Thứ Năm, 23 tháng 7, 2009

Điểm tin

hsts:
Khẩn trương xác định tàu lạ đâm tàu cá Việt Nam -- Đất Việt
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết các cơ quan chức năng đã và đang khẩn trương làm rõ vụ tàu cá Việt Nam bị đâm chìm, khiến 9 ngư dân bị thương, đặc biệt là danh tính tàu lạ.

Lệnh cấm đánh cá và vấn đề bi kịch của công -- VOA
Trong kinh tế học có một khái niệm gọi là “tragedy of the commons” – tạm dịch là ‘bi kịch của công”. Đại ? là các nguồn tài nguyên hoặc các tài sản mà chủ sở hữu không được xác định rõ ràng thì thường xảy ra bi kịch bị khai thác hoặc sử dụng bừa bãi



Việt-Mỹ bàn hợp tác không quân -- BBC
Tin cho hay quan chức không quân Việt Nam và Hoa kỳ đang tiếp xúc song phương bàn việc hợp tác trong tương lai.

dc:

Triển khai chương trình “Khi Tổ quốc cần”
TT (Hà Nội) - Sáng 22-7, T.Ư Đoàn và T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên VN đã tổ chức hội nghị triển khai chương trình “Khi Tổ quốc cần” -một chương trình tình nguyện mới nhằm phát động và kết nối “trái tim tình nguyện” trong đông đảo các tầng lớp thanh niên, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội.

Đề nghị thu hồi dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm
TT (TP.HCM) - Chiều 22-7, tại buổi làm việc với Ban kinh tế và ngân sách HĐND TP.HCM, lãnh đạo Ban quản lý đầu tư - xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết đề nghị thu hồi dự án công viên phần mềm Thủ Thiêm.


“Sự nghiệp cách mạng luôn cần đến văn nghệ sĩ”
Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định dù trong hoàn cảnh nào, văn nghệ sĩ vẫn là những chiến sĩ, mặt trận văn học nghệ thuật không có tiếng súng, nhưng cũng quyết liệt không kém.
Mong muốn của Đảng, Nhà nước và nhân dân là những người làm công tác văn học nghệ thuật luôn giữ vững lập trường, không bị lay động trước mưu đồ phá hoại của các thế lực thù địch. Cùng với đó là vấn đề thu hút lớp trẻ nối tiếp, phát huy truyền thống của các thế hệ đi trước.
<<<::: .....="" ...="" .="" a="" ang="" b="" bi="" c="" ch="" d="" do="" gi="" h="" hi="" i="" k="" kh="" l="" m="" n="" ng="" ngang="" nhu="" o="" p="" ph="" r="" t="" th="" tq="" tr="" tui="" u="" v="" vn="" y="">>>
Theo TTXVN

<<<::: ....="" ...="" .="" a="" b="" bi="" c="" ch="" fan="" gi="" h="" i="" kh="" l="" m="" n="" ng="" nh="" ph="" qu="" t="" talawas="" th="" thd="" thi="" tr="" u="" v="" x="" y="">>>


Trịnh Hữu Tuệ - Của sự im lặng --
Trần Hữu Dũng là giáo sư kinh tế học tại Mỹ. Ông nằm trong số những trí thức được hưởng quyền tự do suy nghĩ và phát biểu vào loại bậc nhất trong lịch sử loài người. Vì vậy, tôi đọc những bài ông viết trên Viet-studies - website do cá nhân ông quản lý - với tiền giả định rằng chúng phản ánh đúng đắn quan điểm và cách nhìn nhận của ông. Tiền giả định này mang đến cho tôi một vài bận tâm mà tôi muốn trình bày một cách hết sức ngắn gọn trong những dòng dưới đây. Tôi hy vọng rằng độ dài của bài viết này sẽ không bị đặt trong quan hệ tỷ lệ thuận với tầm quan trọng và mức độ cấp bách của cái vấn đề mà người viết nó muốn mang ra thảo luận.
Tôi xin bắt đầu bằng nhận xét rằng khi Trần Hữu Dũng bàn về dân chủ, khả năng một xã hội đa nguyên cho Việt Nam hoàn toàn không được ông đề cập tới một cách hiển ngôn. Trái lại, ông phàn nàn rằng dân Việt Nam trong và ngoài nước “cứ tối ngày ngồi than Việt Nam không có dân chủ.”[1] Ông đưa ra kết luận không lấy gì làm đáng ngạc nhiên rằng “liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị (cụ thể là dân chủ) … vẫn chưa rõ ràng và … sẽ không thể rõ ràng, vì có quá nhiều thông số,” và tuyên bố rằng “để thẩm định tác động kinh tế của dân chủ, ta phải nhìn xa hơn chế độ đương thời, xét cả đến kỳ vọng của dân chúng (thậm chí của cả giới đầu tư nước ngoài) về sự ổn định của chế độ ấy.”[2] Ta tự hỏi nếu được lựa chọn giữa một xã hội đa nguyên trong đó người dân có khả năng dùng phiếu bầu để bảo vệ môi trường và phong cách sống của mình và một xã hội chuyên chính trong đó người dân hoàn toàn bất lực về mặt chính trị nhưng sự “ổn định” được đảm bảo tuyệt đối bằng một bộ máy đàn áp khổng lồ thì “giới đầu tư nước ngoài” sẽ chọn môi trường đầu tư nào. Còn về “kỳ vọng của dân chúng,” chẳng phải phần đông chúng ta đều muốn “ổn định” để làm ăn, muốn được yên thân theo đuổi những mục tiêu mà “giới đầu tư nước ngoài” đã bỏ nhiều công để vạch ra cho chúng ta hay sao? Biết như vậy nên các cơ quan tuyên truyền chính thống luôn tìm cách biến “dân chủ” thành một khái niệm đối lập với “ổn định.” Cái newspeak này đã làm nhiều người - trong đó có cả thanh niên và sinh viên - sợ dân chủ như sợ cọp, sẵn sàng xông vào “hấp diêm” những phần tử rách việc dám kêu gào đòi “rân chủ.” Tôi không dám chắc là ảnh hưởng của nó hoàn toàn không hiện hữu trong suy nghĩ của Trần Hữu Dũng khi ông nhắc đến “kỳ vọng của dân chúng (và của giới đầu tư nước ngoài) về sự ổn định của chế độ.”
Trong tranh luận về tham nhũng, Trần Hữu Dũng cũng cho thấy rằng ông bám lề đường bên phải một cách tinh tế nhưng có lẽ là hăng hái hơn ông chịu công nhận. Tất cả những giải pháp ông đưa ra để giải quyết vấn đề khủng khiếp nhất hiện nay trong xã hội Việt Nam đều có xuất phát điểm là chính quyền nước này có thể cải thiện được. Ví dụ, ông nói rằng để giảm động lực tham nhũng, “cấp lãnh đạo” cần phải “thanh liêm và trong sạch.” Nhưng cái khả năng - kể cả về mặt lý thuyết - rằng “cấp lãnh đạo” không thể trở nên thanh liêm và trong sạch được nữa hoàn toàn không được ông nhắc tới. Thậm chí, ông còn khuyên mọi người “nên thông cảm” với các nhà lãnh đạo, vì họ “dù có đánh giá cao các nghiên cứu kinh tế, cũng bị ràng buộc bởi những vấn đề khác, có những mục tiêu khác ngoài kinh tế, mà nhà kinh tế thuần tuý không nghĩ đến.”[3] Cấp lãnh đạo sẽ hoan nghênh sự “thông cảm” này, và họ cũng sẽ hoan nghênh lời cảnh báo mà Trần Hữu Dũng đưa ra trong bài Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, rằng tham nhũng là một “hiểm họa quan trọng đặc biệt cho chế độ,” rằng phải coi chừng “sự bất bình của người dân đối với một chế độ xã hội chủ nghĩa … bị tham nhũng đục khoét.” Đây cũng là bài viết được Trần Hữu Dũng kết thúc bằng một đoạn văn dài trích lời Thủ tướng Võ Văn Kiệt - một lãnh đạo của các lãnh đạo, một vị thánh của báo chí chính thống. Trong đoạn văn này, Thủ tướng Kiệt bày tỏ nỗi “ray rứt” của mình khi thấy “tham nhũng lại nằm trong bộ máy Nhà nước” và dặn chúng ta rằng “ở cương vị càng cao thì càng phải tuân thủ phép nước.”[4] Vì thông tin tôi có về lịch sử chống tham nhũng và tuân thủ phép nước của Thủ tướng Kiệt có phần hạn chế nên tôi xin để bạn đọc tự đánh giá những “ray rứt” nói trên cũng như việc Trần Hữu Dũng trích dẫn chúng.
Như đã nói, Trần Hữu Dũng là một giáo sư có biên chế tại một trường đại học của nước Mỹ. Trong bối cảnh thế giới hiện tại, vị thế này khiến ông trở thành chuẩn mực cao nhất của tự do ngôn luận. Ông có điều kiện phát biểu những ý kiến mà rất nhiều người không bao giờ dám phát biểu, và phải nói rằng ảnh hưởng của ông đối với giới trí thức trẻ là rất lớn. Chính vì lý do đó, sự im lặng của ông về những khả năng chính trị rõ ràng là đang cần được tranh luận một cách cởi mở sẽ trở thành thông điệp mạnh mẽ về giới hạn của cái được nói, về những gì “đến giáo sư Mỹ còn chẳng dám bàn.” Bằng cách né tránh chủ đề đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, ông đã vô tình giúp sức biến nó thành một chủ đề cấm kỵ, và đây là cách đấu tranh chống dân chủ một cách hiệu quả nhất. Tệ hại hơn nữa, sự né tránh của ông để lại cho người đọc ấn tượng về một nỗi sợ hãi, âm thầm và sâu sắc, ẩn mình dưới những phân tích an toàn về mặt chính trị, dưới cái tư thế được ông mô tả là “khách quan, đúng đắn, không phá đám, cũng không cuồng tín,” nhưng lại điều khiển suy nghĩ và lời nói của “nhà khoa học” một cách tàn nhẫn.[5] Sợ hãi là một căn bệnh lây lan, và trong thời điểm lịch sử đầy thử thách như hiện nay, khi dân tộc Việt Nam cần phải có đủ lòng quả cảm để “chặt cầu tiến lên,”[6] sự sợ hãi, ở những trí thức có vị thế và điều kiện như giáo sư Trần Hữu Dũng, có lẽ là điều đáng sợ hãi nhất.

[1] Xem Gặp ‘ông chủ’ Viet-studies, Người Đô thị, Tháng 9/2008
[2] Xem Trần Hữu Dũng, Dân chủ và phát triển: Lý thuyết và chứng cớ, Thời Đại Mới, Số 10, Tháng 3/2007
[3] Xem Trần Hữu Dũng, Ta cần biết ta hơn nữa, Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Số Tết Đinh Hợi, Tháng 2/2007
[4] Xem Trần Hữu Dũng, Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế, Nghiên cứu Kinh tế, Tháng 4/1999
[5] Xem Gặp ‘ông chủ’ Viet-studies, bài đã dẫn. Trần Hữu Dũng khen báo Công an Nhân dân “có mục văn hóa khá.” Về những cái không được “khá” cho lắm của tờ báo này, ông không có phát biểu gì chính thức. Nỗi sợ hãi của ông còn xuất hiện trong những chi tiết nhỏ khác, ví dụ như trong đoạn đầu bài “Ta cần biết ta hơn nữa,” khi ông nói “[c]ó người (như nhà kinh tế nổi tiếng Jagdish Bhagwati, nguyên cố vấn cho Tổng thư ký WTO) khẳng định rằng vài nước (ông có nêu tên, nhưng người viết bài này không dám lặp lại vì hơi… nhạy cảm!) đã gia nhập WTO khá dễ dàng chỉ vì họ hạ bút ưng thuận soàn soạt mọi điều kiện mà đối tác đặt ra.”
[6] Xem Vũ Minh Khương, Việt Nam: Chặt cầu để tiến lên?, Tuần Việt Nam, 13/7/2009
-------------
Về Trịnh Hữu Tuệ và sự im lặng

Tôi ngần ngại không biết có nên viết dài dòng về bài của Trịnh Hữu Tuệ không, vì tôi nghĩ rằng những khuyết điểm của nó đã quá rõ không cần phải nói thêm: bài chứa nhiều lỗi lầm sơ đẳng về suy luận đến nỗi tôi ngạc nhiên khi thấy đăng trên talawas, mà nhiều người gọi là “diễn đàn của trí thức”. Nhất là, tác giả lại ở trong ban quản lý talawas, đáng lẽ phải cẩn trọng hơn! Nếu viết bằng tiếng Anh, với trình độ suy luận ấy sẽ không có báo Anh Mỹ nào thuộc loại “middle brow” (trí thức nửa mùa) trở lên chịu đăng. Tuy nhiên, vì ông Tuệ phản-phản hồi rằng “cuối cùng, tôi thấy rằng không ai phủ định những mệnh đề chính mà tôi đưa ra” nên tôi thấy cần phải nói quan điểm của tôi.
Trong phần đầu tôi sẽ nói về những fallacies trong bài của ông Trịnh Hữu Tuệ. Phần sau xin trả lời về câu hỏi của ông: tại sao nhiều trí thức đại học ở hải ngoại hay giữ im lặng về chính trị.
Người có học ở các nước Tây phương được tập tranh luận từ nhỏ nên họ biết tránh một số thủ thuật ngụy biện (fallacies) căn bản. Rất nhiều sách vở nói về những fallacies này, và trên web cũng có nhiều tài liệu như http://en.wikipedia.org/wiki/Fallacy, http://www.infidels.org/library/modern/mathew/logic.html, http://www.logicalfallacies.info/, v.v. Trong bài này, tôi sẽ trích dẫn về ngụy biện từ Wikipedia vì đây là kiến thức tổng quát, các sách đều nói tương tự.
1. Trịnh Hữu Tuệ: … khi Trần Hữu Dũng bàn về dân chủ, khả năng một xã hội đa nguyên cho Việt Nam hoàn toàn không được ông đề cập tới một cách hiển ngôn. Trái lại, ông phàn nàn rằng dân Việt Nam trong và ngoài nước “cứ tối ngày ngồi than Việt Nam không có dân chủ.”[1]
Thử xem Trần Hữu Dũng [1] nói gì: Sở trường của tôi là đọc nhiều trào lưu kinh tế văn hoá. Tờ Thời Đại Mới của chúng tôi viết khoa học cho dân đọc, những vùng trống có thể làm được. Nếu không thử, sẽ không tìm ra cách. Ở ngoài nước, cứ tối ngày ngồi than Việt Nam thiếu dân chủ, nhưng có nhiều vấn đề ích lợi học thuật sao không làm. Không ai thử, chỉ ngồi than. Tiếp xúc trong nước tôi cũng thấy vậy, 2/3 câu chuyện là than phiền.
Ta thấy là Trịnh Hữu Tuệ đã lấy một vài chữ (chưa phải là một câu) của Trần Hữu Dũng từ một đoạn dài, rồi thổi lên thành ý chính. Ý ông Dũng đâu phải là chê việc “than Việt Nam thiếu dân chủ”, mà là chê những người chỉ biết than mà không làm gì thực tế. Fallacy này là quoting out of context (trích dẫn mà cắt bỏ ngữ cảnh khiến cho ý tưởng của người viết bị bóp méo).
2. Trịnh Hữu Tuệ viết: Ông đưa ra kết luận không lấy gì làm đáng ngạc nhiên rằng “liên hệ giữa phát triển kinh tế và thể chế chính trị (cụ thể là dân chủ) … vẫn chưa rõ ràng và … sẽ không thể rõ ràng, vì có quá nhiều thông số,” và tuyên bố rằng “để thẩm định tác động kinh tế của dân chủ, ta phải nhìn xa hơn chế độ đương thời, xét cả đến kỳ vọng của dân chúng (thậm chí của cả giới đầu tư nước ngoài) về sự ổn định của chế độ ấy.” Sau đó Trịnh Hữu Tuệ suy ra rằng Trần Hữu Dũng ủng hộ “các cơ quan tuyên truyền chính thống” của nhà nước trong việc đồng hóa dân chủ với mất ổn định, và do đó gây sự sợ hãi dân chủ nơi dân chúng, kể cả thanh niên.
Sự suy diễn này quá hấp tấp. Trần Hữu Dũng đứng trên quan điểm một nhà khoa học nói lên những sự kiện tổng quát. Nhận xét đúng vấn đề mới có thể tìm ra lối giải quyết đúng. Nếu biết rằng dân chúng sợ dân chủ làm mất ổn định thì những người tranh đấu cho dân chủ phải làm sao để dân chúng yên tâm hơn? Hoặc làm sao để dân chúng và nhất là giới trẻ đánh giá dân chủ cao hơn ổn định? Giữ ổn định theo kiểu này thì trong tương lai 10 năm, 20 năm, 50 năm Việt Nam sẽ đi tới đâu? Đó là những vấn đề chúng ta cần suy nghĩ và bàn cãi hơn là chụp mũ người viết.
Fallacies: 1/ Hasty generalization (vội vã nhảy tới kết luận từ bằng cớ mơ hồ), 2/ Appeal to consequences (nhận xét của Trần Hữu Dũng có thể đưa tới hậu quả không tốt nên câu đó sai, hoặc không nên nói ra), 3/ Appeal to motive (bác bỏ luận cứ vì tác giả có ý đồ không tốt).
3. Trịnh Hữu Tuệ: Trong tranh luận về tham nhũng, Trần Hữu Dũng cũng cho thấy rằng ông bám lề đường bên phải một cách tinh tế nhưng có lẽ là hăng hái hơn ông chịu công nhận. Tất cả những giải pháp ông đưa ra để giải quyết vấn đề khủng khiếp nhất hiện nay trong xã hội Việt Nam đều có xuất phát điểm là chính quyền nước này có thể cải thiện được. Ví dụ, ông nói rằng để giảm động lực tham nhũng, “cấp lãnh đạo” cần phải “thanh liêm và trong sạch.” Nhưng cái khả năng - kể cả về mặt lý thuyết - rằng “cấp lãnh đạo” không thể trở nên thanh liêm và trong sạch được nữa hoàn toàn không được ông nhắc tới.
Dựa trên việc Trần Hữu Dũng không nói một điều mà Trịnh Hữu Tuệ mong ông nói, Trịnh Hữu Tuệ kết luận rằng Trần Hữu Dũng bám lề bên phải một cách hăng hái. Đây là kiểu suy diễn thời đấu tố hay NVGP: tôi không thấy hắn đả đảo thực dân hay tư bản bao giờ, chắc hắn là Việt gian!
Fallacy: Argument from silence (Suy luận từ không nói: Trần Hữu Dũng không nói về chuyện X, do đó Trần Hữu Dũng cho là không có chuyện X!)
4. Trịnh Hữu Tuệ: Thậm chí, ông còn khuyên mọi người “nên thông cảm” với các nhà lãnh đạo, vì họ “dù có đánh giá cao các nghiên cứu kinh tế, cũng bị ràng buộc bởi những vấn đề khác, có những mục tiêu khác ngoài kinh tế, mà nhà kinh tế thuần tuý không nghĩ đến.”[3] Cấp lãnh đạo sẽ hoan nghênh sự “thông cảm” này.
Thử đọc toàn văn của Trần Hữu Dũng: Dù có những nghiên cứu thâm sâu về Việt Nam cũng không bảo đảm là chính sách kinh tế của ta sẽ tốt hơn. “Chất lượng” tối hậu của chính sách là tuỳ thuộc vào các nhà lãnh đạo mà, cũng nên thông cảm với họ, dù có đánh giá cao các nghiên cứu kinh tế, cũng bị ràng buộc bởi những vấn đề khác, có những mục tiêu khác ngoài kinh tế, mà nhà kinh tế thuần tuý không nghĩ đến.
Ở đây, Trần Hữu Dũng chỉ nói một sự thật hiển nhiên ở mọi nước, là chính sách kinh tế không phải chỉ dựa vào những mục tiêu kinh tế mà còn dựa vào các mục tiêu khác như chính trị, xã hội, quốc phòng v.v. Sáu chữ “cũng nên thông cảm với họ”, vốn là “throwaway line” (chêm vào) chẳng có ý nghĩa gì quan trọng, được thổi lên là “ông còn khuyên mọi người ‘nên thông cảm’ với các nhà lãnh đạo”.
Fallacy: “cắt bỏ ngữ cảnh”, đã nói ở trên.
5. Trịnh Hữu Tuệ viết: Cấp lãnh đạo sẽ hoan nghênh sự “thông cảm” này, và họ cũng sẽ hoan nghênh lời cảnh báo mà Trần Hữu Dũng đưa ra trong bài ‘Tham nhũng và tăng trưởng kinh tế’, rằng tham nhũng là một “hiểm họa quan trọng đặc biệt cho chế độ,” rằng phải coi chừng “sự bất bình của người dân đối với một chế độ xã hội chủ nghĩa… bị tham nhũng đục khoét.”
Một lần nữa, Trịnh Hữu Tuệ lấy một nhận xét của Trần Hữu Dũng để suy diễn hơi xa. Trần Hữu Dũng viết: “không giống những quốc gia tư bản mà sự công bằng xã hội không là một mục tiêu hàng đầu, bản chất của xã hội chủ nghĩa chính là sự công bằng đó. Như vậy, sự bất bình của người dân đối với một chế độ xã hội chủ nghĩa (do chính họ đã đóng góp xương máu để xây dựng) bị tham nhũng đục khoét sẽ gấp nhiều lần hơn sự bất bình trong những chế độ khác với cùng một mức độ tham nhũng“. Đó là một nhận xét khách quan, từ đó muốn suy diễn ra sao thì tùy người đọc. Chẳng hạn, Trịnh Hữu Tuệ cho rằng cấp lãnh đạo “không thể từ bỏ tham nhũng” được, mà sự tham nhũng đó thì lại là “hiểm họa quan trọng đặc biệt cho chế độ [XHCN]“, như vậy thì tức là, theo tam đoạn luận, Trịnh Hữu Tuệ có thể suy ra rằng ngày tàn của chế độ đã chắc chắn, và sẽ vui mừng hơn cấp lãnh đạo Việt Nam chứ!
6. Trịnh Hữu Tuệ: Như đã nói, Trần Hữu Dũng là một giáo sư có biên chế tại một trường đại học của nước Mỹ. Trong bối cảnh thế giới hiện tại, vị thế này khiến ông trở thành chuẩn mực cao nhất của tự do ngôn luận. Ông có điều kiện phát biểu những ý kiến mà rất nhiều người không bao giờ dám phát biểu, và phải nói rằng ảnh hưởng của ông đối với giới trí thức trẻ là rất lớn. Chính vì lý do đó, sự im lặng của ông về những khả năng chính trị rõ ràng là đang cần được tranh luận một cách cởi mở sẽ trở thành thông điệp mạnh mẽ về giới hạn của cái được nói, về những gì “đến giáo sư Mỹ còn chẳng dám bàn.” Bằng cách né tránh chủ đề đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, ông đã vô tình giúp sức biến nó thành một chủ đề cấm kỵ, và đây là cách đấu tranh chống dân chủ một cách hiệu quả nhất.
Từ sự việc Trần Hữu Dũng không nói một số vấn đề gì đó, Trịnh Hữu Tuệ suy ra rằng Trần Hữu Dũng đang “đấu tranh chống dân chủ một cách hiệu quả nhất”! Cũng may chứ nếu Trịnh Hữu Tuệ và Trần Hữu Dũng sống ở Bắc Việt thời đấu tố-NVGP thì chắc ông Dũng không chết cũng tù mọt gông.
Fallacies: 1/ Argument from silence (đã nói ở trên), 2/ False dichotomy: cho rằng chỉ có hai lựa chọn (nói là tranh đấu cho dân chủ, không nói là tranh đấu chống dân chủ) trong khi sự thực có nhiều đường lối khác nhau.
7. Trịnh Hữu Tuệ: Tệ hại hơn nữa, sự né tránh của ông để lại cho người đọc ấn tượng về một nỗi sợ hãi, âm thầm và sâu sắc.
Đó là ấn tượng của Trịnh Hữu Tuệ. Không thể tổng quát hóa ấn tượng này cho mọi người đọc: nhiều khi (cũng như trong đầu óc nghi kị tới độ bệnh hoạn của công an cộng sản, nhìn đâu cũng thấy “địch”), ấn tượng nảy sinh từ đầu óc của người đọc chứ không phải từ cái mà họ đọc. Thực ra, không nói có thể vì nhiều lý do chứ không phải chỉ “sợ hãi, âm thầm và sâu sắc”.
Fallacy: Psychologist’s fallacy, tức là “suy bụng ta ra bụng người”.
8. Trịnh Hữu Tuệ trích dẫn Trần Hữu Dũng khen báo Công an Nhân dân “có mục văn hóa khá” và bảo câu đó chứng tỏ “nỗi sợ hãi… điều khiển suy nghĩ và lời nói của “nhà khoa học” một cách tàn nhẫn”. Nhưng thử nhìn lại context của câu đó:
Trần Hữu Dũng: Tôi không coi đó là tờ báo, chỉ thu thập những bài vở có nhiều người thích như tôi để chia sẻ với bạn bè. Tôi đọc không phân biệt. Bài hay ở nguồn nào cũng đăng. Tờ Công An Nhân Dân có mục văn hoá khá.
Tại sao Trần Hữu Dũng lại nói về CAND mà không nói về những báo khác mà ông hay trích? Dễ hiểu: Trần Hữu Dũng muốn nói ngay cả tờ báo thường được coi là lá cải, cơ quan của CA, mà cũng có những bài hay”. Tức là Trần Hữu Dũng muốn dùng CAND để nhấn mạnh cái ý “đọc không phân biệt” của mình. Vậy mà…
Fallacy: trích dẫn thiếu ngữ cảnh, đã nói ở trên.
9. Trịnh Hữu Tuệ: Về những cái không được “khá” cho lắm của tờ báo [CAND] này, ông không có phát biểu gì chính thức.
Fallacy: Argument from silence, đã nói ở trên.
10. Trịnh Hữu Tuệ: Nỗi sợ hãi của ông còn xuất hiện trong những chi tiết nhỏ khác, ví dụ như trong đoạn đầu bài “Ta cần biết ta hơn nữa,” khi ông nói “có người (như nhà kinh tế nổi tiếng Jagdish Bhagwati, nguyên cố vấn cho Tổng thư ký WTO) khẳng định rằng vài nước (ông có nêu tên, nhưng người viết bài này không dám lặp lại vì hơi… nhạy cảm!) đã gia nhập WTO khá dễ dàng chỉ vì họ hạ bút ưng thuận soàn soạt mọi điều kiện mà đối tác đặt ra.
Trần Hữu Dũng viết bài này cho một tờ báo trong nước (Thời báo Kinh tế Sài Gòn) nên ông không nêu ra chữ “Việt Nam” mà chỉ nói (theo tôi, một cách hài hước) là “không dám lặp lại vì hơi… nhạy cảm”. Sự thực, ông có gì mà sợ? Cùng lắm là sợ đoạn này bị cắt sửa. Mặc dầu vậy, cách “nói chữ” của ông nó rõ ràng đến nỗi không thể gọi là bóng gió được. Suy diễn rằng câu đó biểu hiện sự sợ hãi thì thật vô lý.
Fallacy: Non sequitur (”it does not follow”): kết luận không ăn nhậu với tiền đề.
Tổng kết, fallacies nhiều nhất trong bài của Trịnh Hữu Tuệ là “trích dẫn thiếu ngữ cảnh” và “suy luận từ sự không nói”.
*
Sang phần hai, tôi xin nói về việc tại sao nhiều trí thức đại học ở hải ngoại hay giữ im lặng về chính trị. Đây là cái nhìn riêng của tôi, dựa theo sự quan sát nhiều người trong giới này kể cả vài người được réo tên gần đây.
Ông Trịnh Hữu Tuệ cho rằng đó là vì họ sợ. Điều đó đều có thể có ở một số ít nhưng không phải là lý do chính. Những người đã lớn tuổi, có công việc, chức vị vững vàng ở hải ngoại, thậm chí nổi tiếng và được đồng nghiệp kính trọng, không có lý do gì để sợ chính quyền Việt Nam. Những trường hợp như Nguyễn Hưng Quốc bị chặn ở phi trường phải nói là rất ít. Trái lại, những người to mồm chống cộng ở hải ngoại được về nước đi lại tự do không phải là hiếm.
Có người cho rằng họ im lặng vì hy vọng được làm một quyền cao chức trọng gì đó ở Việt Nam. Chuyện đó hoàn toàn vô lý. Thử hỏi đã bao nhiêu người trí thức đại học được quyền cao chức trọng như vậy? Những người mà tôi biết đã trở về Việt Nam làm việc dài hạn hay vĩnh viễn, là do ý nguyện đóng góp cho đồng bào và họ phải hy sinh rất lớn.
Một lý do quan trọng ở nhiều người là họ đang giúp đỡ, cộng tác với các đại học hay cơ quan khác trong nước một vấn đề chuyên môn gì đó, có thể là coi một luận án, cộng tác một dự án nghiên cứu, hay phổ biến thông tin, nói tóm lại là đóng góp cái gì thực tế. Giống như những người làm việc từ thiện thực sự (không phải để “lấy điểm”, quảng cáo, tuyên ngôn), họ không muốn dự án bị trở ngại hay cộng tác viên trong nước của họ bị phiền phức. Gọi là “sợ” cũng được, nhưng không phải là sợ cho bản thân họ, và bất cứ ai cố vấn hay làm từ thiện trong nước cũng phải vậy thôi. Trường hợp của bác sĩ Nguyễn Văn Tuấn là một ví dụ: ông đã cộng tác và giúp đỡ rất nhiều cho Việt Nam về y tế và giáo dục, và không ngại lên tiếng về những yếu kém hay bê bối trong những địa hạt này. Ông chẳng có lý do gì để “sợ” cho bản thân cả, nhưng nếu gặp phiền phức chính trị thì chỉ những sinh viên, giáo sư, bác sĩ và thường dân ở nhà đang được ông giúp đỡ bị thiệt thòi. Về Trần Hữu Dũng, tôi đoán ông có quan điểm thông thường của một giáo sư đại học: tương lai Việt Nam ở trong tay giới trẻ Việt Nam, và cách giúp đỡ tốt nhất là đóng góp thông tin mọi chiều để giúp họ tự suy nghĩ và tìm ra con đường thích đáng, dù rằng có thể không phải là con đường mà ông (hay người khác) nghĩ là tốt nhất. Một ví dụ tương tự là ông Dương Danh Huy khi ông này giải thích rằng ông muốn phổ biến kiến thức về chủ quyền Việt Nam ở Biển Đông và Hoàng Sa-Trường Sa cho thanh niên trong nước, nên phải dè dặt trong việc chỉ trích chính quyền. Ông Huy cũng thường được tặng nón cối.
Còn một lý do quan trọng nữa cần phải nói ra. Sống trong giới đại học hay nghiên cứu, người trí thức thấm nhuần lối suy nghĩ cẩn trọng, duy lý trí, tôn trọng sự thật cũng như tinh thần tự do của giới đại học Tây phương và do đó họ không có cảm tình gì với chế độ độc tài, tham nhũng, bất công, tham quyền cố vị, bóp nghẹt tự do tư tưởng ở Việt Nam. Giữa một đám với nhau, họ có thể và thậm chí thường xuyên công kích chế độ một cách nặng nề chẳng kém gì nhóm nào khác. Nhưng, cũng vì thấm nhuần những giá trị trí thức vừa nói, họ vô cùng phản cảm với cách hành xử của những nhóm chống cộng cực đoan: những lời lẽ mù quáng, suy nghĩ bầy đoàn, những thủ đoạn gian dối, bịa đặt, chụp mũ, phỉ báng, ngụy biện v.v. mà ta vẫn thấy tràn ngập ở hải ngoại (tôi có thể nghĩ tới một vài ví dụ gần đây ở ngay trên talawas). Xin nhấn mạnh là không phải người chống cộng nào cũng như vậy, nhưng số người hành xử như trên thường là ồn ào nhất và được coi là hình ảnh tiêu biểu.
Với trí thức, sự khả tín (credibility) vô cùng quan trọng nên họ rất “sợ” bị đánh đồng với những nhóm chống cộng theo kiểu “anything goes” đó - chữ “sợ” đây không phải là fear mà là distaste. Và do đó, họ rất dè dặt. Mỗi khi có tin gì về những việc xấu xa trong nước, họ muốn kiểm chứng và ngần ngại lên tiếng vì e lại chỉ là chuyện bịa đặt hay phóng đại từ một nhóm hải ngoại, hoặc nếu không có thì giờ hay phương tiện kiểm chứng thì để đó đã. Nếu lên tiếng, họ muốn tiếng nói của mình phải hoàn toàn tách biệt khỏi tiếng nói của các thành phần cực đoan, mà chuyện đó nhiều khi không dễ. Kiến nghị về bauxite, nhờ khởi sự từ trong nước chứ không phải từ hải ngoại, nên đã nhanh chóng được sự hưởng ứng của họ. Vụ Biển Đông cũng có thể có tác dụng tương tự, vì có phản ứng ngay từ trong nước. Hy vọng sẽ tiếp tục có những dịp khác để trí thức hải ngoại ủng hộ người trong nước tương tự như những vụ này.
---------------------

tq:
Đạo diễn Trung Quốc rút khỏi liên hoan phim Australia - Đất Việt
Nhiều đạo diễn Trung Quốc tẩy chay Liên hoan phim Melbourne bằng cách rút hai bộ phim sau khi ban tổ chức từ chối đề nghị dừng chiếu phim tài liệu về nhà lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ Rebiya Kadeer.
Chinese defense ministry to launch bilingual website
BEIJING, July 23 (Xinhua) -- China's Ministry of National ...



qt:
Chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ: được và mất --- Đất Việt
Chỉ thăm Ấn Độ ba ngày, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đạt được nhiều thành công mang tính chiến lược. Tuy nhiên, chuyến đi này vẫn chưa giải quyết hết mọi vấn đề.

U.S. seeks to upgrade its presence in SE Asia --- XINHUA
In a short sentence she delivered a clear message to the world -- "The United States is back in Southeast Asia," said U.S. Secretary of State Hillary Clinton Wednesday, signaling deepening U.S. engagement in the region after years' of negligence.



Kinh tế học “vô dụng” trong nhận diện và giải quyết khủng hoảng --- CafeF
Trong số tất cả những bong bóng kinh tế đã bị chọc thủng cho đến nay, không có nhiều bong bóng vỡ ngoạn mục như uy tín của kinh tế học.

Tổng số lượt xem trang