Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Thế lực nào đứng phía sau vụ “affaire chính trị" của LS. Lê Công Định ?

<<<::: b="" gi="" m="" ng="" t="" thuy="">>>
Phúc Lộc Thọ
I. Lê Công Định có giống với “lão tướng Hoàng Cái” của Đông Ngô ?
Vụ án chính trị nào mà không chứa đựng trong đó biết bao điều uẩn khúc; có những vụ án mà đến hàng trăm năm sau sự thật vẫn còn u u minh minh. Chính vì vậy nên nó mới trở thành đất sống cho văn học nghệ thuật, cho các văn nhân có chỗ mà múa bút. Rồi đây chắc chắn cơ quan điều tra sẽ kết thúc giai đoạn điều tra theo luật định và sẽ công bố kết luật chính thức để chuyển qua tòa án hình sự.

Những suy luận này của chúng tôi có thể có chỗ trùng hợp với các kết luận của cơ quan điều tra và cũng có thể có chỗ chưa trùng; do vậy chỉ nên coi là sự suy luận của một người hoạt động văn chương và không nhằm chủ đích công bố các chính kiến để bày tỏ sự bất đồng với kết luận điều tra hay phán xử của tòa án…

Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long
Chúng tôi càng không là nhà tiên tri mà chỉ là là kẻ suy đoán theo lôgich tâm lý - tính cách, lôgich phép ứng xử theo nhân cách sống-sản phẩm của sự thúc ép bởi hoàn cảnh bị chi phối bởi quy luật cung-cầu của cơ chế thị trường mang tính đặc thù xã hội chủ nghĩa ; đây là lĩnh vực vốn là sân chơi của những kẻ bị “giời đày” bởi cái nghiệp văn chương. Khi cuộc sống không còn có những chuyện trái khoáy thì giới văn chương buồn tẻ, ngái ngủ và nhạt nhẽo như cơm nát…
Chúng tôi chọn cách công bố những suy luận của mình trước khi văn bản kết luận của cơ quan điều tra được hoàn chỉnh nhằm mục đích: tránh bị hiểu rằng mình cố ý giải thiêng, xuyên tạc kết luận điều tra hay phán xét lại phán xét của tòa án. Việc “cầm đèn chạy trước ôtô” này có khi đỡ gặp phải rắc rối hơn việc chạy sau ôtô…Bởi vì đây là lúc mà trí sáng tạo của văn nhân được thỏa sức tung hoành mà không sợ bị quy kết cho việc cố tình đá lộn sang sân chính trị…
Trong 13 chương của Binh pháp Tôn Tử (ra đời vào thế kỷ IV-V trước công nguyên), chương 13, chương cuối có tên là Dụng gián, là một trong những điều không thể thiếu trong phép dùng binh…Theo Tôn Tử nêu tại binh pháp thứ 13 có các cách Dụng gián sau đây: phản gián và ly gián - những phương thức nhằm mục đích gây rối, tạo phản ngay trong nội bộ đối phương…
Trong các sách lược dụng gián thì thu lượm tin tức tình báo là nhiệm vụ được trao cho các tình báo cỡ trung bình; những tình báo chiến lược thường được cài cắm sâu để làm ly gián nội bộ đối phương mới là cái đích mà nhiều nhà cầm quân lỗi lạc thường hướng tới. Bởi đánh vào thành đó là hạ sách, đánh vào lòng người mới là thượng sách…
Căn cứ vào kết quả điều tra đã được cơ quan điều tra công bố thì: Lê Công Định đã móc nối với một số phần tử phản loạn lưu vong tiến hành một số hoạt động sau đây, (chúng tôi tóm tắt theo những thông tin đã đưa trên cand.com.vn):
1/ Viết bài đăng trên các tờ báo hải ngoại, trả lời phỏng vấn của một số hãng thông tấn nước ngoài nhằm mục đích xuyên tạc và lật đổ Nhà nước Việt Nam;
2/ Liên kết với các thành viên của tổ chức phản loạn lưu vong Việt Tân để tìm các biện pháp tấn công, lật đổ nhà nước Việt Nam;
3/ Tham gia soạn thảo Tân Hiến pháp như một thứ cương lĩnh chính trị phản động nhằm mục đích tập hợp lực lượng, mở đường đấu tranh cho chế độ đa đảng được chấp nhận tại Việt Nam; trên cơ sở này để đạt mục đích lật đổ quyền lãnh đạo về chính trị của Đảng cộng sản Việt Nam;
4/ Tháng 3/2009, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức đi Phuket, Thái Lan gặp Nguyễn Sĩ Bình, để thống nhất thành lập các tổ chức chính trị thay thế Đảng Cộng sản VN khi xảy ra biến cố chính trị vào năm 2010. Trong đó, Lê Công Định chịu trách nhiệm thành lập "Đảng lao động VN", Trần Huỳnh Duy Thức lập "Đảng xã hội VN". Bên cạnh đó, Nguyễn Sĩ Bình còn đề nghị Định và Thức tham gia "Đảng dân chủ VN" tại Mỹ, và Định đã nhận chức "thường vụ".
5/ Khi từ Thái Lan trở về, đầu tháng 4/2009, Lê Công Định lập blog "Đảng lao động VN" để ra tuyên cáo thành lập, rồi cùng Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Sĩ Bình viết 1 cuốn sách mang tên "Con đường VN". Trong đó, Định viết phần cải cách tư pháp, Thức viết phần cải cách kinh tế, Bình viết cải cách xã hội. Cả ba thống nhất tạo địa chỉ email có tên chihaichibachitu@gmail.com làm địa chỉ liên lạc…
Căn cứ vào các hành vi kể trên của Lê Công Định; Căn cứ vào Điều 88 - Bộ Luật Hình sự; Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án và bị can đối với Lê Công Định vì đã có những hành vi câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài chống nhà nước Cộng Hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam.
Hành vi của Lê Công Định không phải là hành vi bột phát, cá nhân tự chịu trách nhiệm mà là hành vi có tổ chức và nằm trong một đường giây liên kết với bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Như vậy theo Binh pháp Tôn Tử thì hoạt động của Định nằm trong phương án “dụng gián” của một thế lực nào đó; Lê Công Định chấp nhận là quân cờ trong ván cờ do kẻ khác cầm quân...
Vậy vị trí của “con bài” Lê Công Định trong ván bài này là gì: là loại tình báo chiến thuật hay chiến lược? Bởi Lê Công Định là luật sư mọi việc làm không thể không tính toán, cân nhắc, lựa chọn. Nếu căn cứ vào tính chất đặc thù của các loại tình báo đã nêu trên theo binh pháp Tôn Tử thì hành vi của Lê Công Định dường như lại không giống ai?
Nếu là tình báo chiến lược, nhằm vào mục tiêu chính trị thì không ai là hoạt động xổi như Lê Công Định cả. Vũ Ngọc Nhã, Nguyễn Xuẩn Ẩn trước khi làm nhiệm vụ tình báo thì tổ chức đã tìm mọi cách tạo cho họ một vỏ bọc hợp pháp và khi cảm thấy đã an toàn rồi mới được giao nhiệm vụ, mới tính đến chuyện hoạt động. Không một nhà tình báo nào lại tham gia viết báo bất hợp pháp, lộn trái con người và dã tâm của mình trước bàn dân thiên hạ như Lê Công Định?
Phạm Xuân Ẩn chọn nghề báo để hoạt động tình báo nhưng ông không viết báo chống lại chế độ Nguyễn Văn Thiệu! Viết báo đối với Phạm Xuân Ẩn chỉ là vỏ bọc ngụy trang cho hoạt động tình báo. Còn như hoạt động để thu thập thông tin của một điệp báo viên chiến thuật thì việc làm của Lê Công Định là quá sơ đẳng… Nếu viết báo là hình thức để đòi dân chủ hay để đạt mục đích chính trị thì phải có điểm dừng trong bối cảnh và hoàn cảnh của nền chính trị Việt Nam: nhập gia không thể không tục tục. Lê Công Định là người hiểu luật pháp do đó không thể không lường trước mọi hậu quả do các hành vi của mình gây ra.
Cù Huy Hà Vũ cũng là luật sư, Lê Công Định cũng là luật sư và được đánh giá là có khả năng tranh tụng tại các phiên tòa quốc tế; chúng tôi không đánh giá Lê Công Định thấp hơn Cù Huy Hòa Vũ nhưng tại sao Vũ biết cách triển khai những ý tưởng chính trị của mình theo cách mà tự mình bảo vệ được chính mình, không bị khép vào hành vi chống nhà nước mặc dù Cù Huy Hà Vũ viết đơn đích danh kiện một quyết định hành chính của Thủ tướng; còn Lê Công Định thì lại không? Tại sao vậy ?
Việc làm của Lê Công Định liệu có giống với trường hợp Hoàng Cái trong Tam Quốc diễn nghĩa: Ngang nhiên đứng giữa công đường, ba quân mà mắng chửi, làm nhục Chu Du là đồ hèn kém, nếu không đủ sức ra nghênh địch với Tào Tháo thì về mà đuổi gà. Hành động lăng nhục này của Hoàng Cái suýt bị Chu Du chém đầu; do nhờ được các tướng khuyên can nên thoát tội chết mà chỉ bị đánh cho tơi tả chẳng qua cũng chỉ là màn kịch “khổ nhục kế” được Chu Du và Hoàng Cái dàn dựng…
Hành động chịu khổ nhục kế này của Hoàng Cái nhằm mục đích đánh lừa Tưởng Cán, bạn Chu Du, hiện đang là tham quân của Tào Tháo, được Tào Tháo phái sang dò la nội tình quân đội Đông Ngô dưới quyền thống soái của Chu Du? Đây là một kịch bản được Chu Du và Hoàng Cái sắp đặt từ trước.
Vậy việc làm của Lê Công Định ẩn chứa mục đích gì và đáp ứng lợi ích của ai? Trước hết đối với những phần tử phản loạn đã lộ danh theo kết luận của cơ quan điều tra. Mặc dù Nguyễn Sĩ Bình đã lên tiếng rằng y không hề hợp tác với Lê Công Định, chẳng qua đó là sự phát ngôn của y. Tại sao những hoạt động của những kẻ như Nguyễn Sĩ Bình chỉ dám dừng lại việc đứng bên ngoài lãnh thổ Việt Nam mà kêu gào, xúi bẩy; mọi vụ đột nhập để cốt gây ra một vài vụ bạo loạn tí hon; tỉ như rải truyền đơn, gây ra một vài vụ nổ cũng chỉ là những màn quảng cao hơn là mang lại hiệu quả gì, còn lâu mới làm tổn hại đến an ninh của Việt Nam. Những vụ này phần lớn đều bị bóp chết từ trong trứng hoặc sớm muộn đều bị phát hiện và bị các cơ quan an ninh Việt Nam cho vào rọ. Lê Công Định chắc chắn không thể không biết rõ điều mà những kẻ xúi mình không dám làm hoặc đã làm nhưng hoàn toàn bị thất bại và bị đập tan…
Lê Công Định nhất quyết không phải là kẻ làm liều và càng không phải là kẻ ngu tín, lao vào chỗ chết như một tín đồ đánh bom tự sát. Vậy thì Lê Công Định chấp nhận chơi ván cờ này phải nhận được một sự “bảo hiểm” nào đó phía những kẻ “cầm quân”. Vậy ai là kẻ cầm quân, thế lực nào sắm vai Chu Du trong ván cờ mà Lê Quang Định chấp nhận vai trò không hơn một con tốt bị ném qua “sông Trường Giang” này?
II. Thế lực nào thật sự là “Chu đô đốc” trong việc đẩy “Hoàng Cái - Lê Công Định” vào thế chịu “ăn đòn” - khổ nhục kế ?
Theo lôgich đồng đại và lịch đại và diễn biến tình hình thì có các thế lực sau đây có khả năng đứng ra chơi con bài Lê Quang Định và chúng ta sẽ cùng phân tích, thế lực nào sắm “vai Chu Du” đây:
1/ Các lực lượng tình báo phương Tây
Những năm trước đây các hoạt động gây rối mà chúng ta vẫn coi là sự phản loạn này thường nhận được sự tài trợ không lộ diện của các cơ quan tình báo phương Tây trong đó tiêu điểm là CIA? Liệu CIA có nhúng tay vào vụ Lê Công Định này không?
Chúng ta khó tin người Mỹ lần lượt đưa 2 triệu quân vào Việt Nam cuối cùng đã phải rút ra một cách ê chề bây giờ lại tìm cách quay lại nhờ những bàn tay như Lê Công Định giúp mình thiết lập lại quyền uy tại xứ sở mà sử dụng lực lượng quân sự hùng hậu nhất không làm nổi?
Hiện nay theo chúng tôi, Việt Nam có quan hệ làm ăn và gắn kết quyền lợi kinh tế với nhiều quốc gia phương Tây như: Pháp, Anh, Đức, Mỹ, Nhật Bản và chắc chắn ở đâu có quyền lợi của quốc gia mình ở đó có tai mắt của các quốc gia đã bỏ tiền, vốn liếng ra để đầu tư làm ăn điều chỉnh sách lược và chính sách sao cho trong các quan hệ với Việt Nam họ được hưởng lợi nhiều nhất.
Cách mạng và phản cách mạng không là thứ có thể xuất khẩu được, bài học Việt Nam đã in đậm trong sử sách nước Mỹ. Còn như sử dụng “con bài” Lê Công Định này mang lại lợi ích gì cho CIA thì người viết bài này chưa nhìn ra.
2/ Do phía an ninh Việt Nam bố trí ?
Trong quá khứ, cơ quan an ninh Việt Nam đã cài người của mình sang phía bên kia như các trường hợp Vũ Ngọc Nhã, Phạm Xuân Ẩn, Nguyễn Thành Trung và rất nhiều trường hợp. Trong trường hợp Lê Công Định chúng tôi thấy không có cơ sở nào để coi đây là một “màn kịch” tình báo do cơ quan an ninh Việt Nam dàn dựng, mặc dù phép dụng binh theo Binh pháp Tôn Tử dạy là tha hồ nói dối… Trong bối cảnh đất nước hiện nay chắc chắn cơ quan an ninh của ta không đến mức biến Lê Công Định thành một “thứ Hoàng Cái” để nhằm một mục đích chính trị hay phản gián nào đó.

Lê Công Định đọc bản tường trình tại Cơ quan An ninh điều tra.
3/ Lê Công Định là một quân cờ, một nước cờ mà thế lực đứng ra bày đặt đó là cơ quan tình báo Hoa Nam của Trung Quốc?
Đây là một trong 3 giả thuyết mà chúng tôi xin nêu ra để cùng bạn đọc phân tích và kiểm chứng. Chúng tôi xin lần lượt nêu ra các lý do và các lợi ích mà phía các cơ quan tình báo Trung Quốc sẽ được hưởng lợi nếu đầu cơ - đầu tư vào “con bài Lê Công Định” sử dụng Lê Công Định giống như Chu Du sử dụng Hoàng Cái.
a/ Vấn đề đấu tranh cho nhân quyền và dân chủ là những yêu sách chính trị mà các quốc gia phương tây trong đó có Mỹ thường nêu ra để đặt điều kiện cho các quốc gia muốn được Mỹ và phương tây bình thường hóa quan hệ, để nhận được sự cùng bắt tay làm ăn...
Theo quan niệm của các quốc gia phương tây thì dân chủ, nhân quyền không là một mỹ từ, không phải là một khái niệm nhằm xác định các giá trị đạo đức, lành mạnh, văn minh về chính trị của một thể chế chính trị; đây là một thiết chế đảm bảo cho việc đầu tư các đồng vốn cũng như các khoản viện trợ của họ bỏ ra đến đúng mục đích và mang lại hiệu quả mà chính quyền các quốc gia này đặt ra khi họ muốn giao thương.
Tóm lại khi đặt vấn đề quan hệ với một quốc gia nào đó, các nước phương tây thường đặt niềm tin vào số đông dân chúng tại quốc gia đó, muốn nhận được sự bảo lãnh, bảo đảm của số đông dân chúng chứ không chỉ dựa vào nhà nước đương quyền hay chính đảng cầm quyền của quốc gia đó…
Sự bảo lãnh của số đông chỉ có thể có được khi các quốc gia có một sự đảm bảo tối thiểu đối với các giá trị nhân quyền, dân chủ cho số đồng dân chúng, đề người dân có khả năng giám sát, quản lý các việc làm của chính quyền. Đó là cái đích mà các giá trị dân chủ, nhân quyền thường được các quốc gia phương tây đặt ra nhằm tránh thảm cảnh: kẻ ăn ốc người đổ vỏ...
Về mặt lôgich hình thức, các hoạt động của những người như Lê Công Định dễ bị nhìn nhận là “đặc tình” của các giá trị du nhập vào phương tây, do vậy tình báo Trung Quốc nếu nắm Lê Công Định sẽ nhất cử lưỡng tiện: sử dụng kế địch để làm kế của mình; đây cũng là những kế sách có trong Binh pháp Tôn Tử…
b/ Trong quá khứ và hiện tại, Việt Nam nằm ở vị trí địa chính trị-quân sự-kinh tế vô cùng hệ trọng đối với Trung Quốc, đối với các cường quốc Đông Bắc Á và cả với vùng Đồng Nam Á giàu tài nguyên và sức người; một vùng được coi là năng động về kinh tế số 1 của thế giới trong mấy thập niên vừa qua.
Trong quá khứ và hiện tại, Việt Nam là “con đê” tuyến cuối cùng có khả năng giữ được sự cân bằng và quân bình về quyền lợi và văn hóa giữa hai nên nền văn hóa, hai khối kinh tế thường trực giao thoa, xâm thực và tác động qua lại, tranh cướp lẫn nhau. Một bên là văn hóa Trung Hoa mà đầy tính xâm thực và một bên là văn hóa Ấn Độ giàu giá trị thủ thế, hướng tới sự trường tồn của cõi nhân sinh…
Một nền văn hóa lấy cái đích mở rộng và bành trướng bờ cõi, lời ăn tiếng nói, quyền lợi, lãnh thổ của quốc gia mình là cái đích cuối, đó là văn hóa-văn minh Trung Hoa; còn nền văn hóa kia, nền văn hóa-văn minh Phật giáo là nền văn hóa lấy các giá trị vĩnh hằng của kiếp nhân sinh mà khuyên răn chúng sinh hành xử, tự điều chỉnh trên con đường mưu cầu hạnh phúc- miền cực lạc của kiếp người…
Còn về mặt kinh tế thì một khối là sự trỗi dậy của một khối kinh tế-quốc gia bao nhiêu năm bị đè nén áp bức giống như thời Trung cổ ở châu Âu, bây giờ có điều kiện trỗi dậy nên tìm mọi cách để giành lại các cơ hội bị thời gian cướp mất, đó là “khối kinh tế Trung Hoa”. Cón cái khối kinh tế kia đang nhận được sự đầu tư chi phối của các giá trị kinh tế theo mô hình phương tây…
Xuất phát từ những bối cảnh chính tri-kinh tế-văn hóa-quân sự đó mà Trung Quốc không thể không tăng tốc trong cuộc đua nhằm tìm cách đấy lùi sự chi phối của các giá trị kinh tế-văn hóa phương tây đối với Việt Nam nói riêng mà sau Việt Nam là Đông Nam Á, sau Việt Nam là Đông Bắc Á. Nếu Việt Nam trở thành sân sau của Trung Quốc thì không chỉ Đông Nam Á mà cả Đông Bắc Á cũng khó lòng ăn ngon ngủ yên trước con “hổ dữ” “hổ thật” mang các đặc tính giá trị truyền đời Trung Hoa ?!
Do vậy rất có khả năng các cơ quan tình báo Trung Hoa không chỉ chơi con bài Lê Công Định mà còn có nhiều con bài dự phòng khác trong các vấn đề Việt Nam.
4/ Sử dụng con bài Lê Công Định tình báo Trung Quốc nhằm đoạt lợi ích gì?
a/ Vấn đề bauxite Tây Nguyên
Đây là một dự án đang được giới trí thức Việt Nam cảnh báo Chính phủ về các hệ lụy nếu triển khai và tạo điều kiện để Trung Quốc nhúng sâu vào các vấn đề thuộc về chủ quyền, an ninh của Việt Nam.
Cơ sở pháp lý và chính trị để giới trí thức Việt Nam lên tiếng đó là Nghị quyết về trí thức mà Ban chấp hành trung ương Đảng vừa thông qua và ban hành trong năm 2008. Một trong những nội dung quan trọng, xương sống của văn bản Nghị quyết này đó là tạo điều kiện và cơ chế để trí thức được quyền tham gia phản biện các vấn đề quán lý và quản trị xã hội. Hoạt động của giới trí thức không thể không làm cho phía Trung Quốc lo ngại vì ý đồ của họ sẽ bị bóc mẽ. Do vậy sử dụng Lê Công Định công khai làm một số việc quá khích sơ hở để nhằm mục đích “giết gà dọa khỉ” cũng là một trong miếng võ được đúc kết trong Binh pháp Tôn Tử ?
b/ Căn cứ vào cái vỏ của hành vi của Lê Công Định, người thiển cận dễ nhầm rằng Lê Công Định đang cổ súy cho các giá trị mà phương Tây, đang đặt ra và đò hỏi đối với nội tình Việt Nam; do vậy khi Lê Công Định đứng ra làm cái việc giống như hành vi của Hoàng Cái dám công khai sỉ mắng Chu Du ngay giữa ba quân ấy, tất yếu Lê Công Định sẽ bị trừng phạt giống như việc Chu Du suýt chém Hoàng Cái sau đó rút xuống đánh đòn thật đau.
Và khi Lê Công Định bị ăn đòn thì sẽ đụng chạm làm tổn thương tới lòng tự trọng của những quốc gia xưa nay vẫn coi dân chủ, nhân quyền là “cơi trầu, chén nước” mà ai đó có nhã ý mời họ vào nhà chơi buộc phải có. Việc bắt Lê Công Định khác gì việc chủ nhà đem trầu cau, chén nước bị mang cất đi, làm như thế khác gì muốn đuổi khách đi? Cho rằng đó là phong tục là nếp nhà thì ai mà còn muốn vào nhà anh chơi khi tiền lệ không còn nữa.
Rõ ràng đây là “một mũi tên trúng nhiều đích”, một mũi tên của phía bên kia được bắn trả lại cho phía bên kia, giống như chiến thuật "thuyền cỏ mượn tên" trong đại chiến Xích Bích. Đây cũng là điều đã được đúc kết trong Binh pháp Tôn Tử.
Việc tạo cớ để Lê Công Định bị bắt là một cách ly gián quan hệ Việt Nam với phương Tây; kẻ sắm vai "Chu Đô đốc" ở đây có lẽ là tình báo Trung Quốc. Nếu Phúc Lộc Thọ tôi là người vạch ra các hoạt động để mưu cầu lợi ích cho Trung Quốc thì nhất định sẽ chơi con bài Lê Công Định?!
c/ Vì sao Lê Công Định chịu chơi và chấp nhận sắm vai Hoàng Cái khổ nhục ?
Thứ nhất trong bối cảnh quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ và các nước phương Tây thì tình báo Trung Quốc mới là nhà đầu tư tiềm năng, mới là khách chơi xứng tầm với luật sư tài giỏi như Lê Công Định. Theo chúng tôi, trong cách nhìn, tính toán duy lý của Lê Công Định thì chỉ có tình báo Trung Quốc mới có khả năng bảo lãnh và bảo hiểm cho Lê Công Định chơi nước cờ “khổ nhục kế” này, còn đám khác làm sao Lê Công Định không nhận ra là đám xui dại, xui khôn…

Tổng số lượt xem trang