Chủ Nhật, 21 tháng 3, 2010

Hạ thủy hai tàu chiến cho Việt Nam

Một xưởng đóng tàu tại Tatarstan, CHLB Nga, vừa hạ thủy hai tàu Gepard 3.9 để thử lần cuối trước khi giao hàng cho hải quân Việt Nam.

Truyền thông Nga trích lời người phát ngôn của xưởng đóng tàu Zelenodolsk cho hay chiếc thứ hai vừa được hạ thủy trong tuần qua, sau khi chiếc thứ nhất được hoàn tất từ tháng 12/2009.

Hợp đồng cung cấp tàu Gepard 3.9 được ký từ cuối năm 2006 qua công ty Rosoboronexport, nhà xuất khẩu vũ khí hàng đầu của Nga.

Tàu hộ tống Gepard-3.9 có khả năng tác chiến với cả tàu ngầm và tàu chiến, đồng thời tiêu diệt các mục tiêu trên không.

Vũ khí của Gepard-3.9

  • Hệ thống tên lửa chống hạm Uran gồm bốn bệ phóng x 4 ống phóng với 16 tên lửa chống hạm Kh-35E.
  • Một khẩu pháo 76,2 mm АК-176М ở mũi tàu dùng để tác chiến chống mục tiêu mặt nước, mặt đất và máy bay bay thấp, có tốc độ bắn 60-120 phát mỗi phút, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly trên 15 km và bay cao 11,5 km.
  • Ba hệ thống tên lửa-pháo phòng không cao tốc Palma và hai súng máy 14,5 mm.
  • Hai hệ thống phóng lôi x hai ống phóng 533 mm và một bệ phóng có 12 ống phóng bom phản lực chống ngầm RBU-6000.

Công nghệ tàng hình (Stealth technology) được sử dụng, giúp tàu này hiện diện tối thiểu trên màn hình radar của đối phương.

Hai tàu cho Hải quân Việt Nam là thế hệ Gepard đời mới nhất của nhà máy Zelenodolsk, mất tới hai năm rưỡi để chế tạo từ mẫu đang hoạt động thuộc lớp Project 11661.

Gepard 3.9 dài 102 mét và lượng giãn nước 2.100 tấn. Tàu này có tốc độ đáng nể là 28 hải lý một giờ.

Tàu có trang bị hệ thống hỏa tiễn Uran-E, pháo AK-176M 76.2-mm, hệ thống phòng không Palma, hai pháo AK-630M và ống phóng lôi 533-mm. Gepard 3.9 có thể đi kèm trực thăng Helix Ka-28 hoặc Ka-31.

Hiện đại hóa

Cùng với đơn đặt hàng sáu tàu ngầm Kilo và các chiến đấu cơ Su-30MK2, hợp đồng mua Gepard được xem là một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội Việt Nam.

Giới chức quốc phòng Việt Nam luôn khẳng định kế hoạch nâng cấp hải quân-không quân này chỉ để nhằm tăng khả năng phòng vệ, chứ không phải để đối đầu với bất cứ quốc gia nào.

Tàu Gepard khi giao hàng sẽ trở thành vũ khí chủ lực của Hải quân Việt Nam. Có tin Việt Nam cũng đang tìm cách tự đóng tàu này ở trong nước theo hướng dẫn của Nga.

Hiện Hải quân Việt Nam có 2 chiếc tàu tuần tiễu loại nhẹ BPS – 500 và 5 chiếc lớp Petya-III.

Việt Nam cũng đã mua từ Nga 4 tàu hỏa tiễn lớp Tarantul I, là tàu chiến chủ yếu của Hải quân Việt Nam hiện nay. Tàu này được trang bị tên lửa chống hạm SS-N– 22, có khả năng tấn công các khu trục hạm hiện đại, các mục tiêu siêu xa ngoài 200 hải lý với tốc độ lớn.

Nga cũng bán cho Việt Nam hồi 2007 tàu chiến siêu tốc Molnya có trang bị tên lửa siêu âm chống hạm và tên lửa phòng không tầm ngắn. Nga còn có kế hoạch cho phép Việt Nam có thể tự sản xuất tàu hạng này số lượng lớn. Nguồn : Hạ thủy hai tàu chiến cho Việt Nam

<<<::: vậy cũng đỡ lo ah, ngư dân Việt cũng đỡ >>

Năm 2010: Trung Quốc sẽ khoan 10 giếng dầu nước sâu trên biển Đông
VIT - Tạp chí Upstream có trụ sở tại Na Uy hôm 19/3 cho biết, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) sẽ sớm cho các công ty nước ngoài thầu các lô dầu khí nước sâu trên khu vực biển Đông thông qua hình thức đấu giá hoặc đàm phán


Tòa án Malaysia xét xử các ngư dân Việt Nam
VIT - Ngày 16/3, tòa án Majistret khu vực Kuantan của Malaysia đã tiến hành xét xử 32 ngư dân Việt Nam bị cơ quan chức năng nước này bắt giữ hôm 01/3/2010, vì đã bị cho là vi phạm vào lãnh hải của họ trên khu vực biển Đông.


Việc phát triển kinh tế vùng biển cũng cần phải được quan tâm hơn, và có vẻ đang có nhiều vấn đề :- Việt Nam tập trung phát triển tàu, cảng biển (PLTP).

- Nên cân nhắc lại chiến lược kinh tế biển Hải Phòng (KT Biển).

Các khu kinh tế miền Trung thiếu sự kết nối

Mật độ cảng hàng không và cảng biển tại Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định san sát nhau thế nhưng các địa phương này chưa biết phối hợp để phát huy thế mạnh.


Các khu kinh tế miền Trung: “Sinh” nhưng thiếu “dưỡng” (TT 20-3-10)


Ah có tin nè:

Lấy ý kiến nhân dân văn kiện Đại hội XI của Đảng (VOV)

Thời gian lấy ý kiến góp ý của nhân dân từ ngày 15/10 đến ngày 15/11/2010

Bộ Chính trị vừa có thông báo về việc thảo luận các văn kiện Đại hội XI tại Đại hội Đảng các cấp, lấy ý kiến nhân dân, đại biểu Quốc hội và tổng hợp các ý kiến góp ý vào văn kiện Đại hội XI của Đảng.

Các văn kiện được thảo luận tại Đại hội Đảng ở chi bộ, đảng bộ cơ sở và Đại hội đảng bộ các quận, huyện, tỉnh, thành phố. Việc tổ chức riêng cho các đồng chí cán bộ lãnh đạo đã nghỉ hưu, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội thảo luận, đóng góp vào các văn kiện Đại hội XI của Đảng do các tỉnh ủy, thành ủy quyết định.

Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội cuối năm 2010, bộ phận liên quan gửi các văn kiện để đại biểu Quốc hội thảo luận, góp ý gồm: dự thảo cương lĩnh; dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020); dự thảo báo cáo chính trị Đại hội XI; báo cáo một số vấn đề về bổ sung, sửa đổi điều lệ Đảng.

Các văn kiện công bố lấy ý kiến nhân dân gồm: dự thảo cương lĩnh; dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020; dự thảo báo cáo chính trị. Bộ Chính trị giao Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn nhân dân thảo luận, góp ý kiến vào các văn kiện Đại hội Đảng, gửi các ý kiến góp ý về Trung ương. Thời gian công bố các văn kiện lấy ý kiến nhân dân từ ngày 15/10./.

---vậy có một số góp ý đây nè:
Vay nợ nước ngoài: Kinh nghiệm từ Iceland và Hy Lạp
TP - Việt Nam nên nghiên cứu một cách nghiêm túc kinh nghiệm từ hai quốc gia châu Âu là Iceland và Hy Lạp, tuy trước mắt, tình hình của chúng ta khả quan hơn nhiều.

Nguồn thu nội địa của chính phủ là thuế, phí, bán tài nguyên (thí dụ, dầu, than đá), các khoản khác, và các khoản vay trong nước (bán trái phiếu, tín phiếu).

Nếu vẫn chưa để ý đến mặt trái của cách nghĩ “chính phủ không dựa vào các tập đoàn thì dựa vào ai?” hay tập đoàn “khỏe” chính phủ “khỏe”, thì hệ lụy của việc vay nợ nước ngoài là điều đáng quan ngại.
Các khoản thu từ nước ngoài gồm tiền viện trợ không hoàn lại (thường không đáng kể) và các khoản vay nước ngoài (ODA hay vay thương mại, thí dụ phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế như Việt Nam phát hành 1 tỷ USD mới đây).

Nếu sử dụng các khoản vay không hiệu quả, tham nhũng gây thất thoát và thu không nghiêm (trốn thuế) hay thu không đủ, nợ nần có thể chồng chất và rất dễ lâm vào tình trạng vỡ nợ.

Báo chí nêu Hy Lạp vỡ nợ vì tham nhũng và trốn thuế. Xếp hạng tín dụng của Hy Lạp từ mức (A -) bị hạ xuống (BBB+) mức thấp nhất trong các nước châu Âu. Xếp hạng tín dụng thấp càng gây khó khăn cho việc vay mới (khó có thể vay hay phải vay với lãi suất cao).



Báo cáo đặc biệt về Việt Nam: Gains From Devaluation To Quickly Eroded (BMI 1-4-10) -- "devaluations of the dong in November 2009 and February 2010 have done little to address Vietnam's underlying balance-of-payments problems. We are therefore expecting a further devaluation, this time coupled with a tightening of fiscal and monetary policy"


Nhà đầu tư bỏ dự án? (Tổ quốc).

---------

Indonesia apologising in own way

DILI - INDONESIA will apologise to the people of East Timor in its own way for past human rights violations, East Timor President Jose Ramos-Horta said on Sunday.

<<<::: cũng đáng nể phải không? Đâu dễ được nghe hai tiếng 'xin lỗi' >>>>

Tổng số lượt xem trang