Thứ Bảy, 13 tháng 3, 2010

EIU ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆT NAM

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ Bảy, ngày 3-3-2010
Cùng với báo cáo đánh giá về thực trạng và dự báo triển vọng chính trị- kinh tế Việt Nam, Bộ phận Đánh giá Nguy cơ Quốc gia (CRS) của Đơn vị Thông tin Kinh tế (EIU) thuộc Tạp chí Nhà Kinh tế (Anh) tháng 2/2010 công bố báo cáo đánh giá về các nguy cơ đối với Việt Nam trên các lĩnh vực nợ công, tiền tệ, ngân hàng, chính trị…. Dưới đây là một số nội dung đáng chú ý của báo cáo:
I .Đánh giá về các nguy cơ đối với Việt Nam

1. Nguy cơ về nợ công
EIU cho rằng hiện có những quan ngại về những tác động thứ cấp tiêu cực tiềm tàng của các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Chính phủ Việt Nam đã mở rộng chương trình hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay dài hạn và trung hạn trong cả năm 2010 . Hiện nổi lên nhiều lo ngại về việc Chính phủ Việt Nam sẽ cung cấp tài chính cho các chương trình kích thích kinh tế như thế nào trong khi đồng thời phải trang trải thâm hụt ngân sách lớn. Với mức tương đương 8,1% GDP , thâm hụt ngân sách (không kể các khoản cho vay) dự kiến sẽ tiếp tục cao trong năm 2010 sau khi đạt con số 9% GDP năm 2009. Trong hai năm tới, nợ công của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng ở mức tương đối, từ con số ước tính 52,1% GDP trong năm 2009 lên tới 54,3% GDP vào năm 2011.
Đối với Việt Nam, hiện có các nhân tố tích cực bao gồm: (1) Sự ủng hộ mạnh mẽ của các nhà tài trợ. Tới thời điểm này, các nhà tài trợ nước ngoài đã cam kết sẽ ủng hộ 8 tỷ USD viện trợ phát triển chính thức (ODA) trong năm 2010 cho Việt Nam, tăng đáng kể so với con số 5 tỷ USD cam kết trong năm 2009. (2) Tỷ lệ nguồn dự trữ ngoại tệ so với nợ ngắn hạn nước ngoài ở mức cao đã làm giảm đáng kể sự dễ tổn thương của Việt Nam trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tiền mặt. Tuy nhiên, tỷ lệ này gần đây đã giảm do sự tụt giảm của nguồn dự trữ ngoại tệ. Bên cạnh đó, Việt Nam phải đối mặt với các yếu tố tiêu cực, bao gồm: (1) Chính phủ cam kết thực hiện đúng hạn đối với các cam kết nợ công, cả ngoài nước và trong nước, nhưng cam kết này có thể không vững chắc khi đối mặt với các áp lực về kinh tế xã hôi; (2) Mức dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã giảm 21,3% xuống còn 18,8 tỷ USD trong giai đoạn cuối năm 2008 tới cuối tháng 8/2009. Việc thiếu những số liệu cập nhật đã làm gia tăng những đồn đoán rằng dự trữ ngoại hối của Việt Nam còn giảm nhiều hơn nữa trong những tháng gần đây. Một mức độ dự trữ ngoại hối sẽ làm tăng nguy xơ rằng chính phủ sẽ không thể thực hiện những cam kết về nợ trong bối cảnh xảy ra khủng hoảng tiền mặt.
Về tổng thể, EIU nhận định vấn đề nợ công của Việt Nam ở mức ỔN ĐỊNH. Xếp hạng nguy cơ nợ công của Vịêt Nam có thể sẽ không được cải thiện hơn trong những năm tới (2010-2011). Chính phủ Việt Nam đã khẳng định sẽ thực hiện các cam kết về nợ. Hiện chỉ tồn tại một nguy cơ nhỏ rằng chính phủ sẽ không thể giải quyết các khoản nợ của mình trong năm 2010- 2011. Nếu điều này xảy ra, nhiều khả năng việc tìm kiếm nguồn tiền bằng phương thức nhượng bộ sẽ được thực hiện. Tính hiệu quả của các thể chế nhà nước trong việc định hình và thực hiện chính sách là nghèo nan, và điều này làm nổi lên nguy cơ rằng các phản ứng chính sách đối với các thách thức hiện nay sẽ là không đầy đủ. Các điểm yếu kém chính trong sổ sách tài khoá sẽ tiếp tục ngăn cản những phân tích độc lập về tình trạng sổ sách báo cáo chi tiêu của chính phủ . Trong 2 năm tới, việc Việt Nam sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế dưới dạng đồng USD là điều rất có thể, nhưng đây sẽ tiếp tục là một phương thức đắt giá của việc huy động tài chính.
2. Nguy cơ về tiền tệ
Nhu cầu gia tăng về đồng USD, được củng có thêm bằng mức thâm hụt thương mại lớn và những lo ngại về lạm phát ngày càng gia tăng, đã đẩy giá trị đồng VND xuống thấp so với đồng USD trong những tháng gần đây. Nhờ áp lực xuống giá liên tục này, tháng 11/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã thu hẹp biên độ giao dich của đồng VND so với đồng USD từ ± 5% xuống còn ±3%. Đồng thời, các nhà chức trách Việt Nam cũng thực hiện một hành động điều chỉnh giảm hơn 5% giá trị của đồng tiền. Chỉ cho tới khi tài khoản thương mại và lạm phát cho thấy các dấu hiệu cải thiện tích cực thì khi đó áp lực giảm giá của đông VND mới được xoá bỏ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam SBV cũng sẽ phải thực hiện việc phá giá một lần nữa và nới rộng biên độ giao dịch. Tuy nhiên, cho phép đồng VND giá trị thấp so với đồng USD có thể làm tăng giá trị tiền VND của các khoản nợ của các công ty hiện đang tích bằng USD, và điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ vỡ nợ của nhiều công ty vốn phụ thuộc chủ yếu vào việc buôn bán bằng USD.
Đánh giá về các nhân tố tích cực đối với vấn đề tiền tệ của Việt Nam, EIU cho rằng nếu Chính phủ Việt Nam nới rộng biên độ giao dich của đồng VND trong năm 2010 thì sẽ mang lại tính linh hoạt nhiều hưon cho các thị trường giao dịch ngoại hối, giảm nguy cơ về việc thực hiện các biện pháp phá giá đồng tiền bắt buộc. Tuy nhiên , hiện Việt Nam đang đối mặt với hai yếu tố tiêu cực, gồm: (1) Nguồn dự trữ ngoại hối tương đối thấp có thể ngăn cản khả năng can thiệp của chính phủ trong bối cảnh đồng VND sụt giảm nhanh, làm gia tăng nguy cơ phá giá mạnh đồng tiền.
Trên cơ sở đánh giá trên, EIU xếp hạng nguy cơ tiền tệ của Việt Nam ở mức tiêu cực. EIU cho rằng có vẻ như có ít cam kết về việc tự do hoá cơ chế tỷ giá hối đoái của Việt Nam trong ngắn hạn. Điều này sẽ huỷ hoại niềm tin vào khả năng của chính phủ trong việc kiểm soát chính sách tỷ giá hối đoái một cách sáng suốt, từ đó làm gia tăng nguy cơ về sự bất ổn định nhanh chóng của đồng tiền. Về cơ bản không có một cơ chế thể chế nào đang hoạt động có thể bảo đảm rằng lạm phát sẽ ở mức thấp, và điều này làm gia tăng nguy cơ rằng sự tăng giá cả trong nước sẽ làm xói mòn giá trị của VND. Hiện tượng “đôla hoá”- việc giữ tiền USD của người dân tăng khi niềm tin vào tiền VND giảm- có thể sẽ là một thách thức, đặc biệt là khi các nhà chức trách thể hiện không đủ khả năng kiểm soát lạm phát và cơ chế tỷ giá hối đoái không được tự do hoá.
3. Nguy cơ trong lĩnh vực ngân hàng
EIU nhận định rằng các sáng kiến của Chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy hoạt động kinh tế đã giúp mang lại một sự tăng trưởng tín dụng khác thường. Tăng trưởng tín dụng nội địa ước tính đạt 45,6% trong năm 2009, và điều này cho thấy thiếu sự đánh giá về các nguy cơ liên quan. Trong khi một số khoản vay này được định hướng vào các khoản đầu tư không hữu ích thì nhiều khả năng sẽ có một sự gia tăng các khoản cho vay khó đòi (NPL). Hơn nữa, do có sự can thiệp đáng kể của nhà nước vào lĩnh vực ngân hàng nên các khoản cho vay thường dựa trên tiêu chí chính trị hơn là tiêu chí tài chính đơn thuần, điều này cũng làm gia tăng các NPL. Tháng 12/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm lên 8%. Trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng nhanh, nhiều khả năng SBV sẽ gia tăng lãi suất trong năm 2010, có thể là 2 điểm phần trăm. Tiến trình cổ phần hoá đang tiếp diễn đối với các ngân hàng thương mại do nhà nước sở hữu sẽ đóng góp vào việc gia tăng tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng. Chính phủ Việt Nam sẽ tiến hành cải cách ngành ngân hàng, nhưng những tiến bộ đạt được sẽ chậm chạp.
Trong lĩnh vực ngân hàng, EIU cho rằng Việt Nam có 2 nhân tố tích cực: (1) Tỷ lệ lãi suất chính thức thấp sẽ giảm chi phí bù nợ và vì thế sẽ hạn chế nguy cơ về một sự gia tăng các khoản cho vay khó đòi; (2)Cổ phần của chính phủ trong tất cả các ngân hàng lớn có nghĩa là chính phủ sẽ cung cấp sự hỗ trợ về tài chính nếu bất kỳ ngân hàng nào gặp khó khăn. Điều này giảm nguy cơ nợ hoặc khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn tủ ngành ngân hàng. Tuy nhiên, hiện cũng tồn tại 3 yếu tố tiêu cực, bao gồm (1) Hiện có sự thiếu hụt đáng kể trong việc điều hành và giám sát ngành tài chính, làm gia tăng nguy cơ về khủng hoảng tiền tệ bắt nguồn từ các vấn đề trong hệ thống ngân hàng; (2) Lạm phát gia tăng sẽ khiến tỷ lệ lãi suất thực trả vào các ngân hàng ở mức tương đối thấp. Với việc bị kiểm soát tỷ lệ lãi suất cho vay, khả năng sinh lời của các ngân hàng sẽ bị kiểm soát đáng kể; (3) SBV chưa thành công trong việc định hướng các ngân hàng kiểm soát tăng trưởng trong lĩnh vực cho vay chế ngự tăng trưởng tín dụng nội địa. Điều này tạo ra một nguy cơ rằng tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục tăng mạnh, và đồng thời là sự gia tăng của các khoản cho vay khó đòi.
Với đánh giá trên, EIU nhận định xếp hạng nguy cơ trong lĩnh vực ngân hàng của Việt Nam ở mức ỔN ĐỊNH. Theo EIU, các ngân hàng sẽ tiếp tục kêu gọi SBV dỡ bỏ trần lãi suất cho vay bởi nó kiềm chế khả năng sinh lời. Tuy nhiên, bỏ trần sẽ có thể dẫn đến việc tăng đáng kể lãi suất cho vay, và điều này có thể kiềm chế các hoạt động kinh tế, và vì thế nhiều khả năng chính phr sẽ không lăng nghe những lời kêu gọi này của các ngân hàng. Tuy nhiên, Chính phủ Việt Nam sẽ cải thiện việc giám sát ngành nhân hàng về dài hạn. SBV đã đưa ra những đòi hỏi vốn tối thiểu với các ngân hàng thương mại nhằm tạo ra một hệ thống ngân hàng tập trung xung quanh một vài ngân hàng mạnh.
4. Đánh giá về nguy cơ chính trị
EIU đánh giá về xếp hạng nguy cơ chính trị của Việt Nam ở mức “B” và cho rằng Đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì quyền lãnh đạo, bảo đảm sự ổn định chính trị của Việt Nam ở mức cao. Giới lãnh đạo đang thực hiện các công cuộc cải cách theo định hướng thị trường, tuy nhiên có nguy cơ tốc độ cải thiện sẽ chậm lại. Mặc dù không phải vấn đề nằm trong dự báo trọng tâm của EIU nhưng đơn vị này cho rằng cuộc khủng hoảng y tế công có thể sẽ tạo một nguy cơ đáng kể đối với nền kinh tế của Việt Nam. Tính hiệu quả chính trị sẽ tiếp tục bị huỷ hoại bởi tham nhũng tràn lan và một trong những thách thức lớn nhất đối với Đảng cầm quyền trong việc nỗ lực duy trì quyền lực là việc đối phó với tệ nạn hối lộ trong chính đội ngũ quan chức đảng việ. Các nhà đầu tư nước ngoài và các nhà tài trợ đã thường xuyên thể hiện quan ngại về vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam. Hơn nữa, triển vọng về tự do chính trị và việc cải thiện vấn đề nhân quyền vẫn còn thấp. Hiện có một nguy cơ nhỏ mới xuất hiện về việc Việt Nam có thể có đụng độ quân sự với một nước khác.
II. Dự báo triển vọng kinh tế- chính trị Việt Nam 2010- 2011
Trong báo cáo tựa đề “ Vietnam – Country Forecast February 2010”, EIU cho rằng Việt Nam đã vượt qua được những tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nhưng những áp lực về thâm hụt ngân sách và làm phát vẫn còn đe doạ tới sự ổn định của nền kinh tế. EIU nhận định rằng triển vọng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam vẫn là tích cực. Trong năm 2010- 2011, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng của năm 2009 và sẽ đạt mức tăng trưởng GDP lần lượt là 6,2% và 7,0%. Thâm hụt ngân sách của Việt Nam sẽ giảm xuống còn khoảng 7,8% GDP so với mức 9% GDP của năm 2009. Tuy nhiên, lạm phát của Việt Nam trong 2 năm 2010- 2011 sẽ ở mức cao, lần lượt là 10,3% và 9,9%.
1.Triển vọng chính trị Việt Nam 2010- 2011
* Chính trị nội bộ
EIU cho rằng Đảng CSVN sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức lớn từ nay cho tới Đại hôi Đảng , dự kiến vào tháng 1/2011. Có thể sẽ có những thay đổi quan trọng về nhân sự trong đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Đảng nhưng giáo lý trung tâm sẽ không thay đổi và mục tiêu quan trọng nhất vẫn là duy trì vị trí lãnh đạo của Đảng.
Sự thành công của Đảng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, bất kể trong tình hình suy thoái toàn cầu, đã góp phần vừa gia tăng sự thờ ơ về chính trị của người dân và củng cố tuyên bố bấy lâu về quyền điều hành đất nước của Đảng. Tuy nhiên, tính hợp pháp và việc bảo vệ những ưu việt của nhà nước một đảng của Đảng CSVN vẫn bị thách thức trong bối cảnh kinh tế phát triển không vững chắc, tham nhũng ở các địa phương, xuống cấp về môi trường và những bất bình của quần chúng liên quan đến việc thu hồi đất.
* Các mối quan hệ quốc tê
Việt Nam sẽ đóng vai trò trọng tâm trong sự phát triển của Đông Nam Á trong năm 2010 với việc năm giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN và tháng 1/2010. Ưu tiên đã tuyên bố của chính phủ trong năm giữ chức vụ Chủ tịch ASEAN là thúc đẩy hợp tác trong khối ASEAN. Việt Nam cũng mong muốn vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Trung Quốc. Mặc dù các vấn đề gai góc như chủ quyền tại các hòn đảo tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông) có thể tạo ra căng thẳng ngoại giao nhưng xét về tổng thể thì các môi quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc sẽ vẫn tiếp tục được tăng cường. Tất nhiên, Việt Nam không mong muốn điều này sẽ làm tổn hại các mối quan hệ của mình với Mỹ. EIU cho rằng. Chính phủ Việt Nam ssẽ tiếp tục gặt hái thành công trong việc duy trhi sự cân bằng, nhờ đó Việt Nam sẽ tránh không liên kết với một nước mà hy sinh các mối quan hệ với nước khác, thể hiên ở việc Việt Nam tỏ vẻ rất nóng lòng thúc đẩy các hiệp định thương mại tự do (FTA). Hiện đã có những thảo luận liên quan đến khả năng đàm phán một FTA với EU, và Việt Nam gần đây cũng thể hiện mong muốn tham gia khối Đối tác Xuyên Thái Bình Dương- nhóm tới ngay gồm các thành viên Niu Dilân, xinhgapo, Chilê và Brunây.
2.Triển vọng chính sách kinh tế
* Các xu hướng chính sách
Theo đánh giá của EIU, chính phủ Việt Nam tiếp tục phải đối mặt với thách thức chính sách lớn trong việc kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam cũng phải đối mặt với sự thoả hiệp giữa thắt chặt chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho tỷ giá hối đoái và giữ lạm phát ở trong tầm kiểm soát;hay là duy trì chính sách ở mức tương đối lỏng để khong làm các doanh nghiệp thiếu vốn và kìm kẹp hoạt động kinh tế. Liên quan tới việc kích thích kinh tế, Chính phủ Việt Nam đã mở rộng chương trình hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn tới hết năm 2010. Tuy nhiên, hiện xuất hiện những quan ngại về những hiệu ứng phụ tiêu cực tiềm tàng cua các nỗ lực kích thích kinh tế đang thực hiện. Việc hỗ trợ lãi suất, cùng với mức lãi suất cho vay chính chính thức thấp trong năm 2009, đã khiến cho tín dụng nội địa tăng vọt và làm gia tăng áp lực lạm phát. Hiện cũng có những quan ngại về việc liệu chính phủ sẽ cung cấp tiền cho các chương trình kích cầu như thế nào trong khi vẫn tìm cách lấp đầy thâm hụt ngân sách lớn hiện nay.
Các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam có thể sẽ tiếp tục các biện pháp chính sách truyền thống để cố gắng kiềm chế các áp lực lạm phát. Chẳng hạn như việc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (SBV) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 1 điểm phần trăm lên 8% trong tháng 12/2009. Tuy nhiên , vấn đề có thể quan trọng hơn là SBV đã giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngoại hối xuống 4% từ mức 7% trước đó, bắt đầu có hiệu lực từ 1/2/2010. Việc này sẽ cởi trói cho nguồn vốn trong ngắn hạn và thúc đẩy cho vay. Tuy nhiên, bằng việc nâng lãi suất và sau đó cắt giảm yêu cầu dự trữ, các nhà hoạch định chính sách dường như đang cố gắng thắt chặt và nới lỏng chính sách tiền tệ một cách đồng thời, tạo ra những quan ngại về định hướng chính sách xét về tổng thể.
Ngoài ra, các nhà cầm quyền Việt Nam có vẻ như đang xem xét thực hiện một số biện pháp gây tranh cãi nhiều hơn, chẳng hạn như kiẻm soát giá cả đối với các doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp tư nhân để bình ổn giá cả. Nếu được thực hiện, các biện pháp mạnh mẽ như vậy sẽ huỷ hoại niềm tin vào việc kiểm soát và điều hành kinh tế chủa chính phủ. Điều đó cũng cho thấy ràng những người trong Chính phủ Việt Nam – những người đang ủng hộ một cách tiếp cận tự do hơn đối với việc hoạch định chính sách kinh tế – đã bị lu mờ trước những người có tâm tính kiểm soát luôn muốn tái khẳng định sự can sự của nhà nước vào việc kiểm soát và điều hành kinh tế.
* Chính sách tài khoá
Theo nhận định của EIU, sau khi tăng lên khoảng 9% GDP, thâm hụt ngân sách của Viẹt Nam (không kể các khoản đang cho vay) sẽ tiếp tục ở mức cao trong năm 2010-2011. Nguồn thu của chính phủ sẽ được cải thiện trong 2 năm tới khi tăng trưởng kinh tế được thúc đẩy và giá dầu thô toàn cầu tăng từ mức thấp trong năm 2009. Tuy vậy, chi tiêu chính phủ sẽ tiếp tục ở mức cao khi mà Chính phủ Việt Nam tiếp tục chi mạnh vào hạ tầng cơ sở và các chương trình cải thiên phúc lợi xã hội. Mặc dù thâm hụt ngân sách sẽ thu hẹp xuống còn khoảng 7,8% GDB trong giai đoạn 2010-2011 nhưng cũng có những quan ngại lớn về cách thức chính phủ sẽ tìm nguồn tài chính cho mức thâm hụt này , đặc biệt là trong bối cảnh Chính phủ Việt Nam đã vay rất nhiều tiền để tài trợ cho các chương trình kình cầu ngoài ngân sách. Cuối tháng 1/2010, Chính phủ Việt Nam đã huy động khoảng 1 tỷ USD thông qua phát hành trái phiếu quốc tế, nhưng việc này không phải là dễ làm. Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục nhận các nguồn vốn từ các nhà tài trợ quốc tế.
* Chính sách tiền tệ
EIU cho rằng SBV sẽ tiếp tục thắt chặt hơn chính sách tiền tệ trong năm 2010-2011 khi mà những áp lực lạm phát được định hình. SBV đã nới lỏng đáng kể chính sách tiền tệ trong giai đoạn từ giữa năm 2008 tới đầu năm 2009, cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống 7%. Tuy nhiên, vào thời điểm tháng 12/2009, SBV bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ, tăng lãi suất co bản lên 8%. Trong bối cảnh mức tăng trưởng tín dụng có bước tăng mạnh, nhiều khả năng SBV sẽ tăng lãi suất trong năm 2010, có thể tăng thêm 2%. Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã kêu gọi các nhà cầm quyền Việt Nam thắt chặt chính sách tiền tệ và kìm cương tăng trưởng tín dụng. EIU dự báo rằng Chính phủ Việt Nam có thể sẽ chọn giải pháp nới lỏng chính sách tiền tệ thêm một lần nữa trong năm 2010 nhằm thúc đẩy hoạt động kinh tế. Tuy nhiên, những hành động như vậy sẽ có tác động tiêu cực hết sức nghiêm trọng tới sự ổn định của nền kinh tế.
3. Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2010-2011
* Đánh giá về kinh tế toàn cầu
EIU cho rằng kinh tế toàn cầu đã và đang hồi phục sau khủng hoảng nhờ các gói kích thích tài chình và tiền tệ mạnh mữ tại hầu hết các nền kinh tế lớn. Tuy nhiên, kích thích tài chính không thể duy trì một cách vô hạn mà không đặt ra những quan ngại về mức độ ổn định của các khoản nợ chính phủ. Câu hỏi chủ chốt đặt ra là liệu các nguồn cầu có đủ để duy trì “sức khoẻ” của sự hồi phục kinh tế toàn cầu sau năm 2010 hay không. Trên cơ sở đó, EIU dự báo rằng tăng trưởng GDB toàn cầu tính theo sức mua tương đương năm 2010 sẽ ở mức 3,6%. Nếu tính theo tỷ giá hối đoái thị trường thì GDB toàn cầu sẽ tăng trưởng ở mức 2,7% trong năm 2010. Trong năm 2011, một giai đoạn khó khăn sẽ xuất hiện trong nền kinh tế Mỹ và sự hồi phục chậm chạp tại khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nhật Bản sec kiềm chế tăng trưởng toàn cầu. Nói một cách rộng hơn, nền kinh tế thế giới sẽ phải gánh chịu những hậu quả của cuộc khủng hoảng tài nhính khởi điểm từ giữa năm 2007 và sự huỷ hoại tiền bạc sau đó của năm 2008-2009. Những yếu tố này sẽ ngăn cản thế giới trở lại với thời kỳ tăng trưởng nhanh như trong giai đoạn 2004-2007. Dự báo tăng trưởng GDB toàn cầu năm 2011 là 3,5%.
* Về triển vọng tăng trưởng kinh tế Việt Nam
EIU nhận định dù triển vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế Việt Nam là tích cực song hai năm tới sẽ là những năm đầy thách thức. Trong năm 2010-2011, EIU cho rằng kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng vượt qua mức 5,3% của năm 2009 nhưng sẽ không thể trở lại mức tăng trưởng cao như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Về mặt tích cực, sự hồi phục của kinh tế toàn cầu mang lại thuận lợi cho ngành xuất khẩu của Việt Nam, và nhập khẩu tăng gần đây cho thấy nhu cầu của các nhà đầu tư và người tiêu dùng cũng đang được củng cố và tăng cường. Tuy nhiên, xet về mặt tiêu cực, cách tiếp cận tiên phong mà chính phủ thực hiện nhằm giữ cho nền kinh tế không bi chìm trong năm 2009 (đặc biệt là nới lỏng chính sách tiền tệ và tài khoá) có thể sẽ tạo ra lạm phát, vì thế sẽ hạn chế sự linh hoạt chính sách trong 2 năm tới. Hơn nữa, lạm phát đang gia tăng và thất nghiệp ở mức tương đối cao có thể sẽ kiềm chế tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng trong tương lai.
Đối với cách ngành cụ thể, EIU nhân định rằng tăng trưởng trong ngành công nghiệp sẽ tiếp tục được thúc đẩy trong năm 2010-2011. mặc dù sẽ có một sự cải thiện trong sản lượng chế tạo so với năm 2009, nhưng tăng trưởng về cầu đối với các sản phẩm chế tạo xuất khầu của Việt Nam sẽ không sáng sủa trong hai năm tới, đặc biệt là so với giai đoạn tiền khủng hoảng. Tương tự, dù các nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về triển vọng dài hạn của Việt Nam nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực đầu tư vào ngành chế tạo sản xuất sẽ tương đối chậm trong 2 năm tới. Ngành xây dựng của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng nhanh, được thúc đẩy trong năm 2009 nhờ lãi suất thấp và giá cả nguyên vật liệu giảm. Ngoài sự phát triển của đầu tư vào xây dựng văn phòng, đầu tư của nhà nước trong các dự án phát triển hạ tầng cũng sẽ giúp hỗ trợ cho ngành công nghiệp xây dựng trong năm 2010-2011. Ngành dich vụ của Việt Nam, vốn là động lực chính của tăng trưởng trong những năm 2009, sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng vững chắc trong những năm tới.
EIU ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NGUY CƠ ĐỐI VỚI VIỆT NAM anhbasam 12/03/2010
-- xem thêm

Khi nợ công trở thành khủng hoảng

Tổng số lượt xem trang