Thứ Bảy, 20 tháng 3, 2010

Trung Quốc đưa hơn 1000 quân tới quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của ViệtNam để diễn tập tấn công.

Trung Quốc đưa hơn 1000 quân tới quần dảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam để diễn tập tấn công.

VIT - Trong vòng 19 kể từ 23/3, hạm đội Bắc Hải thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc, tiến hành diễn tập kiểm tra sát hạch các khoa mục huấn luyện tại vùng biển thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Theo như kế hoạch huấn luyện hàng năm, cứ vào tháng 3 và tháng 9, Hạm đội Bắc Hải thuộc lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ tiến hành diễn tập kiểm tra sát hạch các khoa mục huấn luyện. Theo đó vào cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua, hạm đội này đã xuống hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam diễn tập.Theo như kế hoạch, hạm đội này bắt đầu các khoa mục huyến luyện diễn tập từ ngày 23 tháng 3 và kéo dài trong vòng 19 ngày trên hai khu vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Trong đó hai khoa mục được tập trung diễn tập nhất đó là hành trình viễn dương trên biển và hành trình vượt đại châu. Được biết tham gia lần diễn tập dài ngày trên biển này có hơn 1000 binh sỹ, sỹ quan chỉ huy các biên đội tàu thuộc Hạm đội Bắc Hải.

Lần diễn tập này được cho là lần diễn tập trên biển quy mô lớn đầu tiên của hạm đội này kể từ khi được thành lập.

Theo ông ZhangPingJun – phó chính ủy hạm đội, đây là đợt diễn tập quan trọng được tiến hành theo kế hoạch huấn luyện trong năm. Trong lần tham gia diễn tập này có các tàu như: hộ vệ tên lửa 535, 537, 115…Hạm đội này đã vượt qua quãng đường hơn 6000 hải lý trong 19 ngày, đồng thời các biên đội đã thực hiện 4 giai đoạn huấn luyện khác nhau, tổ chức 3 lần họp "hội nghị đảng ủy lâm thời" và 11 lần trực ban tác chiến.

Các khoa mục được tổ chức diễn tập như: hợp đồng đột kích, đổ bộ đường không, chống đổ bộ đường không….qua đó hoàn thành tốt các mục tiêu, yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện đề ra.

Bên cạnh đó, hạm đội này còn tiến hành vào thăm một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa do nước này chiếm đóng như đảo Chữ Thập, Bubi…

Việc Hạm đội Bắc Hải diễn tập hành trình trong phạm vi lãnh hải Việt Nam là hành vi vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và tuyên bố chung ứng xử giữa các bên về vấn đề Biển Đông được ký năm 2002.





Cao Phong (theo Ifeng) Nguồn tin: nguồn 1


------






Trung Quốc tập trung 3 hạm đội hải quân tại Biển Đông diễn tập quy mô lớn

VIT - Với lý do, có nhiều “tàu cá lạ” trong lãnh hải của mình tại Biển Đông (mà trên thực tế là do Trung Quốc chiếm đóng của Việt Nam) đồng thời với “chiêu bài” diễn tập huấn luyện hàng năm, vừa qua Trung Quốc đã đưa 2 tàu ngư chính và hơn 20 tàu chiến các loại thuộc 3 hạm đội hải quân của nước này xuống đây tác nghiệp và diễn tập hiệp đồng quy mô lớn.

Ngày 1 tháng 4, hai tàu ngư chính 311 và 202 bắt đầu rời cảng Tam Á xuống ngư trường tây nam thuộc Trường Sa tác nghiệp. Đây là một hành động vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam đồng thời người phát ngôn bộ ngoại giao nước ta cũng đa lên tiếng phản đối hành động này. Song với lý do có nhiều “tàu cá lạ” thường xuyên quấy nhiễu và xâm hại lãnh hải mà phía Trung Quốc chiếm đóng tự cho đó là của mình vẫn duy trì hoạt động của hai tàu ngư chính này tại đây.

Hiện, tại Biển Đông của Việt Nam đã xuất hiện sự có mặt của cả 3 hạm đội thuộc quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc là: Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải.

Được biết, hiện trên khu vực Biển Đông có 7 tàu chiến thuộc Hạm đội Bắc Hải với biên chế hơn 1000 sỹ quan và binh lính. Hạm đội này gồm các tàu chiến như: Tàu hộ vệ tên lửa 537, 535, tàu khu trục 115, tàu ngầm hạt nhân, và tàu tiếp tế hậu cần.

Trong khi đó hạm đội Đông Hải có 10 tàu chiến các loại. Đặc biệt đi theo lần này còn có 2 tàu lớp Kilo hiện đang rời quần đảo LiuQiu (nằm giữa Nhật Bản và Đài Loan) hướng xuống Biển Đông. Theo tin mới nhất, hiện nay hạm đội này đã tiếp cần khu vực Biển Đông.

Trong khi đó, Hạm đội Nam Hải với các tàu khu trục, hộ vệ tên lửa, tàu ngầm và tàu tiếp tế hậu cần hiện đang diễn tập phối hợp cung cấp hậu cần, phản ứng nhanh trên một khu vực biển “lạ” thuộc Biển Đông.

Bên cạnh đó có nhiều khả năng sau ngày 18 tháng 4, biện đội hộ hàng số 4 đang thăm Philipin (gồm hai tàu hộ vệ tên lửa và tàu khu trục) sẽ lên phối hợp diễn tập với các hạm đội trên.

Đây được cho là một hoạt động “không mấy bình thường” của hải quân Trung Quốc. Bởi rất hiếm khi người ta thấy cả ba hạm đội này cùng một lúc có mặt trên một vùng biển như vậy. Đặc biệt là Biển Đông - xưa nay chỉ được coi như một “cái ao” bé nhỏ. Vậy, lý do nào thỏa đáng nhất giải thích cho các hành động này?

Trả lời báo giới Bộ quốc phòng Trung Quốc đã trấn an dư luận khi cho rằng, lần diễn tập này hoàn toàn bình thường và đã nằm trong kế hoạch diễn tập hàng năm của nước này. Tuy nhiên, xét theo tình hình căng thẳng tại Biển Đông hiện nay, thì việc phô diễn sức mạnh quân sự này không những là một cuộc thử nghiệm quan trong về khả năng hiệp đồng tác chiến giữa các hạm đội mà nó còn là một hành động nhằm “nắn gân” một số nước láng giềng.

Tuy nhiên dù che đậy dưới hình thức và chiêu bài nào đi chăng nữa thì việc các hạm đội này tổ chức diễn tập tại Biển Đông là hành động vi phạm lãnh hải Việt Nam. Trung Quốc cần phải tôn trọng công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc và tuyên bố chung ứng xử giữa các bên về vấn đề Biển Đông được ký năm 2002.



-----------------------







Indonesia bắt giữ 9 tàu cá của Việt Nam ngoài khơi Tây Kalimantan



VIT - Cơ quan Kiểm soát Hàng hải và Nghề cá Tây Kalimantan của Indonesia đã bắt giữ và tịch thu 9 tàu cá mang cờ của Việt Nam vì bị cho là đã đánh bắt cá bất hợp pháp tại Khu Kinh tế Đặc quyền của Indonesia, một quan chức nghề cá địa phương hôm 14/4 cho biết.







VIT - Theo công ty trách nhiệm hữu hạn du lịch Tam Á, theo kế hoạch ngày hôm nay 15/4 công ty này sẽ tổ chức một đoàn khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa thăm quan.



Theo kế hoạch của công ty này, hang tháng sẽ tổ chức từ một đến hai tour du lịch đón khách nội địa Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thăm quan. Theo đó trong tháng 4 sẽ có hai tour, một bắt đầu từ ngày hôm nay 15/4 và một tour còn lại sẽ được tổ chức vào ngày 27 tháng 4 tới.

Được biết, khách du lịch sẽ được tới thăm quan đảo Phú Lâm trên tàu tiếp tế định kỳ hàng tháng-Quỳnh Sa3. Mỗi tour du lịch này sẽ có khoảng 30 khách, với chi phí mỗi người chỉ vào khoảng 5600NDT.

Bên cạnh các hoạt động du lịch, trong thời gian gần đây Trung Quốc còn tiến hành hàng loạt các hoạt động thăm dò dầu khí, cử tàu ngư chính đến Trường Sa tác nghiệp…trong phạm vi lãnh hải Việt Nam.

Hiện tại quần đảo Trường Sa có hai tàu ngư chính 311 và 202 của Trung Quốc đang tác nghiệp tại khu vực 4 đến 6 độ vĩ bắc, và từ 109 đến 112 độ kinh đông, với khu vực hoạt động lên tới 40000 km vuông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ngoài ra Trung Quốc cũng đang cử hai tàu điều tra địa chất là BinHai- 5 và TanBao tiến hành tác nghiệp trong khu vực Biển Đông với thời gian tác nghiệp từ 1 đến 3 tháng.

Từ trước đến nay, Việt Nam luôn khẳng định chủ quyền với hai quần đỏa Hoàng Sa và Trường Sa. Việc Trung Quốc tổ chức khách du lịch ra đây thăm quan và tiến hành hoạt động tàu ngư chính là hành vi vi phạm chủ quyền trên biển của Việt Nam, đồng thời còn vi phạm công ước về luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc.

Trung Quốc lại đưa khách du lịch ra quần đảo Hoàng Sa thăm quan

---------------

Hoàng Sa, nơi cuộc sống không có chỗ cho sự yếu hèn VietNamNet
- Trong những ngày lênh đênh trên các tàu cá, tận mắt nhìn những ngư dân can trường bám biển, đối mặt với bao hiểm nguy suốt mấy chục năm nay nơi vùng biển Hoàng Sa. Đối với tôi, họ là những “chiến binh” dũng cảm cưỡi sóng đạp gió, không hề run sợ và ...
Việt Nam và Philipin thảo luận về chủ quyền quần đảo Trường SaVITINFO
Giữ chủ quyền Biển Đông – đã đến lúc Việt Nam phải tính chuyện răn ...Dân Lên Tiếng
TS Cù Huy Hà Vũ: Tham Vọng Của Trung Quốc Trong Cuộc Tranh Chấp ...Vietnam Review
Người Việt Boston -Dân Lên Tiếng





Bảo vệ lãnh hải: Những 'mắt biển' canh tàu lạ




Hiện tượng tàu nước ngoài xâm phạm lãnh hải Việt Nam đang có chiều hướng gia tăng. Trước bóng đêm, những ngư dân như mắt biển, ngoài đánh cá đã không quên đoàn kết, cùng lực lượng biên phòng ngăn tàu dữ lấn lướt.





- Việt Nam và Philipin thảo luận về chủ quyền quần đảo Trường Sa (Vit).  Trích dịch từ: Arroyo takes up Spratly dispute in talks with Vietnamese leader (Inquirer)

Vai trò của đảo Bạch Long Vĩ đối với đảm bảo quốc phòng – an ninh

Thứ Tư, ngày 14-4-2010
1. Vai trò các đảo đối với quốc phòng an ninh


Bạch Long Vỹ là một trong số các đảo đã trở thành các điểm cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải theo Tuyên bố của Chính phủ ngày 12/11/1982, các điểm cơ sở dùng để tính toán giải quyết phân định biển giữa Việt Nam với các quốc gia láng giềng, để từ đó xác định các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.

Với vị trí tiền tiêu đặc biệt quan trọng đã được chứng minh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,  đảo đã trở thành căn cứ tiền đồn vững chắc để tham gia vào mạng lư­ới bảo vệ, kiểm soát vùng biển, vùng trời của Tổ quốc, kiểm tra các hoạt động tàu thuyền ra vào, đi lại trên vùng biển của ta.  Đảo  là địa bàn thuận lợi để bố phòng và triển khai lực lượng quân sự khi cần thiết. Bạch Long Vỹ liên kết giữa các đảo, cụm và tuyến đảo với nhau sẽ tạo thành một trận tuyến phòng thủ vững chắc trên mặt biển để ngăn ngừa và đẩy lùi các hoạt động lấn chiếm của nước ngoài.  Ngoài ra,  đảo còn là các cơ sở hậu cần trên biển cả về nhân lực và vật lực, làm cầu nối giữa đất liền với biển khơi, đảm bảo an toàn và thuận lợi cho các hoạt động quân sự trên biển của ta.

Được coi như một chiến hạm không thể chìm, đảo nằm án ngữ trên hai tuyến đường biển từ cửa vịnh ở phía nam và từ eo biển Quỳnh Châu đi vào miền Bắc nước ta, án ngữ đường vào cảng Hải Phòng và kiểm soát tất cả các con đường hàng hải đi trong Vịnh. Với độ cao tự nhiên, đây là một điểm cao canh giữ vùng biển trong vịnh. Từ đây có thể phát hiện nhanh chóng các loại tầu thuyền ra vào vịnh,  hoạt động của các căn cứ quân sự trên đảo Hải Nam, phục vụ kịp thời cho công tác tham mưu, tác chiến. Về phương diện quốc phòng, giữ được đảo sẽ khống chế được toàn bộ Vịnh Bắc Bộ. Trong chiến tranh, đảo còn là căn cứ quân sự phối hợp, trong hoà bình đảo là căn cứ và cơ sở cho các lực lượng tuần tiễu, kiểm soát trên biển. Với việc hai Hiệp định phân định và hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ có hiệu lực, số lượng tàu cá hoạt động trong vùng biển xung quanh đảo sẽ tăng lên, công tác kiểm tra kiểm soát sẽ phức tạp thêm và cần có căn cứ của lực lượng kiểm tra kiểm soát ngay trên đảo.

Hiện nay Trung Quốc chú trọng phát triển đảo Hải Nam về kinh tế và quân sự, làm bàn đạp mở rộng kinh tế xuống phía nam, ý nghĩa quốc phòng của đảo Bạch Long Vỹ càng tăng. Nếu chỉ thuần tuý là một đảo quân sự thì rõ ràng không có lợi cho nước ta về mặt kinh tế và đối ngoại. Quan điểm quân sự ngày nay không chỉ đơn thuần dựa trên sức mạnh của tiềm lực vũ trang mà phải phối hợp với sức mạnh của chiến tranh nhân dân. Việc xây dựng và phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện vật chất, cơ sở pháp lý cao cho việc bảo vệ đảo và vùng biển quanh đảo. Hiệp định phân định Vịnh Bắc Bộ đã phần nào đáp ứng được mục tiêu đó, đã tạo ra một vành đai an toàn, ổn định tình hình, tạo môi trường cho phát triển kinh tế-xã hội và góp phần củng cố thế trận quốc phòng-an ninh trên biển. Trước kia, Bạch Long Vỹ luôn bị tàu nước ngoài vào đánh bắt cá phi pháp, nhiều lần xâm nhập sâu, bao vây đảo. Với Hiệp định, ta đã đẩy vành đai phòng thủ ra cách đảo 15 hải lý, giảm bớt sự căng thẳng về bảo vệ chủ quyền vùng đảo.

2. Thực tiễn đảm bảo quốc phòng – an ninh

Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, các cuộc công kích, pháo kích của đối phương vào Hải Phòng và các tỉnh ven Vịnh Bắc Bộ đều đi qua Bạch Long Vỹ và được phát hiện kịp thời. Bạch Long Vỹ đã  bắn rơi 24 máy bay góp phần cùng quân và dân Hải Phòng bắn rơi hơn 100 máy bay, bắn chìm, bắn cháy nhiều tàu chiến Mỹ và đã vinh dự được công nhận là đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang.

Trong giai đoạn hòa bình, Bạch Long Vỹ vẫn là một tiền đồn quan trọng đứng gác trong Vịnh Bắc Bộ, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh trên đảo đã thành lập đại đội tự vệ, thường xuyên kết hợp với các lực lượng công an, đồn biên phòng, Trung đoàn 952 làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, tham gia giữ gìn an ninh trật tự trên đảo, đồng thời làm tốt công tác quốc phòng toàn dân.

3. Quan hệ kinh tế và quốc phòng – an ninh

Trong bối cảnh quốc tế và tiềm lực quân sự hiện nay, nếu chỉ dựa vào yếu tố quân sự thì không đủ để giữ đảo. Phát triển kinh tế – xã hội vững mạnh sẽ tạo điều kiện bảo vệ đảo tốt hơn. Nhưng nếu chỉ lo phát triển kinh tế – xã hội, lơi là cảnh giác thì sẽ dễ gây mất an ninh, chủ quyền trên đảo. Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo quốc phòng an ninh không chỉ là nhiệm vụ của huyện đảo, của thành phố Hải Phòng, mà đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ương.

- Gerardo M. C. Valero, TRANH CHẤP TRƯỜNG SA: LIỆU CÓ CÒN THÍCH HỢP KHI TRANH CÃI VỀ VẤN ĐỀ CHỦ QUYỀN?( phần 2) (NCBĐ)


Hơi thở thứ hai của Asean--TS Đinh Hoàng Thắng viết cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội


Hết ngày dài hoạt náo lại đêm thâu chiếm đa phần bản tin trên truyền hình trung ương, Hội nghị Cấp cao Asean (HNCC) để lại dư âm gì tại thủ đô đang sôi nổi ngàn năm Thăng Long?

Cờ AseanHội nghị Cấp cao Asean để lại điều gì?



Đỡ tắc đường! Bởi những ngày HNCC, kể cả những lúc gặp đèn xanh, người dân vẫn không được di chuyển theo tín hiệu giao thông, vẫn phải chờ sự phân luồng của cảnh sát. Xã hội công dân, thêm một lần nữa phải nhường bước cho nhà nước!

Đối trọng lại sự hẫng hụt


Tiếp tục chơi ván bài “đa phương”! Không dễ, nhưng đừng chùn bước! Nước lớn thường thích múa gậy vườn hoang trên đất “song phương”. Bức xúc thật đấy, nhưng đừng để ảo tưởng có ngay “đồng thuận” về bộ Quy tắc Ứng xử (COC) làm cho nhụt chí.

COC là cả một quá trình, một chiến lược lâu dài!

Doanh nghiệp từ nay tăng vai trò chủ đạo trong xây dựng cộng đồng. Không chỉ kết nối, mà còn tránh cho được cái bẫy “tự do hóa mậu dịch”! Thương mại và đầu tư cản trở những toan tính nóng vội.

Dựa vào dân để bảo vệ biển đảo, chống ngoại giao pháo hạm! Cho người dân phản kháng việc bắt người trái phép, nghênh ngang đưa tàu tuần tiễu vào vùng biển nước nhà trước đông đảo quan khách một hội nghị quốc tế! Nguyên Thứ trưởng Môi trường Đặng Hùng Võ từng đề xuất ngoại giao nhân dân trong đấu tranh công luận.

“Việt Nam cũng nhất quán với chủ trương sẵn sàng chiến đấu bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc trong mọi tình huống”, “Không để bất cứ ai xâm lấn biển đảo”, theo như lời Chủ tịch Nguyễn Minh Triết.

Lâu lắm mới được nghe lại tiếng vọng của non sông, tiếng gọi của hồn nước, truyền từ ngàn đời về, trừ vài khoảnh khắc gián đoạn.

Chưa kịp mừng vì HNCC có bàn về nguy cơ Cửu Long cạn dòng Biển Đông dậy sóng, lại hẫng hụt khi nhớ tới Tổng thư ký Surin Pitsuwan nói một cách rất là 'Asean': "Năm nay, Biển Đông được đề cập và năm khác, vấn đề đó sẽ không được nêu lên. Điều này tùy thuộc vào sự năng động của môi trường(?)".

Nói thế là vô hình chung ông Surin đặt cược uy tín của Asean vào bá quyền khu vực. “A friend in need is a friend in deed”! Bạn đến đúng lúc mới là bạn tốt!

Người Việt chúng tôi nói “Thức lâu mới biết đêm dài”! Trải qua ngàn năm bị đô hộ, chúng tôi rất hiểu giá trị của đoàn kết bên trong lẫn bên ngoài.

Và các bạn đừng nghĩ, biển đảo và sông đập là câu chuyện của riêng Việt Nam! Việt Nam đang cần bạn, và đến lượt mình, các bạn cũng sẽ cần đến Việt Nam!

Vì một cộng đồng Asean vào 2015


Việt Nam có một sáng kiến độc đáo vào dịp này. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Asean 2010 cùng lãnh đạo các nước Asean có cuộc họp chính thức đầu tiên với các đại diện Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Asean (Aipa), do ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch đương nhiệm Aipa, dẫn đầu.

Sự phối hợp giữa hai kênh lập pháp và hành pháp này hy vọng sẽ tạo thuận lợi trong việc lồng ghép các chương trình của Asean vào các kế hoạch phát triển của mỗi quốc gia. Sự phối hợp như vậy từ nay đến 2015 sẽ tăng cường ý thức và gắn kết của người dân, nhất là làm cho người dân cảm nhận về Asean như một cộng đồng.


Cần một hơi thở thứ hai để Tổ chức khu vực “tứ thập bất hoặc” này năng động hơn trong môi trường biến đổi. Hơi thở của những công dân Asean!



Và để có được một cộng đồng gắn kết trên cả 3 trụ cột an ninh-chính trị, kinh tế-thương mại và văn hóa-xã hội, Asean phải thực hiện đồng bộ hàng trăm biện pháp. Asean cũng cần hóa giải một số thách thức về mô hình và định chế, về lòng tin và quyết tâm như GS. Cao Huy Thuần, Đại học Amiens (Pháp), đã nhìn nhận từ khá lâu.

Phải giải phóng mình khỏi những huyền thoại “phép lạ Á châu”, phải cố thủ nội khán (tự soi lại mình) để đổi mới, để cải cách.

Gần 30 nước đăng ký cử đại sứ bên cạnh Asean chính là thời điểm mà Tổ chức này nên suy nghĩ lại về một số nguyên tắc “nền” và giá trị “cốt lõi” một thời để cho Asean mạnh lên trong “cuộc chơi” cân bằng và đối trọng!

Các công ty tư nhân rồi đây có thể có những dự án độc lập, chẳng hạn như các nghiên cứu khoa học. Do cạnh tranh về chủ quyền, chính phủ các nước gặp khó khăn trong thỏa thuận chung, khu vực tư nhân có thể hoạt động tại những nơi mà chính phủ không thể.

Cần một hơi thở thứ hai để Tổ chức khu vực “tứ thập bất hoặc” này năng động hơn trong môi trường biến đổi. Hơi thở của những công dân Asean! Không phải trên những tấm thị thực, mà là bằng chính sự tham gia và cảm nhận của những người dân đóng thuế cho các vị chức sắc đi lại họp hành 250 cuộc mỗi năm!

Điều này càng trở nên thúc bách vì Đông Nam Á đang chứng kiến một làn sóng mới của của chủ nghĩa dân tộc (khác với phong trào đấu tranh giành độc lập trước đây). Hay dở chưa biết, nhưng đây có thể là sự phản ứng cấp thời trước cơn bão toàn cầu hóa 3.0 và cấu trúc khu vực lai ghép đang nổi lên.

Hơi thở thứ hai của Asean

---

- Ngày 16/4, tại Hà Nội, Nhóm công tác ASEAN - Trung Quốc họp về thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông.









Mô tả ảnh.
Ảnh: AP

Bộ Ngoại giao cho hay, trong cuộc họp kéo dài hai ngày (16 và 17/4), Nhóm công tác chung đã thảo luận việc các vấn đề triển khai Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), đệ trình các quan chức cấp cao (SOM) ASEAN - Trung Quốc xem xét.

Cuộc họp cũng bàn về lịch công tác tiếp theo của Nhóm công tác chung ASEAN - Trung Quốc về DOC.

Trong thông cáo phát đi, Bộ Ngoại giao cho biết tại cuộc họp, các bên đánh giá cao ý nghĩa quan trọng của Tuyên bố DOC nhằm "tăng cường xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực".

Tại đây, các nước khẳng định cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố này. Cuộc họp đã kiểm điểm lại quá trình thực hiện DOC, thảo luận về phương thức phối hợp và một số cách thức cụ thể nhằm góp phần tiếp tục thúc đẩy triển khai hiệu quả Tuyên bố DOC.

DOC là văn bản ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002, được cho là một thành công ngoại giao quan trọng giữa các quốc gia láng giềng xung quanh Biển Đông dù không có tính ràng buộc pháp lý cao.

Sau những tranh chấp thời gian qua, việc các bên cam kết tôn trọng và thực hiện đầy đủ Tuyên bố là cơ sở quan trọng để tăng cường xây dựng lòng tin, vì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực.

ASEAN từng kỳ vọng xây dựng Bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc nhiều hơn Tuyên bố DOC và mong muốn thúc đẩy việc thực hiện DOC mạnh mẽ theo tinh thần cam kết của các bên liên quan, qua đó tiến tới đàm phán để tiến tới xây dựng một bộ luật có tính ràng buộc nhiều hơn.

COC được coi là chiến lược lâu dài nên ASEAN có xu hướng tiếp cận theo hướng củng cố thời gian để các nước tiếp tục các biện pháp xây dựng lòng tin vì một nền hòa bình, ổn định lâu dài và phát triển bền vững.

Tại Hội nghị cấp cao ASEAN 16 vừa diễn ra tại Hà Nội, các nhà lãnh đạo ASEAN đã giao cho các bộ trưởng và quan chức cấp cao liên quan tăng cường sử dụng các cơ chế và công cụ hiện có của ASEAN, trong đó có DOC, nhằm đảm bảo hòa bình và an ninh khu vực.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch ASEAN 2010 trả lời báo chí sau hội nghị bày tỏ tin tưởng rằng, với thiện chí và vì lợi ích chung của khu vực, các bên liên quan sẽ tiếp tục tuân thủ DOC và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, góp phần thiết thực để duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn trên Biển Đông. Đó là vì lợi ích chung của ASEAN và các nước trong khu vực.





-






No action talk only - liệu có hy vọng gì không nhỉ, trong khi TQ vẫn:

Đảo Hải Nam trong mưu đồ chiến lược của Trung Quốc



VIT - Được xem là hòn đảo nằm trên “tuyến đường thương mại vàng” thông ra biển Đông của Trung Quốc, tương lai phát triển của đảo Hải Nam đang thu hút ngày càng nhiều du khách và đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, gần đây chiến lược phát triển của hòn đảo này có nhiều thay đổi. Theo đó trong tương lai nó sẽ là một căn cứ quân sự quan trọng giúp Trung Quốc vươn ra biển Đông.




Tỉnh Hải Nam điều tra trái phép nguồn cá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam



VIT - Theo tin từ mạng báo điện tử tỉnh Hải Nam, ngày 9 tháng 4 vừa qua phòng nghiên cứu thủy sản của tỉnh này đã phối hợp với Hợp tác xã chuyên ngành nghề cá của thành phố Tam Á tiến hành điều tra nguồn lợi thủy sản trung, thượng tầng mặt nước tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam.






Tổng số lượt xem trang