Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2009

Vấn đề lao động nhập cư Trung Quốc


Trích lời chuyên gia về lao động và di dân châu Á, ông John Walsh, từ Đại học Shinawatra, Bangkok, tác giả Brown cho rằng các chính phủ trong vùng đang cần đầu tư vào lúc kinh tế chậm lại.

Mà Trung Quốc là một trong vài quốc gia lớn trên thế giới đang có tiền để đầu tư. Nhưng lao động nhập cư từ Trung Quốc lại là một nan đề cho các nước láng giềng, đặc biệt là Việt Nam.

Bài báo nhắc đến công trình bauxite ở Tây Nguyên với sự có mặt của công nhân Trung Quốc.

Ông John Walsh được trích lời nói rằng dù không khái quát hóa, ông cũng thấy "có tinh thần bài Trung Quốc" ngay gần bề mặt của quan hệ.

"Người Việt Nam còn nhớ cuộc chiến 1979 với Trung Quốc và lịch sử thời đế quốc (Trung Hoa). Khi mà kinh tế kém đi thì các định kiến dễ trở thành quan trọng và những kẻ mỵ dân sẽ có thể thổi ngọn lửa lên".

Nhưng bài Trung Quốc không phải chỉ là chuyện Việt Nam, vì ông Walsh cũng chỉ ra rằng ngay cả ở Singapore cũng có thái độ đó, với chuyện dân chúng coi thường những lao động đến từ Trung Quốc lục địa, vì họ không biết tiếng Anh và có cách hành xử thô thiển.

Mặt khác, bài báo cũng trích lời một doanh nhân Đức đã rời cơ sở làm ăn từ TQ sang VN nói rằng ở TQ, điều tệ nhất là "không có gì đảm bảo", từ cách các quan chức ra quyết định cho đến chính sách thuế.

Quyền lực mềm

Bà Jennifer Richmond, Giám đốc chuyên về TQ tại công ty tình báo số liệu Stratfor, Texas thì còn nhìn vào "quyền lực mềm" của làn sóng xuất cảng lao động của TQ.

Theo bài Richmond, chính sách của chính quyền Trung Quốc gồm ba phần. Một là chuyển dần các công nghệ cần nhiều năng lượng ra nước ngoài, gồm cả việc xây dựng những cơ sở sản xuất bên ngoài nhưng cũng để thu lợi và kích cầu trở lại trong nước.

Hai là họ muốn giải quyết nhu cầu dư thừa lao động và thất nghiệp mà kinh tế TQ không kham nổi.

Ba là dùng công nhân TQ gửi ra các nước ngoài như một sự bành trướng của quyền lực 'cứng' và 'mềm'.

Theo bà, về lâu dài, những cộng đồng hình thành do công nhân TQ lập ra có thể tác động đến văn hóa nước chủ nhà, thậm chí 'lật đổ' vị thế của văn hóa, phim ảnh Hàn Quốc vốn đang ăn khách.

Về mặt thực tiễn, bà Jennifer Richmond cho rằng các công ty TQ cũng thấy tiện lợi trong việc dùng công nhân và công nghệ của chính mình để giảm bớt nguy cơ hiểu lầm do bất đồng ngôn ngữ, văn hóa.

Nhưng chính sách này đang vấp phải sự phản đối từ các cộng đồng địa phương dù công khai hay ngấm ngầm.

Không chỉ Việt Nam mà cả Lào, Campuchia, Papua New Guinea và cả châu Phi đều có hiện tượng va chạm với công nhân TQ.

Tại Campuchia, trong một vụ cách đây không lâu, một bảo vệ người Khmer đã bắn vào nhóm biểu tình TQ ở Phnom Penh.

Ở Papua New Guinea gần đây cũng xảy ra xung đột giữa công nhân TQ và công nhân bản xứ.

Vấn đề công nhân TQ cũng dễ biến thành chuyện chính trị. Tại châu Phi, đã có nhân viên công ty đầu tư của TQ bị bắt cóc trong xung khắc chính trị.

Hậu quả chính trị

Tuy vậy, các nhà quan sát cho rằng chính Việt Nam là nơi có hậu quả chính trị nặng nề nhất với giới cầm quyền bản xứ trong vụ để công nhân TQ vào làm việc.

Bài báo viết: "Tại Việt Nam, chính quyền do đảng Cộng sản nắm hiểu rằng họ không thể nào coi thường việc nhập cư hợp pháp cũng như bất hợp pháp của lao động TQ mà không phải chịu các hậu quả chính trị nội địa."

Bài trích lời ông Patrick Keefe, nhà nghiên cứu tại The Century Foundation, Washington, tác giả của cuốn 'The Snakehead: An Epic Tale of the Chinatown Underworld and the American Dream', đề cập đến hiện tượng buôn người và chuyển lao động TQ ra nước ngoài.

Ông cho rằng dù làn sóng người Hoa rời lục địa đi kiếm ăn và định cư tại các nước Đông Nam Á đã có một lịch sử lâu đời, hiện tượng lao động TQ sang Đông Nam Á gần đây lại có một tầm vóc mới.

Đặc biệt, với Việt Nam, Patrick Keefe nói: "Nếu cả một thế hệ di dân đang ào vào các nước như Việt Nam trong bối cảnh rất riêng biệt của các dự án đầu tư TQ, nó chắc chắn tạo ra một loạt thách thức mới cho các chính phủ sở tại".

Tại Việt Nam từ vài năm qua, quan hệ với Trung Quốc trở nên phức tạp vì cả lý do tranh chấp lãnh thổ, lãnh hải. Đã có các cuộc xuống đường cuối 2007 của thanh niên Việt Nam phản đối Trung Quốc.

Tàu tuần tra của Trung Quốc cũng liên tục bắt giữ và phạt tiền ngư dân Việt Nam ngoài vịnh Bắc Bộ.

Tuy thế, về mặt chính thức, hai đảng cầm quyền ở Trung Quốc và Việt Nam vẫn là đồng chí và chia sẻ với nhau tình đoàn kết thân mến hiếm thấy.

(Source: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/07/090710_chineseworkers.shtml)

- Kỳ vọng ở báo chí: Báo chí phải nhìn lại mình (CAND).

- Ôi truyền thông Việt Nam ! (bauxitevn.info).

- Không nên “cách ly” báo chí (TuanVietnam).


Nguyễn Tiến Trung đã làm gì trong “Đảng Dân chủ VN” ? (SGGP).

Linh mục Trương Bá Cần, Tổng biên tập Tuần báo Công giáo và Dân tộc từ trần (TTrẻ).

ĐỌC LẠI HỊCH TƯỚNG SĨ, NƯỚC MẮT RƠI…

- Nhật Bản sắp tái cơ cấu bộ phận quản lý ODA (TTXVN).

Từ THD:

Truy tố nguyên Phó chủ nhiệm VPCP Vũ Đình Thuần (TP 10-7-09)


"Thanh tra sẽ tập trung vào gói kích cầu" (VnE 10-7-09)


Biển Đông: Eastern Sea Disputes and United States Interests (Pacific Forum CSIS 7-2009) -- "Tranh chấp Biển Đông và quyền lợi của Mỹ" Bài của Pham Thuy Trang ◄◄

Trung Quốc: China labor straining neighborly ties (Asia Times 11-7-09) -- Có nói đến lao động TQ ở VN

Trung Quốc: China Raises Stakes in Detention of Australian (WSJ 10-7-09) China Spy Case Linked to Mining Price Dispute (NYT 10-7-09)

Trung Quốc - Tân Cương: Hu Gets a Black Eye in Urumqi (Asia Sentinel 10-7-09) -- How China Wins and Loses Xinjiang (FP 10-7-09) -- "The stupid factor: How China needlessly provokes the Uighurs"


TS Trương Đình Hiển: Võ đài của tôi là thực tiễn đất nước (TTrẻ).

- Vinapco, Indochina Airlines nên “dắt nhau” ra tòa? (Tổ Quốc).

- Lào – Thái Lan – Campuchia làm đập thuỷ điện trên dòng chính Mekong: ĐBSCL có nguy cơ di dân (SGTT).

- Bắc Kinh đóng cửa đền thờ hồi giáo tại Tân cương và cấm cầu nguyện hàng tuần (RFI).

- Trung Quốc dẫn ra “chứng cứ thuyết phục” trong vụ Rio Tinto (CNN).

- Chủ tịch TQ yêu cầu tái lập trật tự ở Tân Cương (VOA).

- TQ: Internet là nguyên nhân dẫn tới bạo động ở Tân Cương (VOA).

Rebiya Kadeer, lãnh đạo người Duy Ngô Nhĩ đang gây lo ngại cho Bắc Kinh (RFI).

China raises Xinjiang death toll to 184 - Reuters China has raised the death toll from ethnic rioting in the far western region of Xinjiang to 184, the state Xinhua news agency reported on Saturday.

Trung Quốc: Động đất mạnh 6 độ Richter
VIT - Đêm 09/7, một trận động đất mạnh 6 độ Richter đã xảy ra tại tỉnh Vân Nam thuộc miền Nam Trung Quốc làm 1 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, hơn 18.000 ngôi nhà bị sập và khoảng 75.000 ngôi nhà bị thiệt hại nặng.

<<<::: TQ mà ngạo mạn thì sẽ lắm điềm gở..... tai họa kéo đến....chỉ khổ dân thui >>>


Malaysia chính thức nhận tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên

VIT - Hôm 09/7, hãng thông tấn Bernama đưa tin, tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên mang tên KD Tunku Abdul Rahman mà Malaysia đã đặt mua từ Pháp đã chính thức xuất phát từ cảng Toulon, Pháp lúc 11 giờ 00 ngày 09/7/2009 để tới Malaysia.


- Nam Triều Tiên chuẩn bị đối phó với đợt tấn công trên mạng mới (VOA).

- Bí ẩn sau việc Nga, Mỹ ‘đi đêm’ giành ‘chiếc bánh’ Kyrgyzstan (ĐViệt).


- Hàng nội thất Trung Quốc trên đất Việt: Doanh nhân trong nước tính kế cạnh tranh (SGTT).

- “Đẩy” việc điều tra thiệt hại môi trường lên bộ TN&MT (SGTT).

- Thí sinh vái lạy Bác Hồ trong phòng thi (ĐTrí).

Đề thi môn Văn 2009: Rằng hay thì thật là hay... - LDKết thúc môn thi văn tuyển sinh đại học khối C và D năm nay, không chỉ giáo viên, thí sinh ngạc nhiên bởi lần đầu tiên đề thi có phần nghị luận xã hội (câu 2), đòi hỏi thí sinh có kiến thức cuộc sống,...

Xuất khẩu lao động vẫn nhiều rủi ro - LD50% số lao động Việt Nam được đào tạo trước khi XKLĐ, tin từ Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội ngày 10.7.
Chính quyền không quản được công viên - LD




Tổng số lượt xem trang