Thứ Ba, 7 tháng 7, 2009

Tu nghiệp sinh nước ngoài phải làm quá sức ở Nhật Bản

Tu nghiệp sinh nước ngoài phải làm quá sức ở Nhật Bản
Bộ Lao động Nhật Bản sẽ tiến hành điều tra khẩn cấp đối với các doanh nghiệp đang sử dụng tu nghiệp sinh nước ngoài sau khi có báo cáo cho thấy nhiều người bị chết do làm việc quá sức, theo Đài truyền hình NHK hôm 6/7.
>>> Mập mờ thông tin thị trường lao động
Khi báo chí yêu cầu cung cấp thông tin thị trường lao động, những người có trách nhiệm ở Cục Quản lý lao động ngoài nước đều nói “chưa có thông báo chính thức từ Chính phủ các nước”, đồng thời từ chối đưa ra bình luận về tình hình thực tế cũng như dự báo về triển vọng của thị trường.
Mập mờ thông tin thị trường lao động

Cuối tháng 6 vừa qua, Chính phủ Nhật Bản công bố một báo cáo cho biết, trong năm 2008 có đến 34 tu nghiệp sinh châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, tử vong mà đa phần do sức khỏe yếu có liên quan đến tình trạng làm việc quá sức. Trong số này, có 16 người chết do xuất huyết não, nhồi máu cơ tim, nguyên nhân thường thấy ở những trường hợp chết vì làm việc quá sức.

Nhiều tu nghiệp sinh nước ngoài phải làm quá sức. Ảnh minh họa.

Theo NHK, hầu hết tu nghiệp sinh nước ngoài ở Nhật Bản đều nói rằng ngoài thời gian quy định, họ còn phải làm việc hơn 200 giờ mỗi tháng. Những người này than phiền về các vấn đề sức khỏe do làm việc quá sức. Ding Jianhui, 35 tuổi, đến Nhật Bản từ tháng 9/2006, cho biết làm việc ngoài giờ từ 100 đến 130 giờ một tháng với công việc bán kim loại phế liệu và được trả 110.000 yen (khoảng 20,5 triệu đồng) mỗi tháng. Anh Ding kể: “Tôi sống trong một container và bị đối xử như lao động rẻ tiền”. Jiang Xiangyi, 34 tuổi, cho biết trước đó anh được hứa hẹn làm thợ mộc nhưng khi đến Nhật Bản, công việc thực sự lại là tháo dỡ amiăng - một chất có thể gây ung thư phổi.

Theo luật sư Shoichi Ibusuki - người đại diện cho tu nghiệp sinh nước ngoài tại các vụ kiện, tình trạng làm việc quá sức của đối tượng này không được để mắt đến vì công ty địa phương thường báo cáo sai lệch giờ làm việc của họ. Ông Ibusukin nói: “Do suy thoái kinh tế, các công ty thuê tu nghiệp sinh như lao động giá rẻ”. Ông Ibusukin cũng cho biết thêm, gia đình nạn nhân không sống ở Nhật Bản, nên không được tư vấn và khó có được bồi thường.

16 năm trước, Chính phủ Nhật Bản bắt đầu triển khai chương trình tu nghiệp sinh nhằm mục đích phổ biến kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất của nước này tới các quốc gia đang phát triển. Tính đến cuối năm 2007, có khoảng 177.000 tu nghiệp sinh nước ngoài, chủ yếu là Trung Quốc, Indonesia và Philippines, đến Nhật Bản theo chương trình này.



Maid ban could end soon Straits Times

KUALA LUMPUR - INDONESIA said Monday on that its ban on sending maids to Malaysia, triggered by the latest abuse case, could be lifted within weeks if discussions are successful.

The ban was imposed last month after a 43-year-old Malaysian woman was charged with causing grievous bodily harm after beating her Indonesian maid and scalding her with boiling water.


Refugee numbers swell Straits Times

MAE SOT (Thailand) - AS THE 50,000th Myanmar refugee to be resettled abroad recently left Thailand for the United States, thousands of others fled their military-ruled homeland to seek shelter under tarps and in temples along the Thai-Myanmar border.

'We would be happier if we were back home as this is not our land, but we will stay here because that side is not safe,' said a 30-year-old medic treating a child for malaria, pointing across an open field to Myanmar.

Tổng số lượt xem trang