Ching Cheong – Nguyên Hân chuyển ngữ
Một bài học phũ phàng về sự đoàn kết và ổn định cho người Trung Quốc
Trải qua hằng thập kỷ tị hiềm, nghi ngờ vì mối quan hệ chủng tộc chằng chéo, vì những sai lầm trong chính sách từ phía nhà nước và những ảnh hưởng bên ngoài cuối cùng đã gây nên sự bạo động Chủ Nhật tuần rồi ở vùng Tân Cương xa xôi phía tây bắc Trung Quốc.
Không như phần lớn của Tân Cương, với đại đa số người theo đạo Hồi, thủ phủ Urumqi đa số cư dân là người Hoa gốc Hán.
Đối với người Hoa gốc Hán, Tân Cương - được đặt như thế dưới đời nhà Thanh và có nghĩa là “biên giới mới” – đã là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1884. Trước đó, Trung Quốc và 36 chư hầu trong vùng đã duy trì mối quan hệ bá chủ trong khoảng 2.000 năm. Nhưng trong mắt người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), quê hương của họ đã bị mất.
Thực ra, chính đảng Cộng sản Trung Quốc là người đầu tiên đánh động cái khát vọng ly khai ra khỏi Trung Quốc của người Duy Ngô Nhĩ. Trong một bước (mang tính chiến lược) nhằm làm suy yếu chính phủ Quốc Dân (Kuomintang) trong thập niên 1940, chính đảng cộng sản Trung Quốc đã khuyến khích vùng Tân Cương tách ra khỏi Trung Quốc.
Được lãnh đạo bởi Bao Erhan, một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, người Duy Ngô Nhĩ đã thành công trong việc thiết lập một Cộng hòa Đông Turkes (East Turkestan Republic) bao gồm vùng Yili, Tacheng và Aishan ở bắc Tân Cương ngày nay – trong hai năm 1944-1945.
Ông Bao, về sau trở thành phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), thừa nhận trong hồi ký của mình là phong trào đòi hỏi độc lập (của vùng Tân Cương) đã có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Liên bang Xô-Viết. Sự thành công của Cộng hòa Đông Turkes đã làm gây nên sự phát triển của những phong trào tương tự ở miền nam Tân Cương (Xinjiang) và Tây Tạng (Tibet).
Vào thời điểm đó, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc (CCP) ông Mao Trạch Đông hoàn toàn ủng hộ phong trào ly khai này. Trong bản tin chúc mừng gởi cho Cộng hòa Đông Turkes (ERT) mới thành lập này, ông Mao nói phong trào ERT “là một phần không thể tách ra được của cuộc cách mạnh dân chủ nhân dân Trung Quốc.”
Nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở mặt sau khi đảng nắm chính quyền vào năm 1949, trấn áp tàn bạo chủ nghĩa ly khai. Tướng Wang Zhen được điều tới vùng này để đè thẳng tay những người bất bình và lối cai trị cứng rắn với bàn tay sắt đã cho ông cái biệt danh Cọp Wang. Nên cùng lúc ông có thể thiết lập sự ổn định ở vùng này, cho dẫu là sự ổn định với họng súng dí vào đầu, cái phương cách cai trị độc đoán của ông chỉ ươm mầm cho sự hận thù mang tính chủng tộc của người dân trong vùng này.
Người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy bị phản bội. Những sai lầm tiếp theo sau đó giữa đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ làm cho vết rạn giữa người Hoa gốc Hán và gốc Duy Ngô Nhĩ ngày càng sâu đậm thêm.
Những sai lầm này bao gồm chuyện thúc đẩy đấu tranh giai cấp giữa những tầng lớp trong xã hội, tước đoạt con người những tự do và nhân quyền căn bản, phá hủy những di sản văn hóa thuộc mọi thể loại từ năm 1949 cho đến năm 1976, bao trùm luôn Cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong 10 năm.
Hằng triệu người đã chết trên toàn nước Trung Quốc (thời cộng sản), người Hoa gốc Hán cũng như người thiểu số. Nhưng cho những chủng người thiểu số như giống dân Duy Ngô Nhĩ, thì sự giết chóc tàn bạo ở mức như thế có thể nói gần như là một sự tàn sát chủng tộc. Không một lời cám ơn nào dành cho những sai lầm này, vì Tân Cương và Tây Tạng giờ đây là những trái bom chủng tộc có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Nhà nước cộng sản đã đầu tư một số vốn khổng lồ trong những thập kỷ qua để hiện đại hóa nền kinh tế ở những vùng này, với niềm tin là sự tiến bộ về mặt vật chất sẽ làm nguôi ngoai chuyện ly khai trong đầu óc người bản địa và làm vơi sự căng thẳng mang tính chủng tộc trong vùng.
Sự phát triển kinh tế đã và đang cải thiện đời sống người dân, trong trường hợp ở Tân Cương và Tây Tạng, nhưng người dân bản địa vẫn khát khao cho một nền tự trị. Vị lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc trước đây ông Hồ Diệu Bang đã đưa ra một chính sách 6 điểm trong năm 1985 như là một phương cách nhằm thúc đẩy những yêu cầu đòi tự trị này ở Tân Cương và Tây Tạng.
Theo chính sách của ông Bang, chính phủ trung ương ở Bắc Kinh - chẳng hạn - sẽ nắm giữ quyền lực trong ba lãnh vực: phòng thủ, ngoại giao và quyền phủ quyết một số chính sách đối nội nào đó.
Nhưng sự thất sủng của ông Hồ Diệu Bang năm 1987 có nghĩa là chính sách 6 điểm của ông đã không bao giờ được tiến hành.
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã đổ lỗi cho những tổ chức có liên hệ với người Duy Ngô Nhĩ đang hoạt động ở nước ngoài xúi giục những cuộc nổi loạn đang xảy ra.
Trong bài viết của mình Nỗi Nguy hiểm Ban-tích (Baltic) ở vùng biên cương Trung Quốc trong tuần này. Ông B. Raman nhấn mạnh mối quan hệ được qui kết là gần gũi giữa Hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới (World Uighur Congress) có trụ sở nằm ở Munich, Đức với US National Endowment for Democracy (NED) và Tổ chức của những Người và Đất nước bị Áp bức (UNPO) nằm ở Hòa Lan. Tổ chức UNPO đã đóng vai trò năng động trong việc thúc đẩy sự ly khai của các nước vùng Baltic ra khỏi Liên bang Xô-Viết trước đây.
“Tổ chức UNPO đã huấn luyện người dân vùng Baltic trong nhiều năm. Họ cũng có chương trình năng động tương tự như thế nhằm huấn luyện người Duy Ngô Nhĩ từ những cộng đồng lưu vong. Chính NED bị cho là tổ chức tài trợ cho chương trình huấn luyện này,” ông Raman viết, ông hiện là giám đốc Viện Nghiên cứu Chủ đề ở Chennai và cũng làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Chennai.
Ông kết luận: “Cuộc nổi dậy ở Lhasa (Tây Tạng) vào tháng Ba năm 2008 và ở thành phố Urumqi vào tháng Bảy năm 2009 này đã mang đến cho người Trung Quốc một bài học phũ phàng – nói trắng ra, họ không thể coi chuyện đoàn kết và ổn định của Trung Quốc là một chuyện đương nhiên.
“Những gì đã xảy ra ở những nước vùng Baltic của Liên bang Xô-Viết ngày xưa có thể xảy ra ở vùng ngoại biên Trung Quốc nơi người thiểu số không phải là gốc Hán đang sinh sống ngày nay, nếu người Trung Quốc không chú ý đến những khát vọng văn hóa và chính trị của người bản xứ, cũng như những kêu ca, phàn nàn và nỗi giận trong lòng của họ.”
Có lẽ cái quyết định đầy ngạc nhiên khi ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bỏ cuộc họp thượng đỉnh 8 nước (G-8) trở về nước ngay lập tức để giải quyết chuyện nổi loạn ở Tân Cương là một thái độ không những hợp lý, nhưng còn là bước đầu tiên trong hướng đi đúng đắn để giải quyết vấn đề.
© DCVOnline
Một bài học phũ phàng về sự đoàn kết và ổn định cho người Trung Quốc
Trải qua hằng thập kỷ tị hiềm, nghi ngờ vì mối quan hệ chủng tộc chằng chéo, vì những sai lầm trong chính sách từ phía nhà nước và những ảnh hưởng bên ngoài cuối cùng đã gây nên sự bạo động Chủ Nhật tuần rồi ở vùng Tân Cương xa xôi phía tây bắc Trung Quốc.
Không như phần lớn của Tân Cương, với đại đa số người theo đạo Hồi, thủ phủ Urumqi đa số cư dân là người Hoa gốc Hán.
Đối với người Hoa gốc Hán, Tân Cương - được đặt như thế dưới đời nhà Thanh và có nghĩa là “biên giới mới” – đã là một phần của Trung Quốc kể từ năm 1884. Trước đó, Trung Quốc và 36 chư hầu trong vùng đã duy trì mối quan hệ bá chủ trong khoảng 2.000 năm. Nhưng trong mắt người Duy Ngô Nhĩ (Uighurs), quê hương của họ đã bị mất.
Thực ra, chính đảng Cộng sản Trung Quốc là người đầu tiên đánh động cái khát vọng ly khai ra khỏi Trung Quốc của người Duy Ngô Nhĩ. Trong một bước (mang tính chiến lược) nhằm làm suy yếu chính phủ Quốc Dân (Kuomintang) trong thập niên 1940, chính đảng cộng sản Trung Quốc đã khuyến khích vùng Tân Cương tách ra khỏi Trung Quốc.
Được lãnh đạo bởi Bao Erhan, một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc, người Duy Ngô Nhĩ đã thành công trong việc thiết lập một Cộng hòa Đông Turkes (East Turkestan Republic) bao gồm vùng Yili, Tacheng và Aishan ở bắc Tân Cương ngày nay – trong hai năm 1944-1945.
Ông Bao, về sau trở thành phó chủ tịch Hội đồng Tư vấn Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), thừa nhận trong hồi ký của mình là phong trào đòi hỏi độc lập (của vùng Tân Cương) đã có được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Liên bang Xô-Viết. Sự thành công của Cộng hòa Đông Turkes đã làm gây nên sự phát triển của những phong trào tương tự ở miền nam Tân Cương (Xinjiang) và Tây Tạng (Tibet).
Cứ tưởng cải cách kinh tế là giải quyết được mọi vấn đề...? Nguồn: kaltoons.com |
Nhưng đảng Cộng sản Trung Quốc đã trở mặt sau khi đảng nắm chính quyền vào năm 1949, trấn áp tàn bạo chủ nghĩa ly khai. Tướng Wang Zhen được điều tới vùng này để đè thẳng tay những người bất bình và lối cai trị cứng rắn với bàn tay sắt đã cho ông cái biệt danh Cọp Wang. Nên cùng lúc ông có thể thiết lập sự ổn định ở vùng này, cho dẫu là sự ổn định với họng súng dí vào đầu, cái phương cách cai trị độc đoán của ông chỉ ươm mầm cho sự hận thù mang tính chủng tộc của người dân trong vùng này.
Người Duy Ngô Nhĩ cảm thấy bị phản bội. Những sai lầm tiếp theo sau đó giữa đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ làm cho vết rạn giữa người Hoa gốc Hán và gốc Duy Ngô Nhĩ ngày càng sâu đậm thêm.
Những sai lầm này bao gồm chuyện thúc đẩy đấu tranh giai cấp giữa những tầng lớp trong xã hội, tước đoạt con người những tự do và nhân quyền căn bản, phá hủy những di sản văn hóa thuộc mọi thể loại từ năm 1949 cho đến năm 1976, bao trùm luôn Cuộc Cách mạng Văn hóa thảm khốc trong 10 năm.
Hằng triệu người đã chết trên toàn nước Trung Quốc (thời cộng sản), người Hoa gốc Hán cũng như người thiểu số. Nhưng cho những chủng người thiểu số như giống dân Duy Ngô Nhĩ, thì sự giết chóc tàn bạo ở mức như thế có thể nói gần như là một sự tàn sát chủng tộc. Không một lời cám ơn nào dành cho những sai lầm này, vì Tân Cương và Tây Tạng giờ đây là những trái bom chủng tộc có thể nổ tung bất cứ lúc nào.
Nhà nước cộng sản đã đầu tư một số vốn khổng lồ trong những thập kỷ qua để hiện đại hóa nền kinh tế ở những vùng này, với niềm tin là sự tiến bộ về mặt vật chất sẽ làm nguôi ngoai chuyện ly khai trong đầu óc người bản địa và làm vơi sự căng thẳng mang tính chủng tộc trong vùng.
Sự phát triển kinh tế đã và đang cải thiện đời sống người dân, trong trường hợp ở Tân Cương và Tây Tạng, nhưng người dân bản địa vẫn khát khao cho một nền tự trị. Vị lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc trước đây ông Hồ Diệu Bang đã đưa ra một chính sách 6 điểm trong năm 1985 như là một phương cách nhằm thúc đẩy những yêu cầu đòi tự trị này ở Tân Cương và Tây Tạng.
Theo chính sách của ông Bang, chính phủ trung ương ở Bắc Kinh - chẳng hạn - sẽ nắm giữ quyền lực trong ba lãnh vực: phòng thủ, ngoại giao và quyền phủ quyết một số chính sách đối nội nào đó.
Nhưng sự thất sủng của ông Hồ Diệu Bang năm 1987 có nghĩa là chính sách 6 điểm của ông đã không bao giờ được tiến hành.
Đoàn kết và ổn định với họng súng dí vô đầu dân cho đến khi súng hết đạn thì banh xà càng như các nước vùng Baltic thuộc Liên bang Xô Viết trước đây? Nguồn: Singapore Straits Times |
Trong bài viết của mình Nỗi Nguy hiểm Ban-tích (Baltic) ở vùng biên cương Trung Quốc trong tuần này. Ông B. Raman nhấn mạnh mối quan hệ được qui kết là gần gũi giữa Hội đại biểu Duy Ngô Nhĩ Thế giới (World Uighur Congress) có trụ sở nằm ở Munich, Đức với US National Endowment for Democracy (NED) và Tổ chức của những Người và Đất nước bị Áp bức (UNPO) nằm ở Hòa Lan. Tổ chức UNPO đã đóng vai trò năng động trong việc thúc đẩy sự ly khai của các nước vùng Baltic ra khỏi Liên bang Xô-Viết trước đây.
“Tổ chức UNPO đã huấn luyện người dân vùng Baltic trong nhiều năm. Họ cũng có chương trình năng động tương tự như thế nhằm huấn luyện người Duy Ngô Nhĩ từ những cộng đồng lưu vong. Chính NED bị cho là tổ chức tài trợ cho chương trình huấn luyện này,” ông Raman viết, ông hiện là giám đốc Viện Nghiên cứu Chủ đề ở Chennai và cũng làm việc với Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc của Chennai.
Ông kết luận: “Cuộc nổi dậy ở Lhasa (Tây Tạng) vào tháng Ba năm 2008 và ở thành phố Urumqi vào tháng Bảy năm 2009 này đã mang đến cho người Trung Quốc một bài học phũ phàng – nói trắng ra, họ không thể coi chuyện đoàn kết và ổn định của Trung Quốc là một chuyện đương nhiên.
“Những gì đã xảy ra ở những nước vùng Baltic của Liên bang Xô-Viết ngày xưa có thể xảy ra ở vùng ngoại biên Trung Quốc nơi người thiểu số không phải là gốc Hán đang sinh sống ngày nay, nếu người Trung Quốc không chú ý đến những khát vọng văn hóa và chính trị của người bản xứ, cũng như những kêu ca, phàn nàn và nỗi giận trong lòng của họ.”
Có lẽ cái quyết định đầy ngạc nhiên khi ông Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bỏ cuộc họp thượng đỉnh 8 nước (G-8) trở về nước ngay lập tức để giải quyết chuyện nổi loạn ở Tân Cương là một thái độ không những hợp lý, nhưng còn là bước đầu tiên trong hướng đi đúng đắn để giải quyết vấn đề.
© DCVOnline
Nguồn:
(1) A rude lesson on unity and stability — Ching Cheong. Mr. Ching Cheong is a Senior Writer for Singapore Straits Times, 10 July 2009