Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

Mỹ - Trung: đối tác là phụ, đối thủ là chính

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Mỹ---- BBC
Có tin Bộ trưởng Phùng Quang Thanh sắp thăm Hoa Kỳ, trong khi Việt Nam công bố Sách trắng Quốc phòng.




Hà Nội kiến nghị thu hồi 71.000m2 đất, trả dân 180m2
Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo tuy đã có nhiều chuyển biến song còn những vấn đề bức xúc trong lĩnh vực quản lý quy hoạch, đất đai, giải phóng mặt bằng (GPMB), tái định cư, trật tự xây dựng - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Phí Thái Bình phát biểu tại kỳ họp cuối năm HĐND TP khai mạc sáng nay (8/12).



Vietnamese prime minister calls for more renewable energy
Hanoi - Vietnamese Prime Minister Nguyen Tan Dung called for more renewable energy projects as a response to climate



Như vậy là ác lắm!
(CAO) Khi tôi viết những dòng này chắc cũng có nhiều phụ huynh đang có con là học sinh lớp 7 bước vào thi học kỳ I năm nay có tâm trạng tương tự!



Đi làm việc ở nước ngoài được vay đến 70% vốn-- CafeF
Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có cơ hội vay tới 70% tổng nhu cầu vốn.




Rùng mình cảnh mẹ ép 2 con gái bán dâm
Ngày 8/12, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án “chứa mại dâm”, “môi giới mại dâm” do Lê Thị Dung (46 tuổi, quê Tiền Giang) cùng đồng bọn thực hiện.




Lượng cung khí đốt cho Trung Quốc từ Nga tăng đều
VIT - Lượng khí đốt Nga xuất khẩu sang Trung Quốc trong tương lại ước đoán sẽ đạt khoảng 35% so với lượng khí đốt các nước châu Âu nhập khẩu từ Nga, phát ngôn viên Gazprom Sergei Kupriyanov khẳng định.



What happens when Google stops tracking your website? OneNewsPage tells its story-- Telegraph
When the owners of website OneNewsPage.com discovered that it was no longer being tracked by search engine Google, they set about rebuilding their online presence. Neil Boom, the company's PR director, explains how.


Gazprom đổ 319triệu USD vào dự án dầu khí tại Việt Nam
Tập đoàn năng lượng Nga Gazprom dự định trong năm 2010 chi 505 triệu USD vào các dự án khai thác dầu và khí ỏ ngoài khơi tại Ấn Độ, Việt Nam.




Triều Tiên đón phái viên Mỹ kiểu gì?
"Stephen Bosworth, đặc phái viên Mỹ về chính sách Triều Tiên cùng đoàn tùy tùng đã tới Bình Nhưỡng bằng máy bay", truyền thông Triều Tiên đưa tin bằng đúng một câu.




8 học sinh Trung Quốc chết vì giẫm đạp
Tình trạng chen lấn trên cầu thang giờ tan học đã khiến 8 học sinh thiệt mạng và 26 em bị thương ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, tối qua.




Mỹ - Trung: đối tác là phụ, đối thủ là chính-- Đất Việt

Washington cần Bắc Kinh tiếp tục giữ, mua thêm trái phiếu Chính phủ, thúc đẩy Triều Tiên quay lại bàn đàm phán 6 bên... Trung Quốc cần thị trường, vốn đầu tư, công nghệ... Mỹ. Tuy nhiên, so với sự cạnh tranh, lĩnh vực hợp tác hai bên còn quá khiêm tốn.

Mỹ - Trung - Ấn: Đối thủ hay đối tác? (kỳ 1) -
Giới quan sát được phen \'tưởng bở\' khi nghĩ rằng, Mỹ nhiệt huyết kết thân Trung Quốc, bỏ rơi Ấn Độ sau chuyến thăm Bắc Kinh của Tổng thống Obama. Song, sự đón tiếp và những hứa hẹn \'hoành tráng\' của ông chủ Nhà Trắng...')" Mỹ - Trung - Ấn: Đối thủ hay đối tác? (kỳ 1)
Mỹ - Trung - Ấn: Đối thủ hay đối tác? (kỳ 2) -
Ấn Độ chia sẻ những lợi ích chung, các giá trị chung và những khó khăn chung với Mỹ. Do đó, Washington có đủ lý do để đẩy mạnh hợp tác với New Delhi.
Mỹ - Trung - Ấn: Đối thủ hay đối tác? (kỳ 2)

Hợp tác thì ít...

Sau khoảng 30 năm bình thường hóa quan hệ, hai nước Mỹ, Trung Quốc xích lại gần nhau hơn, dễ thấy nhất là trong lĩnh vực kinh tế khi thương mại song phương trong các ngành dịch vụ gần đây mỗi năm tăng trên 35%. Kết quả là tới nay, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, là nhà cung cấp hàng hóa giá rẻ lớn nhất cho thị trường tiêu dùng Mỹ; đồng thời cũng là một trong hai chủ nợ lớn nhất của Washington...

Ngược lại, nhờ Mỹ mà Trung Quốc bán được hàng trăm tỷ USD hàng hóa mỗi năm, cũng như nhận hàng chục tỷ USD đầu tư trực tiếp, gián tiếp... Nhờ hợp tác với Mỹ trong việc chuyển giao công nghệ, nhờ Mỹ đào tạo hàng chục nghìn sinh viên ĐH... Bắc Kinh tiết kiệm được nhiều tỷ USD và có rất nhiều lao động tay nghề cao, góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng "thần kỳ"...

Nhờ Mỹ giữ giá đồng USD, hàng trăm tỷ USD trái phiếu Mỹ mà Trung Quốc đang nắm không mất giá theo. Nhờ Mỹ tung ra gói kích cầu khổng lồ, thúc đẩy tiêu dùng trong nước, nhiều nhà máy ở Quảng Đông, Thượng Hải... mới có thể hoạt động, hàng triệu người có việc làm...

... cạnh tranh thì nhiều

Ngoài kinh tế, Mỹ - Trung cũng hợp tác trong các vấn đề chống khủng bố, kiểm soát chương trình hạt nhân của Triều Tiên, chống cướp biển ở vịnh Aden... Tuy nhiên, những mối liên hệ này bị lu mờ bởi những bất đồng.

Kinh tế Mỹ và Trung Quốc xích lại gần nhau là điều dễ thấy và điều này đem lại lợi ích cho đôi bên. Nhưng đó chỉ là điểm sáng hiếm hoi trong quan hệ song phương bởi cùng với thời gian, họ va chạm ngày càng nhiều, vùng ảnh hưởng càng đan xen, làm bùng cháy hàng loạt xích mích cũ, tạo ra nhiều thách thức mới trong hầu hết mọi lĩnh vực: kinh tế, quân sự, vấn đề Đài Loan...

Và cũng ngay trong lĩnh vực quan hệ hai bên gắn kết nhất là kinh tế, giới lãnh đạo Mỹ phê phán đồng nghiệp Trung Quốc định giá thấp đồng Nhân dân tệ, trợ cấp một số ngành công nghiệp chiến lược nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, giúp các doanh nghiệp trong nước thâm nhập thị trường Mỹ... Washington còn cáo buộc Trung Quốc hạn chế việc thâm nhập thị trường nội địa, kìm hãm việc mở cửa thị trường tài chính và không bảo vệ thích đáng quyền sở hữu trí tuệ, dẫn đến bùng nổ nạn hàng giả, hàng nhái và ngăn cản đầu tư Mỹ...

Về phía ngược lại, Bắc Kinh than phiền khuynh hướng bảo hộ mậu dịch tái xuất hiện tại Mỹ. Xung khắc gần đây nhất là việc Washington nâng thuế nhập khẩu đánh lên lốp xe chế tạo tại Trung Quốc (có thể làm cho 100.000 người Trung Quốc mất việc) và có thể tăng thuế nhập khẩu đánh vào ống thép…

Cùng với việc Mỹ mỗi năm nhập siêu khoảng 250 tỷ USD, quan hệ kinh tế song phương giờ là sự hợp tác trong “lửa đạn”, sẵn sàng "bùng nổ" bất cứ lúc nào.

Về lĩnh vực quân sự, tình hình còn xấu hơn: hai bên chưa từ bỏ sự cảnh giác và lo lắng đối với việc tăng cường sức mạnh quân sự uy hiếp đến lợi ích và an ninh của mỗi bên.

Mỹ luôn ôm mộng duy trì vai trò siêu cường thế giới duy nhất, tìm cách ngăn cản và hạn chế sự lớn mạnh của Trung Quốc. Ngược lại, Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ, muốn tăng cường sức mạnh quân sự nhằm tranh giành địa vị siêu cường với Mỹ. Vì vậy mà từ lâu nay, quan hệ quân sự hai nước luôn thiếu sự tin cậy lẫn nhau về chiến lược.

Dù bề ngoài Trung Quốc muốn quan hệ quân sự với Mỹ, nhưng bên trong vẫn coi Quân đội Mỹ là đối tượng tác chiến chủ yếu của quân đội Trung Quốc. Nhiều quan chức vẫn coi việc tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc chính là nhằm đối phó với mối đe dọa đến từ nước Mỹ và các đồng minh.

Về phía Mỹ, họ "ăn không ngon, ngủ không yên" bởi tiến trình hiện đại hóa quân sự "nhanh chóng mặt" của Trung Quốc. Họ coi đó là sự đe dọa nhằm vào nước Mỹ, uy hiếp đến vị trí độc tôn và an ninh Mỹ. Vì vậy mà không ít người Mỹ liên tục kêu gọi Quốc hội tăng chi phí quốc phòng nhằm đối phó với sự đe dọa từ Trung Quốc.

Một thách thức cản trở quan hệ song phương khác là quan điểm khác nhau về dân chủ nhân quyền. Dù hiện Tổng thống Barack Obama vì “nợ hơn 800 tỷ USD” Trung Quốc nên ít đề cập tới lĩnh vực này nhưng khi Mỹ thoát khỏi khủng hoảng, nhiều khả năng ông sẽ lập tức sử dụng quân bài này để đối phó Trung Quốc và Bắc Kinh sẽ không khoanh tay ngồi yên “chịu đòn”.

Trong những năm gần đây, Báo cáo về dân chủ, nhân quyền hằng năm của Mỹ thường liệt Trung Quốc vào danh sách các nước vi phạm dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo và cho rằng Bắc Kinh là một trong những nước vi phạm nhiều đến dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo.

Đáp lại, hằng năm Trung Quốc cũng đưa ra Báo cáo đánh giá về dân chủ, nhân quyền của Mỹ, liệt kê nhiều dẫn chứng khẳng định Washington là nước vi phạm dân chủ, nhân quyền nhiều nhất thế giới, cáo buộc Mỹ không đủ tư cách để phán quyết các nước khác về vấn đề này. Chưa dừng lại, Trung Nam Hải còn thường xuyên lên án Nhà Trắng ủng hộ các thế lực phản động nhằm chia cắt đất nước Trung Quốc mà điển hình là vấn đề Tây Tạng.

Ngoài những điểm nóng trên, đảo Đài Loan cũng đẩy hai nước Mỹ, Trung ra xa nhau. Trong khi Trung Quốc luôn khẳng định Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc, là bộ phận không thể tách rời, là lợi ích cơ bản của họ thì với Mỹ, Đài Loan là đồng minh chiến lược quan trọng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, là tuyến trước quan trọng để ngăn chặn sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Do đó, dù Mỹ một mặt bày tỏ sự tôn trọng ba tuyên bố chung Trung - Mỹ, kiên trì chính sách một Trung Quốc nhưng mặt khác, Mỹ vẫn nhiều lần khẳng định tính hợp pháp của quan hệ với Đài Loan.

Cùng với nhiều vấn đề khác như bất đồng trong việc chặn đứng nạn biến đổi khí hậu, đua tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên..., quan hệ Trung – Mỹ hợp tác thì ít, cạnh tranh thì nhiều.

Tuy nhiên, hiện tại những mâu thuẫn này đang bị đẩy về tuyến sau do Mỹ đang cần Trung Quốc góp sức kéo mình ra khỏi hố sâu khủng hoảng nên nhẫn nhịn chờ thời. Còn Trung Quốc cũng tránh đối đầu với Mỹ để dồn sức phát triển kinh tế, ẩn nấp chờ thời.

Nhưng khi Mỹ ổn định được tình hình trong nước, kinh tế khả quan hơn... Trung Quốc trưởng thành hơn, tương quan lực lượng không còn chênh lệnh nhiều như hiện nay.... thì những mâu thuẫn trên sẽ có môi trường thuận lợi để bùng phát. Khi đó, toàn cầu khó lòng tránh khỏi những "chấn động" từ cuộc đọ sức giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới này.

Tổng số lượt xem trang