Hà Sĩ Phu
Khi nhận được quà tặng, ta cảm ơn. Nhưng được nghe một lời nói thẳng chắt lọc, quý báu, còn hơn mọi thứ quà, càng đáng cảm ơn lắm.
Bài viết về Kiến nghị dừng khai thác bauxite của ông Lê Hiếu Đằng có gì mới?
- Trước hết, ông đề cập một thiếu sót trong nội dung bản kiến nghị: “Tôi muốn xin nhấn mạnh thêm về mặt an ninh quốc gia mà tôi nghĩ có thể vì sự “tế nhị” nào đó đã chưa được đề cập thỏa đáng trong Kiến nghị” ( hiện nay cứ tập trung vào tác hại đối với môi trường và hiệu quả kinh tế, ấy là một thiếu sót căn bản rất nguy hiểm).
- Lấy tư cách một người đã ký tên rất sớm vào hai lần Kiến nghị (lần thứ nhất do Gs Nguyễn Huệ Chi và toàn nhóm BVN khởi xướng, lần thứ 2 có 13 người khởi xướng vì ngoài nhóm BVN còn có 10 vị thuộc nhóm IDS cũ) , ông đặt câu hỏi tại sao không có báo nào đăng nguyên văn Bản Kiến nghị ấy với danh sách 13 người khởi xướng? Ông viết: “Tôi xin thẳng thắn đặt câu hỏi: Có ai đã ngăn cản các phương tiện truyền thông công bố kiến nghị trên?”
“Nếu không phải như thế, thì tôi xin hỏi giới nhà báo nước ta: Tại sao các bạn phải sợ mà không dám đăng tải một kiến nghị có tầm quan yếu đến vận mệnh dân tộc, đã được lưu truyền khá lâu trên nhiều mạng, đã được chính thức gửi tới Quốc hội?”
Tôi xin thêm: Ngay bài phỏng vấn Gs Chu Hảo và nhà giáo Phạm Toàn rất có ích trong vấn đề Bauxite đang nóng bỏng cũng không một tờ báo chính thức nào đăng tải.
- Ông nhắn nhủ những nhà lãnh đạo tối cao “Nhân đây tôi cũng xin qua mạng Bauxite Việt Nam để nhắn nhủ những đồng chí đã từng sát cánh chiến đấu với tôi ở nội thành Sài Gòn – Gia Định, các chiến trường miền Đông Nam Bộ, ven Sài Gòn… Đó là các đồng chí Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang, Lê Thanh Hải. Mong các đồng chí lên tiếng đấu tranh để ngăn chặn những nguy cơ cho đất nước như Dự án Bauxite và việc cho thuê rừng đầu nguồn nói trên”
- Ông thúc giục tính tích cực và phê phán tính tiêu cực trong mỗi chúng ta: “Đã đến lúc tất cả chúng ta, cán bộ, Đảng viên, nhân dân, phải có ý kiến, không thể nhân nhượng, không thể dĩ hòa vi quý với cái sai, cái nguy hại cho đất nước, cho dân tộc.”
- Nhưng cuối cùng, điểm nhấn giá trị nhất của bài viết là chỉ ra cái điểm nút, giải thích hiện tượng vì sao CÁI TỐT CỨ CHỊU THUA CÁI XẤU. Tiêu điểm ấy là nỗi SỢ ! “Chúng ta không có gì phải sợ, vì chúng ta trong sáng, chúng ta thực tâm yêu nước thương nòi, chúng ta làm đúng theo luật pháp, hiến pháp!”
Ông tự liên hệ bản thân: “[…] tôi cũng có những lúc hơi e ngại khi cần lên tiếng đấu tranh cho lẽ phải. Những lúc ấy tôi tự nhắc mình: khi bị Toà án Vùng 3 Chiến thuật Sài Gòn kết án tử hình vắng mặt, mình vẫn coi khinh, vẫn mỉm cười và dấn thân chiến đấu, thì cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”
Trước kia không sợ kẻ thù, mỉm trước cái chết, nhưng “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?” Trước đây can đảm, bây giờ sợ sệt đã là điều lạ. Nhưng sợ ai, sợ chính “các đồng chí của mình” thì lạ quá, đau quá! Phải giải đáp cho ra ngọn nguồn là gỡ được cái nút của sự trì trệ.
Mình sợ hãi các đồng chí của mình, nhưng có đồng chí nào bắt mình phải sợ đâu? Trái lại đồng chí nào cũng giơ cả hai tay ca ngợi sự dũng cảm, phải nhìn thẳng vào sự thật, nói hết sự thật, ghét nhất sự dối trá! Té ra đây là một nỗi sợ không văn bản! Không văn bản nhưng có hiệu lực bao trùm. Bí mật nằm ở đây.
Từ lâu trong mỗi người Việt Nam đã hình thành cái bản năng “tự kiểm duyệt”: Cứ thính tai thính mũi, ngửi trong gió xem thực chất người cầm quyền muốn gì, yêu gì, ghét gì để chiều theo, chớ dại nghe lời nói công khai bởi đã quá hiểu “nói dzậy chứ không phải dzậy”, phần lớn trường hợp cứ làm ngược lại là trúng “đáp số”!
Ông Lê Hiếu Đằng kết thúc bài viết bằng một câu hỏi day dứt “cớ gì bây giờ mình phải sợ hãi các đồng chí của mình?”. Cớ gì? Cớ gì? Cớ gì?
Câu trả lời không khó, nhưng lời đáp là dành cho mỗi cá nhân. Tùy theo câu trả lời sáng sủa hay ấp úng mà mỗi người chúng ta tự xác định mình bằng sự hiểu biết, lòng trung thực và nhân cách !
11/11/2010
H. S. P.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
Bài liên quan: Bùi Minh Quốc – Thư ngỏ về việc nhà khoa học Hà Sĩ Phu lại bị cắt điện thoạittngbt đưa nhận xét của bác Minh Đức về việc ông HSP bị cắt điện thoại. ttngbt nghĩ rằng, nếu một Nhà nước của dân, do dân và vì dân thì cần trân trọng và lắng nghe người dân. Có được người dân cất tiếng nói là cái may của Nhà nước, chờ đến lúc người dân không còn muốn nói thì là lúc … suy vong lắm rồi. Suy nghĩ của bác Minh Đức nói lên ý nghĩa của một XHDS trong đó người có quyền và trách nhiệm giám sát hoạt động của Nhà nước. XHDS giống như một cái phanh trước sức quyến rũ của quyền lực đối với bộ máy công quyền. Một khi không có phanh thì cái bộ máy quá trớn chạy theo lợi ích của một nhóm nào đó sẽ lao về đâu?
Bùi Minh Quốc viết bài này tìm cách chứng minh là những bài viết của Hà Sĩ Phu không phải là chống phá nhà nước . Đó là vì ông sống trong lòng chế độ, tìm cách chứng minh rằng Hà Sĩ Phu không vi phạm điều chế độ cấm . Đó chỉ là cách nhìn của một công dân ráng tìm cách sống theo lề luật mà chế độ đặt ra .
Nhìn một cách khách quan thì những điều gọi là chống phá nhà nước đó có đáng bị cấm hay không? Nhà nước cũng chỉ là một nhóm người đứng ra làm việc công để phục vụ người dân. Một nhóm người đó có thể mắc sai lầm vì nhìn vấn đề lệch lạc hay vì lòng tham thiên vị cho quyền lợi của phe nhóm mình, có thể bị lòng tham cám dỗ mà tham nhũng, lấy cắp ngân sách nhà nước. Nhóm người đó phải đặt dưới sự giám sát của những người dân hay tổ chức độc lập với phe nhóm đang cầm quyền để lên tiếng phê phán cái sai, cái bậy của nhóm người đang cầm quyền. Vì nhà nước phải đặt dưới sự phê phán và giám sát của người dân và các tổ chức khác nên cái gọi là chống phá nhà nước để bị cấm là quan niệm sai lầm. Cái quan niệm sai lầm này phát xuất từ suy nghĩ chủ quan là đảng CS không thể sai lầm, nhà nước không thể sai lầm nên kẻ nào phê phán vạch ra cái sai của nhà nước, nói ra những điều bất lợi cho nhà nước là có tội với nhà nước. Quan niệm sai lầm về tổ chức nhà nước này đã làm cho các chế độ CS mắc phải sai lầm mà không có ai trong nước có thể ngăn cản được, chỉ khi nào đảng CS thấy sự sai lầm của mình làm cho chính quyền lợi, địa vị của mình bị đe dọa thì mới chịu thay đổi . Khi đó thì quyền lợi đất nước, sinh mạng, của cải người dân bị thiệt hại vô kể mà đảng CS không thèm đếm xỉa đến. Nói lên những điều bất lợi, bị xem là chống phá nhà nước không phải là cái tội. Vấn đề chính là điều người dân nói lên đó có đúng sự thật hay không. Nếu đúng sự thật thì nhà nước phải chấp nhận còn không đúng sự thật thì nhà nước vạch ra những điều đó sai ở đâu.
------------
Bùi Minh Quốc - Thư ngỏ về việc nhà khoa học Hà Sĩ Phu lại bị cắt điện thoại
Bùi Minh Quốc
Trân trọng gửi đến các đồng nghiệp cầm bút, các Luật sư và tất cả những ai quan tâm
(Kính nhờ các báo đài trong ngoài nước và mạng internet công bố giùm)
Ngày 08.05.2010, điện thoại và đường truyền internet của nhà khoa học Hà Sĩ Phu (địa chỉ tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà lạt) ngưng hoạt động.
Sau khi yêu cầu sửa chữa không kết quả và cố công lần tìm manh mối, tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu mới được chính thức thông báo rằng cơ quan nhà nước quyết định cắt vĩnh viễn liên lạc từ 2 máy điện thoại mà ông thuê của Trung tâm viễn thông Đà Lạt vì lý do “được sử dụng để truyền tải những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an tỉnh Lâm Đồng)” (trích biên bản làm việc số 64/BB – TTr ngày 18.05.2010 giữa công dân Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sĩ Phu với Thanh tra sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lâm Đồng gồm chánh thanh tra Bạch Ngọc Dũng và phó chánh thanh tra Nguyễn Thúy Hằng).
Tôi, Bùi Minh Quốc, cũng có mặt cùng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong buổi làm việc đó. Tôi nói với Chánh, Phó thanh tra Sở TTTT: Thế là hôm nay nhà nước cũng đã hơi khá lên về mặt hành chính trong quan hệ với công dân, chứ như lần trước, ông Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại liên tục 11 năm 7 tháng từ 1997 đến 2008 mà chẳng nhận được một văn bản nào của cơ quan thẩm quyền.
Tôi tha thiết đề nghị các đồng nghiệp cầm bút và anh chị em trong giới Luật sư luật gia hãy cùng gấp rút góp tiếng nói làm rõ thế nào là “những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam”, đặc biệt đối với người cầm bút thì phải xác định thật cụ thể rõ ràng rành mạch dứt khoát thế nào là “chống”?
Một người cầm bút viết bài bày tỏ những quan điểm bất đồng với nhà nước và cấp lãnh đạo nhà nước là Đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể gọi là “chống nhà nước”. Mà theo chỗ tôi biết thì nhà khoa học Hà Sĩ Phu suốt mấy chục năm qua chỉ làm mỗi việc ấy thôi, đó là cái việc nhìn thẳng vào sự thật bằng con mắt của mình, suy nghĩ bằng cái đầu của mình, nói đúng nói rõ sự thật bằng tiếng nói trung thực của mình, dù tiếng nói ấy gây chối tai xóc óc những người sợ sự thật đang cầm quyền.Và suốt mấy chục năm qua, những người sợ sự thật trong giới cầm quyền với một bộ máy lý luận đồ sộ đã không thể có một bài nào tranh luận công khai với các luận điểm của Hà Sĩ Phu, lại chỉ một mực huy động bộ máy bạo lực đồ sộ dùng đủ mọi biện pháp thất nhân tâm từ bỏ tù đến quản chế, cắt điện thoại, cho công an “mời làm việc” rồi đưa ra đấu tố ở phường chỉ nhằm dập tắt tiếng nói của Hà Sĩ Phu. Tổng cộng, ngoài việc bị cắt điện thoại liên tục 11 năm 7 tháng, ông đã bị tù (bởi một bản án phản công lý) 1 năm, bị khởi tố tội “phản bội Tổ Quốc” nhưng sau ít ngày, phía khởi tố thấy vô lý lộ liễu quá phải đình chỉ vụ án, chuyển thành quản chế 2 năm, bị “mời làm việc” và đưa ra phường đấu tố trên 400 buổi. Ấy là chưa kể biết bao những sự sách nhiễu nhiều kiểu, nhiều cách diễn ra dai dẳng triền miên.
Xin lược lại vắn tắt quá trình “mở miệng” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) của công dân - nhà khoa học Hà Sĩ Phu (tên thật là Nguyễn Xuân Tụ) và quá trình hành xử của nhà nước nhằm bịt miệng ông.
Năm 1988, Hà Sĩ Phu “mở miệng” bằng bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”. Bài này, khi dự thảo, Hà Sĩ Phu đã trình bày trong một cuộc gặp mặt thân mật gồm Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, Giáo sư Phạm Vĩnh Cư, Tiến sĩ Kiến trúc sư Đặng Việt Nga (ái nữ của cố Tổng bí thư Trường Chinh) và người viết thư ngỏ này – Bùi Minh Quốc, toàn là con đẻ của Cách mạng, trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa cả. Nhân đây xin kể luôn, Hà Sĩ Phu sinh năm 1940 tại làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (cùng làng với thi sĩ Hoàng Cầm), vốn là một thầy giáo dạy cấp 2 tại Vĩnh Phú, được cử đi học Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân sinh học năm 1965, tốt nghiệp Phó tiến sĩ Sinh học (nay gọi Tiến sĩ) tại Cộng hòa XHCN Tiệp khắc năm 1981, là cán bộ giảng dạy tại Đại học Dược khoa Hà Nội, rồi cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Việt Nam; khi Viện thành lập Trung tâm Khoa học của Viện đặt tại Đà Lạt, ông tự nguyện xung phong rời Hà Nội vào đây nhận nhiệm vụ Phó giám đốc Trung tâm. Công trình về nuôi cấy mô và tế bào của ông đã trích đăng trên tạp chí Sinh học tháng 8.1984 và tháng 3.1991. Là một trong mấy Phó tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực này, nhưng năm 1986, ông đột ngột bị một Kỹ sư, cũng là Phó giám đốc Trung tâm, ngang ngược đẩy ra khỏi chức vụ. Vụ việc phi lý tệ hại này đã được thông tin rất cụ thể trên báo Lao động năm 1987 nhưng những người có trách nhiệm tại Viện Khoa học Việt Nam vẫn coi như không biết; Hà Sĩ Phu bị đẩy khỏi biên chế của Trung tâm, chuyển sang Trung tâm khác không hợp chuyên môn và cuối cùng đành về hưu lúc 53 tuổi.
Trở lại bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, ngay từ khi Hà Sĩ Phu trình bày trong phạm vi hẹp các trí thức văn nghệ sĩ nêu trên và tiếp đó khi hoàn chỉnh và chuyền tay bằng bản đánh máy, bài này đã được đồng tình tán thưởng mỗi lúc càng rộng rãi tuy thầm lặng. Luận điểm cơ bản của bài là khẳng định dứt khoát rằng động lực phát triển của xã hội loài người là trí tuệ chứ không phải đấu tranh giai cấp. Theo nhìn nhận của riêng tôi, trong phạm vi hoạt động lý luận Việt Nam mà tôi thấy được cho đến lúc ấy, đây là một luận điểm có tính phát hiện động trời, thách thức dữ dội luận điểm chính thống về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản đã kìm trí trói tay xã hội Việt Nam suốt bao năm ròng. Cũng cần nói luôn, chủ trương “Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật…” của đại hội Đảng lần thứ 6 và lời hô “cởi trói” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mở ra một không gian mới cho sự “mở miệng” hồ hởi của giới trí thức văn nghệ sĩ trong đó có Hà Sĩ Phu. Tôi đã viết sẵn “Lời tòa soạn” để chuẩn bị đăng trên tạp chí Lang Biang của Hội Văn Nghệ Lâm Đồng do tôi làm Chủ tịch kiêm Tổng biên tập. Ở Huế, tạp chí Sông Hương đã đăng lời báo tin sẽ đăng “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, tiếc rằng sau đó bị buộc phải thay bằng bài“Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới” cũng của Hà Sĩ Phu. Hà Sĩ Phu gửi bài cho Hội Nhà văn Việt Nam, đã nhận được thư báo tin ân cần của nhà văn Xuân Thiều, Chánh văn phòng Hội. Tháng 10 năm 1989, tại đại hội lần thứ 4 của Hội, họp tại hội trường Ba Đình Hà Nội, tôi đã trao tặng bài này (gộp với một bài nữa của Hà Sĩ Phu in vi tính thành cuốn sách mỏng nhan đề “Suy nghĩ của một công dân”) cho đại hội, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (sau là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương) thay mặt Chủ tịch đoàn đại hội đã trân trọng tiếp nhận.
Mặc dù bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” bị Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng trực tiếp phê phán trong “Đề cương dự thảo Cương lĩnh Đại hội VII”, nhưng nhà văn Ma Văn Kháng (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam) đã khéo léo đưa nhiều luận điểm của bài ấy vào tiểu thuyết “Đám cưới không có giấy giá thú” của ông xuất bản đầu những năm 90; trong hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” xuất bản tháng 10 năm 2009 (NXB Hội Nhà văn), ông đã thuật lại cụ thể việc đó khi dành hẳn một chương viết về người bạn cố tri Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu. Các cán bộ lão thành, đảng viên lâu năm và các cựu chiến binh rất yêu mến, tin cậy vào con người và tiếng nói trung thực của Hà Sĩ Phu, đã tìm mượn cuốn hồi ký của Ma Văn Kháng đem photo truyền nhau, thấy phần viết về Hà Sĩ Phu bị cắt nhiều đoạn (thay bằng ký hiệu chấm chấm chấm) đã viết thư gọi điện cho tác giả yêu cầu cung cấp bổ sung những đoạn ấy. Tóm lại, dù chưa được chính thức thừa nhận, những luận điểm của Hà Sĩ Phu đã ghi được những dấu ấn nhất định, và sự quan tâm ngày càng rõ trong giới trí thức nước ta.
Thiết nghĩ cũng nên trích dẫn ra đây một số ý kiến đánh giá của đồng nghiệp qua thư gửi đến Hà Sĩ Phu mà ông cho tôi xem.
Thư của nhà văn Xuân Thiều:
Hà Nội ngày 4 tháng 7 năm 1989
Kính gửi đồng chí Hà Sĩ Phu! Ban chuẩn bị Đại hội Nhà văn lần thứ 4 đã nhận được bài phát biểu của đồng chí "Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" . Chúng tôi hoan nghênh sự tìm tòi mạnh dạn của đồng chí về những vấn đề xã hội đang rất nóng bỏng cũng như tấm lòng của đồng chí đối với Đại hội Nhà văn Việt Nam sắp tới. Tuy nhiên thời gian ở Đại hội hạn hẹp sẽ rất khó có điều kiện để trình bày bài phát biểu này. Xin đề nghị với đồng chí gửi cho các tạp chí, các báo để bài phát biểu của đồng chí được ra mắt trước bạn đọc rộng rãi. Kính chúc đồng chí sức khỏe, tiếp tục những công trình nghiên cứu mới đóng góp cho đất nước.
TM/Ban chuẩn bị Đại hội Nhà văn lần thứ 4
Xuân Thiều (đã ký)
Thư của Tạp chí SÔNG HƯƠNG:
Huế, ngày 24 tháng 4 năm 1989
Kính gửi anh Hà Sĩ Phu! Chúng tôi đã nhận được bài "Dắt tay nhau..." của anh.
Đây là một bài viết tốt, thẳng thắn, mạnh dạn và trung thực, chắc chắn sẽ được bạn đọc ủng hộ. Chúng tôi sẽ sử dụng bài viết này trong số tới (39) (*). Vậy chúng tôi kính báo để anh biết. Chúc anh khỏe, đóng góp cho SÔNG HƯƠNG chúng tôi những bài viết khác của anh.
TM Ban Biên tập, Biên tập viên Vương Hồng Nam (*).
Thư của nhà văn Ma văn Kháng:
Hà Nội ngày 15/6/89
...Trong hoàn cảnh hiện nay, bài "Dắt tay nhau..." quý giá ấy, cố gắng ra được ở những tờ báo, chưa cần là những chốn công luận có danh tiếng, là tốt và cần... Mình nghĩ... đã làm sao xài nổi thức ăn siêu đẳng này? Nói vậy thôi, ta vẫn cứ nên chờ.... Hay là cứ gửi thẳng bài ấy tới Tạp chí Cộng sản?...
16/9/93: Bài "Đôi điều suy nghĩ..." mình đọc ngay trong đêm đầu tiên nhận được.
Tuyệt! Sâu sắc, có hệ thống logic chặt chẽ và lập được thành một lý thuyết; ngoài ra là sự kín kẽ, chu đáo, trọn vẹn lý tình...
Thư của ông Vũ Văn Thanh, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Mác-Lê trường Đại học Dược khoa Hà Nội:
Hà Nội 24/11/88.
Chiều qua mình nhận được thư và bài viết của Tụ [bài "Dắt tay nhau..." ]. Vừa thú vị vừa kinh ngạc. Thú vị vì câu đối viếng đồng chí Trường Chinh , có dịp lên Viện Mác-Lênin mình sẽ đưa cho anh Đặng Xuân Kỳ, trưởng nam của đồng chí Trường Chinh; câu đối hay lắm, khái quát được cả cuộc đời, mà chữ nghĩa thì đúng nhà câu đối! Kinh ngạc vì mình không ngờ Tụ lại có những ý tưởng rất sâu sắc về một lĩnh vực vốn không phải của mình. Đó chính là Trí tuệ. Người ta có thể có trí thức, là người trí thức, nhưng có trí tuệ lại là chuyện khác.
Các trang 1,2,3,4 rất hay [bài "Dắt tay nhau..." 10 trang đánh máy]
Các trang sau phân tích rất hay, kèm theo một sơ đồ hệ thống rất sáng rõ tư tưởng người viết.
Sau ba bài lý luận cơ bản “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “Suy nghĩ của một công dân” và “Chia tay ý thức hệ” nhằm góp phần xây dựng một nền lý luận cho con đường phát triển lành mạnh bền vững của Việt Nam, những năm gần đây Hà Sĩ Phu dành thời gian làm thơ, làm câu đối (ông có tập thơ và câu đối mang tên “Sáng trăng”xuất bản tại Pháp và Mỹ), đồng thời tập trung lên tiếng về hiểm họa mất nước bởi thế lực bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc và bởi thái độ bạc nhược của một số người gánh vác việc dân việc nước Việt Nam. Nếu có chuyện ông “chống nhà nước” thì quả là ông đang chống cái nhà nước bành trướng phương Bắc, và luôn mong muốn Nhà nước ta mạnh lên bằng cách thật sự gắn bó máu thịt với nhân dân, đặt chiếc ghế quyền lực giữa lòng dân chứ không nên xoắn xuýt với cái quan hệ mười sáu chữ vàng giả dối nói một đằng làm một nẻo.
Dù một số người nào đó trong giới cầm quyền có nhân danh Đảng và Nhà nước, núp dưới một số điều khoản mơ hồ do họ cố ý cài đặt vào các quy định (như cái câu “những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam”) để đày đọa hành hạ sách nhiễu Hà Sĩ Phu thế nào đi nữa thì ai ai cũng chỉ ngày càng thấy rõ Hà Sĩ Phu là một nhà khoa học yêu dân yêu nước yêu tự do vào hàng mãnh liệt nhất, trung kiên bền bỉ nhất, và dứt khoát ông sẽ cứ như thế trọn đời, như lão thành cách mạng 95 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh: “Còn hơi thở còn lên tiếng!”.
Hà Sĩ Phu không đơn độc. Mái nhà xập xệ chật chội nép bên bờ đường Bùi Thị Xuân nồng nặc mùi nước cống mà vợ chồng ông trú ngụ lại là nơi các cán bộ lão thành, đảng viên lâu năm và các cựu chiến binh thường xuyên lui tới thăm hỏi và đàm đạo chuyện thế sự quốc sự. Bà Virginia E. Palmer, Phó đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt nam đã đến đây ngày 22.05.2009 thăm hỏi và vấn ý Hà Sĩ Phu về tình hình và lối ra của Việt Nam cũng không vì lý do nào khác ngoài ảnh hưởng về những bài lý luận của ông. Cuộc đến thăm của bà Phó đại sứ đã diễn ra tốt đẹp trong sự tôn trọng lịch lãm của chính quyền tỉnh Lâm Đồng.
Việc đối xử với Hà Sĩ Phu không còn bó hẹp trong quan hệ giữa nhà nước với cá nhân ông nữa mà quan hệ tới toàn thể giới trí thức có tư duy và tư thế độc lập của Việt Nam, do đó quan hệ đến quốc thể.
Một người như Hà Sĩ Phu mà không được dùng điện thoại và đường truyền internet, vì bất cứ lý do gì, là một sự phi lý không thể chấp nhận được.
Muốn cắt điện thoại của Hà Sĩ Phu, hãy cho xuất bản các tác phẩm của Hà Sĩ Phu và dùng mấy trăm báo đài của nhà nước phân tích phê phán, đồng thời đăng bài Hà Sĩ Phu tự bảo vệ mình, nếu tìm được chỗ nào có nội dung “chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” thì khởi tố truy tố đưa ra tòa xét xử và việc cắt điện thoại chỉ được thực hiện theo phán quyết của tòa mà thôi.
Trong khi chờ đợi một sự ứng xử nghiêm túc đúng pháp luật như thế, cần nối lại ngay điện thoại và đường truyền internet cho Hà Sĩ Phu, đấy mới là thượng sách của một nhà nước tử tế.
Đà Lạt 22.05.2010
BMQ
-------------------
Tin khẩn từ Đà Lạt: Ông Hà Sĩ Phu lại bị quy tội chống Nhà nước XHCN!
(Kính nhờ các báo đài trong ngoài nước và mạng internet công bố giùm)
Ngày 08.05.2010, điện thoại và đường truyền internet của nhà khoa học Hà Sĩ Phu (địa chỉ tại 4E Bùi Thị Xuân, Đà lạt) ngưng hoạt động.
Sau khi yêu cầu sửa chữa không kết quả và cố công lần tìm manh mối, tiến sĩ sinh học Hà Sĩ Phu mới được chính thức thông báo rằng cơ quan nhà nước quyết định cắt vĩnh viễn liên lạc từ 2 máy điện thoại mà ông thuê của Trung tâm viễn thông Đà Lạt vì lý do “được sử dụng để truyền tải những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam, theo kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Công an tỉnh Lâm Đồng)” (trích biên bản làm việc số 64/BB – TTr ngày 18.05.2010 giữa công dân Nguyễn Xuân Tụ tức Hà Sĩ Phu với Thanh tra sở Thông tin Truyền thông tỉnh Lâm Đồng gồm chánh thanh tra Bạch Ngọc Dũng và phó chánh thanh tra Nguyễn Thúy Hằng).
Tôi, Bùi Minh Quốc, cũng có mặt cùng Tiến sĩ Hà Sĩ Phu trong buổi làm việc đó. Tôi nói với Chánh, Phó thanh tra Sở TTTT: Thế là hôm nay nhà nước cũng đã hơi khá lên về mặt hành chính trong quan hệ với công dân, chứ như lần trước, ông Hà Sĩ Phu bị cắt điện thoại liên tục 11 năm 7 tháng từ 1997 đến 2008 mà chẳng nhận được một văn bản nào của cơ quan thẩm quyền.
Tôi tha thiết đề nghị các đồng nghiệp cầm bút và anh chị em trong giới Luật sư luật gia hãy cùng gấp rút góp tiếng nói làm rõ thế nào là “những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam”, đặc biệt đối với người cầm bút thì phải xác định thật cụ thể rõ ràng rành mạch dứt khoát thế nào là “chống”?
Một người cầm bút viết bài bày tỏ những quan điểm bất đồng với nhà nước và cấp lãnh đạo nhà nước là Đảng Cộng sản Việt Nam thì không thể gọi là “chống nhà nước”. Mà theo chỗ tôi biết thì nhà khoa học Hà Sĩ Phu suốt mấy chục năm qua chỉ làm mỗi việc ấy thôi, đó là cái việc nhìn thẳng vào sự thật bằng con mắt của mình, suy nghĩ bằng cái đầu của mình, nói đúng nói rõ sự thật bằng tiếng nói trung thực của mình, dù tiếng nói ấy gây chối tai xóc óc những người sợ sự thật đang cầm quyền.Và suốt mấy chục năm qua, những người sợ sự thật trong giới cầm quyền với một bộ máy lý luận đồ sộ đã không thể có một bài nào tranh luận công khai với các luận điểm của Hà Sĩ Phu, lại chỉ một mực huy động bộ máy bạo lực đồ sộ dùng đủ mọi biện pháp thất nhân tâm từ bỏ tù đến quản chế, cắt điện thoại, cho công an “mời làm việc” rồi đưa ra đấu tố ở phường chỉ nhằm dập tắt tiếng nói của Hà Sĩ Phu. Tổng cộng, ngoài việc bị cắt điện thoại liên tục 11 năm 7 tháng, ông đã bị tù (bởi một bản án phản công lý) 1 năm, bị khởi tố tội “phản bội Tổ Quốc” nhưng sau ít ngày, phía khởi tố thấy vô lý lộ liễu quá phải đình chỉ vụ án, chuyển thành quản chế 2 năm, bị “mời làm việc” và đưa ra phường đấu tố trên 400 buổi. Ấy là chưa kể biết bao những sự sách nhiễu nhiều kiểu, nhiều cách diễn ra dai dẳng triền miên.
Xin lược lại vắn tắt quá trình “mở miệng” (chữ dùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh) của công dân - nhà khoa học Hà Sĩ Phu (tên thật là Nguyễn Xuân Tụ) và quá trình hành xử của nhà nước nhằm bịt miệng ông.
Năm 1988, Hà Sĩ Phu “mở miệng” bằng bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”. Bài này, khi dự thảo, Hà Sĩ Phu đã trình bày trong một cuộc gặp mặt thân mật gồm Giáo sư Hoàng Ngọc Hiến, Giáo sư Phạm Vĩnh Cư, Tiến sĩ Kiến trúc sư Đặng Việt Nga (ái nữ của cố Tổng bí thư Trường Chinh) và người viết thư ngỏ này – Bùi Minh Quốc, toàn là con đẻ của Cách mạng, trưởng thành dưới mái trường xã hội chủ nghĩa cả. Nhân đây xin kể luôn, Hà Sĩ Phu sinh năm 1940 tại làng Lạc Thổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (cùng làng với thi sĩ Hoàng Cầm), vốn là một thầy giáo dạy cấp 2 tại Vĩnh Phú, được cử đi học Đại học Tổng hợp Hà Nội, tốt nghiệp Cử nhân sinh học năm 1965, tốt nghiệp Phó tiến sĩ Sinh học (nay gọi Tiến sĩ) tại Cộng hòa XHCN Tiệp khắc năm 1981, là cán bộ giảng dạy tại Đại học Dược khoa Hà Nội, rồi cán bộ nghiên cứu Viện Khoa học Việt Nam; khi Viện thành lập Trung tâm Khoa học của Viện đặt tại Đà Lạt, ông tự nguyện xung phong rời Hà Nội vào đây nhận nhiệm vụ Phó giám đốc Trung tâm. Công trình về nuôi cấy mô và tế bào của ông đã trích đăng trên tạp chí Sinh học tháng 8.1984 và tháng 3.1991. Là một trong mấy Phó tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam trong lĩnh vực này, nhưng năm 1986, ông đột ngột bị một Kỹ sư, cũng là Phó giám đốc Trung tâm, ngang ngược đẩy ra khỏi chức vụ. Vụ việc phi lý tệ hại này đã được thông tin rất cụ thể trên báo Lao động năm 1987 nhưng những người có trách nhiệm tại Viện Khoa học Việt Nam vẫn coi như không biết; Hà Sĩ Phu bị đẩy khỏi biên chế của Trung tâm, chuyển sang Trung tâm khác không hợp chuyên môn và cuối cùng đành về hưu lúc 53 tuổi.
Trở lại bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, ngay từ khi Hà Sĩ Phu trình bày trong phạm vi hẹp các trí thức văn nghệ sĩ nêu trên và tiếp đó khi hoàn chỉnh và chuyền tay bằng bản đánh máy, bài này đã được đồng tình tán thưởng mỗi lúc càng rộng rãi tuy thầm lặng. Luận điểm cơ bản của bài là khẳng định dứt khoát rằng động lực phát triển của xã hội loài người là trí tuệ chứ không phải đấu tranh giai cấp. Theo nhìn nhận của riêng tôi, trong phạm vi hoạt động lý luận Việt Nam mà tôi thấy được cho đến lúc ấy, đây là một luận điểm có tính phát hiện động trời, thách thức dữ dội luận điểm chính thống về đấu tranh giai cấp và chuyên chính vô sản đã kìm trí trói tay xã hội Việt Nam suốt bao năm ròng. Cũng cần nói luôn, chủ trương “Đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật…” của đại hội Đảng lần thứ 6 và lời hô “cởi trói” của Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh đã mở ra một không gian mới cho sự “mở miệng” hồ hởi của giới trí thức văn nghệ sĩ trong đó có Hà Sĩ Phu. Tôi đã viết sẵn “Lời tòa soạn” để chuẩn bị đăng trên tạp chí Lang Biang của Hội Văn Nghệ Lâm Đồng do tôi làm Chủ tịch kiêm Tổng biên tập. Ở Huế, tạp chí Sông Hương đã đăng lời báo tin sẽ đăng “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, tiếc rằng sau đó bị buộc phải thay bằng bài“Biện chứng và ngụy biện trong công cuộc đổi mới” cũng của Hà Sĩ Phu. Hà Sĩ Phu gửi bài cho Hội Nhà văn Việt Nam, đã nhận được thư báo tin ân cần của nhà văn Xuân Thiều, Chánh văn phòng Hội. Tháng 10 năm 1989, tại đại hội lần thứ 4 của Hội, họp tại hội trường Ba Đình Hà Nội, tôi đã trao tặng bài này (gộp với một bài nữa của Hà Sĩ Phu in vi tính thành cuốn sách mỏng nhan đề “Suy nghĩ của một công dân”) cho đại hội, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm (sau là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương) thay mặt Chủ tịch đoàn đại hội đã trân trọng tiếp nhận.
Mặc dù bài “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ” bị Ủy viên Bộ Chính trị Đào Duy Tùng trực tiếp phê phán trong “Đề cương dự thảo Cương lĩnh Đại hội VII”, nhưng nhà văn Ma Văn Kháng (Ủy viên Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam) đã khéo léo đưa nhiều luận điểm của bài ấy vào tiểu thuyết “Đám cưới không có giấy giá thú” của ông xuất bản đầu những năm 90; trong hồi ký “Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương” xuất bản tháng 10 năm 2009 (NXB Hội Nhà văn), ông đã thuật lại cụ thể việc đó khi dành hẳn một chương viết về người bạn cố tri Nguyễn Xuân Tụ - Hà Sĩ Phu. Các cán bộ lão thành, đảng viên lâu năm và các cựu chiến binh rất yêu mến, tin cậy vào con người và tiếng nói trung thực của Hà Sĩ Phu, đã tìm mượn cuốn hồi ký của Ma Văn Kháng đem photo truyền nhau, thấy phần viết về Hà Sĩ Phu bị cắt nhiều đoạn (thay bằng ký hiệu chấm chấm chấm) đã viết thư gọi điện cho tác giả yêu cầu cung cấp bổ sung những đoạn ấy. Tóm lại, dù chưa được chính thức thừa nhận, những luận điểm của Hà Sĩ Phu đã ghi được những dấu ấn nhất định, và sự quan tâm ngày càng rõ trong giới trí thức nước ta.
Thiết nghĩ cũng nên trích dẫn ra đây một số ý kiến đánh giá của đồng nghiệp qua thư gửi đến Hà Sĩ Phu mà ông cho tôi xem.
Thư của nhà văn Xuân Thiều:
Hà Nội ngày 4 tháng 7 năm 1989
Kính gửi đồng chí Hà Sĩ Phu! Ban chuẩn bị Đại hội Nhà văn lần thứ 4 đã nhận được bài phát biểu của đồng chí "Dắt tay nhau, đi dưới những tấm biển chỉ đường của trí tuệ" . Chúng tôi hoan nghênh sự tìm tòi mạnh dạn của đồng chí về những vấn đề xã hội đang rất nóng bỏng cũng như tấm lòng của đồng chí đối với Đại hội Nhà văn Việt Nam sắp tới. Tuy nhiên thời gian ở Đại hội hạn hẹp sẽ rất khó có điều kiện để trình bày bài phát biểu này. Xin đề nghị với đồng chí gửi cho các tạp chí, các báo để bài phát biểu của đồng chí được ra mắt trước bạn đọc rộng rãi. Kính chúc đồng chí sức khỏe, tiếp tục những công trình nghiên cứu mới đóng góp cho đất nước.
TM/Ban chuẩn bị Đại hội Nhà văn lần thứ 4
Xuân Thiều (đã ký)
Thư của Tạp chí SÔNG HƯƠNG:
Huế, ngày 24 tháng 4 năm 1989
Kính gửi anh Hà Sĩ Phu! Chúng tôi đã nhận được bài "Dắt tay nhau..." của anh.
Đây là một bài viết tốt, thẳng thắn, mạnh dạn và trung thực, chắc chắn sẽ được bạn đọc ủng hộ. Chúng tôi sẽ sử dụng bài viết này trong số tới (39) (*). Vậy chúng tôi kính báo để anh biết. Chúc anh khỏe, đóng góp cho SÔNG HƯƠNG chúng tôi những bài viết khác của anh.
TM Ban Biên tập, Biên tập viên Vương Hồng Nam (*).
Thư của nhà văn Ma văn Kháng:
Hà Nội ngày 15/6/89
...Trong hoàn cảnh hiện nay, bài "Dắt tay nhau..." quý giá ấy, cố gắng ra được ở những tờ báo, chưa cần là những chốn công luận có danh tiếng, là tốt và cần... Mình nghĩ... đã làm sao xài nổi thức ăn siêu đẳng này? Nói vậy thôi, ta vẫn cứ nên chờ.... Hay là cứ gửi thẳng bài ấy tới Tạp chí Cộng sản?...
16/9/93: Bài "Đôi điều suy nghĩ..." mình đọc ngay trong đêm đầu tiên nhận được.
Tuyệt! Sâu sắc, có hệ thống logic chặt chẽ và lập được thành một lý thuyết; ngoài ra là sự kín kẽ, chu đáo, trọn vẹn lý tình...
Thư của ông Vũ Văn Thanh, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Mác-Lê trường Đại học Dược khoa Hà Nội:
Hà Nội 24/11/88.
Chiều qua mình nhận được thư và bài viết của Tụ [bài "Dắt tay nhau..." ]. Vừa thú vị vừa kinh ngạc. Thú vị vì câu đối viếng đồng chí Trường Chinh , có dịp lên Viện Mác-Lênin mình sẽ đưa cho anh Đặng Xuân Kỳ, trưởng nam của đồng chí Trường Chinh; câu đối hay lắm, khái quát được cả cuộc đời, mà chữ nghĩa thì đúng nhà câu đối! Kinh ngạc vì mình không ngờ Tụ lại có những ý tưởng rất sâu sắc về một lĩnh vực vốn không phải của mình. Đó chính là Trí tuệ. Người ta có thể có trí thức, là người trí thức, nhưng có trí tuệ lại là chuyện khác.
Các trang 1,2,3,4 rất hay [bài "Dắt tay nhau..." 10 trang đánh máy]
Các trang sau phân tích rất hay, kèm theo một sơ đồ hệ thống rất sáng rõ tư tưởng người viết.
Sau ba bài lý luận cơ bản “Dắt tay nhau đi dưới tấm biển chỉ đường của trí tuệ”, “Suy nghĩ của một công dân” và “Chia tay ý thức hệ” nhằm góp phần xây dựng một nền lý luận cho con đường phát triển lành mạnh bền vững của Việt Nam, những năm gần đây Hà Sĩ Phu dành thời gian làm thơ, làm câu đối (ông có tập thơ và câu đối mang tên “Sáng trăng”xuất bản tại Pháp và Mỹ), đồng thời tập trung lên tiếng về hiểm họa mất nước bởi thế lực bành trướng trong giới cầm quyền Trung Quốc và bởi thái độ bạc nhược của một số người gánh vác việc dân việc nước Việt Nam. Nếu có chuyện ông “chống nhà nước” thì quả là ông đang chống cái nhà nước bành trướng phương Bắc, và luôn mong muốn Nhà nước ta mạnh lên bằng cách thật sự gắn bó máu thịt với nhân dân, đặt chiếc ghế quyền lực giữa lòng dân chứ không nên xoắn xuýt với cái quan hệ mười sáu chữ vàng giả dối nói một đằng làm một nẻo.
Dù một số người nào đó trong giới cầm quyền có nhân danh Đảng và Nhà nước, núp dưới một số điều khoản mơ hồ do họ cố ý cài đặt vào các quy định (như cái câu “những thông tin có nội dung chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam”) để đày đọa hành hạ sách nhiễu Hà Sĩ Phu thế nào đi nữa thì ai ai cũng chỉ ngày càng thấy rõ Hà Sĩ Phu là một nhà khoa học yêu dân yêu nước yêu tự do vào hàng mãnh liệt nhất, trung kiên bền bỉ nhất, và dứt khoát ông sẽ cứ như thế trọn đời, như lão thành cách mạng 95 tuổi Nguyễn Trọng Vĩnh: “Còn hơi thở còn lên tiếng!”.
Hà Sĩ Phu không đơn độc. Mái nhà xập xệ chật chội nép bên bờ đường Bùi Thị Xuân nồng nặc mùi nước cống mà vợ chồng ông trú ngụ lại là nơi các cán bộ lão thành, đảng viên lâu năm và các cựu chiến binh thường xuyên lui tới thăm hỏi và đàm đạo chuyện thế sự quốc sự. Bà Virginia E. Palmer, Phó đại sứ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ tại Việt nam đã đến đây ngày 22.05.2009 thăm hỏi và vấn ý Hà Sĩ Phu về tình hình và lối ra của Việt Nam cũng không vì lý do nào khác ngoài ảnh hưởng về những bài lý luận của ông. Cuộc đến thăm của bà Phó đại sứ đã diễn ra tốt đẹp trong sự tôn trọng lịch lãm của chính quyền tỉnh Lâm Đồng.
Việc đối xử với Hà Sĩ Phu không còn bó hẹp trong quan hệ giữa nhà nước với cá nhân ông nữa mà quan hệ tới toàn thể giới trí thức có tư duy và tư thế độc lập của Việt Nam, do đó quan hệ đến quốc thể.
Một người như Hà Sĩ Phu mà không được dùng điện thoại và đường truyền internet, vì bất cứ lý do gì, là một sự phi lý không thể chấp nhận được.
Muốn cắt điện thoại của Hà Sĩ Phu, hãy cho xuất bản các tác phẩm của Hà Sĩ Phu và dùng mấy trăm báo đài của nhà nước phân tích phê phán, đồng thời đăng bài Hà Sĩ Phu tự bảo vệ mình, nếu tìm được chỗ nào có nội dung “chống lại nhà nước CHXHCN Việt Nam” thì khởi tố truy tố đưa ra tòa xét xử và việc cắt điện thoại chỉ được thực hiện theo phán quyết của tòa mà thôi.
Trong khi chờ đợi một sự ứng xử nghiêm túc đúng pháp luật như thế, cần nối lại ngay điện thoại và đường truyền internet cho Hà Sĩ Phu, đấy mới là thượng sách của một nhà nước tử tế.
Đà Lạt 22.05.2010
BMQ
-------------------
Tin khẩn từ Đà Lạt: Ông Hà Sĩ Phu lại bị quy tội chống Nhà nước XHCN!
Ông Hà Sĩ Phu đã bị cắt hết điện thoại và cáp Internet từ ngày 8-5-2010.
Ngày 18-5-2010 ông HSP lên gặp Sở 4T (Sở Thông Tin Truyền thông), thì nhận được Thông báo: Ông đã bị truất quyền sử dụng điện thoại và cáp ADSL vì “đã truyền tải những thông tin chống nhà nước CHXHCNVN” theo kết luận của Công An Lâm Đồng.
Ai cũng biết, lâu nay ông HSP viết rất ít bài, bị đau nên chỉ ở nhà, trừ mấy bạn bè quen biết ra không có quan hệ với bất cứ ai. Những bài viết đều đăng công khai (chủ yếu trên mạng Boxit Việt Nam), phản ánh tâm tư, góp ý ôn hòa, làm câu đối viếng bạn bè, trăn trở trước tình hình đất nước bị nước ngoài chèn ép, tha hóa; không liên quan đến bất kỳ hoạt động chính trị hay tranh đấu nào.
Năm 2000, hai ông HSP và Mai Thái Lĩnh cũng đã bị khởi tố tội “Phản quốc” (kinh khủng chưa?), nhưng vụ án vô lý này đã bị đình chỉ.
Được biết: Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã biết sự quy kết rất vô lý và sự truất quyền sử dụng điện thoại cũng rất vô lý này, và đang tham gia vào việc giải quyết.
Thân hữu Đà Lạt
22-5-2010-http://www.x-cafevn.org/node/363
----------
Hà Sĩ Phu – Khinh vua
Thi sĩ độc đáo, “anh chồng độc đáo” Hữu Loan đã quyết định bỏ cõi trần nặng như thồ đá, về nơi biền biệt chiều hoang màu tím của ông.
Ông đi tối hôm trước, trưa hôm sau tôi mới được tin, vội bỏ hết công việc, hạ quyết tâm trong nửa giờ phải nghĩ xong câu đối tiễn ông. Trời phù hộ, những người như Phùng Quán, Hữu Loan thiêng lắm. Các ông cứ như hiện về trước mặt, tươi cười vỗ vai “gà” ý sẵn cho mình làm câu đối để nộp bài cho kịp. Cứ như làm bài thi mà trúng tủ vậy, ngoáy một mạch là xong. Hay nói như Hoàng Cầm, cứ như có ai hiện về đọc cho mình viết.
Đọc rằng:
Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử!
Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh?
(talawas, 19/3/2010)
Viết vội gửi đi, nay có thời giờ, xin nói rõ thêm vài ý.
Hữu Loan có “khinh vua” không? Thưa có, mà khinh lắm (thực ra không thèm khinh thì cũng là quá khinh thôi). May mắn là từ khi Hội Văn nghệ Lâm Đồng thành lập (1987) mà Hữu Loan đột nhiên đến chào mừng như từ trên trời rơi xuống, thì mấy anh em viết văn chúng tôi ( Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu…) có may mắn được làm bạn vong niên của cụ, được cụ kể dông dài cho nghe nhiều chuyện, đọc cho nghe những bài thơ chưa đăng… Có những chi tiết hôm nay vẫn chưa tiện nói hết.
Hữu Loan bảo đất Thanh Hóa của cụ là đất Trạng, Trạng chỉ khoái chửi vua thôi. Sau này, trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC cụ còn kể thẳng tên “vua” cách mạng ấy ra. Tội “khi quân” là tội chết. Biết mình có cái “tật” đáng chết ấy nên tự lui về sớm là hơn. Quả nhiên khi nhà nước tặng giải muộn mằn cho 4 vị Nhân văn thì cụ cũng bị loại ra, tội khinh vua dễ gì tha cho được? Trần Dần (tuy rất khí phách) nhưng khi xin tái nhập Hội Nhà văn thì Hữu Loan cũng chê.
Có bạn hỏi “Khóc vợ” đối với “Khinh vua” có chỉnh không? Thưa chỉnh lắm. Động từ đối động từ, danh từ đối danh từ (mà động từ “khóc” ở chỗ này cũng như “khinh” đều là động từ cập vật, verbe transitif, đòi hỏi bổ ngữ: khóc ai, khinh ai), bằng trắc rất nghiêm. Còn VỢ đối với VUA thì có thể trách là không chỉnh, không phải vì thất lễ với vua mà thất lễ với vợ. Vợ là người mà cụ yêu quý, vua là người mà cụ khinh ghét, đối thế e làm tủi vong linh người vợ “màu tím hoa sim”! Nhưng người sành câu đối như Hữu Loan, chắc cụ không giận. Bởi câu đối cho phép tương phản chứ đâu cứ phải tương xứng.
Này, Hồ Xuân Hương viết:
Võng đào quan lớn đi trên ấy
Váy rách bà con vỗ dưới này
Nữ sĩ cũng cho phép cái “trên ấy” của “quan lớn” được chơi trèo, đối với cái “dưới này” của “bà con” giữa lúc váy rách, quan thất lễ thế vẫn được văn học coi câu đối ấy là rất “chỉnh” kia mà.
*
Câu đối xướng họa giữa Tú Sót – Hữu Loan và Hà Sĩ Phu sự thể như sau. Vế xuất dối “Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác!” của ông đồ Nghệ Tú Sót ra đời đã lâu nhưng chưa ai đối được. BÁC BÔI TÔI – TÔI BÔI BÁC, thành hai cụm, chỉ tráo vị trí giữa hai chữ mà nghĩa khác hẳn, làm cho cụm sau nặng hơn cụm trước, bôi bác là từ đơn cũng là từ ghép, tôi là ai mà bác là ai? Nhẹ như đùa mà sâu.
Khi Tú Sót vào thăm tôi ở Đà Lạt, ông khoe đã có người đối là Hữu Loan, và đọc:
Mày ăn dân hết nước, dân ăn mày!
Tôi nghe mà sướng tỉnh người. Đem mày đối với bác. Khinh đấy chứ đâu? Chữ mày đã tài (ăn mày) mà chữ ăn càng tài (ăn nhau cũng nghĩa là xơi nhau, là ăn thua, là ăn thịt nhau), chữ nước càng tài hơn. Tất cả đều đa nghĩa.
Tôi bái phục khẩu khí Hữu Loan, nhưng để đáp lễ Hữu Loan và Tú Sót, tôi cũng ứng khẩu:
NHÀ VÔ ĐỊCH luôn sợ ĐỊCH VÔ NHÀ!
Cũng hai cụm, mỗi cụm 3 chữ, tráo đầu nhau, cụm sau phủ định cụm trước, như anh chàng tự xưng nhà vô địch cho oai, mà trong lòng lúc nào cũng lo địch vô nhà để diễn biến hòa bình và lật đổ, mối lo phía sau cho thấy nhà vô địch phía trước đích thị là vô địch rỏm.
Cuộc đàm thoại này đã được thuật lại trong một bài của tôi ba năm trước, khi tiễn nhà thơ Tú Sót qua đời (http://www.hasiphu.com/vh7.htm).
Đà Lạt 20-3-2010
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas
Nguồn: Hà Sĩ Phu – Khinh vua
--------------------
Hà Sĩ Phu – Trắng cả rồi ư?
Tưởng rằng nhỏ nhắn và khoan hoà như hasiphu.com thì chẳng đáng để tin tặc phải ra tay, nhưng dạo này bạn bè trong nước đến thăm “Thư viện HSP” hơi nhiều nên cũng bị cấm cửa từ 21-2-2010 rồi.
Hình như đã có “Trojan Horse” nằm trong đó để gây hại cho computer của ai cố tình truy cập. Tất cả bài của mấy anh em Đà Lạt bấy lâu ở trong đó, mong sao không bị xoá sạch.
Hôm 28 Tết vừa rồi, cán bộ PA25 thương tôi nên đã nhờ một người quen đến nhà “báo” thẳng cho tôi biết rằng: Từ nay đến hết Đại hội 11 Đảng sẽ thực hiện chính sách Khủng bố trắng! Dù có là Uỷ viên Bộ Chính trị mà có quan quan điểm khác chính thống thì cũng cho phăng teo luôn. Hà Sĩ Phu nên tránh đi lại, cẩn thận kẻo sẽ gặp nạn khiêu khích đấy! (Hết trích).
Cứ tưởng doạ nhau chơi cho chừa cái tật làm Câu đối Tết thôi (vì Đảng Vô sản đỏ của dân do dân vì dân thì ai lại khủng bố trắng bao giờ), ai ngờ Thư viện đã bị tin tặc phối hợp cấm cửa rồi…, nếu bị xoá sạch thì đúng là “trắng”.
Nhưng mấy hôm nay đầu óc tôi cứ bị ám ảnh bởi tình thế bao nhiêu đất đai của vùng biên giới, đầu nguồn, đã bị “kẻ thù truyền kiếp” chiếm đóng 50 năm thì số phận của những con số 80 triệu với “4000 năm” cũng treo trên sợi tóc, cũng trắng nốt, chứ cái trang mạng “ranh con” của mấy anh còm Đà Lạt thì kể làm gì mà kể nhỉ? Chỉ thương dân “trắng tay” (như một câu ca dao gần đây về cái bàn tay)[1], chứ cư dân mạng dù bị “trắng internet” thì cũng là nỗi buồn thoáng qua, sẽ sống lại thôi.
22–2-2010
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas
[1] Đảng chỉ tay,
Quốc hội giơ tay,
Mặt trận vỗ tay,
Chính phủ khoanh tay,
Quốc doanh ngửa tay,
Tội phạm ngoặc tay,
Công an còng tay,
Báo chí chùn tay,
Trí thức phẩy tay,
Dân trắng tay…
Trang Thư viện Hà Sĩ Phu bị đánh sập
Ngày 18-5-2010 ông HSP lên gặp Sở 4T (Sở Thông Tin Truyền thông), thì nhận được Thông báo: Ông đã bị truất quyền sử dụng điện thoại và cáp ADSL vì “đã truyền tải những thông tin chống nhà nước CHXHCNVN” theo kết luận của Công An Lâm Đồng.
Ai cũng biết, lâu nay ông HSP viết rất ít bài, bị đau nên chỉ ở nhà, trừ mấy bạn bè quen biết ra không có quan hệ với bất cứ ai. Những bài viết đều đăng công khai (chủ yếu trên mạng Boxit Việt Nam), phản ánh tâm tư, góp ý ôn hòa, làm câu đối viếng bạn bè, trăn trở trước tình hình đất nước bị nước ngoài chèn ép, tha hóa; không liên quan đến bất kỳ hoạt động chính trị hay tranh đấu nào.
Năm 2000, hai ông HSP và Mai Thái Lĩnh cũng đã bị khởi tố tội “Phản quốc” (kinh khủng chưa?), nhưng vụ án vô lý này đã bị đình chỉ.
Được biết: Luật sư Cù Huy Hà Vũ đã biết sự quy kết rất vô lý và sự truất quyền sử dụng điện thoại cũng rất vô lý này, và đang tham gia vào việc giải quyết.
Thân hữu Đà Lạt
22-5-2010-http://www.x-cafevn.org/node/363
----------
Hà Sĩ Phu – Khinh vua
Thi sĩ độc đáo, “anh chồng độc đáo” Hữu Loan đã quyết định bỏ cõi trần nặng như thồ đá, về nơi biền biệt chiều hoang màu tím của ông.
Ông đi tối hôm trước, trưa hôm sau tôi mới được tin, vội bỏ hết công việc, hạ quyết tâm trong nửa giờ phải nghĩ xong câu đối tiễn ông. Trời phù hộ, những người như Phùng Quán, Hữu Loan thiêng lắm. Các ông cứ như hiện về trước mặt, tươi cười vỗ vai “gà” ý sẵn cho mình làm câu đối để nộp bài cho kịp. Cứ như làm bài thi mà trúng tủ vậy, ngoáy một mạch là xong. Hay nói như Hoàng Cầm, cứ như có ai hiện về đọc cho mình viết.
Đọc rằng:
Khóc vợ, có hoa tím phân ưu, tiếng khóc hóa lời ca, “thăm thẳm chiều hoang” thành bất tử!
Khinh vua, rủ đá xanh làm bạn, giọng khinh vào câu đối, “ăn dân hết nước” lại trường sinh?
(talawas, 19/3/2010)
Viết vội gửi đi, nay có thời giờ, xin nói rõ thêm vài ý.
Hữu Loan có “khinh vua” không? Thưa có, mà khinh lắm (thực ra không thèm khinh thì cũng là quá khinh thôi). May mắn là từ khi Hội Văn nghệ Lâm Đồng thành lập (1987) mà Hữu Loan đột nhiên đến chào mừng như từ trên trời rơi xuống, thì mấy anh em viết văn chúng tôi ( Bùi Minh Quốc, Tiêu Dao Bảo Cự, Hà Sĩ Phu…) có may mắn được làm bạn vong niên của cụ, được cụ kể dông dài cho nghe nhiều chuyện, đọc cho nghe những bài thơ chưa đăng… Có những chi tiết hôm nay vẫn chưa tiện nói hết.
Hữu Loan bảo đất Thanh Hóa của cụ là đất Trạng, Trạng chỉ khoái chửi vua thôi. Sau này, trong một cuộc phỏng vấn của đài BBC cụ còn kể thẳng tên “vua” cách mạng ấy ra. Tội “khi quân” là tội chết. Biết mình có cái “tật” đáng chết ấy nên tự lui về sớm là hơn. Quả nhiên khi nhà nước tặng giải muộn mằn cho 4 vị Nhân văn thì cụ cũng bị loại ra, tội khinh vua dễ gì tha cho được? Trần Dần (tuy rất khí phách) nhưng khi xin tái nhập Hội Nhà văn thì Hữu Loan cũng chê.
Có bạn hỏi “Khóc vợ” đối với “Khinh vua” có chỉnh không? Thưa chỉnh lắm. Động từ đối động từ, danh từ đối danh từ (mà động từ “khóc” ở chỗ này cũng như “khinh” đều là động từ cập vật, verbe transitif, đòi hỏi bổ ngữ: khóc ai, khinh ai), bằng trắc rất nghiêm. Còn VỢ đối với VUA thì có thể trách là không chỉnh, không phải vì thất lễ với vua mà thất lễ với vợ. Vợ là người mà cụ yêu quý, vua là người mà cụ khinh ghét, đối thế e làm tủi vong linh người vợ “màu tím hoa sim”! Nhưng người sành câu đối như Hữu Loan, chắc cụ không giận. Bởi câu đối cho phép tương phản chứ đâu cứ phải tương xứng.
Này, Hồ Xuân Hương viết:
Võng đào quan lớn đi trên ấy
Váy rách bà con vỗ dưới này
Nữ sĩ cũng cho phép cái “trên ấy” của “quan lớn” được chơi trèo, đối với cái “dưới này” của “bà con” giữa lúc váy rách, quan thất lễ thế vẫn được văn học coi câu đối ấy là rất “chỉnh” kia mà.
*
Câu đối xướng họa giữa Tú Sót – Hữu Loan và Hà Sĩ Phu sự thể như sau. Vế xuất dối “Bác bôi tôi không bằng tôi bôi bác!” của ông đồ Nghệ Tú Sót ra đời đã lâu nhưng chưa ai đối được. BÁC BÔI TÔI – TÔI BÔI BÁC, thành hai cụm, chỉ tráo vị trí giữa hai chữ mà nghĩa khác hẳn, làm cho cụm sau nặng hơn cụm trước, bôi bác là từ đơn cũng là từ ghép, tôi là ai mà bác là ai? Nhẹ như đùa mà sâu.
Khi Tú Sót vào thăm tôi ở Đà Lạt, ông khoe đã có người đối là Hữu Loan, và đọc:
Mày ăn dân hết nước, dân ăn mày!
Tôi nghe mà sướng tỉnh người. Đem mày đối với bác. Khinh đấy chứ đâu? Chữ mày đã tài (ăn mày) mà chữ ăn càng tài (ăn nhau cũng nghĩa là xơi nhau, là ăn thua, là ăn thịt nhau), chữ nước càng tài hơn. Tất cả đều đa nghĩa.
Tôi bái phục khẩu khí Hữu Loan, nhưng để đáp lễ Hữu Loan và Tú Sót, tôi cũng ứng khẩu:
NHÀ VÔ ĐỊCH luôn sợ ĐỊCH VÔ NHÀ!
Cũng hai cụm, mỗi cụm 3 chữ, tráo đầu nhau, cụm sau phủ định cụm trước, như anh chàng tự xưng nhà vô địch cho oai, mà trong lòng lúc nào cũng lo địch vô nhà để diễn biến hòa bình và lật đổ, mối lo phía sau cho thấy nhà vô địch phía trước đích thị là vô địch rỏm.
Cuộc đàm thoại này đã được thuật lại trong một bài của tôi ba năm trước, khi tiễn nhà thơ Tú Sót qua đời (http://www.hasiphu.com/vh7.htm).
Đà Lạt 20-3-2010
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas
Nguồn: Hà Sĩ Phu – Khinh vua
--------------------
Hà Sĩ Phu – Trắng cả rồi ư?
Tưởng rằng nhỏ nhắn và khoan hoà như hasiphu.com thì chẳng đáng để tin tặc phải ra tay, nhưng dạo này bạn bè trong nước đến thăm “Thư viện HSP” hơi nhiều nên cũng bị cấm cửa từ 21-2-2010 rồi.
Hình như đã có “Trojan Horse” nằm trong đó để gây hại cho computer của ai cố tình truy cập. Tất cả bài của mấy anh em Đà Lạt bấy lâu ở trong đó, mong sao không bị xoá sạch.
Hôm 28 Tết vừa rồi, cán bộ PA25 thương tôi nên đã nhờ một người quen đến nhà “báo” thẳng cho tôi biết rằng: Từ nay đến hết Đại hội 11 Đảng sẽ thực hiện chính sách Khủng bố trắng! Dù có là Uỷ viên Bộ Chính trị mà có quan quan điểm khác chính thống thì cũng cho phăng teo luôn. Hà Sĩ Phu nên tránh đi lại, cẩn thận kẻo sẽ gặp nạn khiêu khích đấy! (Hết trích).
Cứ tưởng doạ nhau chơi cho chừa cái tật làm Câu đối Tết thôi (vì Đảng Vô sản đỏ của dân do dân vì dân thì ai lại khủng bố trắng bao giờ), ai ngờ Thư viện đã bị tin tặc phối hợp cấm cửa rồi…, nếu bị xoá sạch thì đúng là “trắng”.
Nhưng mấy hôm nay đầu óc tôi cứ bị ám ảnh bởi tình thế bao nhiêu đất đai của vùng biên giới, đầu nguồn, đã bị “kẻ thù truyền kiếp” chiếm đóng 50 năm thì số phận của những con số 80 triệu với “4000 năm” cũng treo trên sợi tóc, cũng trắng nốt, chứ cái trang mạng “ranh con” của mấy anh còm Đà Lạt thì kể làm gì mà kể nhỉ? Chỉ thương dân “trắng tay” (như một câu ca dao gần đây về cái bàn tay)[1], chứ cư dân mạng dù bị “trắng internet” thì cũng là nỗi buồn thoáng qua, sẽ sống lại thôi.
22–2-2010
© 2010 Hà Sĩ Phu
© 2010 talawas
[1] Đảng chỉ tay,
Quốc hội giơ tay,
Mặt trận vỗ tay,
Chính phủ khoanh tay,
Quốc doanh ngửa tay,
Tội phạm ngoặc tay,
Công an còng tay,
Báo chí chùn tay,
Trí thức phẩy tay,
Dân trắng tay…
Trang Thư viện Hà Sĩ Phu bị đánh sập
Xin thông báo: Từ 21-2-2010 đến lượt trang www.hasiphu.com bị tin tặc tấn công, không truy cập được nữa. Gần đây số người trong nước vào thăm Thư viện Hà Sĩ Phu ngày càng nhiều, nên tin tặc đã ra tay.
Vậy nhờ các trang Web thông báo giùm cho độc giả được biết. Xin đa tạ.
Kính thư
Thư viện HSP”
Trang thư viện sau khi bị tấn công
Vậy nhờ các trang Web thông báo giùm cho độc giả được biết. Xin đa tạ.
Kính thư
Thư viện HSP”
Trang thư viện sau khi bị tấn công