Hoàng Thế Huân dịch
Lời người dịch: Cách đây hai năm, tập đoàn Siemens, nơi tôi đang làm việc, có tổ chức một buổi hội thảo về đề tài Trung Quốc hướng toàn cầu (China goes global) tại hội trường SiemensForum Erlangen, Đức. SiemensForum là một diễn đàn nổi tiếng lâu nay của Siemens, nơi gặp gỡ của nhiều chính khách, thương gia, học giả, khoa học gia quốc tế có uy tín. Lần này khách mời diễn giảng là giáo sư Sompo Zhou thuộc đại học Bayreuth.
Sự kiện tuy cũ nhưng thiển nghĩ đề tài vẫn còn mang tính thời sự. Tôi xin dịch lại bài này, giới thiệu cùng các bạn đọc Việt Nam. Nhân đây cũng xin cảm ơn chị Christine Krüger - phòng báo chí Siemens - đã cống hiến cho mọi người một bài viết thú vị.
Hoàng Thế Huân
___________
Kinh tế Trung Quốc bùng nổ: Ðất nước Trung Hoa đang trải qua một cuộc phát triển dữ dội. Trung Quốc không chỉ còn là một trong những thị trường lớn nhất thế giới; thương gia của họ đang đổ xô đi chiếm lĩnh thị trường quốc tế. Trước mắt họ tìm mua công ty, chất lượng, chất xám kỹ thuật, công nghệ tiên tiến hoặc các thương hiệu quốc tế đầy hứa hẹn. Sự phát triển mới mẻ này đã trở thành một đề tài tranh luận trên diễn đàn SiemensForum “inside business” vào hôm thứ Năm tuần rồi.
Christine Krüger
18. Juni 2007, Khách mời là GS. TS. Sompo Zhou, chủ tịch Hội nhà Chu Quốc tế (Zhou Dynasty International Group) và là người đã đoạt giải “Top Ten Elite Chinas”.
“Tôi có cảm tưởng rằng châu Âu và phương Tây nói chung đang cảm thấy bất an”. Ðó là nhận xét của một doanh nhân đã hoàn tất một phần chương trình đại học của mình tại Ðức.
Ông Chu nhấn mạnh: “Người ta không cần phải sợ Trung Quốc, ngược lại, nó đang tạo một cơ hội quá tốt cho sự hợp tác quốc tế”. Mục tiêu của Trung Quốc đã được soạn ra nghiêm chỉnh. Kế hoạch bùng nổ của Cộng hòa Nhân dân sẽ trợ giúp các doanh nghiệp có ý định đi tìm mua thị trường quốc tế. Cạnh đó đã có những chiến lược nhất định mà ông Chu minh họa: “Sếp của hãng Haier chuyên sản xuất hàng gia dụng lớn hàng thứ hai trên thế giới hiện nay, Zhang Ruimin, mô tả sáng kiến dựa theo chiến lược bùng nổ đơn giản rằng: “Cái tủ lạnh đầu tiên sẽ nhập cảng, cái thứ hai sẽ làm tại Trung Quốc, cái thứ ba sẽ xuất cảng, và cuối cùng, cái thứ tư sẽ được Trung Quốc làm ở nước ngoài, ngay trước cửa nhà người mua”. Trung Quốc sẽ đeo đuổi mục tiêu này với tốc độ cao. Những gì mà phương Tây cần từ ba cho tới năm năm, Trung Quốc sẽ làm trong vòng một năm.
“Ðất nước chúng tôi đang cần một cái trước nhất: Tốc độ”, ông Chu nói vậy. Vốn thì không thiếu; cái thử thách lớn ở Trung Quốc có lẽ là thiếu kiến thức quản trị. Chu đã có lời giải: “Ðể khắc phục nhược điểm, đơn giản là người ta phải làm việc nhanh hơn nữa, hiệu quả hơn nữa. Ở Trung Quốc người ta còn có cơ hội góp phần tích cực tác tạo tương lai của xứ sở mình, nó đem lại cho họ sự hài lòng và sự khích lệ ghê gớm”. Cho nên từ mười năm qua, một tuần bảy ngày và mỗi ngày làm việc 15 tiếng, các doanh nghiệp vẫn chấp nhận.
Cô sinh viên Yingtong Tan người Trung Quốc qua Ðức đã lâu, đang học đại học ở Bayreuth, nơi ông Chu giảng dạy, tâm sự: “Với tính tế nhị của người Trung Quốc, tôi có thể chấp nhận một điều như tôi hằng cố gắng là cảm thông với mọi người, và bao giờ cũng muốn lựa chọn cách ứng xử làm sao để mình có thể hưởng lợi từ cả hai nền văn hóa”.
Bạn học của cô, Christine Bogenschütz, thì nghĩ rằng không thể đánh giá làn sóng bùng nổ Trung Quốc tốt hay xấu một cách chung chung. “Tùy giới doanh nghiệp Trung Quốc, không biết họ có muốn đặt chi nhánh ở Ðức lâu dài để đảm bảo công ăn việc làm, v.v. Nhưng nếu Trung Quốc chỉ tới để nhìn trộm công nghệ của chúng ta, chất xám của chúng ta, thì tôi tin rằng sẽ nguy hiểm”.
Vanessa Li cũng là người Trung Quốc sống ở Ðức đã 15 năm nay lại cho rằng sự phát triển trì trệ của Trung Quốc mới là nguy hiểm: “Giả sử Trung Quốc không phát triển theo hoặc vẫn tụt hậu, thì mới là vấn đề, và cho cả thế giới”. Ðó là lời của nữ thạc sĩ kinh tế, hiện giữ công việc phụ tá cho phòng thương mại của hãng Bosch.
Ông Peter Dressendörfer, chủ tịch điều hành công ty Balance Consulting AG, bày tỏ ý kiến: “Nỗi lo sợ ở Ðức luôn hiện rất rõ ở tiền cảnh, nhưng theo tôi, cái cơ hội hiện rất rõ ở hậu cảnh. Người ta phải biết tận dụng năng lực và cất đi nỗi lo sợ của con người”.
Ralph Adensam, một vị lãnh đạo trong ngành thương mại, cũng đồng ý kiến; ông phát biểu ngắn gọn: “Khi “làn sóng vàng” lăn cuốn, đừng nên cưỡng lại mà bơi theo”.
Nguồn: China goes global của Christine Krüger, SiemensWelt, Jul. 2007
Bản tiếngViệt © 2009 Hoàng Thế Huân
Bản tiếng Việt © 2009 talawas blog