

Kinh Tế cuối tuần (từ 06.07– 12.07.2009): Ngày lễ độc lập năm 2009

MartianMobile (Thành viên X-cafevn)
Ngày lễ độc lập năm 2009

Hơn một năm nay và cho đến hôm nay tôi vẫn không thấy lạc quan cho kinh tế Hoa Kỳ và toàn thế giới ngoại trừ kinh tế Trung Quốc và vài nước Á Châu khác. Tôi không tài giỏi gì, tôi chỉ là người mua bán cổ phần thường như nhiều người khác nhưng tất cả những dữ liệu mà báo chí ca ngợi hay chỉ trích mà tôi có được đều không làm cho tôi thấy hài lòng. Tôi không tin tưởng vào các chính trị gia hay kinh tế gia hay chuyên gia hay chiêm tinh gia, tôi chỉ tin trí óc thông minh của một con người bình thường biết phản biện và tin tưởng vào các con số và chỉ hoàn toàn vào những con số này.


Kinh tế kiểu Krugman

Hai ngày trước ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ, Bộ Lao Động Hoa Kỳ cho biết là tỉ số thất nghiệp gia tăng lên 9.5%. Nhiều người tự hỏi là biết bao nhiêu tiền cứu trợ kinh tế đâu rồi? và sự hiệu quả của nó với kinh tế Hoa Kỳ. Nhiều "chuyên gia" Việt, Mỹ và ngay cả "ngài" Krugman lúc trước tuyên bố ủng hộ chương trình cứu trợ của chính quyền Obama, hôm thứ Sáu 02/07/2009 trong bài viết "That ’30s Show" cho tờ The New York Times nói rằng là bản tường trình về thất nghiệp tăng lên 9.5% của Hoa Kỳ trong tháng Sáu đã đẩy Hoa Kỳ ngay trở lại thời kỳ khủng hoảng kinh tế toàn thế giới không phải cách đây một năm mà đã đẩy Hoa Kỳ vào năm 1930s, cuộc Khủng Hoảng Kinh Tế Thế Giới vĩ đại nhất. Krugman nhìn vào thực tế là Hoa Kỳ mất 6.5 triệu công việc, nếu điều chính nó cho phù hợp với dân số tăng trưởng, thì Hoa Kỳ thực sự mất đi 8.5 triệu công việc. Không cứ đã mất thêm công ăn việc làm, lương bổng của những người đang vẫn còn công việc lại đi xuống hây sẽ phải đi xuống. Trong khi hứa hẹn của chính quyền Obama khởi đầu là sẽ tạo công ăn việc làm mới là 100, 000. Sau đó hứa hẹn là 650,000 cho cuối năm nay và bây giờ được thổi phồng là ước tính sẽ có 3.5 triệu công việc mới tính đến cuối năm tới (2010). Nếu tính giả thuyết là từ giờ cho đến cuối năm 2010 Hoa Kỳ sẽ không mất thêm một công việc nào (Chuyện này không bao giờ xẩy ra!) thì Hoa Kỳ vẫn bị mất đi 5 triệu công việc. Cùng lúc Tiểu bang và chính quyền địa phương sẽ phải dẹp bỏ hoàn toàn rất nhiều ngân sách mà chương trình cứu trợ của liên bang hứa hẹn trước đây.

Không ngạc nhiên khi thấy "ngài chuyên gia" Krugman đề nghị chi tiêu thêm cả ngàn tỉ dollars nữa. Nếu vậy thì MartianMobile và các bạn cũng có thể trở thành chuyên gia về kinh tế không khác gì Krugman bởi vì nó quá dễ! (Xem bài That ’30s Show của Krugman, phía dưới)

Con số cũng có thể lừa bịp được, Khẩu hiệu của Obama "Change We Need" nhưng không phải tại SEC!

Trong bài phỏng vấn của Joe Saluzzi, một chuyên viên nổi tiếng về buôn bán cả trăm tỉ cổ phần qua computerize cho nhiều hãng lớn, nói với Bloomberg rằng số lượng cổ phần trao đổi trong ngày thực sự không còn đúng nữa. Rất nhiều hãng mutual fund và các người mua bán lẻ nhìn vào số lượng (volume) không thể ước tính chính xác như ngày xưa. Joe mua và bán cùng lúc cả trăm tỉ cổ phần qua computerize cho các hãng thật lớn nói là con số này đều lừa bịp cho những người mua bán lâu dài đàng hoàng như chúng ta. Theo ông, chỉ cần giữ cổ phần hơn một ngày là có thể gọi là lâu dài vì computerize chỉ mua và giữ cổ phần trong vài tic tác của một giây, và đủ để họ kiếm lời. Điều đáng lo sợ là khi computerize chiếm đoạt và trở thành kẻ chỉ huy thì nó có thể giết một công ty chỉ trong vòng chưa tới 1 phút đòng hồ. Chuyện điển hình là năm 1992 khi George Soros và Jim Rogers trở thành nổi tiếng khi họ short giá trị đồng bảng Anh với hàng chục tỉ vốn của họ, Ngân Hàng Trung Ương Anh Quốc đã không chuẩn bị để chống đỡ và kết quả là đã làm thiệt hại cho nền kinh tế Anh lúc bấy giờ. Ngay gần đây khi hai hãng Morgan Stanley và Goldman Sachs dùng tiền cứu trợ TARP của chính phủ thay vì giúp đỡ thanh khoản để hỗ trợ cho ngành địa ốc đã dùng tiền này để tấn công mua "long" nguyên liệu như dầu thô "Oil Contract" đẩy giá dầu từ $35 một barrel lên $71. Chính quyền Obama gần như biết chuyện này nhưng cơ quan kiểm soát US Securities and Exchange Commission - SEC án binh bất động và đôi khi bị chỉ trích là gián tiếp đồng tình với họ. Chưa kể một vài blog bắt đầu chỉ trích chính quyền Obama đã để Goldman Sachs đứng giữa hưởng lợi trong việc "Cap & Trade" trong tương lai (Đọc bài "Rolling Stone Expose Declares Goldman Sachs Behind Every Market Crash Since 1920s"). Đây là hành động của những hãng sau khi mua cổ phần hay future contract - như sau khi mua Oil Contract, Goldman Sachs bịp bợm thổi phồng giá dầu lên để trục lợi. Goldman Sachs không bao giờ để chính trị ảnh hưởng đến quyền lợi tiền bạc của họ, Goldman Sachs bao giờ cũng ủng hộ cho cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để tạo sức mạnh vô đich của mình. Chỉ có những người mua bán cổ phần nhỏ như chúng ta thì chỉ còn biết than thở là SEC đâu rồi?

Kỷ niệm ngày lễ độc lập Hoa Kỳ: Cách mạng 1776 có đáng hay không?

Gần như không một ai có thể quên được cuộc cách mạng Hoa Kỳ 1776 đánh đuổi vua Anh và chính sách sưu cao thuế nặng của họ. Đặc biệt năm nay, 2009, sau những chính sách gia tăng chi tiêu "quá trớn" của chính phủ Hoa Kỳ gần đây, hôm nay là dịp chúng ta có cơ hội để so sánh là chúng ta có còn xứng đáng với tinh thần của cuộc cách mạng đó hay không?

Nhìn vào đạo luật The Navigation Act ban hành năm 1660 của đế quốc Anh đánh thuế thuộc địa Hoa Kỳ thì nhiều người nghiên cứu về lịch sử tính ra đạo luật này chỉ bắt thuộc địa Hoa Kỳ đóng khoảng 1% trên tổng số kiếm được của họ. Cộng thêm với những thuế hàng hóa khác thì tính ra 13 thuộc địa đầu tiên phải đóng cho mẫu quốc khoảng 2%. Đây là phần trăm tính ra là người dân tại thuộc địa Hoa Kỳ phải trả cao hơn với người dân tại Anh trong thời đại của vua George. Đó là bối cảnh lịch sử của trước năm 1776.

Bây giờ, chúng ta hãy thử so sánh kinh tế Hoa Kỳ và kinh tế Anh. Chúng ta dùng Gross Domestic Product (GDP) thì thấy rằng:

Hôm nay, Anh Quốc: chi tiêu qua dạng của chính phủ chiếm mất 44% của GDP. Hoa Kỳ chi tiêu qua dạng chính phủ liên bang, tiểu bang và địa phương được ước tính là 45.19% cho năm 2009. Nhưng tính như vậy thì không đúng, nếu chính quyền Obama có tham vọng là có chương trình sức khỏe cho mọi người dân (healthcare) thì coi như là chúng ta phải cộng thêm 10% vào con số này.
Như vậy là Hoa Kỳ chi tiêu cho chính phủ là 56%, Anh QUốc là 44%.

So sánh với tiền đóng thuế tại Anh, người dân Anh đóng thuế cao nhất là 40%.trong khi đó người dân Hoa Kỳ đóng thuế cao nhất cho chính quyền liên bang là 35%, chính quyền tiểu bang là (tính trung bình - xem bảng phía dưới) là 6.7%, đây chưa tính nếu chính quyền Obama sẽ bắt tất cả người dân Hoa Kỳ hiện nay phải đóng thuế trên lợi tức benefit của hãng xưởng họ làm việc trợ giúp tiền mua bào hiểm, chưa kể dự tính "Cap & Trade" trong đó đánh thuế lên trên nhiên liệu tiêu xài tại Hoa Kỳ do đó nó sẽ đẩy giá cả lên cao. Như vậy chúng ta có thể dự tính là phải trả khoảng 2% thêm trong số tiền thuế.
Tổng cộng người dân Hoa Kỳ sẽ phải đóng thuế (cao nhất) là 44%, so sánh nới người Anh là 40%.

Thuế của các hãng xưởng tại Anh Quốc và Hoa Kỳ:

Nhìn vào bảng phía dưới, hãng xưởng tại nước Anh đóng thuế 28% trong khi các hãng xưởng tại Hoa Kỳ đóng thuế 39.25%. Tuy nhiên công tâm mà nói thì bên Anh, họ bị đóng 15% "value added tax" VAT do đó nếu cộng thêm vào thì hãng xưởng tại Anh đóng thuế là 43% và Hoa Kỳ là 39.25%.

Nhìn vào con số trên, kỷ niêm 233 năm độc lập tại Hoa Kỳ, để so sánh công lao của những người lập quốc tại đây chống lại chính quyền của vua George với những con cháu của họ chỉ biết chi tiêu. Nếu phải nói rằng động lực chính yếu để người dân thuộc địa Hoa Kỳ đã phải đứng lên chống lại mẫu quốc đế quốc Anh là sưu cao thuế nặng thì chúng ta phải hổ thẹn là chúng ta không xứng đáng là con cháu của họ, không cứ chúng ta đã chi tiêu quá trớn, chúng ta còn phải bắt chúng ta đóng thuế nhiều hơn "mẫu quốc" Anh cũ của chúng ta và chúng ta còn bắt buộc con cháu chúng ta phải trả biết bao nhiêu ngàn tỉ để cho chúng ta tiêu xài hôm nay.

Chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ trong thập niên 2000s:
2000 33.01
2001 33.91
2002 35.32
2003 35.86
2004 35.32
2005 35.44
2006 35.69
2007 35.49
2008 37.04
2009 45.19
2010 41.90

Table 1

Click the image to open in full size.
Bảng so sánh thuế của các nước phát triển trên thế giới

Click the image to open in full size.
Bảng tường trinh thất nghiệp tại Hoa Kỳ

Click the image to open in full size.

Thuế liên bang tại Hoa Kỳ


Click the image to open in full size.
Bảng so sánh thuế của các tiểu bang tại Hoa Kỳ


Click the image to open in full size.
Thuế tại Hoa Kỳ

Click the image to open in full size.
Thuế tại Anh Quốc

Click the image to open in full size.
GDP của Anh

Click the image to open in full size.
GDP của Hoa Kỳ

Click the image to open in full size.
Biểu đò chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ


-----------------------------------------------------------

Tài liệu tham khảo:

Rolling Stone Expose Declares Goldman Sachs Behind Every Market Crash Since 1920s
http://www.alternet.org/workplace/14...paign=alternet

The Great American Bubble Machine : Rolling Stone
http://www.propeller.com/story/2009/...rolling-stone/

That ’30s Show
http://www.nytimes.com/2009/07/03/op...gman.html?_r=1

Bureau of Labor Statistics Washington, D.C. 20212 United States ...
http://www.bls.gov/news.release/pdf/empsit.pdf

U.S. Corporate Taxes Now 50 Percent Higher than OECD Average
http://www.taxfoundation.org/news/show/23470.html

State tax levels in the United States
http://en.wikipedia.org/wiki/State_t..._United_States

Income tax in the United States
http://en.wikipedia.org/wiki/Income_..._United_States

Taxation in the United Kingdom
http://en.wikipedia.org/wiki/Taxatio...United_Kingdom

Government spending
http://en.wikipedia.org/wiki/Government_spending

Government and Taxes
http://funwithgovernment.blogspot.co...nsibility.html

Navigation Acts
http://en.wikipedia.org/wiki/Navigation_Acts

FACTBOX-Timeline and details of short-selling crackdown
http://www.reuters.com/article/regul...36370820080923

NYSE list
http://www.nyse.com/attachment/NYSE%...DERUPDATED.xls

Tổng số lượt xem trang