Chủ Nhật, 6 tháng 9, 2009

Đề nghị đánh giá lại nguồn gốc của các mỏ bauxite Tây Nguyên

Đề nghị đánh giá lại nguồn gốc của các mỏ bauxite Tây Nguyên

UBND TỈNH HÀ GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Cty TNHH 1 thành viên Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

Nước ngầm và Khoáng sản ———————————

Hà Giang, ngày 22 tháng 7 năm 2009

Kính gửi : Các cơ quan chức năng ở Việt Nam

(Về nguồn gốc của bauxite Tây Nguyên và các đề nghị)

Kính đề nghị các Nhà lãnh đạo Chính quyền và chuyên môn cho kiểm tra lại việc đánh giá quy mô và thành phần của các mỏ bauxite Tây Nguyên trước khi đầu tư quy mô lớn cho việc khai thác chúng, vì các lý do sau:

1/ Tôi được biết cho đến nay, các mỏ bauxite Tây Nguyên được cho là có nguồn gốc phong hoá từ đá bazan. Quan niệm này là không đúng thực tế và như vậy chắc chắn đã đánh giá sai trữ lượng của mỏ, đồng thời đã bỏ qua một số khoáng sản đi kèm. Trữ lượng tính được thường sẽ rất lớn hơn nhiều so với thực tế. Bởi vì khi cho là mỏ có nguồn gốc phong hoá hoặc trầm tích, họ sẽ coi các thân quặng bauxite có dạng lớp, phủ trên diện rộng và có chiều dày là trung bình cộng của các vỉa bắt gặp hoặc ngoại suy theo cách thông thường.

Ở nước ta, việc xác định sai nguồn gốc các mỏ sắt ở Thái Nguyên (là “trầm tích phong hoá”) để xây dựng khu gang thép Thái Nguyên, các mỏ thiếc ở Quỳ Hợp (đã được coi là các “thung lũng thiếc sa khoáng”) để xây dựng khu tuyển quặng Quỳ Hợp, v.v. là những bài học thực tế đắt giá cho việc xây dựng xong nhà máy thì không đủ quặng cung cấp.

2/ Từ quan sát nhiều điểm lộ quặng và nhiều lỗ khoan gặp bauxite ở nhiều vùng khác nhau, tôi xin khẳng định: Bauxite Tây Nguyên nói riêng, ở Việt Nam nói chung, có “nguồn gốc nội sinh, kiểu á núi lửa”.

Kiểu mỏ này phân bố tại các giao điểm của 4 đứt gãy sâu; thân quặng có dạng cột (khoáng trụ), dạng nấm và dạng phễu. Trong trường hợp địa hình cổ thuận lợi sẽ có dạng dòng chảy. Chiều dày thân quặng biến đổi nhanh theo khoảng cách, nhất là khi thân quặng có dạng cột, dạng phễu. Thành phần đất đá mang quặng là dăm, cuội, dung nham chứa quặng bauxite. Dăm, cuội mang thành phần của đá cổ vây quanh; dung nham là vật liệu núi lửa, khi phong hoá sẽ thành sét kaolin màu đỏ nâu rất dẻo. Quặng bauxite thường có dạng tinh thể hoàn chỉnh, hoặc dạng dăm cuội, bị phong hoá có vỏ bọc màu nâu. Do có nguồn gốc nội sinh trẻ nên kèm theo bauxite thường có khoáng sản quý hiếm như vàng, đá quý gốc Al2O3 và có thể chứa quặng phóng xạ, giống ở mỏ than Nông Sơn.

Các điểm quặng lộ ra riêng biệt, nếu nối với nhau thành lớp hay vỉa quặng như đối với các mỏ trầm tích hay phong hoá thì trữ lượng mỏ tính được sẽ tăng lên gấp bội so với thực tế.

Nơi gửi : Kính trình

- Như kính gửi Lê Huy Y

- Lưu VP.

Bản gốc Tờ trình:

To-trinh-01.JPG
Tờ trình, tr. 01
To-trinh-02.JPG
Tờ trình, tr. 02
To-trinh-03.JPG
Tờ trình, tr. 032

Tổng số lượt xem trang